Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)

doc 8 trang Hùng Thuận 25/05/2022 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2015.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học Bình Đức (Có đáp án)

  1. Trường: TH Bình Đức ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Lớp: 5/ Năm học: 2015- 2016 Họ và tên: . Môn thi: Tiếng Việt - Lớp 5 Thời gian: 40 phút Ngày thi: 17/ 12 / 2015 Điểm thi Nhận xét của giáo viên - Bài kiểm tra đọc: - Bài kiểm tra viết: A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK (Tiếng Việt 5-tập 1) từ tuần 11 đến tuần 17. Bài 1: Mùa thảo quả (TV 5 tập 1, trang 113 - 114). Bài 2: Người gác rừng tí hon (TV5 tập 1, trang 124 - 125). Bài 3: Trồng rừng ngập mặn (TV5 tập 1, trang 128 - 129). Bài 4: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (TV 5 tập 1, trang 144 - 145). Bài 5: Thầy thuốc như mẹ hiền (TV 5 tập 1, trang 153 - 154). II. Đọc hiểu: (5 điểm) Đọc thầm bài văn sau: Trồng rừng ngập mặn Trước đây các tỉnh ven biển nước ta có diện tích rừng ngập mặn khá lớn. Nhưng do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm một phần rừng ngập mặn đã mất đi. Hậu quả là lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn. Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. Vì thế ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như Cồn Vành, Cồn Đen (Thái Bình), Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định), Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chống. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, không còn bị xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều. Theo PHAN NGUYÊN HỒNG
  2. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây( từ câu 1 đến câu 4) và làm các bài tập sau: Câu 1: Nêu nguyên nhân của việc phá rừng ngập mặn. a. Do chiến tranh. b. Do chiến tranh, làm đầm nuôi tôm. c. Do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm Câu 2: Nêu hậu quả của việc phá rừng ngập mặn. a. Lá chắn bảo vệ đê biển không còn. b. Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn. c. Đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn. Câu 3: Rừng ngập mặn được trồng ở đâu? a. Ở các đảo mới bồi ngoài biển và trên đồi núi. b. Ở ven biển các tỉnh như cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, và các đảo mới bồi ngoài biển. c. Ở ven biển các tỉnh và trên các đồi núi. Câu 4: Bài “Trồng rừng ngập mặn” thuộc chủ điểm nào? a. Vì hạnh phúc con người. b. Con người với thiên nhiên. c. Giữ lấy màu xanh. Câu 5: Thay từ in đậm trong đoạn văn dưới đây bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn vào chỗ chấm trong ngoặc đơn: Hoàng bê ( ) chén nước bảo ( .) ông uống. Câu 6: Điền từ trái nghĩa thích hợp (với từ in đậm) vào chỗ chấm trong các thành ngữ sau: a. Hẹp nhà bụng. b. thác, xuống ghềnh. Câu 7: Gạch dưới đại từ được dùng trong câu ca dao sau: Cái cò, cái vạc,cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò? Câu 8: Tìm một từ đồng nghĩa và một từ trái nghĩa với từ “hạnh phúc”. Từ đồng nghĩa: . Từ trái nghĩa: . Câu 9: Đặt câu theo yêu cầu: a. Câu có cặp quan hệ từ: Vì nên b. Câu có cặp quan hệ từ: Tuy nhưng .
  3. B. KIỂM TRA VIẾT III. Chính tả (nghe – viết ) ( 20 phút - 5 điểm) Bài: IV. Tập làm văn: (40 phút - 5 điểm) Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em, ) của em. Bài làm:
  4. B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn (viết đoạn, bài) B.I. Chính tả (nghe – viết) (2đ) (khoảng 15 phút) Kì diệu rừng xanh Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. Theo NGUYỄN PHAN HÁCH B.II. Viết đoạn, bài (3đ) (khoảng 35 phút) Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ) của em.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT – KHỐI 5 I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: *Đọc đúng tiếng , đúng từ : 1điểm (Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng:0,5 điểm; đọc sai từ 4 tiếng trở lên: 0 điểm). *Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng 4 chỗ trở lên: 0 điểm). * Giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. (Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm). * Tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1,5 phút): 1điểm. (Đọc từ trên 1,5 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm). * Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm. ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm). II. Đọc hiểu và làm bài tập: (5 điểm) Câu 1: c (0,5 điểm) Câu 2: b (0,5 điểm Câu 3: b (0,5 điểm) Câu 4: c (0,5 điểm) Câu 5: Thay đúng mỗi từ đạt 0,25 đ Từ cần thay: bưng, mời. Câu 6: Điền đúng mỗi câu đạt 0,25đ. Hẹp nhà rộng bụng. Lên thác xuống ghênh Câu 7: Đại từ: mày, ông (0,5 điểm) Câu 8: Tìm đúng mỗi từ đạt 0,25đ Từ đồng nghĩa: may mắn Từ trái nghĩa: bất hạnh Câu 9: HS đặt đúng mỗi câu đạt 0,25đ a. Vì trời mưa nên đường trơn. b. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng luôn học giỏi. Hoặc câu khác đúng. III.Chính Tả : (5 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả ,chữ viết rõ ràng ,trình bài đúng hình thức bài chính tả (5 điểm ).
  6. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định ) trừ 0,5 điểm . Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách kiểu chữ, trình bày bẩn .bị trừ 1điểm toàn bài. VI. Tập làm văn : (5 điểm) 1.Mở bài: - Giới thiệu về người thân trong gia đình em, quen biết nhau như thế nào? (1 đ ). 2.Thân bài : + Tả bao quát: tuổi tác, vóc người, nước da, cách ăn mặc? (1đ) + Tả chi tiết: khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, giọng nói dáng đi - Tính tình, cử chỉ, thói quen, cách cư xử đối với những người xung quanh? (1,5đ) - Tình cảm của người đó đối với em. (0,5 đ ) 3.Kết bài : - Nêu cảm nghĩ và tình cảm của em về người được tả.(1đ ) Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho thể cho các mức độ điểm như sau: 4,5- 4- 3,5- 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5.
  7. Đảm bảo các yêu cầu sau: 1.Mở bài: - Giới thiệu người bạn của em định tả. (0,5đ) 2.Thân bài : a/ Tả hình dáng: +Tả bao quát: Nêu được đặc điểm nổi bật về tuổi tác, tầm vóc, cách ăn mặc (0,5đ) + Tả chi tiết: khuôn mặt, mái tóc, làn da, giọng nói ( 0,5đ) b/ Tả tính tình: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử đối với mọi người.(1đ) 3.Kết bài : - Nêu cảm nghĩ về người bạn của em. (0,5đ) Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ điểm như sau: 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5. 1.Mở bài: - Giới thiệu người thân trong gia đình em định tả. (0,5đ) 2.Thân bài : a/ Tả hình dáng: +Tả bao quát: tuổi tác, tầm vóc, ăn mặc, (0,5đ) + Tả chi tiết: khuôn mặt, mái tóc, làn da, giọng nói ( 0,5đ) b/ Tả tính tình: lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử đối với mọi người.(1đ 3.Kết bài : - Nêu cảm nghĩ về người được tả. (0,5đ) Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức độ điểm như sau: 3- 2,5- 2- 1,5- 1- 0,5.