Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Bình Đức (Có đáp án)

doc 8 trang Đào Yến 13/05/2024 310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Bình Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường TH&THCS Bình Đức (Có đáp án)

  1. Trường: TH&THCS Bình Đức ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: 5/ Năm học: 2022- 2023 Họ và tên: . Môn thi: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian: 40 phút Ngày thi: / 5 / 2023 Điểm thi Nhận xét của giáo viên - Bài kiểm tra đọc: - Bài kiểm tra viết: . A. Kiểm tra đọc: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Bài 1: Một vụ đắm tàu (TV5 tập 2, trang 108 - 109). Bài 2: Con gái (TV5 tập 2, trang 112 - 113). Bài 3: Tà áo dài Việt nam (TV5 tập 2, trang 122 - 123). Bài 4: Công việc đầu tiên (TV5 tập 2, trang 126 - 127) Bài 5: Út Vịnh (TV5 tập 2, trang 136 - 137) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Một vụ đắm tàu Trên chiếc tàu thủy rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô, khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cô bé là Giu-li-ét-ta cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng. Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu cứ tiếp tục chìm. Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra. - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. Một người nói. Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng. Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ.
  2. Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng. Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngững cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: “Vĩnh biệt Ma-ri-ô !” Theo A-MI-XI Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: (M1) Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô? a. Gặp lại ba mẹ, ông bà ở quê. b. Bố mất, về quê sống với họ hàng. c. Bố mất, về quê sống với bà con hàng xóm. d. Đi du lịch từ Li-vơ-pun về. Câu 2: (M1) Khi Ma-ri-ô bị thương, Giu-li-ét-ta đã chăm sóc như thế nào? a. Hốt hoảng chạy lại. b. Quỳ xuống bên Ma-ri-ô. c. Lau máu trên trán bạn. d. Quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn Câu 3: (M2) Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? a. Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Tàu chìm ngay lập tức. b. Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Tàu chìm rất lâu. c. Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Tàu chìm dần. d. Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Tàu lắc lư. Câu 4: (M2) Vì sao Ma-ri-ô quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn? a. Vì cậu có tấm lòng cao thượng, dám nhường sự sống của mình cho bạn. b. Vì Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt, giàu tình cảm. c. Vì cậu muốn đền đáp lại tấm lòng Giu-li-ét-ta đã chăm sóc cậu bị thương. d. Vì hoàn cảnh của Giu-li-ét-ta hạnh phúc hơn, nên bạn đáng được sống. Câu 5: (M3) Điền vào từng chỗ trống các từ ngữ trong ngoặc đơn với tính cách của từng nhân vật trong truyện (tốt bụng, kín đáo, dịu dàng, cao thượng). a. Ma-ri-ô: b. Giu-li-ét-ta: Câu 6. (M3) Hãy nêu lại ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 7: (M2) Các vế trong câu “Nó nghiến răng ken két , nó cưỡng lại anh, nó không chịu khuất phục.” được nối với nhau bằng cách nào? a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối). b. Nối bằng một quan hệ từ. c. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
  3. d. Nối bằng một cặp từ hô ứng. Câu 8: (M3) Cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn sau là: “ bạn Mai phát biểu ý kiến cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.” A. Giá thì B. Nếu thì C. Hễ thì Câu 9: Em hãy tìm trong bài “Một vụ đắm tàu” một câu văn có dấu phẩy và cho biết dấu phẩy đó có tác dụng gì? Em hãy viết vào chỗ chấm: . . Câu 10: (M4) Với gợi ý sau đây, em hãy viết vào mỗi chỗ trống một câu và dùng những dấu câu thích hợp: a. Rủ bạn đi chơi với mình: b. Hỏi cách làm một bài tập: B.Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) (khoảng 20 phút) . . . . . . . . 2. Tập làm văn: (8 điểm) (khoảng 35 phút) Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
  4. B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2đ) (khoảng 20 phút) Bài VIẾT: Tà áo dài Việt Nam Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Theo Trần Ngọc Thêm 2. Tập làm văn: (8đ) (khoảng 35 phút) Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5 CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2022- 2023 A. Bài kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đùng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 2. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1: b (0,5 điểm) Câu 2: d (0,5 điểm Câu 3: c (0,5 điểm) Câu 4: a (0,5 điểm Câu 5: HS điền đúng tính cách của mỗi nhận vật đạt (1điểm) a/ Ma-ri-ô: kín đáo, cao thượng. b/ Giu-li-ét-ta: tốt bụng, dịu dàng. Câu 6: HS nêu đúng được ý nghĩa của câu chuyện đạt (1 điểm) Nói lên tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô. Câu 7: a (0,5 điểm) Câu 8: c (0,5 điểm) Câu 9: HS tìm đúng và trả lời đúng theo yêu cầu đạt (0,5điểm) Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép. Hoặc câu khác đúng. Câu 10: HS đặt câu đúng theo yêu cầu, mỗi câu đúng đạt (0,5đ) a. Hùng đi đá bóng với tớ đi! b. Khánh ơi, cậu giải bài toán số 3 như thế nào? Hoặc câu khác đúng. B. Bài kiểm tra viết: 1.Chính Tả : (2 điểm ) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp; 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Viết sai 6 lỗi trừ 0,5đ. - Viết sai 7 lỗi trừ 1đ. 2. Tập làm văn : (8 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: 1.1.Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu về người được tả.
  6. + Tên cô giáo, dạy em năm lớp mấy? Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. 2.1. Thân bài : (4 điểm) a. Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười giọng nói ) (1,5đ) b. Tả hoạt động của cô giáo (khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh đi dã ngoại, khi chăm sóc học sinh ) (1,5đ) Tính tình, cử chỉ, thói quen, cách cư xử đối với những người xung quanh. (1đ) 3.3. Kết bài : (1 điểm) - Ảnh hưởng của cô giáo đối với em. - Tình cảm của em đối với cô giáo. 4. Chữ viết, chính tả đúng và đẹp. (0,5 điểm). 5. Dùng từ, đặt câu đúng và hay (0,5 điểm). 6. Bài văn có sáng tạo (1 điểm).