Đề kiểm tra, đánh giá định kì bài 1 môn Ngữ văn Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

docx 4 trang Đào Yến 13/05/2024 2290
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra, đánh giá định kì bài 1 môn Ngữ văn Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_dinh_ki_bai_1_mon_ngu_van_lop_10_ket_no.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra, đánh giá định kì bài 1 môn Ngữ văn Lớp 10 (Kết nối tri thức và cuộc sống)

  1. KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 | BÀI 1 (Đề thi gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (7.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 1 Những bông lúa vàng mới cắt xong đều xếp rải rác từng hàng trên bờ ruộng, trong đám cỏ xanh mọc dầy. Mỗi khi gặt được vài lượm lúa người thợ hái ôm sát bó lúa thơm vào người, đem ra xếp vào chỗ lúa trước. Rồi họ lại trở vào ruộng, đứng theo hàng những người bạn gặt. Tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ. 5 Chăm chú vào công việc làm, Tân không để ý gì đến cảnh vật chung quanh. Chàng cũng không thấy mệt nữa, tuy ánh nắng chiếu trên lưng nóng rát, và mồ hôi từng giọt rỏ ở trên trán xuống. Tân chú ý đưa cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phản phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu. Tân lại cố hết sức gặt, chỉ lo không theo kịp hàng những người thợ khác. 10 Buổi sáng khi Tân ngỏ ý cầm hái xuống gặt, bọn thợ hái chàng mượn đã mấy hôm nay đều trông chàng mà cười. Một cô gái trong bọn, cặp mắt đen nhí nhảnh dưới vành khăn vuông che kín đầu, nói đùa: - Ông để mặc chúng tôi, bộ ông thế kia thì gặt được độ ba nẹn lúa. Mọi người vui vẻ cười làm Tân cũng cười theo. Người già nhất trong bọn, một ông cụ râu tóc đã bạc, nhưng da xém đen và khỏe mạnh, lẳng lặng đem 15 một cây hái ra mài trên bờ ruộng. Khi mọi người sửa soạn xong, ông cụ đưa cho Tân cây hái, lưỡi sáng loáng nói: - Lưỡi sắc thế này thì cắt cứ ngọt như cắt cỏ. Cắt được mấy lượm lúa, Tân thấy cánh tay mỏi rã rời. Chàng tưởng không thể nào gặt được nữa. Tuy vậy, cố hết sức chàng cũng chưa theo kịp bọn thợ gặt. Nhưng được vài bước, Tân lại phải dừng lại để thở. 20 Chàng nhận thấy cô gái ban nãy, tuy tay đưa hái thoăn thoắt nhưng vẫn để ý nhìn chàng. Còn ông cụ già cứ điềm đạm gặt, bên cạnh ông ta, những bông lúa đã xếp thành đống. Tân lại cúi xuống làm việc. Dần dần mềm dẻo, Tân thấy dễ chịu. Chàng luôn đưa lưỡi hái, vui vẻ khi thấy những bông lúa chắc, vàng ngả sát vào người. Tân thấy tâm hồn khoan khoái như không bận một ý nghĩ gì. Từ bờ ruộng đằng xa đi lại, một người đàn bà gánh hai gánh đầy. Ông cụ già thẳng người đứng lên nói 25 với các bạn gặt: - Thôi, hãy nghỉ tay ăn quà đi. Tân cũng ngừng tay lại. Chàng đương thích làm việc, nói: “Đã nghỉ rồi cơ à? Sao chóng thế”. Chàng quên rằng bọn thợ đã gặt luôn bốn giờ đồng hồ chưa nghỉ, họ làm việc từ buổi sáng sớm, trong lúc chàng còn ngủ. 30 Bọn thợ gặt tìm chỗ có bóng mát ở chân đồi nghỉ. Chung quanh đấy, ở các ruộng khác, những thợ hái cũng đều nghỉ cả, mỗi người chọn một chỗ dưới gốc cây, tay cầm bát cơm nếp ăn rất ngon lành. Đấy là bữa quà buổi trưa, vì sáng sớm trước khi ra đồng, người nào cũng ăn cơm cả rồi. Mấy người thợ Tân mượn nhìn chàng ra dáng cám ơn lắm vì Tân rộng rãi, bữa cơm sáng đã cho họ ăn một ít cá vụn mà em chàng mua của bọn đánh dậm. Đến lúc đổi đồng, chàng lại cho phép họ được đem lúa 35 đổi lấy một ít chả để ăn với xôi và bao diêm, gói thuốc cho mọi người. Bởi vậy, họ rất sung sướng vì ngày công tám xu của họ còn nguyên không phải tiêu dùng đến. Thấy Tân dễ dãi vui tính, họ cũng vui vẻ trò chuyện trước mặt chàng, không còn ngượng nghịu hay giữ gìn gì nữa. Ông cụ già gọi chàng đến bên cạnh mời hút thuốc lào và uống nước. Cụ rót trong cái vò sành ra một bát nước đỏ thẫm ra đưa cho Tân: 40 - Cậu thử uống bát nụ vối này mà xem. Không có thứ nước nào ngon hơn nữa. Thật đúng như vậy, Tân chưa uống bát nước nào ngon hơn bát nước vối của ông cụ. Chàng nghĩ đến khi còn ở Hà Nội, uống rượu bia và nước chanh ngâm đá, nhưng chưa thấy bao giờ khoan khoái như bây giờ. Trang 1/4
  2. Ăn xong, trên ven đồi, bọn thợ gặt nằm dài trên cỏ ngủ. Các thợ đàn bà họp nhau lại một chỗ ăn trầu và nói chuyện mùa màng còn ông cụ thì loay hoay buộc lại mấy cái hái để dùng đến buổi gặt chiều. 45 Cánh đồng lúa chín lóe vàng dưới mặt trời buổi trưa. Từng chỗ, ở thửa ruộng nào đã gặt rồi, gốc rạ lấp lánh như dát bạc. Phía xa, làng mạc ở chân trời rung động trong ánh nắng. Tân nằm trên thảm cỏ, nhìn lên. Qua khe lá lung lay, chàng thấy trời xanh trong và mát. Mùi cỏ và mùi lúa thơm bốc lên xung quanh, Tân cảm thấy cái sung sương của một người làm xong công việc. Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh 50 chàng. Họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ. Tân cũng vậy, chàng biết rằng những bó lúa kia đem bán đi thì có lẽ không đủ tiền trả công người làm. Song những bông lúa ấy đối với Tân quý lắm và như có một ý nghĩa thiêng liêng, đấy là kết quả của cả một năm làm lụng khó nhọc và vất vả. 55 Tân nhìn xuống đồi, ngắm nghía những dải mây trắng lững thững ở phía xa. Từ khi trở về quê, chàng quen nhìn xét những đám mây mà trước kia ở tỉnh chàng không bao giờ để ý đến. Tân nhớ lại tất cả quãng đời niên thiếu của mình đã qua ở tỉnh thành. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi, cha mẹ chàng đã gởi chàng ở nhà ông chú làm việc trên Hà Nội. Nhà chàng cũng không lấy gì làm giàu có, nhưng cũng vào bậc nhất nhì trong làng. Quanh năm cày cấy mươi mẫu ruộng ở ven đồi và chăm bón mấy nương chè, sắn, cũng thừa đủ chi 60 dụng trong nhà. Cũng như tất cả những nhà giàu khác ở trong làng, cái hy vọng của cha mẹ Tân là cho chàng đi học để trở nên thầy thông hay thầy ký Mà lúc bấy giờ, chí nguyện của Tân cũng chỉ có thế, chàng hết sức chăm học nên năm mười tám tuổi đã đạt được cái hy vọng của gia đình. Tân mỉm cười khi nghỉ đến cái tâm trạng của mình lúc mơi đi làm; nghĩ đến cái anh chàng lúc nào cũng 65 ăn bận chải chuốt như một cô gái, lúc nào cũng nghĩ đến cái quan trọng của mình. Hình như mỗi cử chỉ của thầy ký trẻ tuổi đều có ảnh hưởng đến mọi người. Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không 70 có chỗ trọ, vì trong lúc ấy ở nhà quê có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, và giá thóc hơn, nên không có tiền gửi cho chàng. Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng? Thế là hôm sau, Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ dãi. Mới 75 đầu Tân cũng thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó, không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời, mà là những cái thừa. Sự cần dùng là ăn với mặc, chàng đã có đủ. Dần dần chàng mới thấy cái đời chàng sống trước ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. Chỉ việc có ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát trong những cuộc hành lạc để mua lấy cái chán nản về sau. 80 Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng. Tân không dửng dưng như trước với những cái chung quanh mình. Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống 85 Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm hái để trở về. Trên con đường vào làng, các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu. Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. “Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì,như cùng kính trọng cái thời khắc 90 của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người. Trang 2/4
  3. Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ, cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô 95 cùng. Mùi lúa thơm vương lại trong các bụi cây hòa lẫn với mùi đầm ấm của phân cỏ, bốc lên khắp cả. Về đến sân nhà, mọi người ăn xong lại bắt đầu làm việc. Đàn bà vừa đập lúa vừa hát, còn bọn thợ hái ngồi quây quần bên chiếc đèn con nói chuyện. Ai cũng cười đùa tự nhiên. Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày. Những lượm lúa vàng sẫm đem đến cho họ cái vui của ngày được mùa, cái hình ảnh của sự no ấm trong đời. Tân thấy mình cũng sung sướng như họ, chàng thấy tấm lòng mình rộng rãi ra, tâm hồn thân thiết, và 100 yêu mến với cả mọi người. Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới, Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên lặng. Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội 105 Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng (Truyện ngắn Những ngày mới, Thạch Lam) ► Dựa vào nội dung của văn bản, hãy lựa chọn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. 1. Văn bản trên sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận. B. Tự sự, miêu tả, biểu cảm. C. Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. D. Tự sự, miêu tả, nghị luận. 2. Phương án nào sau đây chỉ ra chính xác ngôi kể của văn bản? A. Ngôi thứ ba, người kể chuyện xưng “tôi”. B. Ngôi thứ nhất, người kể chuyện giấu mặt. C. Ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. D. Ngôi thứ ba, người kể chuyện giấu mặt. 3. Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Khung cảnh Tân say sưa, đắm mình trong công việc gặt lúa cùng với những người thợ gặt. B. Thời khắc những người thợ gặt trở về quây quần bên gia đình sau một ngày lao động vất vả. C. Miêu tả cảnh cắt lúa của Tân cùng những người thợ gặt và cảm xúc của Tân trước khung cảnh ngày mùa của làng quê cùng những ký ức của ngày tháng sống ở Hà Nội. D. Tân nhớ lại những khoảnh khắc sống ở Hà Nội khi có nạn kinh tế và cảm thấy tiếc khi hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. 4. Phương án nào chỉ ra chính xác đặc điểm giọng điệu kể chuyện trong văn bản trên? A. Giọng điệu khách quan, lạnh lùng, sắc sảo. B. Giọng điệu nhẹ nhàng, thiết tha, trìu mến, lãng mạn. C. Giọng điệu day dứt, dằn vặt, hối lỗi. D. Giọng điệu hối hận, ăn năn, mặc cảm. 5. Đáp án nào dưới đây thể hiện đầy đủ sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm của Tân sau khi quyết định chuyển về quê sống? A. Mới đầu ở quê Tân thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời. Sự cần dùng là ăn với mặc. Dần dần Tân mới thấy cuộc sống ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. B. Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. C. Tân không dửng dưng như trước với những cái chung quanh mình. Tâm hốn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. D. Cả ba đáp án trên. 6. “Tân chú ý đưa cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phản phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu.” Nhận xét nào sau đây là đúng với tâm trạng của nhân vật Tân? A. Tân đắm mình trong lao động dưới ánh nắng mặt trời nên chàng ngửi thấy mùi hương lúa chín. B. Tân hăng say lao động sản xuất, hứng thú khi khám phá ra mùi hương đặc biệt của lúa chín, gốc rạ quyện vào nhau. C. Tâm cảm thấy vui sướng khi cảm nhận được mùi hương đặc biệt của lúa chín và mùi rạ ướt mới cắt với chàng đó là thứ men say vô cùng đặc biệt của quê hương. Trang 3/4
  4. D. Tân hăng hái lao động, say sưa trong niềm vui, sự hân hoan khi tham gia vào quá trình lao động tại quê hương, mùi hương của lúa chín, của gốc rạ và của nắng vàng quyện vào nhau tạo nên một chất men say của cuộc sống thường nhật thấm đẫm trong từng bông lúa chín. 7. Chỉ ra tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau: “Tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bỏ ăn cỏ.” A. Nhấn mạnh âm thanh đặc trưng của mùa gặt, cho thấy được khung cảnh nhộn nhịp, sôi động, vội vã trên cánh đồng lúa chín. B. Chỉ ra trên cánh đồng ngoài những người thợ gặt còn có trâu bò đang ăn cỏ. C. Nhấn mạnh khung cảnh gặt lúa nhộn nhịp, vội vã, hăng say làm việc của những người thợ gặt. D. Nhấn mạnh âm thanh của tiếng hái đưa vào gốc lúa. ► Dựa vào nội dung của văn bản, hãy trả lời các câu hỏi sau. 8. Anh/Chị có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh của nhà văn Thạch Lam trong văn bản trên? 9. “Dần dần chàng mới thấy cái đời chàng sống trước ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. Chỉ việc có ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát trong những cuộc hành lạc để mua lấy cái chán nản về sau.” Cuộc sống của nhân vật Tân có hoàn toàn phức tạp và vô vị hay không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị. 10. Khi nghe có ai đó bỏ thành phố về quê sống, chúng ta dễ đưa ra nhận định: Đây là những người không có chí tiến thủ, an phận thủ thường. Phải chăng nhân vật Tân trong truyện ngắn “Những ngày mới” - Thạch Lam cũng là người như vậy? Hãy chia sẻ quan điểm của anh/chị về nhận định trên bằng một đoạn văn (khoảng 12-15 dòng). PHẦN II. VIẾT (3.0 điểm) Viết bài văn (tối thiểu 400 chữ) phân tích, đánh giá chủ đề và các nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn “Những ngày mới” - Thạch Lam. * HẾT * - Thí sinh không được sử dụng tài liệu - Trang 4/4