Đề kiểm tra kì I - Môn kiểm tra: Vật lí lớp 10

doc 2 trang hoaithuong97 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra kì I - Môn kiểm tra: Vật lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ki_i_mon_kiem_tra_vat_li_lop_10.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra kì I - Môn kiểm tra: Vật lí lớp 10

  1. ĐỀ KIỂM TRA HKI (2019 – 2020) Môn Vật lý lớp 10 Thời gian làm bài 45 phút (Lưu ý: Đề có 02 trang ở 02 mặt giấy) I. PHẦN LÝ THUYẾT (4 điểm) Câu 1: Quán tính là gì? Câu 2: Viết biểu thức tính lực hấp dẫn. Câu 3: Nêu định nghĩa trọng lực. Câu 4: Viết biểu thức tính gia tốc rơi tự do. Câu 5: Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào đại lượng nào? Câu 6: Viết biểu thức định luật II Newton. Câu 7: Phát biểu nội dung định luật Húc. Câu 8: Viết công thức tính độ lớn của hợp lực F khi hai lực thành phần F1 , F2 hợp nhau góc α . II. PHẦN BÀI TOÁN (6 điểm) Bài 1 (1 điểm): Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực F , F có độ lớn lần lượt là F1= 8 N và F2 = 6 N. 1 2 a/ Tìm độ lớn hợp lực tác dụng vào chất điểm khi 2 lực Fhợp, F nhau một góc α = 0 0. 1 2 b/ Tìm góc α hợp bởi F1 , F2 khi hợp lực của chúng tác dụng vào chất điểm có độ lớn F = 10 N. Bài 2 (1 điểm): Cho G = 6,67.10-11 Nm2/kg2, bán kính Trái Đất R = 6400 km và khối lượng của Trái Đất là M = 6.1024 kg. Trang 1/2
  2. a/ Tính khoảng cách giữa hai quả cầu nhỏ có khối lượng lần lượt là 1,2 kg và 1,5 kg khi lực hấp dẫn giữa chúng bằng 1,334.10-11 N . b/ Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 3,4 km so với mặt đất. Bài 3 (1 điểm): Một lò xo được treo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên là 30 cm. Khi treo vào đầu tự do 2 của lò xo một vật có khối lượng m1 = 200 g thì lò xo dãn một đoạn 2 cm khi cân bằng. Lấy g = 10 m/s . a/ Tính độ cứng của lò xo. b/ Nếu treo vào đầu tự do của lò xo trên một vật có khối lượng m 2 thì lò xo dài 34 cm khi cân bằng. Tính m2. Bài 4 (2 điểm): Một vật khối lượng m = 8 kg, bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt phẳng ngang nhờ một lực kéo theo phương ngang có độ lớn không đổi. Sau khi đi được 16 m kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vật đạt vận tốc 28,8 km/h. Cho hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là µ = 0,25 và lấy g = 10 m/s2. a/ Tính gia tốc của vật. b/ Tính thời gian vật đi được quãng đường 16 m kể từ lúc bắt đầu chuyển động. c/ Vẽ hình phân tích lực và tính độ lớn của lực ma sát. d/ Tính độ lớn của lực kéo tác dụng lên vật. Bài 5 (1 điểm): Một vật trượt thẳng đều từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng xuống đến chân của mặt phẳng nghiêng. Biết mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α = 300 so với phương ngang. Tính hệ số ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Hết Họ và tên học sinh: Số BD: Trang 2/2