Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 803 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

doc 3 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 803 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_ma_de.doc
  • docĐÁP ÁN GDCD12 HKI (2021-2022).doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Mã đề: 803 - Năm học 2021-2022 - Sở Giáo dục và đào tạo Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 803 Câu 1: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật là nội dung của quyền bình đẳng nào sau đây? A. Bình đẳng trong mua bán. B. Bình đẳng trong kinh doanh. C. Bình đẳng trong lao động. D. Bình đẳng trong sản xuất. Câu 2: Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm. C. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng. D. Bình đẳng về tiền lương, tiền thưởng. Câu 3: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản nào sau đây có giá trị pháp lý cao nhất? A. Pháp lệnh. B. Bộ luật dân sự. C. Hiếp pháp. D. Bộ luật hình sự. Câu 4: Trong lĩnh vực chính trị, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua A. quyền được giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc. B. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. C. quyền được giữ gìn các phong tục, tập quán của địa phương. D. xây dựng quy ước, hương ước của thôn, bản. Câu 5: Đặc trưng nào dưới đây làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính cưỡng chế. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 6: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. quy định phải làm. B. quy định cho làm. C. không cho phép làm. D. cho phép làm. Câu 7: Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc A. thực hiện vai trò của công dân. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện quyền. D. chịu trách nhiệm pháp lí. Câu 8: Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây? A. Tình cảm. B. Tôn giáo. C. Nhân thân. D. Hôn nhân. Câu 9: Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều được chủ động A. mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh. B. thâu tóm thị trường kinh doanh. C. thúc đẩy quá trình lạm phát. D. duy trì khủng hoảng trong kinh tế. Câu 10: Ông A là người dân tộc thiểu số, ông B là người kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Văn hóa. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Giáo dục. Câu 11: Anh H đã sử dụng các quy định của luật hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình được kết hôn với chị B. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân. B. Phát huy quyền làm chủ của công dân. C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. D. Phát huy quyền tự chủ của công dân. Trang 1/3 – Mã đề 803
  2. Câu 12: Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản thuộc loại vi phạm nào sau đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm công vụ. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm quy chế. Câu 13: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ A. dân sự và xã hội. B. nhân thân và tài sản. C. tài sản và sở hữu. D. nhân thân và lao động. Câu 14: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Lấn chiếm công trình giao thông. B. Tàng trữ, vận chuyển và lưu hành tiền giả. C. Từ chối nhận tài sản thừa kế. D. Xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép. Câu 15: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 16: Công dân các dân tộc khác nhau ở Việt Nam đều được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về cơ hội học tập, là nội dung bình đẳng về A. chính trị. B. giáo dục. C. văn hóa. D. kinh tế. Câu 17: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở, nguyên tắc nào dưới đây? A. Công bằng, lắng nghe, tôn trọng lẫn nhau. B. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. C. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau. D. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử. Câu 18: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo A. quy định của xã hội. B. yêu cầu của công dân. C. quy định của pháp luật. D. quy định của cơ quan công an. Câu 19: Theo quy định của pháp luật, sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây ? A. Ủy nhiệm. B. Gián đoạn. C. Trung lập. D. Trực tiếp. Câu 20: Ông D là Giám đốc công ty môi giới xuất khẩu lao động S, sau khi nhận tiền đặt cọc tám trăm triệu đồng của anh T và anh C. Vì có ý định chiếm đoạt số tiền đó, nên ông D đã cùng vợ là bà H trốn về quê sinh sống. Khi phát hiện chỗ ở của ông D, anh T và anh C thuê anh Y bắt giam và đánh bà H bị thương phải đi cấp cứu. Ông D đồng thời phải chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hành chính và hình sự. B. Dân sự và hành chính. C. Dân sự và hình sự D. Hành chính và kỉ luật. Câu 21: Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện là biểu hiện của vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. pháp luật. Câu 22: Sau ba năm làm việc tại công ty X, chị A đã được giám đốc công ty điều chuyển từ phân xưởng khai thác than sang làm việc tại phòng hành chính theo đúng thỏa thuận trước đó. Chị A đã được thực hiện quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây ? A. Giao kết hợp đồng lao động . B. Nâng cao năng lực cạnh tranh. C. Thay đổi quy trình tuyển dụng. D. Lựa chọn hình thức bảo hiểm. Câu 23: Tuân thủ pháp luật là các cá nhân, tổ chức A. không làm điều mà pháp luật cấm. B. chấp hành tốt các quy định của pháp luật. C. chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. D. chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ pháp luật quy định. Trang 2/3 – Mã đề 803
  3. Câu 24: Ông B tự nguyện đăng ký hiến tặng cơ thể của mình sau khi ông qua đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu trong y học. Ông B đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Phổ biến pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 25: Công chức, viên chức có hành vi vi phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ thì phải A. thành lập quỹ bảo trợ xã hội. B. tự chuyển quyền nhân thân. C. tham gia hoạt động thiện nguyện. D. chịu trách nhiệm kỉ luật. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép. B. Hỗ trợ việc cấp đổi căn cước. C. Ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. D. Kê khai thông tin dịch tễ. Câu 27: Sau khi sinh con, để thuận lợi cho công việc và chăm sóc con, chị H bàn với chồng chuyển đến sống ở nhà bố mẹ đẻ, chồng chị đã vui vẻ đồng ý. Việc làm trên thể hiện bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân. B. về quyền của công dân. C. về trách nhiệm pháp lý. D. trong quan hệ tài sản. Câu 28: Công ty P và công ty Q ký hợp đồng mua sữa. Đúng hẹn, công ty P giao sữa đủ số lượng và chủng loại như hợp đồng đã ký với công ty Q. Tuy nhiên quá thời hạn 2 tháng công ty Q không thanh toán tiền cho công ty P. Trong trường hợp này, công ty Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỉ luật. B. Hành chính . C. Dân sư.̣ D. Hình sự. Câu 29: Ông A cho ông B vay 100 triệu đồng để kinh doanh và giao hẹn sau 2 năm sẽ trả. Vì kinh doanh thua lỗ nên ông B chưa trả hết nợ. Ông A đã thuê anh C và anh D đến đập phá đồ đạc, đánh ông B và lấy xe máy của ông B để trừ nợ. Ông H là hàng xóm sang can ngăn thì bị anh C đánh trọng thương vùng đầu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Ông A và anh C. B. Ông A, anh C, anh D. C. Anh C. D. Ông A, ông B, anh C. Câu 30: Cán bộ xã X là ông M đã nhận 10 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông D được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Ông M đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Hình sự và kỉ luật. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Hành chính và dân sự. HẾT Trang 3/3 – Mã đề 803