Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs - Thpt hai Bà Trưng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs - Thpt hai Bà Trưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_thcs_thpt_hai.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường Thcs - Thpt hai Bà Trưng
- SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THCS-THPT HAI BÀ TRƯNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN VẬT LÝ KHỐI 10 (Thời gian 45 phút) Câu 1: Phát biểu và viết công thức của Định luật HÚC ( cho biết tên từng đại lượng và đơn vị trong công thức ). Câu 2: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức của lực hấp dẫn ( cho biết tên từng đại lượng và đơn vị trong công thức). Câu 3: Phát biểu và viết hệ thức của định luật II Niu – tơn (Cho biết tên từng đại lượng và đơn vị trong công thức). Câu 4 : Mô men lực là gì ? Công thức ? Phát biểu qui tắc Mô men? Câu 5: Một vật có khối lượng 2kg, đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn bằng 0,1. Vật bắt đầu chuyển động theo phương ngang nhanh dần đều ,vận tốc đầu bằng không ,với gia tốc a=4m/s2. Lấy g=10m/s2. . Lực kéo có phương song song với phương ngang .Tính: a) Lực ma sát tác dụng lên vật ? Lực kéo tác dụng vào vật? b) Vận tốc và quãng đường vật đi được sau 10 s chuyển động ? c) Tìm độ lớn của lực kéo để vật chuyển động thẳng đều? 2 Câu 6: Một lò xo dãn ra 5cm khi treo vật khối lượng m = 100g. Cho g = 10 m/s . a. Tìm độ cứng của lò xo. b. Khi treo vật m’ lò xo dãn 3cm. Tìm m’? Câu 7: Tính lực hấp dẫn giữa hai chiếc xe tải khi chúng ở cách nhau 1 km. Biết khối lượng mỗi chiếc xe tải lần lượt là 250 kg và 500kg. ( với G = 6,67.10-11N.m2/kg2) Câu 8 : Kéo một tấm gỗ nặng 100kgchuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo F= 100 N. Xác định hệ số ma sát trượt của tấm gỗ và sàn ? Cho g= 10m/s2. HẾT 1
- * ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI VẬT LÝ 10 HK I. Năm học 2019-2020 Câu Nội dung Điểm Ghi chú 1 - Phát biểu đúng 0,5đ. - Viết đúng công thức. 0,25đ. - Nêu tên đúng của từng đại lượng và đơn vị 0,25đ 2 - Phát biểu đúng 0,5đ. - Viết đúng công thức. 0,25đ. - Nêu tên đúng của từng đại lượng và đơn vị 0,25đ 3 - Phát biểu đúng 0,5đ. - Viết đúng công thức. 0,25đ. - Nêu tên đúng của từng đại lượng và đơn vị 0,25đ 4 -Nêu được Mô men. 0,5đ. -Viết đúng công thức. 0,25đ. - Nêu tên đúng của từng đại lượng và đơn vị 0,25đ. 5 a) - Viết đúng biểu thức tính Fms. 0,25đ. - Tính đúng Fms = 2 N. 0,25đ - vẽ hình , phân tích lực. 0,25đ. - Viết được biểu thức P+N+Fk+Fms = ma. 0,25đ. - Chiếu lên phương chuyển động : Fk-Fms = ma. 0,25đ. - Suy được Fk = 10 N. 0,25đ. b) -Tính đúng vận tốc V = 40 m/s. 0,5đ. -Tính đúng quãng đường s = 200 m. 0,5đ. c) - Nêu được khi vật chuyển động thẳng đều thì a =0. 0,25đ. - Tính được Fk = Fms = 2 N 0,25đ 6 a) – Viết được K = mg/Δl. 0,25đ. -Tính đúng K = 20 N/m. 0,25đ. b) –Viết đúng m = K. Δl/g. 0,25đ. -Tính đúng m = 0,06kg=60 g 0,25đ 7 - Viết được công thức lực hấp dẫn . 0,5đ -11 -Tính đúng F hd = 0,833.10 N 0,5đ 8 - Vẽ hình , phân tích lực. 0,25đ. - Chiếu lên phương chuyển động : Fk-Fms = ma. 0,25đ. - Tính được Fms = 100 N 0,25đ. -Tính được μ = 0,1 0,25đ 2