Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường quốc tế Á Châu

doc 4 trang hoaithuong97 3660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường quốc tế Á Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_khoi_10_truong_quoc_te_a_cha.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I - Môn: Vật lí khối 10 - Trường quốc tế Á Châu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG QUỐC TẾ Á CHÂU NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 10 (Thời gian: 45 phút, không tính thời gian giao đề) ___ Họ tên học sinh: Lớp: SBD: (Học sinh lưu ý làm bài trên giấy thi, không làm trên đề) Câu 1: (2,0 điểm) Phát biểu định luật Hooke (Húc). Viết biểu thức của định luật, nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. Vận dụng: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, được treo thẳng đứng, có chiều dài tự nhiên là 25 cm. Khi treo vào lò xo quả nặng 100 g thì lò xo dài 27,5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ cứng của lò xo. Câu 2: (1,5 điểm) a) Phát biểu nội dung định luật I Newton. b) Quán tính là gì? c) Khi ôtô tăng tốc đột ngột, hành khách đứng trên xe bị ngã về phía nào? Tại sao? Câu 3: (1,5 điểm) a) Chu kì của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc. b) Nêu những đặc điểm của sự rơi tự do. Câu 4: (3,0 điểm) Một vật có khối lượng 10 kg đang đứng yên, bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo Fk song song với mặt ngang. Sau khi đi được quãng đường 100 m, vật đạt vận tốc 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a) Vẽ hình phân tích các lực tác dụng vào vật. b) Tính gia tốc của vật. c) Tính độ lớn của lực kéo. Câu 5: (2,0 điểm) Hai quả cầu đồng chất, giống hệt nhau có khối lượng và bán kính mỗi quả cầu không thay đổi lần lượt là 2 kg và 4 cm. Ban đầu hai quả cầu được đặt sao cho hai tâm của chúng cách nhau 20 cm. a) Tính lực hấp dẫn giữa hai quả cầu. b) Lực hấp dẫn giữa hai quả cầu lớn nhất khi nào và bằng bao nhiêu? HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÝ 10 CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM - Phát biểu đúng định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của 0,5 đ lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. - Viết đúng biểu thức: Fđh=k.|훥l| 0,25 đ Fđh: Lực đàn hồi (N) k: độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo (N/m) 0,25 đ l: độ biến dạng của lò xo (m) 1 (2,0đ ) 0,25 đ Khi quả cân cân bằng 0,25 đ 0,5 đ - Phát biểu đúng định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực 0,5 đ bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang 2 chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. (1,5 đ) - Nêu đúng định nghĩa quán tính: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. 0,5 đ - Hành khách ngã về phía sau do hành khách có quán tính nên không 0,5 đ thể thay đổi chuyển động đột ngột. a) Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một 3 0,5 đ vòng. (1,5 đ) T = 2π/ω 0,25 đ
  3. b) Những đặc điểm của sự rơi tự do: - Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. - Là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Mỗi ý - Khi rơi không vận tốc đầu, có công thức tính vận tốc v=gt và quãng 0,25 đ đường s = 1/2gt2 a) Vẽ hình phân tích các lực tác dụng lên vật. 0,5 đ 4  y N (3,0 đ)  O Gia tốc của vật chuyển động:  x Fms F 2 k 2 => 10 – 0 = 2.a.100 => a= 0,5 m/s 1 đ  P Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ. Theo định luật II Newton: 0,5 đ (1) Chiếu (1) lên trục Oy: 0,5 đ  N – P = 0 => N = P = mg = 10.10 = 100 (N) 
  4. Chiếu (1) lên trục Ox: 0,5 đ  => F – 20 = 10.0,5  => F = 25 (N) 1 đ Lực hấp dẫn lớn nhất khi 2 quả cầu đặt sát nhau. 0,25 đ 5 (2,0 đ) r = 0,04 + 0,04 = 0,08 (m) 0,25 đ 0,5 đ  Nếu sai đơn vị : - 0,25đ/đơn vị. Tối đa trừ 0,5đ trên cả bài. HẾT