Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Hữu Tiến

doc 2 trang hoaithuong97 3190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Hữu Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_nguyen_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Nguyễn Hữu Tiến

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU TIẾN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10 Ngày: 20/12/2019 – Thời gian: 45 phút PHẦN CHUNG (7 điểm) Câu 1: Định nghĩa và viết biểu thức lực hướng tâm. Câu 2: Nêu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực không song song. Câu 3: Từ độ cao 80m so với mặt đất, một vật được ném theo phương ngang với tốc độ 10 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10 m/s2. a. Tìm tọa độ của vật sau 1s kể từ lúc ném. Viết phương trình quỹ đạo của vật. b. Tìm thời gian rơi và xác định vận tốc khi vật vừa chạm đất. Câu 4: Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng 2 lần bán kính Trái Đất. Cho bán kính Trái Đất là R = 6400km, khối lượng Trái Đất là M = 6.1024kg, G = 6,67.10-11 Nm2/kg2. a. Tìm gia tốc hướng tâm của vệ tinh. b. Tính tốc độ góc của vệ tinh. Câu 5: Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trên toàn mạng lưới đường sắt hiện nay có khoảng 8.000 đường ngang giao cắt với hệ thống đường sắt. Bình quân cứ gần 2km đường sắt chính tuyến thì có một đường ngang. Để ngăn ngừa tai nạn va chạm giữa tàu hỏa và các phương tiện giao thông xảy ra khi tàu hỏa đi đến khu vực giao nhau giữa đường ngang và đường sắt thì cơ quan chức năng cho bố trí các thanh chắn ngang đường sắt (như hình). Thanh chắn này có chiều dài tùy vào kích thước của đường ngang và có thể quay quanh một trục cố định. Một đầu thanh chắn ở gần trục quay được gắn một trọng vật, đầu còn lại buộc vào một sợi dây dài. Khi không có tàu, thanh chắn sẽ được dựng lên để các phương tiện lưu thông qua lại nhờ mômen lực do trọng vật gây ra. Khi có tàu, thanh chắn sẽ được hạ xuống nhờ mômen của lực kéo sợi dây. Giả sử, một thanh chắn đường AB dài 8m có trọng lượng P 1 = 100N, trọng tâm nằm tại trung điểm của thanh và có thể quay quanh trục O cách đầu A 1m. Đầu A được gắn trọng vật có trọng lượng P 2 = 800N. Để thanh nằm ngang cân bằng thì ta phải tác dụng vào đầu B một lực có giá trị bao nhiêu? A O G B PHẦN RIÊNG (3 điểm) DÀNH CHO CÁC LỚP 10A1 10A5 VÀ 10A7 10A11 Câu 6A: Một xe có khối lượng m = 0,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang từ trạng thái nghỉ. 2 Biết lực kéo của động cơ là Fk = 2000N và hệ số ma sát của mặt đường là μ = 0,2. Lấy g = 10 m/s . a. Tìm gia tốc của xe. b. Tìm quãng đường xe đi được trong giây thứ 3. c. Khi xe chở thêm một kiện hàng có khối lượng m’ thì gia tốc của xe giảm 75% so với lúc không chở hàng. Biết lực kéo của động cơ đã tăng thêm 25%. Tìm khối lượng kiện hàng. PHẦN RIÊNG (3 điểm) DÀNH CHO LỚP 10A6 Câu 6B: Một vật có khối lượng m = 10kg đang nằm yên trên mặt sàn ngang thì được đẩy bằng lực F = 25N theo phương ngang trong thời gian 4s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,15. Lấy g = 10 m/s2. a. Tìm gia tốc của vật trong thời gian 4s đó. b. Tìm vận tốc của vật sau 6s tính từ lúc bắt đầu chuyển động. c. Sau đó, ta kéo vật bằng lực F = 16N xiên góc α so với phương ngang để vật chuyển động đều. Tìm góc α. HẾT
  2. ĐÁP ÁN LÝ 10 - HK1 - 2019 Lực ( hay hợp lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra gia tốc hướng tâm cho vật gọi là lực hướng tâm. 0,5 Câu 1 v2 F = m = mw2r ht r 0,5 - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. 0,5 Câu 2 - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 0,5 a. x = v t = 10m 0. 0.25 1 y gt2 5m 2 0.25 gx2 x2 y 2 0.25 x 2 Câu 3 2v0 20 2h b. t 4s g 0.25 x 2 2 2 v v0 (gt) 10 17 m / s 0.25 x 2 a. F = F hd ht 0.25 Thay đúng công thức lực hướng tâm/lực hấp dẫn 0.25 M 2 Câu 4 aht G 2 1,086 m / s 9R 0.5 2 -4 b. aht = ω .r ω = 2,38.10 rad/s. 0.5 x 2 M M M P2 P1 F 0.25 Câu 5 P2.OA = P1.OG + F.OB 0.25 F = 71,4N 0.5 a. Fms = µN = µmg 0.25 Fk – Fms = ma 0.25 2 a = 2 m/s 0.5 Câu 6A b. S giây thứ 3 = S3s – S2s = 5 m 0.5 x 2 2 c. a’ = 0,5 m/s ; Fk’ = 2500N 0.25 Fk’ – µ(m + m’)g = (m + m’)a’ 0.25 m’ = 500kg 0.5 a. Fms = µN = µmg 0.25 F – Fms = ma 0.25 2 a = 1 m/s 0.5 b. v1 = vo + at = 4 m/s 0.25 2 – Fms = ma’ → a’ = – 1,5 m/s 0.25 x 2 Câu 6B v2 = 1 m/s 0.25 c. Hình vẽ đúng 0.25 Chiếu Oy: N = mg – F.Sinα 0.25 Chiếu Ox: F.cosα = µ.(mg – F.Sinα) 0.25 0 α = 30,5 0.25 Chú ý: Nếu thiếu đơn vị trừ 0,25đ cho 1 chỗ nhưng không trừ quá 0,5đ trong cả bài kiểm tra.