Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)

doc 4 trang Hùng Thuận 25/05/2022 2221
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_lop_5_nam_hoc_2021_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 2 môn Khoa học Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)

  1. Trường: TH&THCS Bình Đức ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp : 5/ Năm học: 2021- 2022 Họ và tên: . Môn thi : Khoa học – Lớp 5 Ngày thi: / / 2022 Thời gian: 40 phút Điểm kiểm tra Nhận xét của giáo viên PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (8 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất. Câu 1: Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước? (1đ) A. Nóng chảy và đông đặc. B. Nóng chảy và bay hơi. C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Đông đặc và ngưng tụ. Câu 2: Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta lắp thêm vào đường dây cái gì? (1đ) A. Một cái quạt. B. Một cầu chì. C. Một bóng đèn điện. D. Một chuông điện. Câu 3: Hoa có chức năng gì đối với các loài thực vật có hoa? (1đ) A. Sinh sản. B. Quang hợp. C. Vận chuyển nhựa cây. D. Hút nước và chất khoáng. Câu 4: Điền tên các con vật cho sẵn dưới đây vào cột cho phù hợp: Cá vàng, Cá heo, Cá sấu, Chim, Dơi, Chuột, Khỉ, Bướm. (1đ) Động vật đẻ trứng Động vật đẻ con Câu 5: Ếch thường sinh sản vào mùa nào? (1đ) A. Đầu mùa xuân. C. Đầu mùa thu. B. Đầu mùa hạ. D. Đầu mùa đông. Câu 6: Môi trường bao gồm những gì? (1đ) A. Nhà ở, trường học, làng mạc, thành phố, công trường, nhà máy. B. Đất đá, không khí, nước, nhiệt độ, ánh sáng. C. Thực vật, động vật, con người.
  2. D. Tất cả những thành phần tự nhiên và những thành phần nhân tạo (kể cả con người). Câu 7: Trong các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng, biện pháp nào có thể làm môi trường đất bị ô nhiễm? A. Sử dụng phân hóa học, thuốc xịt cỏ, thuốc trừ sâu. B. Tưới đủ nước, bón phân chuồng, phân xanh. C. Gieo trồng đúng thời vụ D.Tạo ra giống mới cho năng suất cao .Câu 8: Nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp: (1đ) A B 1. Không khí bị ô nhiễm a. Làm chết những loài chim ăn ở môi trường nước. 2. Nước bị ô nhiễm b. Có thể làm chết các động vật trên cạn sống trong môi trường đó. PHẦN II: TỰ LUẬN: (2 điểm) Câu 9: Hỗn hợp là gì? Cho ví dụ. (1đ) Câu 10 : Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì? (1đ)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KHOA HỌC LỚP 5 CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2021-2022 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (8 điểm) Câu 1: (1 điểm) ý C Câu 2: (1 điểm) ý B Câu 3: (1 điểm) ý A Câu 4: Điền đúng mỗi nhóm từ đạt 0,5đ - Đẻ trứng: Cá vàng, cá sấu, chim, bướm. - Đẻ con: Cá heo, dơi, chuột, khỉ. Câu 5: ( 0,5 điểm) ý B Câu 6: (1 điểm) ý D Câu 7: (0,5 điểm) ý A Câu 98 ( 1 điểm) Nối đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm 1 nối với b; 2 nối với a II. PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm) Câu 9: (1 điểm) Hỗn hợp là: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó. Ví dụ: Hỗn hợp cám và gạo, hỗn hợp muối và mì chín. Lưu ý: Nếu thiếu 1 ý trừ 0,5 điểm. Câu 10: ( điểm) - Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho: + Khí hậu thay đổi; lũ lụt hạn hán xảy ra thường xuyên. + Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. + Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Lưu ý: Nếu thiếu 1 ý trừ 0,25 điểm.
  4. Câu 10: ( 1 điểm) Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện, Một vài việc làm sử dụng năng lượng Mặt Trời ở địa phương em: Làm nước nóng, phơi quần áo, làm muối, sưởi ấm, Lưu ý: Nếu thiếu 1 ý trừ 0,5 điểm Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Tài nguyên thiên nhiên là do con người làm ra. B. Tài nguyên trên Trái đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái. C. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên con người phải sử dụng tiết kiệm. D. Tài nguyên thiên nhiên hết đi, rồi tự có lại nên con người cứ sử dụng. .Câu 12 : Điều gì sẽ xảy ra nêu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? Câu 12: (0,5 điểm) - Nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại thì tài nguyên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm. Câu 7: Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ? (1đ) D. Vứt rác bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật quý hiếm . B.Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm. . C. Vứt rác bừa bãi, không đốt rừng làm nương rẫy. D. Xử lí rác không hợp vệ sinh, không phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường