Đề kiểm tra Học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_co_dap_an.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 Môn Tiếng việt PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ®iÓm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) GV kiểm tra học sinh đọc một đoạn (120 - 130 chữ ). Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33 SGK Tiếng Việt 5, tập II. 2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) CÁT VÀ ĐÁ Có hai người bạn thân cùng lạc đường trong sa mạc rộng lớn. Họ cứ đi mãi, đi mãi và rồi họ bắt đầu tranh cãi với nhau: "Chúng ta đã đi mấy ngày trời mà vẫn không thoát ra khỏi nơi này. Lương khô cũng đã sắp cạn rồi. Tất cả là tại anh đấy! Không biết rõ hướng đi mà cứ cắm cúi đi " "Nếu giỏi thì anh chỉ đường cho đúng đi. Tất cả cũng chỉ tại anh làm liên lụy tới tôi Anh thật quá đáng lắm!" Không kiềm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị tát lặng lẽ không nói một lời, rồi viết lên trên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã đánh vào mặt tôi”. Họ tiếp tục đi và đến được ốc đảo : "Ồ, có một hồ nước lớn. Chúng ta được cứu sống rồi" - Người bạn bị đánh lúc nãy hét lên sung sướng. Vì vội vàng cúi xuống uống nước nên anh ta đã bị trượt chân té xuống hồ. Người bạn kia thấy vậy vội vã chạy đến cứu. Sau khi hoàn hồn thoát chết, người được cứu dùng dao khắc lên một phiến đá gần đó: "Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu sống tôi" Người bạn kia ngạc nhiên hỏi: “Tại sao lúc nãy tôi đánh cậu, cậu viết lên cát; còn bây giờ lại khắc lên đá?” Người bạn vừa được cứu mỉm cười nói: “Khi ai đó làm đau chúng ta, chúng ta nên viết lên cát - nơi gió có thể xoá đi dễ dàng. Nhưng khi được ai đó cứu giúp, chúng ta phải khắc sâu vào đá - nơi không ngọn gió nào có thể xoá mờ được”. Vậy đó, bạn hãy học cách viết nỗi đau trên cát, khắc niềm vui lên đá. Và trên hết, hãy học cách vị tha và bày tỏ lòng biết ơn bạn nhé! Theo Bóng mát tâm hồn Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi 1; 2; 3; 4; 7; 8; 9; 10 và làm bài tập theo yêu cầu dưới đây: Câu 1: Khi bị người bạn đánh, người đó đã làm gì ? A. Viết nỗi đau lên cát B. Bực tức và tuyệt vọng. C. Lập tức quay trở về nhà. Câu 2: Tại sao người bạn bị đánh lại viết sự việc lên cát? A. Để nhắc nhở mình. B. Ghi nhớ để trả thù.
- C. Để những cơn gió của sự tha thứ cuốn bay đi. Câu 3: Khi được bạn cứu, tại sao người đó lại viết sự việc lên đá ? A. Để đánh dấu nơi mình được cứu. B. Để khắc ghi những điều tốt đẹp ta đã nhận được từ người khác. C. Để mọi người đều biết việc tốt đó. Câu 4: Khi thấy bạn viết sự việc lên đá, người kia đã có thái độ gì? A. Ngạc nhiên B. Vui mừng C. Tức giận Câu 5: Qua câu chuyện Cát và Đá em rút ra được bài học như thế nào về tình bạn? Câu 6: Các vế trong câu ghép “Họ cứ đi mãi, đi mãi rồi họ bắt đầu tranh cãi với nhau.” được nối với nhau bằng cách nảo: A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). B. Nối bằng một quan hệ từ C. Nối bằng cặp quan hệ từ Câu 7: Trong các dòng sau, dòng nào chỉ có các động từ ? A. đau đớn, viết, khắc, niềm vui,cơn gió. B. dạo bước, đi, tranh cãi, vẽ tranh, suy nghĩ. C. dạo bước, đi, sa mạc, tranh cãi, nói chuyện. Câu 8: Trong bài, dấu hai chấm kết hợp với dấu ngoặc kép có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận đằng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Báo hiệu bộ phận đằng sau là các ý liệt kê các sự việc. Câu 9: “Vậy đó, bạn hãy học cách viết nỗi đau trên cát, khắc niềm vui lên đá. Và trên hết, hãy học cách vị tha và bày tỏ lòng biết ơn bạn nhé! ”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ? A. Dùng từ ngữ nối và lặp từ. B. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ . C. Dùng từ ngữ nối Câu 10: Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ Tuy nhưng PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ®iÓm) 1. Chính tả (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn từ : “Một ngày mới bắt đầu đến Thành phố bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương” trong bài : Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh (SGK Tiếng Việt 5 - Tập II - Trang 132) 2. Tập làm văn (6 điểm): Học sinh lựa chọn làm 1 trong 2 đề : Đề số 1: Hãy tả một cảnh đẹp ở làng quê đã để lại ấn tượng cho em. Đề số 2: Tả lại một người mà em yêu quý.