Đề kiểm tra cuối kì II lớp 11 - Môn: Lí

pdf 4 trang hoaithuong97 5460
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II lớp 11 - Môn: Lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_lop_11_mon_li.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II lớp 11 - Môn: Lí

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 GDTHPT NĂM HỌC: 2021-2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Vật Lý Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi gồm có 4 trang) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Mã đề: 115 Đề kiểm tra gồm 30 câu trắc nghiệm,từ câu 1 đến câu 30 Câu 1: Qua một lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía A. trên của lăng kính. B. đáy của lăng kính. C. cạnh của lăng kính. D. sau của lăng kính. Câu 2: Vật sáng nhỏ AB đặt vụông góc trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 15 cm cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tiêu cự của thấu kính là A. 18 cm. B. 24 cm. C. 63 cm. D. 30 cm. Câu 3: Một người mắt tốt quan sát trong trạng thái không điều tiết qua kính lúp thì có độ bội giác bằng 4. Độ tụ của kính này là A. 16 dp. B. 25 dp. C. 8 dp. D. 6,25 dp. Câu 4: Đặt vật AB trước thấu kính phân kỳ, ta được ảnh A’B’. Đưa vật ra xa thấu kính thêm 30cm thì ảnh dịch một đoạn 1cm. Ảnh trước cao gấp 1,2 lần sau. Tiêu cự của thấu kính là A. – 10 cm. B. – 20 cm. C. – 30 cm. D. – 40 cm. Câu 5: Đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f giữa vật sáng AB (cách thấu kính một khoảng d1)và một màn chắn (E) vuông góc với trục chính sao cho ảnh của AB hiện rõ trên màn và lớn gấp 2 lần vật. Để ảnh rõ nét của vật trên màn (E) lớn gấp 3 lần vật thì phải tăng khoảng cách giữa vật và màn thêm một đoạn a=10 cm. Giá trị của f + d1 bằng A. 12. B. 30. C. 18. D. 6. Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng về tiêu điểm chính của thấu kính? A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính hội tụ nằm trước kính. B. Tiêu điểm vật chính của thấu kính hội tụ nằm sau thấu kính. C. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính. D. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính. Câu 7: Chiếu ánh sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất n = 1,5. Nếu góc tới i là 600 thì góc khúc xạ r xấp xỉ bằng A. 30°. B. 40°. C. 35°. D. 45°. Câu 8: Hệ thức liên hệ giữa độ tụ D và tiêu cự f của thấu kính là 1 1 1 1 A. D (dp) = . 퐁. D (dp) = . 퐂. D (dp) = . 퐃. D (dp) = . ( ) − ( ) ( ) − ( ) Câu 9:Chiếu một tia sáng từ không khí vào một khối chất trong suốt có chiết suất 1,5 với góc tới 600 thì tia khúc xạ trong khối chất bị lệch so với tia tới một góc là A. 95,30. B. 35,3°. C. 38,5°. D. 24,7°. Câu 10: Một vật thật AB đặt trước một thấu kính phân kì cho một ảnh A’B’. Khi đó ảnh A’B’ A. luôn là ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. B. luôn là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. luôn là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. Trang 1/4-Mã đề 115
  2. Câu 11: Ba môi trường trong suốt (1), (2), (3) có thể đặt tiếp giáp nhau. Với cùng góc tới 600; nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (2) thì góc khúc xạ là 450;nếu ánh sáng truyền từ (1) vào (3) thì góc khúc xạ là 300. Nếu ánh sáng truyền từ (2) vào (3) vẫn với góc tới 600 thì góc khúc xạ gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 38°. B. 34°. C. 43°. D. 28°. Câu 12: Một quả cầu trong suốt có bán kính 14 cm, chiết suất n. Tia tới SA song song song và cách đường kính MN của quả cầu đoạn 7 cm cho tia khúc xạ AN như hình vẽ dưới đây. Chiết suất n của quả cầu là S A M N A. 1,3. B. 1,93. C. 1,54. D. 1,43. Câu 13: Định nghĩa nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính? A. Lăng kính là một khối trong suốt, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng song song. B. Lăng kính là một khối trong suốt, không đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song. C. Lăng kính là một khối trong suốt, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song. D. Lăng kính là một khối đặc, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song. Câu 14: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức 1 1 A. sin i = . B. sin i = n. C. tan i = . D. tan i = n. 푛 푛 Câu 15: Một đèn sáng nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước sâu 20 cm. Thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng tròn tâm O bán kính R ở trên mặt chất lỏng mà tâm O ở trên đường thẳng qua 4 S. Thấy rằng không có tia sáng nào của ngọn đèn ra ngoài không khí. Chiết suất của nước là . 3 Giá trị nhỏ nhất của R là A. 19,32 cm. B. 25,34 cm. C. 17,21 cm. D. 22,68 cm. Câu 16: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp 3 lần vật. Vật AB cách thấu kính một đoạn bằng A. 40 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 15 cm. Câu 17: Khi nói về cấu tạo của kính hiển vi, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cứ rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn. D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Trang 2/4-Mã đề 115
  3. Câu 18: Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, có 4 bạn học sinh điều chỉnh kính theo những cách khác nhau: Học sinh A: Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. Học sinh B: Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. Học sinh C: Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. Học sinh D: Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất. Trong số 4 học sinh trên, học sinh thực hiện đúng cách điều chỉnh kính hiển vi là A. học sinh C. B. học sinh A. C. học sinh D. D. học sinh B. Câu 19: Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự 100cm và thị kính có tiêu cự 4cm. Số bội giác của kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là A. 20. B. 24. C. 30. D. 25. Câu 20: Khi nói về cấu tạo của lăng kính thiên văn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. Câu 21: Khi tiến hành thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính phân kì, đại lượng không cần xác định với độ chính xác cao là A. khoảng cách từ vật đến thấu kính phân kì. B. khoảng cách từ thấu kính phân kì đến thấu kính hội tụ. C. khoảng cách từ thấu kính hội tụ đến màn hứng ảnh. D. khoảng cách từ vật đến màn hứng ảnh. Câu 22: Sherlock Holmes là một nhân vật thám tử tư hư cấu do nhà văn người Anh Arthur Conan Doyle sáng tạo nên nổi danh với khả năng quan sát và suy luận logic tuyệt vời. Để có được khả năng tuyệt vời ấy, Sherlock Holmes phải nhờ vào chiếc kính lúp của mình. Trong một lần điều tra một vụ án, Sherlock Holmes phải quan sát những vật chứng trên sàn cách kính lúp của ông 4,5 cm. Biết độ tụ kính lúp của ông là 20 dp, ông bị tật cận thị và mắt ông đặt sau kính 4 cm quan sát rõ ảnh ở trạng thái không điều tiết. Điểm cực viễn cách mắt ông một khoảng A. 45 cm. B. 49 cm. C. 47 cm. D. 43 cm. Câu 23: Một tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với không khí có góc tới i. Biết chiết suất của nước là 1,33. Tia sáng tới mặt phân cách này thì xảy ra phản xạ toàn phần. Góc tới i có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 30°. B. 40°. C. 45°. D. 50°. Câu 24: Khi nói về các tật của mắt, phát biểu nào sau đây là sai? A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần. B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được ác vật ở xa. C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần nhưng có thể nhìn rõ được vật ở xa. Trang 3/4-Mã đề 115
  4. D. Mắt lão có khả năng quan sát hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn. Câu 25: Một người cận thị phải đeo sát mắt kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính thì người đó phải cách màn hình xa nhất một đoạn A. 0,5 m. B. 1 m. C. 1,5 m. D. 2 m. Câu 26: Để khắc phục tật viễn thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải ghép thêm vào mắt một thấu kính A. phân kì có độ tụ nhỏ. B. phân kì có độ tụ thích hợp. C. hội tụ có độ tụ nhỏ. D. hội tụ có độ tụ thích hợp. Câu 27: Khi đổi chiều ánh sáng truyền qua thấu kính thì A. ánh sáng không đi theo đường cũ. B. vị trí vị trí của các tiêu điểm ảnh và tiêu điểm vật đổi chỗ cho nhau. C. ánh sáng bị hấp thụ hoàn toàn. D. vị trí vị trí của các tiêu diện ảnh và tiêu điểm vật không thay đổi. Câu 28: Thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Khoảng cách ngắn nhất giữa vật thật và ảnh thật qua thấu kính là A. 2f. B. 4f. C. 1f. D. 3f. Câu 29: Một vật sáng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A1B1 trên màn ảnh đặt vuông góc với trục chính. Giữ cố định dịch thấu kính xa vật một đoạn 45cm thì phải dịch màn một đoạn 27cm mới thu được ảnh A2B2 trên màn và ảnh mới nhỏ hơn ảnh cũ 10 lần. Trung bình cộng các giá trị có thể có của tiêu cự của thấu kính gần giá trị nào nhất sau đây? A. 20,4cm. B. 9,5 cm. C. 12,6 cm. D. 18,5 cm. Câu 30: Một tia sáng chiếu vào một bể đầy nước dưới một góc không đổi thì được góc khúc xạ là 20°. Biết nước có chiết suất 1,33. Cho đường vào nước đến khi nhận được góc khúc xạ là 15° mà góc tới không đổi. Chiết suất của dung dịch nước đường xấp xỉ bằng A. 1,45. B. 1,57. C. 1,01. D. 1,76. HẾT Trang 4/4-Mã đề 115