Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Thị trấn 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Thị trấn 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Thị trấn 1 (Có đáp án)
- TRƯỜNG TH THỊ TRẤN 1 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019-2020. Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Lớp: 5/ . Điểm TB: . Chữ ký Giám thị: Chữ ký Giám khảo: Lời nhận xét của giáo viên: ĐTT: ĐH: . 1: 1: Đọc: 2: . 2: . Viết: A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm I. Đọc thành tiếng: (05điểm) Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 110 chữ thuộc chủ đề đã học HKII.(GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 4, tập hai; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu. Điểm đọc thành tiếng 04 điểm; điểm trả lời câu hỏi của giáo viên 01 điểm). II. Đọc hiểu: (05 điểm) 15 phút. Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và làm bài tập: Hai bệnh nhân trong bệnh viện Hai người đàn ông lớn tuổi đều bị ốm nặng và cùng nằm trong một phòng của bệnh viện. Họ không được phép ra khỏi phòng của mình. Một trong hai người được bố trí nằm trên chiếc giường cạnh cửa sổ. Còn người kia phải nằm suốt ngày trên chiếc giường ở góc phía trong. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ. Người nằm trên giường kia cảm thấy rất vui vì những gì đã nghe được: ngoài đó là một công viên, có hồ cá, có trẻ con chèo thuyền, có thật nhiều hoa và cây, có những đôi vợ chồng già dắt tay nhau di dạo mát quanh hồ. Khi người nằm cạnh cửa sổ miêu tả thì người kia thường nhắm mắt và hình dung ra cảnh tượng tuyệt vời bên ngoài. Ông cảm thấy mình đang chứng kiến những cảnh đó qua lời kể sinh động của người bạn cùng phòng. Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động. Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời. Người bệnh nằm ở phía giường trong đề nghị cô y tá chuyển ông ra nằm ở giường cạnh cửa sổ. Cô y tá đồng ý. Ông chậm chạp chống tay để ngồi lên. Ông nhìn ra cửa sổ ngoài phòng bệnh. Nhưng ngoài đó chỉ là một bức tường chắn. Ông ta gọi cô y tá và hỏi tại sao người bệnh nằm ở giường này lại miêu tả cảnh đẹp đến thế. Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. Thậm chí cái bức tường chắn kia, ông ấy cũng chẳng nhìn thấy. Có thể ông ấy chỉ muốn làm cho bác vui thôi! Theo N.V.D Câu 1.(M1) Vì sao hai người đàn ông nằm viện không được phép ra khỏi phòng? A. Vì cả hai người đều lớn tuổi và bị ốm nặng; B. Vì hai người không đi được C. Vì họ ra khỏi phòng thì bệnh sẽ nặng thêm; D. Vì họ phải ở trong phòng để bác sĩ khám bệnh Câu 2.(M2) Người nằm trên giường cạnh cửa sổ miêu tả cho người bạn cùng phòng thấy được cuộc sống bên ngoài cửa sổ như thế nào? A. Cuộc sống thật ồn ào; B. Cuộc sống thật tĩnh lặng C. Cuộc sống thật tấp nập; D. Cuộc sống thật vui vẻ, thanh bình. Câu 3. (M3) Theo em, tính cách của người bệnh nhân mù có những điểm gì đáng quý? A. Thích tưởng tượng bay bổng; B. Thiết tha yêu cuộc sống C. Lạc quan yêu đời, muốn đem niềm vui đến cho người khác; D. Yêu quý bạn. Câu 4. (M2) Các vế trong câu ghép: “Các cô y tá với vẻ mặt buồn đến đưa đi vì ông ta qua đời.” được nối theo cách nào?
- A. Nối trực tiếp; B. Nối bằng một quan hệ từ C. Nối bằng một cặp quan hệ từ; D. Nối bằng một cặp từ hô ứng Câu 5. (M2) Hai câu: “Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. Ông ấy miêu tả cho người bạn cùng phòng kia nghe tất cả những gì ông thấy bên ngoài cửa sổ ” liên kết với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách lặp từ ngữ; B. Bằng cách thay thế từ ngữ; C. Không dùng liên kết câu. D. Bằng từ ngữ nối Câu 6. (M2) Trong trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì? Cô y tá đáp: - Thưa bác, ông ấy bị mù. A. Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận câu đứng sau B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là giải thích cho bộ phận đứng trước C. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật; D. Tất cả các ý trên đều đúng Câu 7. (M3) Dấu phẩy trong câu: “Nhưng rồi đến một hôm, ông nằm bên cửa sổ bất động.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; B. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ C. Ngăn cách giữa các vế câu; D. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ Câu 8. (M3) Em hãy gạch 01 gạch dưới chủ ngữ và gạch hai gạch dưới vị ngữ và ghi chú thích bộ phận chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong câu sau: “Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy.” Câu 9. (M3) Em hãy đặt một câu ghép có sử dụng quan hệ từ để nói về ngôi trường của em. Câu 10. (M4) Qua câu chuyện trên, em học tập được điều gì tốt đẹp? B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I.Chính tả (3 điểm). Giáo viên đọc học sinh viết bài “Cô Chấm” - 15 phút.
- II. Tập làm văn: 7 điểm Đề bài: Năm năm gắn bó với mái trường tiểu học Thị Trấn 1, giờ đây chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, các em phải chia tay mái trường trường này để bước tiếp chặng đường học vấn thứ hai. Trong giờ phút chia tay đầy lưu luyến này, em hãy kể lại một kỷ niệm về thầy cô hoặc bạn bè đã để lại trong em nhiều ấn tương sâu sắc nhất.
- II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B C D B B C A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 9. Một buổi chiều, người nằm trên giường cạnh cửa sổ được ngồi dậy. CN VN 10. HS đặt đúng yêu cầu: - Câu ghép có sử dụng quan hệ từ: 0,5 điểm - Nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: 0,5 điểm (Thiếu dấu câu hoặc đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm) 11. HS nêu được ý: - Biết thông cảm, chia sẻ với người khác khi họ gặp khó khăn - Lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đem niềm vui đến cho người khác B. PHẦN VIẾT I. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. II. Tập làm văn (8 điểm) Mức điểm TT Điểm thành phần 1,5 1 0,5 0 - Giới thiệu Giới thiệu Mở bài (1 điểm) được người Không có phần được 1 (con vật) định mở bài người (con tả, trong đó có vật) định ý giới thiệu chi tả tiết - Miêu tả Tả theo - Miêu tả được 2a được các đặc Trình tự trình tự các đặc điểm Không quan điểm của miêu tả hợp lý của người (con tâm đến trình tự người (con chưa rõ (1,5 vật) theo một miêu tả vật) theo trình ràng điểm) trình tự tự hợp lý - Các chi tiết về ngoại hình, hoạt động, của - Các chi tiết về Thân người (con ngoại hình, hoạt - Các chi Chọn tả bài vật), trong đó động của người, tiết của đồ được (4 có chi tiết nào (con vật) có gì vật có gì Không đạt các những điểm) tiêu biểu, nổi đẹp tiêu biểu, đẹp, trong yêu cầu đã nêu chi tiết 2b bật nhất. Tả nổi bật nhất. đó có chi tiêu biểu, chi tiết những - Sắp xếp các tiết nào nổi bật điểm nổi bật chi tiết miêu tả tiêu biểu, (1,5 đó. tương đối hợp nổi bật điểm) - Sắp xếp các lý, lô gic, có nhất. chi tiết miêu hình ảnh. tả hợp lý, lô gic, câu văn có hình ảnh. 2c Cảm xúc Thể hiện Thể hiện được Chưa thể Không đạt yêu
- (1điểm) được tình tình cảm với hiện được cầu đã nêu. cảm tự người, (con rõ tình nhiên, chân vật) mình tả. cảm với thành với người, người, (con (con vật) vật) mình tả mình tả. - KB nêu cảm nghĩ về thầy, cô giáo vừa tả, mong muốn Có phần bản thân cũng kết bài như mọi người nêu cảm Không có 3 Kết bài (1điểm) yêu mến, tôn nghĩ về phần kết bài trọng, kính người, yêu, khâm (con vật) phục người mình tả. mình tả; yêu quý, gần gũi con vật. Chữ viết Chữ viết ko đúng đúng kiểu, kiểu, đúng cỡ, Chữ viết, chính tả đúng cỡ, 4 không rõ (0,5 điểm) rõ ràng. ràng. Hoặc: Có - Có từ 0 trên 5 lỗi chính -3 lỗi tả chính tả Có từ 0-3 Có trên 3 lỗi Dùng từ, đặt câu lỗi dùng 5 dùng từ, đặt (0,5 điểm) từ, đặt câu. câu. - Bài viết có ý độc đáo. Sáng tạo - Biết sử dụng 6 (1điểm) các BPNT, câu văn có hình ảnh