Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Điện thế hiệu điện thế

docx 3 trang Hùng Thuận 24/05/2022 3220
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Điện thế hiệu điện thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_vat_li_lop_11_dien_the_hieu_dien_the.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí Lớp 11 - Điện thế hiệu điện thế

  1. ĐIỆN THẾ HIỆU ĐIỆN THẾ Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích thử q được gọi là A.lực điện.B. điện thế.C. công của lực điện.D. hiệu điện thế. Câu 2. Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn ? A. qEd B. qE. C. EdD. Không có biểu thức nào. Câu 3. Công thức nào sau đây không dùng để tính công của điện trường? A. A = qU. B. A = qF. C. A = qEd. D. A = q(V1 – V2). Câu 4. Biết hiệu điện thế U MN 3V , đẳng thức nào dưới đây đúng? A. VN 3VM . B. VM – VN 3V. C. VM 3VN . D. VN – VM 3V. Câu 5. Hai điểm M,N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều,hiệu điện thế giữa M,N là UMN.Công thức nào sau đây đúng? A. UMN= UNM. B. UMN=VM – VN. C. UMN=VN – VM. D. A=q/UMN. Câu 6. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường về A. Khả năng thực hiện công của điện trường khi di chuyển một điện tích giữa hai điểm đó B. Khả năng tích năng lượng cho điện tích khi đặt tại hai vị trí đó. C. Tác dụng lực điện lên điện tích khi di chuyển giữa hai điểm đó D. Khả năng truyền tương tác cho điện tích khi di chuyển giữa hai điểm đó. Câu 7. Khi một êctron chuyển động ngược hướng với vectơ cường độ điện trường đều thì A. thế năng của nó tăng, điện thế của nó giảm. B. thế năng giảm, điện thế tăng. C. thế năng và điện thế đều giảm. D. thế năng và điện thế đều tăng. Câu 8. Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động A. dọc theo một đường sức điện.B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm. C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao. Câu 9. Thả một êlectron cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động A. dọc theo một đường sức điện.B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm. C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao. Câu 10. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40 V. Chọn câu chính xác nhất? A. Điện thế ở M là 40 V. B. Điện thế ở M có giá trị dương, ờ N có giá trị âm. C. Điện thế ở N bằng 0. D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V. Câu 11. (KSCL THPT Yên Lạc – Vĩnh Phúc). Một hạt mang điện tích dương từ điểm A đến điểm B trên một đường sức của một điện trường đều chỉ do tác dụng của lực điện trường thì động năng của hạt tăng. Chọn nhận xét đúng? A. Điện thế tại điểm A nhỏ hơn điện thế tại điểm B. B. Đường sức điện có chiều từ B đến A C. Lực điện trường sinh công âm. D. Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B có giá trị dương. Câu 12. (KT 1 tiết chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Chọn phát biểu sai về trường tĩnh điện. A. Công của lực điện thực hiện được khi điện tích q di chuyển trong điện trường phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của q. B. Là một trường thế. C. Điện thế tại một điểm trong điện trường tỉ lệ với thế năng của điện tích thử đặt tại đó. D. Thế năng tĩnh điện mà điện tích q có được là do tương tác giữa nó với điện trường. Câu 13. Di chuyển một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Công AMN của lực điện sẽ càng lớn nếu A. đường đi MN càng dài.B. đường đi MN càng ngắn. C. hiệu điện thế UMN càng lớn.D. hiệu điện thế U MN càng nhỏ. Câu 14. Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10cm và ON = 20cm. Chỉ ra bất đẳng thức đúng? A. V V > 0. D. V > V > 0. M N N M M N uuNur uMr Câu 15. Tam giác ABC vuông tại A được đặt trong điện trường đều E, α = ABC = 600, AB  E . Biết BC = 6 cm, UBC = 120V. Tìm UAC, UBA và cường độ điện trường E? A.E = 2000V/m, UAC = UBA = 60V.
  2. B.E = 4000V/m, UAC = 0V, UBA = -120V. C.E = 4000V/m, UAC = 0V, U = 120V. D.E = 2000V/m, UAC = UBA = -60V. Câu 16. Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Hiệu điện thế giữa hai điểm BC bằng A. 400V. B. 300V. C. 200V. D. 100V. Câu 17. Một điện trường đều cường độ 4000V/m, có phương song song với cạnh huyền BC của một tam giác vuông ABC có chiều từ B đến C, biết AB = 6cm, AC = 8cm. Hiệu điện thế giữa hai điểm AC bằng A. 256V. B. 180V. C. 128V. D. 56V. Câu 18. (KT giữa kì chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Xét một tam giác ABC đặt trong điện trường uuur đều E cùng hướng với BC và E = 2500V/m. Biết chiều dài các cạnh AB = 4 cm, AC = 5 cm, BC = 3cm. Hiệu điện thế giữa C và A bằng A. – 75 V. B. 75 V. C. 7,5.104 V. D. – 7,5.10 – 4 V. Câu 19. Chọn câu trả lời đúng? Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là U MN = 2V.Một điện tích q = - 1C di chuyển từ N đến M thì công của lực điện trường là A. – 2J. B. – 0,5 J. C. 0,5J. D. 2 J. Câu 20. (KT giữa kì chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai). Một điện tích q = 2 µC dịch chuyển giữa hai điểm M, N trong điện trường đều giữa hai bản kim loại tích điện trái dấu. Thế năng của q tại M và N lần lượt là WM = 0,03 J; WN = 0,05 J. Chọn phát biểu đúng? A. M nằm gần bản tích điện dương hơn N. B. Điện thế tại M là 1,5.10 4 V. C. Công lực điện thực hiện khi q dịch chuyển từ M đến N là 0,02 J. D. Hiệu điện thế giữa hai điểm N và M là 2.104 V. Câu 21. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 2V. Một điện tích q = -1C di chuyển từ M đến N thì công của lực điện trường là A. -2J. B. 2J. C. - 0,5J. D. 0,5J. Câu 22. Trong không gian điện trường đều có cường độ E = 100V/m. Trên một đường sức điện có hai điểm A và B cách nhau 10cm, chiều đường sức từ B đến A. Hiệu điện thế giữa hai điểm này là A.UBA = +1V.B. U AB = - 10V.C. U BA = -10V.D.U AB = +10V. Câu 23. Mặt trong của màng tế bào trong cơ thể sống mang điện tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07V. Màng tế bào dày 8nm. Cường độ điện trường trong màng tế bào này là A. 8,75.106V/m. B. 7,75.106V/m. C. 6,75.106V/m. D. 5,75.106V/m. Câu 24. Giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế bằng bao nhiêu nếu một điện tích q = 1μC thu được năng lượng 2.10-4J khi đi từ A đến B A. 100V. B. 200V. C. 300V. D. 500V. Câu 25. Ba điểm M,N,P cùng nằm trong một điện trường tĩnh và không thẳng hàng với nhau.Cho biết VM = 25 V;VN = 10V;VP = 5V.Công của lực điện để di chuyển một điện tích dương 10C từ M qua P rồi tới N là bao nhiêu ? A. 100J B. 50J C. 200J D. 150J Câu 26. Cho ba bản kim loại phẳng tích điện 1, 2, 3 đặt song song lần lượt nhau cách nhau những khoảng 4 4 d12 = 5cm, d23 = 8cm, bản 1 và 3 tích điện dương, bản 2 tích điện âm. E 12 = 4.10 V/m, E23 = 5.10 V/m, nếu lấy gốc điện thế ở bản 1. Điện thế V2, V3 của các bản 2 và 3 lần lượt bằng A. V2 = 2000V; V3 = 4000V. B. V2 = - 2000V; V3 = 4000V. C. V2 = - 2000V; V3 = 2000V. D. V2 = 2000V; V3 = - 2000V. Câu 27. Một hạt bụi khối lượng 3,6.10 -15kg mang điện tích q = 4,8.10-18C nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại phẳng song song nằm ngang cách nhau 1cm và nhiễm điện trái dấu. Lấy g = 10m/s 2. Hiệu điện thế giữa hai tấm kim loại bằng A. 25V. B. 50V. C. 75V. D. 100V.
  3. Câu 28. Một quả cầu nhỏ khối lượng 3.10 -15 (kg), mang điện tích 4.10-18 (C), nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm). Lấy g = 10 (m/s 2). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là A. 150(V). B. 300(V). C. 75(V). D. 15(V). Câu 29. Một hạt bụi kim loại tích điện âm khối lượng 10 -10kg lơ lửng trong khoảng giữa hai kim loại phẳng tích điện trái dấu nằm ngang bản tích điện dương ở trên, bản tích điện âm ở dưới. Hiệu điện thế giữa hai bản bằng 1000V, khoảng cách giữa hai bản là 4,8mm, lấy g = 10m/s2. Số electron dư ở hạt bụi là A. 20 000 hạt. B. 25000 hạt. C. 30 000 hạt. D. 40 000 hạt. Câu 30. Một quả cầu kim loại khối lượng 4,5.10 -3kg treo vào đầu một sợi dây dài 1m, quả cầu nằm giữa hai tấm kim loại phẳng song song (Bản thứ nhất tích điện dương và bản thứ hai tích điện âm) thẳng đứng cách nhau 4cm, đặt hiệu điện thế giữa hai tấm là 750V, thì quả cầu lệch 1cm ra khỏi vị trí ban đầu, lấy g = 10m/s2. Tính điện tích của quả cầu A. 24nC. B. - 24nC. C. 48nC. D. - 36nC. Câu 31. Hạt bụi tích điện nằm lơ lửng trong điện trường. Cho biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s 2. Nếu điện tích hạt bụi giảm đi 10% giá trị độ lớn thì gia tốc của hạt bụi thu được bằng A.9m/s2.B. 2m/s 2.C. 8m/s 2. D. 1m/s2. Câu 32. Giữ hai bản của một tụ điện phẳng, đặt nằm ngang có một hiệu điện thế U 1 = 1000 V, khoảng cách giữa hai bản là d = 1 cm. Ở đúng giữa hai bản có một giọt thủy ngân nhỏ tích điện, nằm lơ lửng. Đột nhiên hiệu điện thế giảm xuống chỉ còn U2 = 995 V. Hỏi sau bao lâu giọt thủy ngân rơi xuống bản dương? A. 0,4 s. B. 0,33 s. C. 0,25 s. D. 0,45 s. Câu 33. Khi bay từ M đến N trong điện trường đều, electron tăng tốc động năng tăng thêm 250eV. Hiệu điện thế UMN bằng A. -250V. B. 250V. C. - 125V. D. 125V. Câu 34. Trong đèn hình của máy thu hình, các electrôn được tăng tốc bởi hiệu điện thế 25000V. Hỏi khi đập vào màn hình thì vận tốc của nó bằng bao nhiêu, bỏ qua vận tốc ban đầu của nó A. 6,4.107m/s. B. 7,4.107m/s. C. 8,4.107m/s. D. 9,4.107m/s. Câu 35. Một prôtôn bay theo phương của một đường sức điện trường. Lúc ở điểm A nó có vận tốc 2,5.104m/s, khi đến điểm B vận tốc của nó bằng không. Biết nó có khối lượng 1,67.10 -27kg và có điện tích 1,6.10-19C. Điện thế tại A là 500V, tìm điện thế tại B ? A. 406,7V. B. 500V. C. 503,3V. D. 533V. Câu 36. Hai tấm kim loại phẳng nằm ngang song song cách nhau 5cm. Hiệu điện thế giữa hai tấm là 50V. Một êlectron không vận tốc ban đầu chuyển động từ tấm tích điện âm về tấm tích điện dương. Khi đến tấm tích điện dương thì electron có vận tốc bằng A. 4,2.106m/s. B. 3,2.106m/s. C. 2,2.106m/s. D. 1,2.106m/s.