Đề kiểm tra Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 10 trang Hùng Thuận 25/05/2022 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. MA TRẬN NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT –HỌC KÌ I Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 4 2 1 văn bản Số điểm 1 đ 1 đ 1 đ 1 đ 2 đ 2đ Kiến thức Số câu 1 1 1 1 2 2 2 tiếng Việt Số điểm 0,5 đ 0,5 đ 1 đ 1 đ 1 đ 2 đ Tổng số câu 03 03 02 01 6 4 Tổng số 03 03 02 02 10 Tổng số điểm 1,5đ 1,5 đ 2đ 2 đ 7 đ MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT –HỌC KÌ I Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 4 2 1 văn bản Câu số 1,2 3,4 5 6 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 2 2 2 tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Tổng số câu 03 03 02 01 6 4 Tổng số câu 03 03 02 02 10
  2. PHÒNG GD&ĐT BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Trường Tiểu học MÔN TIẾNG VIỆT- BÀI ĐỌC 5 ( Thời gian học sinh làm bài 50 phút) Họ và tên: Lớp 5 Điểm bài kiểm Nhận xét bài kiểm tra Họ và tên GV chấm tra SỐ CHỮ Về kiến thức: Về kĩ năng: A – Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) ( Bài đọc in trên tờ đề riêng) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) ( Thời gian 35 phút) Đọc đoạn văn dưới đây . Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi và bài tập sau : Những con chim pít báo hiệu mùa màng từ miền xa lại bay về. Ngoài nương rẫy, lúa đã chín vàng rực. Mỗi buổi sớm các cô gái đi ra nương, gấu váy cũng như hai ống tay áo dính đầy cỏ may và ướt đẫm sương. Các cô đi chung quanh từng gốc rạ bị đốt chỉ còn trơ lớp than đen, bàn tay thoăn thoắt cắt từng bông lúa nặng trĩu hạt lắt lẻo trên cái thân rạ khô xác. Lúa cắt bằng dao hoặc thanh nứa cật rất sắc được chất vào gùi đèo trên lưng, đem về xếp đầy bốn góc chòi. Chiếc bàn đập lúa làm bằng một thân cây gỗ đã bóc hết vỏ. Người già, trẻ con, đông nhất là trai gái trong bản xúm lại mỗi đêm đập lúa ở từng chòi canh của từng nhà. Những bông lúa đã tróc hết hạt được nhô ra khỏi răng chiếc kẹp làm bằng hai thanh gỗ. Bó rơm được tung lên cao về phía sau rơi xuống giữa những đống lửa cháy bập bùng hai bên góc chòi. Theo Nguyễn Minh Châu Câu 1:(0,5điểm) Bài văn miêu tả cảnh gì? A.Cảnh gặt lúa B. Cảnh trồng lúa. C. Cảnh cánh đồng lúa chín. Câu 2 ( 0,5 điểm): Cảnh được miêu tả nằm ở vùng đất nào của nước ta? A. Vùng đồng bằng B. Vùng núi cao C. Vùng ven biển Câu 3 (0,5 điểm) Ý nào diễn tả cảnh thu hoạch lúa rất riêng của vùng đất này A. Các cô đi chung quanh từng gốc rạ bị đốt chỉ còn trơ lớp than đen. B. Bàn tay thoăn thoắt cắt từng bông lúa nặng trĩu hạt. C. Lúa cắt bằng dao hoặc thanh nứa cật rất sắc. Câu 4: (0,5điểm) : Bà con nơi đây tuốt lúa bằng cách nào
  3. A. Dùng máy tuốt lúa. B Dùng chân vò lúa. C. Đập lúa vào thân cây gỗ đã bóc hết vỏ. Câu 5( 1 điểm) Viết tiếp vào chỗ chấm để có ý miêu tả đúng . - Lúa đã - Từng bông lúa - Những bông lúa Câu 6(1điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn ? Câu 7 (0, 5 điểm): Từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ " ướt đẫm " lần lượt là : A. Ướt; ẩm ướt B. Ướt át ; khô hạn C. Xơ xác ;nứt nẻ Câu 8( 0,5 điểm): Trong câu : “Mỗi buổi sớm các cô gái đi ra nương, gấu váy cũng như hai ống tay áo dính đầy cỏ may và ướt đẫm sương.” Từ “tay ” là từ nhiều nghĩa hay đồng âm? A. Đồng âm C. Nhiều nghĩa Câu 9: (1 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn sau : Ngoài nương rẫy, lúa đã chín vàng rực. Trạng ngữ : Chủ ngữ: Vị ngữ: . Câu 10 (1điểm): Em hãy viết 3 câu tả lại cách gặt lúa của người dân ở quê em ? PHỤ HUYNH( Kí và ghi rõ họ tên):
  4. PHÒNG GD&ĐT BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Trường Tiểu học MÔN TIẾNG VIỆT- BÀI ĐỌC TO- LỚP 5 ( Thời gian học sinh làm bài 55 phút) CON ĐƯỜNG LÀNG EM Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác. Bắt đầu từ đó đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng bàn nước xếp hàng tư lát dọc,nhiều chỗ lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường nhà cửa san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất, nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “bàn cờ tướng” đúng là cống nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia là phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc, đó chính là lối đi vào nhà em. Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng côm cốp trên mặt đường. xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt ngang qua làng em. Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy. Theo Hồng Lan
  5. PHÒNG GD&ĐT BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Trường Tiểu học MÔN TIẾNG VIỆT- BÀI VIẾT 5 ( Thời gian học sinh làm bài 55 phút) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài : QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA Từ lâu, Trường Sa đã là mảnh đất gần gũi với ông cha ta. Đảo Nam Yết và Sơn Ca có giống dừa đá, trái nhỏ nhưng dày cùi, cây lực lưỡng, cao vút. Trên đảo còn có những cây bàng, quả vuông bốn cạnh, bằng nửa chiếc vi đông, nặng bốn năm lạng, khi chín, vỏ ngả màu da cam. Gốc bàng to, đường kính chừng hai mét, xòe một tán lá rộng. Tán bàng là những cái nón che mát cho những hòn đảo nhiều nắng này. Bàng và dừa đều đã cao tuổi, người lên đảo trồng cây chắc chắn phải từ rất xa xưa. Hà Đình Cẩn 2. Tập làm văn( 8 điểm) : (35 phút) Đề bài: Em hãy tả lại một cảnh đẹp trên quê hương em./.
  6. PHÒNG GD&ĐT BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022 Trường Tiểu học MÔN TIẾNG VIỆT- BÀI VIẾT ( Thời gian học sinh làm bài 55 phút) Họ và tên: Lớp Điểm bài kiểm tra Nhận xét bài kiểm tra Họ và tên GV chấm SỐ CHỮ Về kiến thức: Về kĩ năng:
  7. ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM Môn: Tiếng việt 5 A .Kiểm tra đọc: (10 điểm ) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu , giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) b. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) c. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 7 8 Ý A B C C B B đúng 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Điểm điểm điểm điểm điểm điểm điểm Câu 5: (1 điểm ) : Học sinh nêu được: - Lúa đã chín vàng rực. - Từng bông lúa nặng trĩu hạt lắt lẻo trên cái thân rạ khô xác. - Những bông lúa đã tróc hết hạt được nhô ra khỏi răng chiếc kẹp làm bằng hai thanh gỗ Câu 6:(1 điểm): Đoạn văn miêu tả cảnh thu hoạch lúa rất riêng của bà con vùng núi. Đó là những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm của bà con nơi đây. Câu 9: (1điểm) TN : Ngoài nương rẫy CN : lúa VN : đã chín vàng rực. Câu 10: (1điểm)- Học sinh viết được một đoạn văn ít nhất là 3 câu đảm bảo các yêu cầu trên . Ví dụ: Người dân quê em thường gặt lúa bằng liềm . Họ cúi lom khom, tay trái nâng từng bông lúa, tay phải cầm liềm cắt lúa xoèn xoẹt, từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Lúa cắt xong được xếp ngay ngắn thành từng đống rất gọn gàng. B. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (20 phút) - Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch đẹp: 1điểm - Viết đúng chính tả ( sai 5 lỗi trừ 1 điểm) 2. Tập làm văn( 8 điểm) : Đánh giá, cho điểm 1. Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 - 8 điểm:
  8. + Học sinh viết được một bài văn thể loại tả ảnh (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài. * Thân bài phải tả được từng bộ phận của cảnh theo trình tự không gian hoặc tả sự thay đổi của cảnh theo trình tự thời gian. - Phần tả chi tiết phải biết chọn lọc các từ ngữ để tả vẻ đẹp tiêu biểu của cảnh . Chẳng hạn tả vẻ đẹp của dòng sông theo trình tự thời gian : sáng, trưa, chiều, tối hay mực nước lên xuống theo mùa; kết hợp tả sự gắn bó giữa dòng sông với người dân quê em Hay tả vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín tập trung miêu tả đặc điểm của lá lúa, thân cây lúa, bông lúa, hạt lúa, hương thơm của lúa + Kĩ năng lập ý, sắp xếp ý, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, đặt câu, liên kết câu, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. * Bài viết có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong miêu tả. Tránh viết lan man lạc sang văn kể. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. 2 . Bài đạt 5-6 điểm: Bài viết không đạt đủ các yêu cầu trên. Bài viết phải có đủ bố cục 3 phân. Có thể mắc từ 4-5 lỗi chính tả; 3-4 lỗi dùng từ đặt câu 3. Bài đạt 3-4 điểm : Bài viết còn sơ sài, thiên về kể nhiều hơn tả. Có đủ bố cục song cách dùng từ đặt câu chưa hay. - Bài viết có thể mắc từ 5 lỗi chính tả trở lên, còn mắc trên 5 lỗi về cách dùng từ đặt câu. 4. Bài đạt dưới 3 điểm: Bài viết còn sơ sài hoặc bố cục chưa đầy đủ. -Bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu chưa sát. Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. Hướng dẫn chấm chi tiết: Mức điểm TT Điểm thành phần 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài(1đ) 2a Thân bài Nội dung (4 điểm) ( 1,5 điểm) 2b Kĩ năng (1,5 điểm) 2c Cảm xúc (1 điểm) 3 Kết bài ( 1 điểm) 4 Chữ viết, chính tả/0,5điểm 5 Dùng từ , đặt câu/0,5điểm 6 Sáng tạo(1 điểm)