Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 2 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Có đáp án)
- Trường Tiểu học Võ Thị Sáu KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên HS: MÔN : TOÁN Lớp: Năm Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian phát Ngày kiểm tra: / 3 / 2022 đề) Năm học: 2021 – 2022 Chữ ký Giám thị: Điểm Lời nhận xét Chữ ký Giám khảo ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: ( 3 đ) Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng a) Công thức tính diện tích hình tam giác là : Mức 1 A. a : h x 2 B. a x h C. a x h : 2 D. a : 2 b) Đơn vị nào dùng để đo thể tích ? Mức 1 A. Tấn B. Xăng-ti-mét khối C. Xăng-ti-mét D. Giây c) Công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật là : Mức 1 A. (a + b) x 2 x c B. a x a x a C. a x b x c D. a x b x 2 d) Một hình lập phương có cạnh là 3cm. Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là : Mức 2 A. 36 cm B. 36 cm2 C. 54 cm D. 54 cm2 e) Một hình tam giác có cạnh đáy là 7 cm, chiều cao bằng 5 cm. Diện tích hình tam giác đó là : Mức 2 A. 175 cm2 B. 17,5cm2 C. 1,75 cm2 D. 1750cm2 g) Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 216 cm 2. Độ dài cạnh của hình lập phương đó là : Mức 3 A. 6 cm B. 36 cm C. 10 cm D. 3 cm Bài 2 ( 2 điểm ) : Đặt tính rồi tính Mức 2 a) 789,15 + 58,4 b) 567,9 – 95,55 c) 3,45 x 6,7 d) 28,5 : 2,5 Bài 3 : ( 2 đ) Điền số thích hợp vào chỗ chấm Mức 2
- a) 3m3 78 dm3 = dm3 b) 5,14 m3 = .dm3 c) 450 000 cm3 = dm3 d) 78,5 dm3 = cm3 Bài 3 : ( 3đ) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính : a) Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật Mức 2 b) Thể tích của hình hộp chữ nhật Mức 2 c) Thể tích của hình lập phương Mức 3 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN TOÁN Câu 1: ( 3 đ) Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng a) Công thức tính diện tích hình tam giác là : C. a x h : 2 b) Đơn vị nào dùng để đo thể tích ? B. Xăng-ti-mét khối c) Công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật là C. a x b x c d) Một hình lập phương có cạnh là 3cm. Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là : D. 54 cm2 e) Một hình tam giác có cạnh đáy là 7 cm, chiều cao bằng 5 cm. Diện tích hình tam giác đó là : B. 17,5cm2 g) Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 216 cm 2. Độ dài cạnh của hình lập phương đó là A. 6 cm
- Bài 2 ( 2 điểm ) : Đặt tính rồi tính b) 789,15 + 58,4 b) 567,9 – 95,55 c) 3,45 x 6,7 d) 28,5 : 2,5 789,15 567,9 3,45 28,5 2,5 58,4 95,55 6,4 35 11,4 847 ,55 472,35 1380 100 2070 00 22,080 Bài 3 : ( 2 đ) Điền số thích hợp vào chỗ chấm ( Mỗi câu đúng 0,25 đ) a) 3m3 78 dm3 = 3078 dm3 b) 5,14 m3 = 5140 dm3 c) 450 000 cm3 = 450 dm3 d) 78,5 dm3 = 78 500 cm3 Bài 3 : ( 3đ) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 7cm và chiều cao 9cm. Một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của ba kích thước của hình hộp chữ nhật trên. Tính : a). Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. b). Thể tích của hình hộp chữ nhật. c). Thể tích của hình lập phương. Bài giải a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là : ( 8 + 7 ) x 2 x 9 = 270 ( cm2) 0,5 đ Diện tích hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật là : 8 x 7 x 2 = 112(cm2) 0,5 đ Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là : 270 + 112= 382 ( cm2) 0,5 đ b) Thể tích của hình hộp chữ nhật là : 8 x 7 x 9 = 504 ( cm3) 0,5 đ c) Cạnh của hình lập phương là : ( 8 + 7 + 9 ) : 3 = 8 ( cm) 0,5 đ Thể tích của hình lập phương là : 8 x 8 x 8 = 512 ( cm3) 0,5 đ Đáp số : a) 270 cm2 ; 382 cm2 b) 504 cm3
- c) 512 cm3 Trường Tiểu học Võ Thị Sáu KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên HS: MÔN : TIẾNG VIỆT ( đọc ) Lớp: Năm Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian phát Ngày kiểm tra: / / 2020 đề) Năm học: 2019 – 2020 Chữ ký Giám thị: Điểm Lời nhận xét Chữ ký Giám khảo A. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG : 2 điểm ( Học sinh đạt điểm) - Học sinh bốc thăm đọc một đoạn ở một bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Do giáo viên đã chuẩn bị trước ) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. - Giáo viên kết hợp kiểm tra đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở giữa học kì II ( tuần 28) B. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT : 7 điểm (Học sinh đạt điểm) Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm các bài tập . Phong cảnh đền Hùng Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt, xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.
- Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công đánh thắng giặc Ân xâm lược. trước mặt là Ngã ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương. Theo ĐOÀN MINH TUẤN Câu 1 : Đền thờ các vua Hùng được đặt ở tỉnh nào sau đây ? ( 0,5 đ) Mức 1 A. Bình Phước B. Thái Bình C. Phú Thọ D. Thái Nguyên Câu 2 : Trước đền Thượng có những khóm hoa nào ? ( 0,5 đ) Mức 1 A. Hoa cúc B. Hoa hồng C. Hoa Lan D. Hoa hải đường Câu 3 : Lăng của các vua Hùng nằm ở chỗ nào ? ( 0,5 đ) Mức 2 A. Nằm dưới gốc thông già B. Nằm kề bên đền Thượng C. Nằm dưới chân núi Nghĩa Lĩnh D. Nằm bên giếng Thiên Quang Câu 4 : Dòng nào sau đây nêu đúng các truyền thuyết được gợi nhắc trong bài văn ? ( 0,5 đ) Mức 2 A. Thánh Gióng, Sơn Tinh- Thủy Tinh, An Dương Vương B. Thánh Gióng, Con rồng cháu tiên, Sơn tinh – Thủy Tinh C. Sơn Tinh – Thủy Tinh, Hai Bà Trưng, An Dương Vương D. Bà Triệu, An Dương Vương, Thánh Gióng Câu 5 : Bài “ Phong cảnh đền Hùng” thuộc chủ điểm nào ? ( 0,5 đ) Mức 2 A. Việt Nam – Tổ quốc em B. Người công dân C. Nhớ nguồn D. Những chủ nhân tương lai Câu 6: Bài văn tả cảnh theo trình tự nào ? ( 0,75 đ) Mức 3 A. Trình tự thời gian ( sáng, trưa, chiều, tối ) B. Trình tự không gian ( từ trên xuống dưới) C. Trình tự không gian ( từ dưới lên trên ) D. Trình tự không gian ( từ ngoài vào trong) Câu 7 : Em hãy nêu ý nghĩa của ngày giỗ tổ Hùng Vương ( ngày 10 tháng 3 âm lịch) ? ( 0,75 đ) Mức 3
- Câu 8 : Hai vế câu trong câu ghép “ Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” nối với nhau theo cách nào ? ( 0,5 đ) Mức 1 A. Nối trực tiếp ( dùng dấu câu) B. Nối bằng từ có tác dụng nối C. Nối bằng một quan hệ từ D. Nối bằng một cặp quan hệ từ Câu 9 : Hai câu “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi nghĩa Lĩnh. Trước Đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ”.Câu văn sau ( in đậm) liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào ? ( 0,5 đ) Mức 2 A. Dùng từ đồng nghĩa để thay thế B. Dùng đại từ để thay thế C. Lặp lại từ ( đó là từ .) D. Dùng từ nối ( đó là từ .) Câu 10: Em hãy phân tích cấu tạo của câu ghép sau : ( xác định vế câu, tìm chủ ngữ và vị ngữ trong từng vế câu ) 1đ ) Mức 3 “ Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” Câu 11 : a) Viết câu ghép theo cấu trúc sau : C-V còn C-V . b) Nếu được đến thăm đền Hùng em sẽ làm gì ? Hãy viết một câu ghép hai vế câu thể hiện mối quan hệ điều kiện - kết quả để nói về điều đó. ( 1đ) Mức 4 .
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT I. MỤC TIÊU : - Nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh. ( tốc độ viết, nét chữ, cỡ chữ, trình bày, viết đúng chính tả) - Kiểm tra kĩ năng viết văn bản của học sinh ( việc dùng từ, diễn đạt câu, trình bày bài văn ) II. ĐỀ KIỂM TRA : A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn trong bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần, sàng thành gạo. Người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Theo MINH NHƯƠNG B. Tập làm văn : Đề bài : Em hãy kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe. CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM A. Phần đọc thành tiếng : 3 điểm - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc đô đạt yêu cầu ( Khoảng 115 tiếng/ phút) , giọng đọc có biểu cảm : 1điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các các cụm từ rõ nghĩa ; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm B. Phần đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt : 7 điễm
- Câu 1 : ( 0,5 đ) đáp án C Câu 2: ( 0,5 đ) đáp án D Câu 3 : ( 0,5 đ) đáp án B Câu 4: ( 0,5 đ)A Câu 5 : ( 0,5 đ)C Câu 6 : ( 0,75đ) B Câu 7: ( 0,75 đ) - Hàng năm nước ta tổ chức ngày giỗ tổ Hùng Vương để tỏ lòng thành kính thiêng liêng với tổ tiên - Vì các vua Hùng đã có công dựng nước và được coi là tổ tiên của người Việt Nam nên chúng ta tổ chức ngày Giỗ tổ để tưởng nhớ các vua Hùng. Tùy theo câu trả lời của HS, GV linh hoạt cho điểm theo các mức 0 ; 0,25 ; 0,5 ; 0,75 đ Câu 8 : ( 0,5 đ) Đáp án A Câu 9 : ( 0,5 đ) Đáp án C : Lặp lại từ ( đó là từ đền ) Câu 10 : ( 1 đ) “ Trước đền, những khóm hải đường / đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều CN VN CN màu sắc / bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” VN Câu 11 : a) Ví dụ: Em thích học võ còn anh hai thích học đàn. b) Tùy theo mức độ chính xác theo yêu cầu mà Gv cho điểm theo các mức 0,25 ; 0,5 VD : - Nếu được đến thăm đền Hùng thì chúng em sẽ không nghịch phá các hiện vật. - Nếu được đến tăm đền Hùng chúng em sẽ giữ trật tự. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHI TIẾT A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm - Tốc độ đạt yêu cầu ( Khoảng 100 chữ/ 15 phút) ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ) : 1 điểm B. Tập làm văn : 1. Mở bài : Giới thiệu được câu chuyện sẽ kể : 1 điểm 2. Thân bài : a. Nội dung : kể lại được đầy đủ diễn biến của câu chuyện : 1,5 điểm b. Kĩ năng : Có kĩ năng kể chuyện rõ ràng, mạch lạc : 1,5 điểm c. Cảm xúc : Nêu được cảm xúc của mình với nhân vật trong câu chuyện : 1 điểm 3. Kết bài : Kể lại được phần kết thúc của câu chuyện và nêu được ý nghĩa của câu chuyện đó : 1 điểm 4. Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả : 0,5 điểm
- 5. Biết dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, mạch lạc, rõ ý : 0,5 đ 6. Có sáng tạo trong cách kể : 1 điểm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu KIỂM TRA CUỐI GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên HS: MÔN: Tiếng Việt ( viết) Lớp: Năm Thời gian: 20 phút ( không kể thời gian phát Ngày kiểm tra: / / 2020 đề) Năm học: 2019 – 2020 Chữ ký Giám thị: Điểm Lời nhận xét Chữ ký Giám khảo 1/ Chính tả (Nghe – viết) : 2 điểm
- Trường Tiểu học Võ Thị Sáu KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên HS: MÔN: Tiếng Việt ( viết) Lớp: Năm Thời gian: 40 phút ( không kể thời gian phát Ngày kiểm tra: / / 2020 đề) Năm học: 2019 – 2020 Chữ ký Giám thị: Điểm Lời nhận xét Chữ ký Giám khảo B. Tập làm văn : Đề bài : Hãy kể một câu chuyện mà em đã được đọc