Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)

docx 5 trang Hùng Thuận 25/05/2022 5570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tô Hiến Thành (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I T TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIẾN THÀNH MÔN: TIẾNG VIỆT o0o Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + phần B) Họ và tên: Lớp: . Đ Điểm đọc: Điểm viết: Giáo viên chấm Giáo viên coi thi Điểm chung: ( Họ tên, chữ kí) ( Họ tên, chữ kí) N Nhận xét . PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3điểm): 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bốc thăm để chọn bài đọc (do giáo viên chuẩn bị). 2. Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc đoạn văn (thơ) khoảng 140 tiếng trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 15 sách Tiếng Việt 5 và trả lời 1, 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm): Bông sen trong giếng ngọc Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường. Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ. Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên. Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước ) Theo Lâm Ngũ Đường
  2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi sau: Câu 1:(0,5 điểm) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? A. Là người có ngoại hình xấu xí. B. Là người rất thông minh. C. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh. D. Là người dũng cảm Câu 2:(0,5 điểm) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? A. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo B. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí C. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí. D. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? A. Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen. B. Vì bài phú “ Bông sen giếng ngọc ” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông. C. Vì bông hoa sen rất đẹp D.Vì hoa sen được nhiều người yêu thích. Câu 4: (0,5 điểm) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên ” A. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta. B. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất. C. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên. D. Vì ông được mọi người kính trọng. Câu 5: (0,5điểm) Em hãy tìm và viết lại 2 động từ và 2 tính từ trong bài “ Bông sen trong giếng ngọc” Động từ: . Tính từ:: Câu 6:(1 điểm) Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau: " Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ " Trạng ngữ : Chủ ngữ : Vị ngữ:
  3. Câu 7: (1điểm) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi? Câu 8: (0,5 điểm) Dòng nào dưới đây thích hợp nhất để giải nghĩa từ “Hạnh phúc” A. Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên. B. Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. C. Cảm giác vui khi có được một thứ gì đó mình muốn. D. Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc. Câu 9: (1 điểm) Em hãy viết một câu ca ngợi Mạc Đĩnh Chi có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản. Câu 10. (1 điểm) .Trong lớp em mới có một bạn mới chuyển trường về, bạn ấy học rất tốt nhưng lại có nhà rất nghèo, các bạn trong lớp rủ nhau không chơi với bạn ấy, nếu là em thì em sẽ làm gì? Vì sao em làm vậy? PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I/ Chính tả (nghe viết) (4 điểm) Cuộc phiêu lưu của những giọt nước II/ Tập làm văn (6 điểm): Tả một người mà em yêu quý nhất.
  4. ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I - Năm học 2021 – 2022 Môn: Tiếng Việt PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 8 Đáp án đúng B C B C B Câu 5: Học sinh ghi đúng động từ, tính từ giáo viên ghi điểm (0,5 điểm) Câu 6: Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. (1 điểm) TN CN VN Câu 7 : HS nêu được suy nghĩ về nhân vật 1đ Ví dụ: Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ. Người có đức có tài hết lòng vì đất nước thì sẽ được nể trọng và ngưỡng mộ. Tuy ngoại hình xấu xí hay hoàn cảnh gia đình không khá giả nhưng vẫn phải chăm chỉ học tập. Câu 9.(1đ) Tùy bài làm của hs nhưng phải đạt yêu cầu sau : - Câu đủ thành phần, viết hoa đầu câu, chấm cuối câu, có sử dụng cặp quan hệ từ (1đ). - Trường hợp đầu câu không viết hoa và cuối câu không có dấu chấm (-0,25đ). - Trường hợp viết đúng câu nhưng sai nội dung (-0,5đ) - Trường hợp viết đúng nội dung nhưng chỉ sử dụng 1 quan hệ từ (-0,25đ) Câu 10: HS nêu được 2 ý sau: Ý 1: Nêu được việc mình nên làm đối với bạn Ý 2:Giải thích phù hợp. VD: - Dù bạn ấy nhà nghèo nhưng bạn ấy chăm học - Không nên đánh giá một người khác qua hoàn cảnh nhà nghèo. - Bạn ấy xứng đáng được mọi người quan tâm vì bạn ấy là nguời mới chuyển đến lớp. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả:(4 điểm) Cuộc phiêu lưu của những giọt nước Mùa hạ mới là cao trào của sự ồn ào, náo nức. Những cơn mưa rào là nét đẹp riêng của mùa hạ. Chúng tớ rào rào đổ xuống để xua tan đi sự bức bối, Chúng tớ rơi xuống như trút nước để cuốn đi những lớp bụi khô nóng. Những hàng cây nhờ chúng tớ mà được tắm gội sạch sẽ, trở nên xanh mướt. Những con sông qua
  5. mùa cạn, nước dâng cao. Cùng giúp sức với chúng tớ là những tia chớp sáng loáng, rạch ngang cả bầu trời, kèm theo là tiếng sấm đì đùng Nhưng chúng tớ đến rất nhanh, chỉ một chốc là ngớt. Khi chúng tớ tạnh hẳn thì bầu trời lại sáng và quang đãng. - HS viết tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, trình bày đúng qui định, viết sạch đẹp. (4đ) - Sai một lỗi chính tả trừ 0,25 đ - Sai cỡ chữ,( chữ ngả nghiêng không ngay ngắn; ) trừ 0,5 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) Đánh giá, cho điểm: Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 6 điểm: - Mở bài: Giới thiệu được người định tả. (0,5đ) - Thân bài: ( 5đ) + Tả được một số đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính cách của nhân vật (1đ) + Tả hoạt động: (2đ) . Tả nhân vật đang làm việc một cách chi tiết, cụ thể. (1đ) . Miêu tả được thái độ của nhân khi làm việc và khi kết thúc công việc làm nổi bật lên tính cách của nhân vật.(1đ) - Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm đối với nhân vật hoặc cảm nghĩ về công việc đang làm của nhân vật.( 0,5đ) Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.