Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Vật lí Lớp 12

doc 3 trang Hùng Thuận 24/05/2022 5230
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Vật lí Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_vat_li_lop_12.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Vật lí Lớp 12

  1. Kỳ thi: CKII 2021 Môn thi: CUỐI KII LÝ 12 0001: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi A. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp. B. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli. C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này. D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt. 0002: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt A. phôtôn. B. notron. C. prôtôn. D. êlectron. 0003: Theo định nghĩa, hiện tượng quang điện trong là A. sự giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành êlectron dẫn nhờ tác dụng của một bức xạ điện từ. B. hiện tượng quang điện xảy ra bên ngoai một chất bán dẫn. C. nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn. D. hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một chất bán dẫn. 0004: Chiếu một chùm sáng đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0 0,36m . Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra nếu ánh sáng có bước sóng A.  0,6m . B.  0,2m . C.  0,1m . D.  0,3m . 0005: Electron quang điện bị bứt ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng nếu A. bước sóng của ánh sáng nhỏ hơn hay bằng một giới hạn xác định. B. bước sóng của ánh sáng lớn. C. tần số ánh sáng nhỏ. D. cường độ của chùm sáng rất lớn. 0006: Hiện tượng quang điện trong được ứng dụng để chế tạo A. pin quang điện. B. luyện kim. C. mạch thu sóng. D. Phanh điện từ. 0007: Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,40 μm. Phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng A. 4,97.10−19 J. B. 4,97.10−17 J. C. 4,97.10−18 J. D. 4,97.10−20 J. 0008: Công thoát êlectron của một kim loại bằng 3,43.10–19 J. Giới hạn quang điện của kim loại này là A. 0,58 µm. B. 0,43 µm. C. 0,50 µm. D. 0,30 µm. 0009: Công thoát electrôn của kim loại làm catôt của một tế bào quang điện là 7,2.10 -19J. Chiếu vào catôt lần lượt các bức xạ có bước sóng  1 = 0,16  m ,  2 = 0,20  m ,  3 = 0,25  m ,  4 = 0,30  m Các bức xạ gây ra được hiện tượng quang điện là : A.  1 ,  2 ,  3 . B.  1 ,  2 C.  2 ,  3 ,  4 D.  1 ,  2 ,  4 0010: Để nguyên tử hidro hấp thụ một phôtôn, thì phôtôn phải có năng lượng bằng năng lượng A. của hiệu năng lượng ở hai trạng thái dừng bất kì. B. của một trong các trạng thái dừng. C. của trạng thái dừng có năng lượng cao nhất. D. của trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất. 0011: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mẫu nguyên tử Bohr? A. Trạng thái kích thích có năng lượng càng cao thì bán kính quỹ đạo của electron càng lớn. B. Trong các trạng thái dừng, động năng của electron trong nguyên tử bằng không. C. Khi trạng thái cơ bản, nguyên tử có năng lượng cao nhất. D. Nguyên tử bức xạ khi chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích. 0012: Bán kính quỹ đạo dừng thứ n của electron trong nguyên tử hidro A. tỉ lệ thuận với n2. B. tỉ lệ nghịch với n. C. tỉ lệ thuận với n. D. tỉ lệ nghịch với n2. 0013: Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng của êlectron trên quỹ đạo K là r0.Bán kính quỹ đạo dừng của êlectron trên quỹ đạo N là A. 16r0. B. 9r0. C. 4r0. D. 25r0.
  2. 0014: Đối với nguyên tử hiđrô, biểu thức nào dưới đây chỉ ra bán kính r của quỹ đạo dừng (thứ n) của nó ( n là lượng tử số, r0 là bán kính của Bo) 2 2 2 2 A. r = n r0 B. r = nr0 C. r = n r0 D. r = n r0 0015: Theo mẫu nguyên tử Borh, bán kính quĩ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là r0. Khi electron chuyển từ quĩ đạo N về quĩ đạo L thì bán kính quĩ đạo giảm bớt A. 12r0 B. 4r0 C. 9r0 D. 16r0 11 10 0016: Trong nguyên tử hidro, bán kính Bohr là r0 5,3.10 m . Giá trị bán kính bằng 19,08.10 m ứng với bán kính quỹ đạo Bohr thứ A. 6. B. 5. C. 4. D. 7. 0017: Theo mẫu nguyên tử Bohr, bán kính quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là r 0. Khi electron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt A. 12r0. B. 4r0. C. 9r0. D. 16r0. 0018: Theo mẫu nguyên tử Bohr, bán kính quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là r 0. Khi electron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo O thì bán kính quỹ đạo sẽ A. tăng 16r0. B. tăng 9r0. C. Giảm 9r0. D. tăng 12r0. -11 0019: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Borh là r 0 = 5,3.10 m. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N thì tốc độ là: A. 2,19.106m/s B. 2,19.105 m/s C. 4,17.106 m/s D. 4,17.105 m/s 0020: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sáng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thì khoảng vân giao thoa trên màn là 1. Hệ thức nào sau đây đúng? a aD i ia i i   A. D B.  C. D. aD D 0021: Tia tử ngoại A. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn. B. không truyền được trong chân không C. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma. D. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước. 0022: Vị trí vân sáng trong giao thoa ánh sáng đơn sắc được tính theo công thức: kD 1 ai 1 λa A. x B. x = k + C. x = k + D. x = (2k + 1)i a 2 D 2 D 0023: Quang phổ của Mặt Trời mà ta thu được trên Trái Đất là A. quang phổ vạch hấp thụ. B. quang phổ vạch phát xạ. C. quang phổ liên tục. D. A, B, C đều đúng. 0024: Công dụng phổ biến nhất của tia hồng ngoại là A. sấy khô, sưởi ấm. B. Chiếu sáng. C. Chụp ảnh ban đêm. D. Chữa bệnh. 0025: Tìm nhận định sai khi nói về ứng dụng ứng dụng của tia tử ngoại? A. Xác định tuổi của cổ vật. B. Kiểm tra vết nứt trên bề mặt kim loại C. Tiệt trùng D. Chữa bệnh còi xương 0026: Thực hiện giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm . Cho a = 2mm, D = 2m. Tại điểm A trên màn cách vân trung tâm một khoảng 2,75mm về phía dương là: A. Vân tối thứ 6 phía dương. B. Vân tối bậc 5 phía dương. C. Vân sáng bậc 5 phía dương. D. Vân sáng bậc 6 phía dương. 0027: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5m. Vùng giao thoa trên màn rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là A. 13. B. 17. C. 14. D. 11. 0028: Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc. Biết khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe hẹp đến màn quan sát là 0,9 m. Quan sát được
  3. hệ vân giao thoa trên màn với khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là A. 0,60.10-6 m B. 0,55.10-6 m. C. 0,45.10-6 m. D. 0,50.10-6 m. 0029: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai ánh sáng đơn sắc 1,2 có bước sóng lần lượt là 0,48m và 0,60m . Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có A. 4 vân sáng 1 và 3 vân sáng 2 B. 5 vân sáng 1 và 4 vân sáng 2 C. 4 vân sáng 1 và 5 vân sáng 2 D. 3 vân sáng 1 và 4 vân sáng 2 0030: Trong thí nghiệm giao thoa I-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân i = 1 mm. Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D + ΔD hoặc D - ΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 2i và i. Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D + 3ΔD thì khoảng vân trên màn là A. 2 mm. B. 4 mm. C. 3 mm. D. 2,5 mm.