Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thpt Vĩnh Viễn

doc 6 trang hoaithuong97 5510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thpt Vĩnh Viễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_11_truong_thpt_vinh_vie.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 11 - Trường Thpt Vĩnh Viễn

  1. Trang 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên: Lớp: Mã đề thi Số báo danh: 001 Câu 1: (1 điểm) Định luật Cu-lông : Phát biểu ,công thức , ý nghĩa các đại lượng, đơn vị. Câu 2: (1 điểm) Công của lực điện trong điện trường đều : Công thức , ý nghĩa các đại lượng, đơn vị . Tính chất công của lực điện trường ? Câu 3: (1 điểm) Ghi 3 công thức năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích điện , và công thức điện tích tụ điện , đơn vị và ý nghĩa mỗi đại lượng ? Câu 4: (1 điểm) Công thức điện năng tiêu thụ của đoạn mạch; Công thức công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua ,công thức công của nguồn điện , công thức công suất của nguồn điện ? Đơn vị . Câu 5: (1 điểm) Một tụ có điện dung 5 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 8 V vào hai bản của tụ điện . Tính điện tích và năng lượng điện trường của tụ điện . Câu 6: (1 điểm) Hai điện trở như nhau được nối song song có điện trở tương đương bằng 7,2 . Nếu các điện trở đó mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng bằng ? Câu 7: (1 điểm) Một điện trở R = 3  được mắc vào nguồn điện có suất điện động 15 V để tạo thành mạch kín thì công suất toả nhiệt trên điện trở này là 27 W. Tính điện trở trong r của nguồn điện. Câu 8: (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 33 V và điện trở trong r = 0,8 Ω . Mạch ngoài có R1 = 14 Ω , đèn Đ loại (6V-6W) , bình điện phân đựng dung dịch AgNO3/Ag , điện trở của bình điện phân R2 = 6 Ω. Tính : a/ Cường độ dòng điện qua mạch chính . b/ Khối lượng bạc bám vào ca tốt sau 15 phút 10 giây. Cho Ag=108, n=1 . c/ Bóng đèn sáng thế nào ? Vì sao? HẾT Trang 1
  2. Trang 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TPHCM KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên: Lớp: Mã đề thi Số báo danh: 002 Câu 1: (1 điểm) Định nghĩa điện trường ; định nghĩa cường độ điện trường , công thức cường độ điện trường , ý nghĩa các đại lượng, đơn vị . Câu 2: (1 điểm) Các đặc điểm của đường sức điện . Câu 3: (1 điểm) Định nghĩa điện dung của tụ điện , công thức , đơn vị. Câu 4: (1 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun-Len-xơ về sự tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua ? Câu 5: (1 điểm) Một tụ có điện dung 6 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 9 V vào hai bản của tụ điện . Tính điện tích và năng lượng điện trường của tụ điện . Câu 6: (1 điểm) Hai điện trở như nhau được nối song song có điện trở tương đương bằng 6,4 . Nếu các điện trở đó mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng bằng ? Câu 7: (1 điểm) Một điện trở R = 5  được mắc vào nguồn điện có suất điện động 27 V để tạo thành mạch kín thì công suất toả nhiệt trên điện trở này là 45 W. Tính điện trở trong r của nguồn điện. Câu 8: (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 28 V và điện trở trong r = 1 Ω . Mạch ngoài có R1 = 12 Ω , đèn Đ loại (9V-9W) , bình điện phân đựng dung dịch AgNO3/Ag, điện trở của bình điện phân R2 = 6 Ω. Tính : a/ Cường độ dòng điện qua mạch chính . b/ Khối lượng bạc bám vào ca tốt sau 12 phút 10 giây. Cho Ag=108, n=1 . c/ Bóng đèn sáng thế nào ? Vì sao? HẾT Trang 2
  3. Trang 3 Đáp Án THI HK 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11 - NĂM HỌC 2019-2020 MĐ 001 Câu 1: (1 điểm) Định luật Cu-lông : Phát biểu ,công thức , ý nghĩa các đại lượng, đơn vị. Giải: -Phát biểu:“Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng” | q1q 2 | 9 2 2 -Công thức: F = k với k là hệ số tỉ lệ : k = 9.10 Nm /C ; hai điện tích q1 và q2 có đơn vị là (C: r 2 cu-lông) ; khoảng cách giữa hai điện tích : r (m) ; lực : F(N) Câu 2: (1 điểm) Công của lực điện trong điện trường đều : Công thức , ý nghĩa các đại lượng, đơn vị . Tính chất công của lực điện trường ? Giải: - Công thức : AMN = qEd . Với AMN (J) : Công của lực điện trường ; q (C) : điện tích ; E (V/m) : cường độ điện trường ; d (m): là hình chiếu đường đi MN trên một đường sức điện ,lấy chiều dương là chiều đường sức, d có giá trị đại số . - Tính chất công của lực điện trường : Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là A MN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi. Câu 3: (1 điểm) Ghi 3 công thức năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích điện , và công thức điện tích tụ điện , đơn vị và ý nghĩa mỗi đại lượng ? 1 1 Q 2 1 Giải : W = QU = = CU2 ; Q = CU . Trong đó: W là năng lượng điện trường của tụ điện :(J) ; 2 2 C 2 Q là điện tích tụ điện (C) ;U là hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện (V) ;C là điện dung tụ điện( F) Câu 4: (1 điểm) Công thức điện năng tiêu thụ của đoạn mạch; Công thức công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua ,công thức công của nguồn điện , công thức công suất của nguồn điện ? Đơn vị . Giải: * Công thức điện năng tiêu thụ của đoạn mạch: A = Uq = UIt A U 2 * Công thức công suất toả nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua: P= =UI=RI2= t R * Công thức công của nguồn điện : Ang = qE = EIt Ang * Công thức công suất của nguồn điện: P = = EI ng t *Đơn vị: A(J) ; U,E (V) ; q (C) ; I (A) ; t (s) ; P (W) ; R ( Câu 5: (1 điểm) Một tụ có điện dung 5 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 8 V vào hai bản của tụ điện . Tính điện tích và năng lượng điện trường của tụ điện . 1 Giải : W = ½ CU2 = 0,5.5.10-6.64 = 1, 6.10 4 J 6250 Câu 6: (1 điểm) Hai điện trở như nhau được nối song song có điện trở tương đương bằng 7,2 . Nếu các điện trở đó mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng bằng ? 144 Giải: Rnt = 4 Rss = 4.7,2 = = 28,8  5 Câu 7: (1 điểm) Một điện trở R = 3  được mắc vào nguồn điện có suất điện động 15 V để tạo thành mạch kín thì công suất toả nhiệt trên điện trở này là 27 W. Tính điện trở trong r của nguồn điện. Giải : r = 2 ôm Trang 3
  4. Trang 4 Câu 8: (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 33 V và điện trở trong r = 0,8 Ω . Mạch ngoài có R1 = 14 Ω , đèn Đ loại (6V-6W) , bình điện phân đựng dung dịch AgNO3/Ag, điện trở của bình điện phân R2 = 6 Ω. Tính : a/Cường độ dòng điện qua mạch chính . b/Khối lượng bạc bám vào ca tốt sau 15 phút 10 giây. Cho Ag=108, n=1 . c/Bóng đèn sáng thế nào? Vì sao? Giải: a/ I = 3 A b/ U12 = 12,6 vôn ; I2 = 2,1 A , m = 2,14 gam c/ Uđèn = 2,1 . 6 = 12,8 vôn > 6 vôn , vậy đèn sáng quá mức bình thường. Trang 4
  5. Trang 5 Đáp Án THI HK 1 – MÔN VẬT LÝ – LỚP 11 - NĂM HỌC 2019-2020 MĐ 002 Câu 1: (1 điểm) Định nghĩa điện trường ; định nghĩa cường độ điện trường , công thức cường độ điện trường , ý nghĩa các đại lượng, đơn vị . Giải: * Định nghĩa điện trường : Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó. * Định nghĩa cường độ điện trường: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích thử q dương đặt tại điểm đó và độ lớn của q. F * Công thức cường độ điện trường , ý nghĩa các đại lượng, đơn vị : E = q E: cường độ điện trường : V/m ; F : lực điện trường : N ; q : điện tích :C Câu 2: (1 điểm) Các đặc điểm của đường sức điện . Giải: -Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi. -Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó. -Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín. -Ta vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó. Câu 3: (1 điểm) Định nghĩa điện dung của tụ điện , công thức , đơn vị. Giải:Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của Q nó. Công thức : C = . Đơn vị :điện dung C là fara (F) ;điện tích Q (C) ;hiệu điện thế U (V) . U Câu 4: (1 điểm) Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun-Len-xơ về sự tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua ? Giải:Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ 2 dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó: Q R.I .t trong đó :Q là nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn (J) ; R là điện trở của vật dẫn (Ω) ; I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn (A) ; t là thời gian (s) Câu 5: (1 điểm) Một tụ có điện dung 6 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 9 V vào hai bản của tụ điện . Tính điện tích và năng lượng điện trường của tụ điện . Giải : W = ½ CU2 = 0,5.6.10-6.81 = 2,43.10-4 J Câu 6: (1 điểm) Hai điện trở như nhau được nối song song có điện trở tương đương bằng 6,4 . Nếu các điện trở đó mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng bằng ? 144 Giải: Rnt = 4 Rss = 4 . 6,4 = = 25,6  5 Câu 7: (1 điểm) Một điện trở R = 5  được mắc vào nguồn điện có suất điện động 27 V để tạo thành mạch kín thì công suất toả nhiệt trên điện trở này là 45 W. Tính điện trở trong r của nguồn điện. Giải : r = 4 ôm Câu 8: (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E = 28 V và điện trở trong r = 1 Ω . Mạch ngoài có R1 = 12 Ω , đèn Đ loại (9V-9W) , bình điện phân đựng dung dịch AgNO3/Ag, điện trở của bình điện phân R2 = 6 Ω. Tính : Trang 5
  6. Trang 6 a/Cường độ dòng điện qua mạch chính . b/Khối lượng bạc bám vào ca tốt sau 12 phút 10 giây. Cho Ag=108, n=1 . c/Bóng đèn sáng thế nào? Vì sao? Giải: a/ I = 2 A 4 5256 b/ I2 = A , m = = 1,09 gam 3 4825 c/ Uđèn = 2 . 9 = 18 vôn > 9 vôn , vậy đèn sáng quá mức bình thường. HẾT Trang 6