Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Cát Thắng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Cát Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Cát Thắng (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. KHỐI LỚP 5 Môn: Tiếng Việt. Năm học: 2020-2021 ST Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Chủ đề Mạch kiến thức, kĩ năng Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL - Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Số câu 1 1 2 04 Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học. Số Kiến - Nhận biết được cách nối các vế câu 0,5 0,5 2 3 thức ghép, các kiểu liên kết trong bài. Xác định điểm 1 tiếng được các vế trong câu ghép, xác định Việt : đúng câu trúc câu. - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng Câu số 4 5 9;10 biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh và nhân hóa để viết được câu văn hay. -Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. Số câu 2 1 1 1 1 06 - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. Đọc hiểu -Giải thích được chi tiết trong bài bằng Số 2 văn bản: suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ 1 0,5 1,0 0,5 1,0 4 bài đọc. điểm -Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Câu số 1;2 6 3 7 8 Số câu 2 1 2 1 1 2 1 10 Tổng Số 1,0 0,5 0,5 0,5 2 1,0 7 điểm 1,5
- Trường: Tiểu học Cát Thắng KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên học sinh: Môn: Tiếng Việt Lớp: 5A . . . . . . . Thời gian : 35 phút ( Không kể thời gian phát đề ) Điểm Nhận xét của giáo viên 1/ Đọc bài văn sau và hoàn thành các bài tập MÙA NƯỚC NGẬP Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội như những nơi khác. Nước mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần. Ngồi trên nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. Không phải ai cũng làm nổi nhà sàn. Có những nhà nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao lấy đất đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho nước đừng tràn về. Nhưng cũng có nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà quá mặt nước. Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lúc nước còn thấp, người ta lấy gạch đặt lên nhà, bước lên đó khỏi bị dơ, bị ướt chân. Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà. (Theo Những tấm lòng cao cả) * Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất Câu 1: (0,5 điểm) Nước ngập có điểm gì khác với nước lũ? A. Dòng nước đổ một chiều. B. Nước cuồn cuộn đầy bờ. C. Nước tràn qua bờ sông. D. Nước dâng lên một cách hiền hoà, không dữ dội. Câu 2: ( 0,5 điểm) Nước từ dòng Cửu Long no đầy chảy đi những nơi nào ? A. Nước tràn qua bờ sông. B. Tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, qua con đường đá. C. Nước chảy ra biển. D. Nước chảy vào hồ ao. Câu 3: (1 điểm) Vì sao nước ngập trong dần? A. Vì ngày càng có thêm nhiều nước mưa trong hoà vào. B. Vì đồng ruộng, vườn tược biết giữ lại hạt phù sa trong nước. C. Vì từng đàn cá ăn hết những hạt phù sa trong nước. D. Vì con người lọc nước cho trong để dễ sử dụng. Câu 4: (0,5 điểm) Từ trái nghĩa với từ “xuôi” trong câu “Từng đàn cá mẹ xuôi theo nước” là: A. ngược. B. may mắn. C. hên D. trôi Câu 5: (0,5 điểm) Từ nhà không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại là: A. Nhà sàn B. Nhà lá C. Nhà nghèo D. Nhà gỗ
- * Viết câu trả lời phù hợp Câu 6: (0,5 điểm) Những gia đình không đủ gỗ để làm nhà sàn họ làm cách nào để nước không tràn vào nhà? Câu 7:(0,5điểm) Những nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà quá mặt nước thì họ sẽ như thế nào ? Câu 8 (1,0 điểm) Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của những người dân vùng nước ngập? Câu 9 (1 điểm) Đặt 2 câu phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lưỡi. Câu 10 (1 điểm) Tìm 1cặp từ trái nghĩa tả dáng người và đặt câu với cặp từ đó. ===
- TRƯỜNG TIỂU HỌC CÁT THẮNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021 Họ và tên học sinh : Môn: Tiếng Việt Thời gian: 40 phút Lớp: 5 (không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên II.Phần viết : 1 . Chính tả : (2 điểm) (Nghe – viết) 2.Tập làm văn : (8 điểm) Tả cảnh một dòng sông (hoặc một con kênh, một hồ nước) ở địa phương em hoặc nơi em đã từng đến Bài làm
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: Tiếng Việt- LỚP 5- Năm học: 2020-2021 A/ PHẦN I I/Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt * Khoanh vào các câu đúng câu 1; 2; 4; 5 được 0,5 điểm, câu 3 được 1 điểm Đáp án như sau: Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 D B B A C Câu 6 : (0,5 điểm) Trả lời đúng ý được 0,5 điểm . Đáp án: Những gia đình không đủ gỗ làm nhà sàn để nước không tràn vào nhà họ phải đào mương, đào ao lấy đất đắp nền, nền phải cao, thật cao, cho nước đừng tràn về. Câu 7: (0,5 điểm) Trả lời đúng được 0,5 điểm. Đáp án: Những nhà không đủ đất đắp một cái nền nhà quá mặt nước thì nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lúc nước còn thấp, người ta lấy gạch đặt lên nhà, bước lên đó khỏi bị dơ, bị ướt chân. Ngủ một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi; ngồi trên giường, thấy cả những con cá lòng tong, con cá he vàng đang nhởn nhơ trong nhà. Câu 8: (1,0 điểm) Trả lời theo suy nghĩ có sáng tạo, có cảm xúc được 1,0 điểm . Gợi ý: Cuộc sống của người dân vùng nước ngập vất vả nhưng họ có những cách ứng phó với nước ngập rất linh động và đáng yêu/ Cuộc sống của người dân vùng nước ngập tuy có bất tiện nhưng họ đã thích ứng và quen với nó./ ( HS có thể trả lời theo mọi khía cạnh khác nhưng phù hợp vẫn tính điểm) Câu 9 : (1 điểm) Đặt đúng mỗi câu được 0,5 điểm: + Nghĩa gốc : Em rất thích ăn lưỡi heo./ Bé lè chiếc lưỡi xinh xắn ra để trêu mọi người trong nhà. + Nghĩa chuyển: Bố em vừa mài lưỡi dao cho bén để thái thịt./ Mẹ vừa mua một cái lưỡi liềm. Câu 10 : (1điểm) Tìm đúng cặp từ được 0,5 điểm. Đặt câu đúng được 0,5 điểm. Gợi ý: + Cặp từ trái nghĩa Cao/ lùn; mập/ ốm; béo/ gầy + Các em đặt theo ý mình. II/ Đọc thành tiếng( 3 điểm ) Chọn đọc 1 đến 2 đoạn trong các bài sau và trả lời câu hỏi: 1. Thư gửi các học sinh Trang 4 SGK TV 5 Tập 1 2. Nghìn năm văn hiến Trang 15 SGK TV 5 Tập 1 3.Những con sếu bằng giấy Trang 36 SGK TV 5 Tập 1 4. Bài ca về trái đất HTL SGK TV 5 Tập 1 5. Một chuyên gia máy xúc Trang 45 SGK TV 5 Tập 1 6. Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai Trang 54 SGK TV 5 Tập 1 7. Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà HTL SGK TV 5 Tập 1 8. Những người bạn tốt Trang 64 SGK TV 5 Tập 1 9. Kì diệu rừng xanh Trang 75 SGK TV 5 Tập 1 10. Đất Cà Mau Trang 89 SGK TV 5 Tập 1 *Cách đánh giá, cho điểm : a)Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm b)Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm c)Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
- B/ PHẦN II 1.Kiểm tra viết chính tả: ( 2điểm): Chợ nổi Cà Mau Chợ lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ khẳm lừ, đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm. Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. *Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm d)Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm 2. Tập làm văn: (8 điểm) *Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): Mức điểm TT Điểm thành phần 1,5 1 0,5 0 1 Mở bài (1đ ) 2a Nội dung (1,5đ) Thân bài 2b Kĩ năng (1,5 đ) (4đ) 2c Cảm xúc (1đ) 3 Kết bài (1đ) 4 Chữ viết, chính tả (0,5 đ) 5 Dùng từ, đặt câu (0,5 đ) 6 Sáng tạo (1 đ) ===