Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 2

doc 2 trang Hùng Thuận 5571
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_hoa_hoc_lop_12_de_so_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Giữa học kì 1 môn Hóa học Lớp 12 - Đề số 2

  1. KIỂM TRA GIỮA KÌ I HÓA 12 (ĐỀ SỐ 2) Câu 1: Chất thuộc loại đisaccarit là A. saccarozơ. B. fructozơ C. xenlulozơ. D. glucozơ. Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng công hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni B. Các chất béo thường tan trong nước và nặng hơn nước C. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo D. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm Câu 3: Hãy chỉ ra điều sai trong các điều sau? A. Các amin đều có tính bazơ B. Amin tác dụng với axit cho ra muối C. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính Câu 4: Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là: A. 44,00 gam. B. 11,15 gam C. 43,00 gam. D. 11,05 gam. Câu 5: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là: A. propyl axetat B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl axetat. Câu 6: Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino? A. Axit Glutamic. B. Valin. C. Lysin. D. Alanin. Câu 7: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ là 1620 000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là A. 9000 B. 10000 C. 8000 D. 7000 Câu 8: Cho các phát biểu sau: (a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. (b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. (c) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α–1,4–glicozit. (d) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. (e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 2. B. 1 C. 4. D. 3. Câu 9: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H5O2(OH)3]n. C. [C6H8O2(OH)3]n. D. [C6H7O3(OH)3]n. Câu 10: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y: Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên? H+, t0 A. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O B. H2NCH2COOH + NaOH H2NCH2COONa + H2O C. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O D. CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O Câu 11: Saccarozơ và glucozơ đều có: A. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng. B. Phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit. C. Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam. D. Phản ứng với dung dịch NaCl. Câu 12: Amin nào dưới đây là amin bậc 2? A. CH3-N(CH3)-CH2-CH3 B. CH3-CH(NH2)-CH3 C. CH3-CH2NH2 D. CH3-NH-CH3 Câu 13: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là: A. 2. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 14: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2 NCH2 COOH, vừa tác dụng được với CH3 NH2 ? A. CH3OH. B. NaCl. C. HCl D. NaOH. Câu 15: Alanin có công thức là A. H2N-CH2-COOH B. C6H5-NH2. C. CH3-CH(NH2)-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH Câu 16: Thuốc thử phân biệt glucozơ với fructozơ là A. [Ag(NH3)2]OH. B. H2. C. dung dịch Br2. D. Cu(OH)2. Câu 17: Xà phòng hóa CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối có công thức là A. HCOONa B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C2H5ONa. Câu 18: Alanin có thể phản ứng được với bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây: Ba(OH)2 ; CH3OH ; H2N-CH2-COOH ; HCl ; Cu ; Na2SO4 ; H2SO4. Trang 1/2 - Mã đề thi 485
  2. A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 19: Cho các chất sắp theo chiều tăng phân tử khối CH 3NH2, C2H5NH2, CH3CH2CH2NH2. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. t0 sôi giảm dần, độ tan trong nước tăng dần B. t0 sôi, độ tan trong nước đều giảm dần C. t0 sôi, độ tan trong nước đều tăng dần D. t0 sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần Câu 20: Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất ? A. CH3NH2 B. (CH3)2NH C. C6H5NH2 D. NH3 Câu 21: Công thức phân tử của este no đơn chức,mach hở là ? A. CnH2nO2 B. CnH2nO C. CnH2n+2O2 D. CnH2n-2O2 Câu 22: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo? A. CH3COOCH2C6H5. B. (C17H33COO)2C2H4. C. C15H31COOCH3 D. (C17H35COO)3C3H5. Câu 23: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng T Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam Z Nước brom Kết tủa trắng X, Y, Z, T lần lượt là: A. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. B. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin. C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin. Câu 24: Để chứng minh trong phân tử glucôzơ có nhiều nhóm OH ở vị trí kề nhau, người ta cho dd glucôzơ phản ứng với: 0 A. Natri hydroxit. B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. C. H2 (xt: Ni; t ). D. AgNO3/NH3đun nóng Câu 25: Chất nào sau đây không tan trong nước? A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ. Câu 26: Chất nào sau đây có thành phần chính là trieste của glixerol với axit béo? A. mỡ bò. B. tơ tằm. C. bột gạo. D. sợi bông. Câu 27: Lên men hoàn toàn 27 gam glucozơ. Khối lượng ancol etylic thu được là A. 6,9 gam. B. 13,8 gam. C. 9,2 gam. D. 4,6 gam. Câu 28: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là A. đường phèn. B. mật ong. C. đường kính. D. mật mía II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29: Từ 972 kg tinh bột có thể điều chế được bao nhiêu lít rượu etylic 40 0? Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml, Hiệu suất cả quá trình đạt 60%. Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam một amin no, đơn chức X phải dùng hết 16,8 lit oxi (đktc). Công thức của X là Trang 2/2 - Mã đề thi 485