Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Giồng Ông Tố

pdf 3 trang hoaithuong97 4960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Giồng Ông Tố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thpt_giong_on.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thpt Giồng Ông Tố

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 TP HỒ CHÍ MINH Môn: VẬT LÝ 10 TRƯỜNG THPT GIỒNG ÔNG TỐ Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC (gồm có 1 trang) I/ LÝ THUYẾT (4 điểm): Câu 1(1,5 điểm): Sự rơi tự do là gì? Nêu đặc điểm của sự rơi tự do ? Câu 2(2,5 điểm): Phát biểu định luật I Newton ? Quán tính là gì ? Nêu hai ví dụ về quán tính ? II/ BÀI TẬP (6 điểm): Câu 3(1 điểm): Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi và vận tốc khi vật chạm đất ? Lấy g = 10 m/s2. Câu 4(1 điểm): Ở độ cao nào gia tốc rơi tự do bằng 1/16 gia tốc rơi tự do trên mặt đất ? Cho bán kính trái đất là R =6400km. Câu 5(2 điểm): Một vật có khối lượng m = 1,5kg được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Người ta tác dụng lên vật một lực F = 4,5N có phương song song với mặt bàn, vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Cho biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là  = 0,2. Lấy g = 10m/s2. a) Tính gia tốc, vận tốc chuyển động của vật sau 2 giây kể từ khi tác dụng lực ? b) Sau 2 s trên, lực F ngưng tác dụng, vật chuyển động thẳng chậm dần đều, đi thêm một quãng đường s thì dừng lại. Tính s ? Câu 6(1 điểm): Một ôtô có khối lượng 4 tấn chuyển động với tốc độ không đổi 72 km/h khi đi qua một chiếc cầu. Lấy g = 10 m/s2. Tính áp lực của ôtô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất của cầu trong trường hợp cầu cong vồng lên trên có bán kính cong r = 100 m ? Câu 7(1 điểm) : Một người đứng ở một vách đá nhô ra biển từ độ cao 45m so với mặt nước biển và ném một hòn đá theo phương ngang xuống biển với tốc độ 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. a) Sau bao lâu thì hòn đá chạm mặt nước? b) Tính tốc độ của hòn đá lúc chạm mặt nước? Hết
  2. ĐÁP ÁN VẬT LÝ 10 - HK1 – ĐỀ CHÍNH THỨC - NH: 19-20 Câu Nội dung Thang điểm 1 - Sự rơi tự do là sự rơi theo phương thẳng đứng, chỉ dưới tác dụng của 0,5đ (1,5d) trọng lực. - Sự rơi tự do có các đặc điểm : phương thẳng đứng ( phương dây dọi), 0.75đ chiều từ trên xuống dưới, chuyển động thẳng nhanh dần đều - Ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia 0,25đ tốc g. 2 - Nếu không chịu tác dụng của một lực nào hoặc nếu các chịu tác dụng (2,5đ) của các lực có hợp lực bằng không (các lực cân bằng) thì một vật đang 1đ đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. - Quán tính: là tính chất mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về 0.5đ hướng và độ lớn. - Ví dụ: Khi đang chạy, nếu bị vấp thì người sẽ ngã về phía trước 0.5đ Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách đang ngồi trên xe 0.5đ ngã người về phía sau. ( Phát biểu sai định luật hoặc thiếu, không chấm ) 3 1 0.25đ Thời gian rơi: h = gt2 (1,0đ) 2 2h  t = = 6 s. 0.25đ g V= g.t 0.25đ V= 60m/s 0.25đ 4 1 g g (1,0đ) h 0 0.5đ 16 GM 1 GM 1 1 0.25đ (R h)2 16 R2 R h 4R h 3R 3.6400 19200km 0.25đ
  3. 5 (2,0) Vẽ hình 0.5đ ( Nếu sai hoặc thiếu, không chấm điểm hình vẽ ) F – Fms = ma 0.25đ Fms = N = mg = 3N 0.25đ F mg 0.25đ a) Gia tốc: a = = 1 m/s2; . m 0.25đ Vận tốc: v1 = v0 + at1 = 2 m/s mg 2 b) Khi lực F thôi tác dụng: a’ = - = - 2 m/s ; 0.25đ m Quãng đường đi tổng cộng: v2 v2 s = 2 1 = 1 m 0.25đ 2a' 6 v 2 Fht = m = P – N (1đ) r 0.5đ  N = P - m = mg - m = 24000 N 0.5đ Viết đúng công thức : 0.5đ 7 2y(h) (1đ) a) Khi hòn đá chạm mặt nước: y(h) = 45 m  t = = 3 s 0.5đ g b) Khi hòn đá chạm mặt nước: vx = v0 = 15 m/s; vy = gt = 30 m/s 0.25đ 2 2  v = vx vy = 15 5 m/s = 33,54m/s 0.25đ Viết đúng công thức câu a) : 0.25đ Sai hoặc thiếu đơn vị trừ 0.25đ, không trừ quá 0.5đ toàn bài Thang điểm chia đến 0.25đ