Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trưng Vương
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_trung_vu.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường THPT Trưng Vương
- TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Vật lí - Khối 10 o0o Thời gian làm bài: 45 phút Số báo danh Họ tên học sinh: I. LÝ THUYẾT (5,0 điểm): Câu 1 (1,0 điểm): Nêu định nghĩa chuyển động cơ và lấy ví dụ. Câu 2 (1,0 điểm): Thế nào là sự rơi tự do? Sự rơi tự do có những đặc điểm gì? Câu 3 (1,0 điểm): Nêu điều kiện xuất hiện lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu, viết công thức của định luật Húc và chú thích các đại lượng có trong công thức. Câu 4 (2,0 điểm): a. Phát biểu định luật 1 Niu – tơn. b. Quan sát một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe tải, học sinh Hòa kết luận: “Lực do xe tải tác dụng lên xe máy lớn hơn lực do xe máy tác dụng lên xe tải nên xe máy hư hại nhiều hơn”. Em có đồng ý với bạn Hòa không? Giải thích. II. BÀI TẬP (5,0 điểm): Các bài tập sau đây lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Câu 5 (1,5 điểm): Hai quả cầu đồng chất, khối lượng bằng nhau và bằng 4 kg, hút nhau một lực 1,062.10-7 N. Tính khoảng cách giữa hai quả cầu. Cho G = 6,67.10-11 Nm2/kg2. Câu 6 (1,0 điểm): Một diễn viên xiếc xe đạp với khối lượng tổng cộng cả xe và người là 60 kg, biểu diễn trên vòng xiếc có bán kính 6,4 m. Hỏi người diễn viên đó phải đi qua điểm cao nhất của vòng xiếc (điểm A) với vận tốc tối thiểu bao nhiêu để không bị rơi? Bỏ qua mọi ma sát. Câu 7 (2,5 điểm): Bình đang đẩy một chiếc xe hàng trong siêu thị, khối lượng cả xe và hàng là 15 kg. Giả sử lực đẩy của Bình lên xe cùng hướng chuyển động của xe trên phương ngang có độ lớn 3,8 N. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt sàn là 0,01. Hỏi Bình phải mất một khoảng thời gian bao lâu kể từ lúc bắt đầu đẩy xe cho đến khi xe đi được một đoạn đường thẳng dài 10 m (coi như chuyển động của Bình và xe là chuyển động thẳng biến đổi đều)? HẾT
- TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Vật lí - Khối 10 o0o HƯỚNG DẪN CHẤM CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM GHI CHÚ 1 Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời 0,5 đ x 2 gian. Ví dụ 2 Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực 0,5đ Đúng 2/3 Đặc điểm: Phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, là chuyển động thẳng 0,5đ đặc điểm nhanh dần đều. được 0,25 đ 3 Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng đàn hồi. 0,25 đ x 4 Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. CT định luật phải Fdh k l có trị Chú thích, đơn vị tuyệt đối 4a Khi một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc hợp lực của các lực tác 1,0 đ Đúng và dụng lên vật bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đầy đủ đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. mới được 1 điểm 4b Không đồng ý 0,25đ Theo định luật 3 Niu tơn, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng 0,75đ Cần nêu tác dụng lại vật A một lực, hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng nội dung ngược chiều. Vậy hai xe chịu tác dụng của các lực bằng nhau. của định luật 3 5 m m 0,5đ x 2 F G 1 2 r 0,1m hd r 2 6 0,25đ Viết phương trình vectơ định luật II Newton: P N maht 0,25đ Chọn chiều dương hướng vào tâm O của quỹ đạo v2 Chiếu lên chiều dương: N = maht – mg => N m mg 0 0,25đ r 0,25 đ v gr vmin 8m / s 7a Vẽ hình + chọn hệ trục Oxy 0,5đ 0,5đ Viết phương trình vectơ định luật II Newton: P N Fms F ma Chiếu lên 2 trục Ox và Oy: 0,25đ F- F = ma và N = P ms 0,25đ ⟹a = 0,15 m/s2 0,5đ 1 s at 2 t 11,42s 0,5đ 2 Chú ý: Đáp án thiếu đơn vị trừ 0,25 điểm, không trừ quá 0,5 điểm trên toàn bài.