Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (3 Bộ sách) - Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể nền kinh tế - Năm học 2022-2023

docx 61 trang binhdn2 24/12/2022 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (3 Bộ sách) - Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể nền kinh tế - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_10_3_bo_sach_chu_de_1_nen_kinh.docx

Nội dung text: Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (3 Bộ sách) - Chủ đề 1: Nền kinh tế và các chủ thể nền kinh tế - Năm học 2022-2023

  1. 1. NHẬN BIẾT (7 CÂU) Câu 1: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào? A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi C. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi. Câu 2: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội? A. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân. B. Phục vụ tinh thần, cải thiện thu nhập cho người dân; làm tăng lượng hàng hóa dự trữ cho xã hội. C. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. D. Tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động; duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế. Câu 3: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng? A. Hoạt động sản xuất - vận chuyển B. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng C. Hoạt động phân phối - trao đổi D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ Câu 4: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định đối với điều gì? A. Mọi hoạt động của xã hội. B. Các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng. C. Thu nhập của người lao động. D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 5: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò như thế nào?
  2. A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp. B. Là động lực kích thích người lao động. C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh. Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng? A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. "Đơn đặt hàng" cho sản xuất. C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập. Câu 7: Hoạt động tiêu dùng là gì? A. Là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. B. Là hoạt động mua các sản phẩm vật chất, tinh thần về để sử dụng. C. Là mục đích của sản xuất. D. Là hoạt động tiêu sài tiền và sử dụng những thứ mà mình mua được. 2. THÔNG HIỂU (8 CÂU) Câu 1: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế? A. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. B. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm. C. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế. D. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân.
  3. Câu 2: Mở rộng các cửa hàng bán lẻ, đa dạng các mặt hàng, chú trọng đến yếu tố chất lượng, việc làm này của cửa hàng A đã thể hiện vai trò gì đối với đời sống xã hội? A. Giải quyết được vấn đề chất lượng của hàng hóa, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân. B. Giải quyết nhu cầu việc làm, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân. C. Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân. D. Tạo ra sản phẩm vật chất, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng nhất vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội? A. Công ti M trong quá trình sản xuất gây ra khói bụi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. B. Doanh nghiệp K quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. C. Việc đầu tư dây chuyền, trang thiết bị, của Công ty H góp phần tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người dân. D. Nhận thấy nhu cầu mua gạo của người dân tăng mạnh, cửa hàng E đã có hành vi đầu cơ tích trữ, tự ý nâng giá sản phẩm. Câu 4: Đâu là hành vi thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội? A. Công ti E làm giả hóa đơn, chứng từ để được miễn giảm thuế. B. Hộ chăn nuôi gia cầm của ông K gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân. C. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu A gắn chíp điện tử vào máy bơm để gian lận trong đo lường xăng dầu. D. Công ti sản xuất phân bón S đã đầu tư hệ thống xử lí chất thải, giảm thiểu tiếng ồn, kê khai trung thực các hóa đơn, chứng từ cho cơ quan nhà nước.
  4. Câu 5: Trang trại của ông A nuôi gà rồi sau đó bán trứng và cả gà. Hãy xác định hoạt động kinh tế mà ông A đã tham gia. A. Hoạt động sản xuất và trao đổi. B. Hoạt động phân phối – trao đổi. C. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng. D. Hoạt động trao đổi và tiêu dùng. Câu 6: Công ty của bà B mở dịch vụ tư vấn về tâm lí. Chi phí mà mỗi người đến với công ty của bà từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tuỳ thuộc vào mức độ tư vấn. Những hoạt động kinh tế mà công ty của bà B đã tham gia là gì? A. Hoạt động tư vấn B. Hoạt động sản xuất và trao đổi C. Hoạt động tiêu dùng D. Hoạt động phân phối Câu 7: Công ty C kinh doanh nhiều ngành nghề từ cơ khí lắp ráp, tin học công nghệ đến cung cấp dịch vụ giảng dạy. Công ty đã thuê nhiều người lao động để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và phân chia vào các bộ phận. Hãy xác định hoạt động kinh tế mà công ty C đã tham gia vào. A. Hoạt động tiêu dùng B. Hoạt động phân phối C. Hoạt động trao đổi và tiêu dùng D. Hoạt động phân phối và sản xuất. Câu 8: A sắp phải đi nghĩa vụ quân sự nên anh đến cửa hàng tạp hoá mua một số đồ đạc cần thiết. Anh A trong trường hợp này đã tham gia và hoạt động kinh tế gì? A. Hoạt động trao đổi – phân phối B. Hoạt động sản xuất C. Hoạt động trao đổi và tiêu dùng D. Hoạt động tiêu dùng
  5. 3. VẬN DỤNG (5 CÂU) Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Phân phối là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. B. Trao đổi là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. C. Hoạt động sản xuất đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. D. Nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng. Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế là trách nhiệm của mọi công dân. B. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất cho người dân. C. Công dân có quyền phê phán, tẩy chay các hoạt động kinh tế trái pháp luật bằng việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. D. Mỗi hoạt động kinh tế đều có vai trò riêng và không tác động lẫn nhau. Câu 3: Cho tình huống sau: “Hộ kinh doanh trứng gia cầm của ông H đã thu mua trứng kém chất lượng, ngâm hóa chất không rõ nguồn gốc để kéo dài thời gian bảo quản và giúp trứng trông đẹp mắt hơn.” Nếu em biết điều này, em sẽ hành động như thế nào cho đúng đắn nhất? A. Khuyên giải ông H không nên làm như vậy. B. Báo công an về hành vi vi phạm pháp luật của ông H. C. Sang đánh ông H luôn và ngay với một thái độ không khoan nhượng. D. Doạ ông H phải chia cho mình một phần lợi nhuận nếu không sẽ báo công an. Câu 4: Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm
  6. bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất, đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng. Phương án nào dưới đây thể hiện một sự đánh giá khách quan, tôn trọng pháp luật? A. Công ty A đã chú trọng đến sản phẩm để sản phẩm không gây hại cho người tiêu dùng. Đó là một hoạt động kinh doanh theo pháp luật và các công ty khác cần phải noi theo. B. Công ty A đúng là không biết làm ăn kinh doanh, làm sạch sản phẩm quá chỉ khiến cho công ty kiếm được ít lợi nhuận. C. Làm như vậy là không cần thiết, đáng ra công ty có dùng khoản tiền để đảm bảo an toàn thực phẩm đó cho công việc khác như marketing, mở rộng quy mô sản xuất. D. Công ty A đã làm ăn đúng đắn, phù hợp với nguyên tắc tiêu dùng. Câu 5: Bạn H không ủng hộ xu hướng “tiêu dùng xanh” vì cho rằng nó lãng phí hơn việc sử dụng túi nhựa, túi ni lông. Lời khuyên nào dưới đây nào dưới đây là hữu ích nhất cho H để H chuyển sang ủng hộ xu hướng vì môi trường này? A. Bạn hãy đi theo xu hướng này đi vì nếu không chúng tôi cũng sẽ áp đặt tư tưởng “tự nguyện trên tinh thần bắt buộc”. B. Bạn hãy ủng hộ xu hướng này vì bạn nó không khó, hơn nữa bạn cũng chỉ cần làm cho ra vẻ thôi. C. Bạn biết không, môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng nếu chúng ta không chung tay bảo vệ. Có thể ở nơi bạn ở, sự ảnh hưởng của ô nhiễm chưa nặng nề, chưa khiến bạn phải bảo vệ nhưng bảo vệ môi trường là việc mà cả thế giới phải chung tay thì mới có thể giải quyết vấn đề được. D. Nói với H cả ba lời khuyên A, B, C. 4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU) Câu 1: Long năm nay mới học lớp 3 nhưng đã có ước mơ sau này trở thành tỉ phú. Theo em con đường nào sau đây sẽ là con đường đúng đắn và phù hợp cho Long?
  7. A. Tích cực tìm hiểu những mánh khoé, chiêu bài, logic, trong cờ bạc, cá độ, sổ xố để làm giàu. B. Tích cực học tập, đào sâu về những lĩnh vực liên quan đến sở trường của mình, sau đó học về kinh doanh kinh tế, tin học công nghệ, tham gia các hoạt động, làm ở các công ty để mở mang kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ rồi sau đó mở công ty. C. Học tốt môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. D. Tìm hiểu và rèn luyện các chiêu trò nhằm gia tăng hiểu biết và mối quan hệ kết hợp với học tập trường lớp để sau này thành chính trị gia.
  8. GDKTPL 10 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ NỀN KINH TẾ BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. - Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. - Tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực * Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác + Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. + Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin. ý tưởng và để thảo luận, lập luận về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. * Năng lực riêng: - Điều chỉnh hành vi + Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. + Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của ngườikhác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Đồng tình, ủng hộ những thái độ. hành vi, việc
  9. làm thể hiện đúng trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm thực hiện chưa đúng trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kinh tế. + Tự điều chỉnh và nhúc nhỏ, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của minh trong việc thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. - Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: + Có khả năng tham gia một số hoạt động kinh tế phù hợp với lửa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế. + Biết chủ động tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. + Giải thích được một cách đơn giản một số hiện trọng, vấn đề kinh tế đang diễn ra ở địa phương và đất nước. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: + Thực hiện tốt trách nhiệm của công dân HS khi tham gia các hoạt động kinh tế. + Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, Giáo án. - Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;
  10. Hình ảnh/Slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A3, bút màu, băng keo nam châm dính bảng; Phiếu bài tập. 2. Đối với học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu và đặt câu hỏi: Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các moạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần duy trì và Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Em hãy quan sát các hình ảnh sau, xác định các hoạt động kinh tế ở mỗi bức và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
  11. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - HS trả lời: + Hình ảnh 1 là hoạt động sản xuất; hình ảnh 2 là hoạt động trao đổi, mua bán; hình ảnh 3 là hoạt động tiêu dùng. + Mối liên hệ giữa các hình ảnh: Các hoạt động kinh tế trong 3 hình ảnh trên có mối liên hệ với nhau, trong đó: Việc trồng rau (hình ảnh 1) thông qua trao đổi, mua bán (hình ảnh 2), để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (hình ảnh 3). - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học. - GV dẫn dắt vào bài học: Nền kinh tế của một quốc gia là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế như: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Vậy, mỗi hoạt động trên có vai trò gì trong đời sống xã hội? Đối với HS trung học phổ thông, các em cần có trách nhiệm như thế nào khi tham gia vào các hoạt động kinh tế? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất a. Mục tiêu: - Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội; nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động sản xuất. - Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội.
  12. b. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm, quy định vị trí, thời gian làm việc; phát cho mỗi thóm 1 bảng phụ, bút viết bảng/giấy A3; giao nhiệm vụ cho các nhóm c. Sản phẩm học tập: Hoạt động sản xuất và vai trò của hoạt động sản xuất d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Hoạt động sản xuất và vai trò của − GV chia lớp thành 6 nhóm, quy định vị trí, thời hoạt động sản xuất gian làm việc; phát cho mỗi thóm 1 bảng phụ, bút + Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo viết bảng/giấy A3; giao nhiệm vụ cho các nhóm ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp như sau: ứng các nhu cầu của con người. + Đọc 3 thông tin ở mục 1 trong SGK trang 6, 7. + Sản xuất là một hoạt động kinh tế cơ + Trả lời 2 câu hỏi trong SGK trang 7 và ghi kết bản, quyết định sự tồn tại, phát triển quả vào bảng nhóm/giấy A3: của con người và xã hội. Sự phát triển a) Em hãy cho biết hoạt động sản xuất trong mỗi của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc thông tin trên có vai trò gì đối với đời sống của con đẩy việc mở rộng các hoạt động khác người và xã hội. của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. b) Theo em, điểm giống nhau và khác nhau trong hoạt động ở thông tin 1, thông tin 3 với hoạt động + Mỗi chủ thể cần tích cực, chủ động ở thông tin 2 là gì? tham gia vào hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình. GV đặt thêm câu hỏi: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào là hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội? Khi tham gia hoạt động sản xuất, các chủ thể kinh tế cần thực hiện trách nhiệm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
  13. - HS thảo luận nhóm (có thể sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn), mỗi nhóm cử 1 HS làm thư kí ghi nhanh câu trả lời. - GV quan sát HS thảo luận nhóm, xác định nhóm có kết quả tốt nhất (tinh thần hợp tác trong nhóm, thời gian thảo luận nhanh nhất, hiệu quả nhất). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn đại diện của I – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Qua hoạt động thảo luận nhóm (hoặc hoạt động khác), HS bước đầu nhận biết được vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển của nền kinh tế. a) Thông tin 1: Hoạt động sản xuất của làng nghề tạo ra các sản phẩm vật chất (gốm sứ) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người (Ví dụ: Nhu cầu trang trí, mĩ nghệ, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt, ); thông tin 2: Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần (âm nhạc) thoả mãn nhu cầu giải trí, nâng cao đời sống tinh thần của con người; thông tin 3: Hoạt động sản xuất vật chất (sản xuất lúa gạo) thoả mãn nhu cầu tiêu dùng vật chất của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước b) Điểm giống nhau: Cả 3 hoạt động trên đều là hoạt động sản xuất, đều tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, làm phong phú đời sống
  14. vật chất và tinh thần của xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Điểm khác nhau: Hoạt động 1, 3 là hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất; hoạt động 2 là hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu Hoạt động phân phối, trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi a. Mục tiêu: - Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi trong đời sống xã hội; nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào hoạt động phân phối, trao đổi. – Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp; quy định thời gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các cặp c. Sản phẩm học tập: Hoạt động phân phối, trao đổi và vai trò của hoạt động phân phối, trao đổi d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM
  15. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Hoạt động phân phối, trao đổi và - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp; quy định thời vai trò của hoạt động phân phối, gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các cặp (chiếu trao đổi nhiệm vụ của các cặp lên bảng) với nội dung như - Phân phối là hoạt động phân chia các sau: yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, + Các cặp đọc và thảo luận trường hợp ở mục 2 tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn trong SGK trang 7, 8. vị sản xuất khác nhau (phân phối cho + Trả lời câu hỏi trong SGK trang 8 và ghi kết quả sản xuất) và phân chia sản phẩm cho vào vở nháp/giấy A4. các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho a) Từ thông tin trong trường hợp trên, em hãy cho tiêu dùng). Quan hệ phân phối phù hợp biết anh Nam và đồng nghiệp nhận được những gì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu sau quá trình thực hiện dự án tại công ty. dùng phát triển. b) Mức thu nhập nhận được của người lao động có - Có 2 hình thức phân phối cơ bản là: tác dụng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo? + Phân phối cho sản xuất là phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền - GV phân tích thêm về các hình thức phân phối, vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, bằng cách nêu câu hỏi cho cả lớp cùng suy nghĩ, các đơn vị sản xuất khác nhau. trả lời: a) Thông tin trên đề cập đến hoạt động phân phối, phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu + Phân phối cho tiêu dùng là phân chia dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng phối cho tiêu dùng). Theo em, ngoài hình thức theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội. phân phối trên cản hình thức phân phối nào nữa? + Phân phối có vai trò quan trọng đối b) Thể nào là hoạt động phân phổi? Hoạt động với sự phát triển của nền kinh tế. Khi phân phổi cỏ vai trò gì đối với sự phát triển của nền quan hệ phân phối phù hợp sẽ góp kinh tế?
  16. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp; quy định thời phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các cặp (chiếu phát triển. nhiệm vụ của các cặp lên bảng) với nội dung sau: - Vai trò: + Các cặp đọc và thảo luận thông tin 1, 2 ở mục 2 + Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm trong SGK trang 8, 9. sau khi sản xuất đến với người tiêu + Trả lời câu hỏi trong SGK trang 9 và ghi kết quả dùng. vào vở nháp/giấy A4. + Hoạt động trao đổi có vai trò kết nối - GV nhận xét và đặt thêm câu hỏi về hoạt động, sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản trao đổi: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho xuất bán được sản phẩm của mình, biết thế nào là Hoạt động trao đổi có vai trò gì đồng thời giúp người tiêu dùng mua trong đời sống xã hội? Khi tham gia hoạt động trao được sản phẩm phù hợp với nhu cầu đổi, các chủ thể kinh tế cần thực hiện trách nhiệm của bản thân. gì? + Khi tham gia vào hoạt động trao đổi, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập mỗi người cần thực hiện mua và bản - HS thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ và ghi câu phù hợp với nhu cầu và điều kiện của trả lời vào vở nháp/giấy A4. mình, phù hợp với quy định của pháp - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. luật. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. + Hoạt động trao đổi: a) Anh Nam và đồng nghiệp nhận được tiền lương và thu nhập tăng thêm sau khi thực hiện dự án. b) Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
  17. + Vai trò: a) Ở thông tin 1, hoạt động trao đổi, mua bán dưới hình thức chợ truyền thống; ở thông tin 2, hoạt động trao đổi, mua bán bằng hình thức trực tuyến. b) Hoạt động trao đổi, mua bán ở mỗi thông tin trên cho thấy vai trò của hoạt động trao đổi chính là kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. c) Ngoài hình thức kể trên, còn có các hình thức trao đổi, mua bán khác, bao gồm các hình thức mua bán truyền thống và hiện đại (mua bán ở chợ, siêu thị, quầy hàng, các sàn thương mại điện tử, ). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Tìm hiểu Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng a. Mục tiêu: - Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội; nhận thức được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào hoạt động tiêu dùng.
  18. - Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận, đánh giá về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV chia lớp thành 6 nhóm; quy định vị trí, thời gian làm việc; giao nhiệm vụ cho các nhóm c. Sản phẩm học tập: Hoạt động tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Hoạt động tiêu dùng và vai trò - GV chia lớp thành 6 nhóm theo kĩ thuật khăn trải của hoạt động tiêu dùng bàn; quy định vị trí, thời gian làm việc; giao nhiệm + Tiêu dùng là hoạt động sử dụng các vụ cho các nhóm: sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn + Quan sát hình ảnh 1, đọc thông tin ở mục 3, trong nhu cầu vật chất và tinh thần của con SGK trang 9, 10 và thảo luận. người. + Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. + Mỗi người cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch để trở thành người tiêu dùng + Trả lời câu hỏi trong SGK trang 10 và ghi kết thông minh. quả vào giấy A3: a) Em hãy cho biết các sản phẩm tiêu dùng nào được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên. Hoạt động tiêu dùng đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
  19. b) Theo em, hoạt động tiêu dùng có vai trò gì đối với sản xuất? c) Em hãy kể thêm các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết. - GV nhận xét và đặt thêm câu hỏi về hoạt động tiêu dùng: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào là hoạt động tiêu dùng. Hoạt động tiêu dùng có vai trò gì trong đời sống xã hội? Khi tham gia hoạt động tiêu dùng, các chủ thể kinh tế cần thực hiện trách nhiệm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. a) HS liệt kê các sản phẩm tiêu dùng trong hình ảnh và thông tin (các món ăn, thực phẩm, bánh kẹo, mứt tết, đồ uống, ). Hoạt động tiêu dùng góp phần thoả mãn nhu cầu của mỗi người. b) Hoạt động tiêu dùng (các sản phẩm trong dịp Tết) có vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hoá và dịch vụ phát triển. c) Ngoài hoạt động tiêu dùng cho sinh hoạt như thông tin trên, còn có tiêudùng cho sản xuất. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
  20. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Phân tích, giải thích được một cách đơn giản các hoạt động kinh tế, vai trò của mỗi hoạt động kinh tế; đánh giá được một số hiện tượng, vấn đề kinh tế đang I diễn ra ở địa phương và đất nước. - Trình bày được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt g động kinh tế trong đời sống xã hội. - Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. b. Nội dung: Bài tập phần Luyện tập SGK c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho cá nhân, phát Phiếu bài tập (Phụ lục) và yêu cầu HS hoàn thành bài luyện tập 1, 2. PHIẾU HỌC TẬP Họ tên: . Lớp: . Bài 1. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao, Nhận định Đúng Sai Giải thích
  21. A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người. B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng. C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất. D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất. E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng. Bài 2. Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao? Trường hợp Phân loại hoạt động A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà. B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.
  22. C. Một người đanh thủ thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn. đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất. D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoa. Bài tập 3: Bài tập tự luận. GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 trong SGK trang 11, chia lớp thành 4 – 6 nhóm, phát bút dạ, giấy A3 cho HS, yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi của bài tập, cụ thể: Hãy thảo luận trong nhóm để vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối, trao đổi và hoạt động tiêu dùng. Lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể để minh hoạ mối quan hệ trên. Bài tập 4: Em hãy kể lại những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp? Theo em, HS trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày? a) Em hãy liệt kê các việc làm thể hiện sự tham gia vào các hoạt động kinh tế. b) Việc làm nào em cho là chưa phù hợp? Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp? c) Theo em, HS trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân, sau đó trao đổi, thảo luận với bạn ngồi cạnh để hoàn thành Phiếu bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
  23. - GV mời một số HS lên đóng vai để tham gia các hoạt động kinh tế, mỗi nhóm sẽ phân công HS đóng vai tham gia các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Từ đó, HS lồng ghép trả lời các câu hỏi của bài. PHIẾU HỌC TẬP Họ tên: . Lớp: . Bài 1. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao, Nhận định Đúng Sai Giải thích A. Hoạt động sản xuất nông x Sản xuất nông nghiệp là một nghiệp là một trong những cơ hoạt động kinh tế quan trọng, sở cho sự tồn tại của con góp phần cung cấp lương người. thực, thực phẩm cho sự tồn tại của con người. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; nguồn hàng cho xuất khẩu, thu ngoại tệ, B. Kết quả của hoạt động sản x Mỗi hoạt động sản xuất đều xuất là tạo ra sản phẩm phục tạo ra sản phẩm cụ thể (vật vụ hoạt động tiêu dùng. chất và tinh thần) thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và x Hoạt động tiêu dùng là động mục đích cho sản xuất. lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
  24. D. Hoạt động trao đổi không x Hoạt động trao đổi có liên liên quan tới hoạt động sản quan chặt chẽ với hoạt động xuất. sản xuất, kết nối sản xuất với tiêu dùng. E. Hoạt động trao đổi có thể x Khi hoạt động trao đổi, mua thúc đẩy hoạt động sản xuất bán diễn ra thuận lợi có thể và hoạt động tiêu dùng. thúc đẩy sự phát triển của hoạt động sản xuất và tiêu dùng. Bài 2. Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao? Trường hợp Phân loại hoạt động A. Một thanh niên đang sử dụng máy - Hoạt động tiêu dùng (khi sử dụng tính cá nhân tại nhà. máy tính với mục đích giải trí). – Hoạt động sản xuất (khi sử dụng máy tính để làm việc). B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại – Hoạt động tiêu dùng (sản phẩm tinh rạp chiếu phim. thần). C. Một người đanh thủ thức ăn cho tôm - Hoạt động sản xuất (nuôi tôm). xuống đầm nuôi tôm, thức ăn. đóng - Hoạt động tiêu dùng (tiêu dùng cho trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuất. sản xuất). D. Một người đang trả tiền mua hoa tại Hoạt động trao đổi, mua bán. cửa hàng hoa. Bài tập 3: HS vẽ được sơ đồ, thuyết trình giới thiệu, mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động và lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ.
  25. Bài tập 4: a) Một số việc làm thể hiện sự tham gia vào hoạt động kinh tế như: Giúp đỡ bố mẹ sản xuất kinh doanh (tham gia vào hoạt động sản xuất); đi chợ, siêu thị mua hàng hoá (hoạt động trao đổi); tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ như đồ ăn, mặc, ở, sách vở, đồ dùng học tập, (hoạt động tiêu dùng). b) Một số việc làm chưa phù hợp: Chưa tự giác, tích cực giúp đỡ bố xuất kinh doanh; tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ lãng phí; chưa biết cách trao đổi, mua bán thông minh, c) HS trung học phổ thông cần thực hiện đúng trách nhiệm khi tham gia vào các hoạt động, cụ thể: Tích cực, tự giác tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; đối với lứa tuổi HS cần tiêu dùng có trách nhiệm, tiêu dùng thân thiện với môi trường, Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá phần đóng vai của các nhóm và gợi ý HS kết luận chung, nhấn mạnh trách nhiệm của HS khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - HS biết chủ động lập kế hoạch để tìm tòi, học hỏi và tham gia vào các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. - HS phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của người khác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm thể hiện đúng trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm thực hiện chưa đúng trách nhiệm khi tham gia các hoạt động kinh tế. b. Nội dung: Bài tập phần Vận dụng SGK c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK
  26. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiêm vụ cho HS 1. Em hãy tìm hiểu về các hoạt động kinh tế tại địa phương nơi em sinh sống và viết một bài thu hoạch ngắn theo yêu cầu sau - Mô tả hoạt động kinh tế dạng diễn ra. - Nêu nhận xét của em về những hoạt động kinh tế mà học sinh trung học phổ thông có thể tham gia 2. Em hãy cùng bàn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề “Tiêu dùng xanh" để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong, trình bày đáp án vào giờ học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV giải đáp những vấn đề HS còn thắc mắc đối với nhiệm vụ về nhà. - GV hướng dẫn HS ghi kết quả thực hiện được, báo cáo vào tiết học sau. - GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS trong quá trình học tập. *HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: • Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 1 • Hoàn thành bài tập được giao • Xem trước nội dung bài 2
  27. Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên. Trung tâm GD Sao Khuê: Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối tiểu học, thcs và thpt Có đủ các mẫu giáo án theo c/v5512, c/v 4040, c/v 3280 Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thày cô có thể xem và tải tài liệu tại website: tailieugiaovien.edu.vn
  28. GDKTPL 10 KẾT NỐI TRI THỨC Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. 2. Năng lực - Năng lực chung: ● Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. ● Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập. ● Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế. - Năng lực riêng: ● Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính
  29. sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vị, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội. ● Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi. 3. Phẩm chất - Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. - Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. - Tranh ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế. - Đồ dùng đơn giản để sắm vai. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  30. a. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên và vai trò một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với xã hội. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp: Một số hoạt động kinh tế và vai trò của các hoạt động đó trong đời sống hằng ngày: + Hoạt động sản xuất: sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người. + Hoạt động phân phối – trao đổi: thuận tiện cho người mua, góp phần cho sản phẩm lưu thông thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với người mua. Doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và góp phần chiếm lĩnh thị trường cho sản phẩm. + Hoạt động tiêu dùng: tăng trưởng kinh tế, giúp tăng thu nhập hộ gia đình. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
  31. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta thường biết đến những vấn đề như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập, nhưng không phải ai cũng quan tâm tìm hiểu xem các hoạt động kinh tế đang diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước. Chúng ta cùng vào Bài 1 – Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, 2 để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm và vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất - GV dẫn dắt: trong đời sống xã hội + Hoạt động kinh tế với tư cách là hoạt động sử dụng nguồn - Nội dung hoạt động sản xuất: lực của xã hội nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu + Hình 1: thể hiện hoạt động người công nhân sử khác nhau của con người. ￿ Là hoạt động chủ yếu, đóng vai dụng tư liệu lao động sản xuất ô tô (trong lĩnh vực trò nền tảng trong xã hội loài người. công nghiệp).
  32. + Nền kinh tế là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh ￿ Góp phần tạo ra những chiếc ô tô cho con người tế cơ bản (sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng). Mỗi sử dụng, tạo thu nhập cho người lao động trong hoạt động kinh tế có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ nhà máy đó, đóng góp thuế phát triển kinh tế đất mật thiết, qua lại với nhau, đảm bảo cho nền kinh tế không nước. ngừng vận động, phát triển. + Hình 2: thể hiện hoạt động người nông dân sử - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1, 2 SGK tr.7 dụng tư liệu lao động để sản xuất lúa gạo (trong và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp). trong các hình dưới đây và cho biết hoạt động đó có đóng góp ￿ Góp phần tạo ra lương thực cho con người, tạo gì cho đời sống xã hội. thu nhập cho người nông dân, đóng góp thuế phát - GV hướng dẫn HS đọc nội dung phần Ghi nhớ, rút ra kết luận triển kinh tế đất nước. và cho biết: ￿ Hai hoạt động ở Hình 1, 2 đều tạo việc làm cho những chủ thể trung gian. - Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử + Hoạt động sản xuất là gì? dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. + Hoạt động sản xuất có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? - Hoạt động sản xuất có vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, - HS quan sát Hình 1, 2, đọc phần Ghi nhớ, làm việc cá nhân và tiêu dùng. trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 1. - GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
  33. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc trường hợp 1, 2 SGK đưa ra, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm, vai trò của hoạt động phân phối và hoạt động trao đổi trong đời sống xã hội. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc thông tin đổi trong đời sống xã hội trường hợp 1 SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: * Hoạt động phân phối + Ban Giám đốc công ty X đã có những quyết định phân - Quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả của Ban Giám đốc công ty X: + Phân bổ các nguồn lực máy móc, nguyên vật liệu và nhân công vào sản xuất áo sơ mi nam để xuất khẩu mang lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. + Quyết định phân chia thu nhập theo hướng tăng bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất như lương, thưởng cho người lao động, khuyến khích người thế nào? Những quyết định này mang lại kết quả gì cho có đóng góp nhiều cho công ty giúp mọi người phấn doanh nghiệp và người lao động? khởi, thi đua lao động sản xuất. + Theo em, hoạt động phân phối là gì? Hoạt động này có ￿ Như vậy: vai trò như thế nào trong đời sống xã hội? - Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân
  34. chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng). - Phân phối có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. * Hoạt động trao đổi - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông - Bà con xã Cán Cấu thường đến chợ để trao đổi hàng tin trường hợp 2 SGK tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: hóa, mua sắm vật dụng cho sinh hoạt và sản xuất. ￿ Việc duy trì chợ phiên là một nét đẹp văn hóa, nơi giao thương mua bán của người dân nơi đây (người sản xuất bán được sản phẩm làm ra, người tiêu dùng mua được những thứ mình cần). ￿ Như vây: - Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu + Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để dùng cho sinh hoạt). làm gì? Việc duy trì hoạt động ở chợ Cán Cầu có vai trò - Trao đổi đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu gì đối với đời sống của người dân nơi đây? dùng, giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và + Theo em, hoạt động trao đổi là gì? Hoạt động này có phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng vai trò gì trong đời sống xã hội? mua được thứ mình cần, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp 1, 2 SGK đưa ra, thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi; đọc phần Ghi nhớ hoạt động để rút ra kết luận. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 2; trình bày khái niệm, vai trò của hoạt động phân phối và hoạt động trao đổi trong đời sống xã hội. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
  35. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS quan sát tranh, đọc thông tin mục 3, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận; làm việc nhóm để vẽ sơ đồ tư duy, chốt lại những nội dung chính của bài học. c. Sản phẩm học tập: - HS nêu và ghi được vào vở khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội. - HS hoàn thành sơ đồ tư duy, chốt lại nội dung bài học. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong - GV hướng dẫn HS quan sát tranh 1, 2 và đọc thông tin đời sống xã hội SGK tr.8 và trả lời câu hỏi: - Mục đích sử dụng gạo của các nhân vật: + Tranh 1: con người tiêu dùng trực tiếp. + Tranh 2: làm đầu vào của một hoạt động kinh tế khác (kinh doanh quán cơm bình dân). - Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng bị gián đoán và chậm lại.
  36. - Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. - Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, giữa vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. - Tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo + Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm phẩm gạo với mục đích gì? tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi + Dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi sản phẩm không tiêu thụ được. như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội - GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho biết: + Tiêu dùng là gì? + Tiêu dùng có vai trò và tác động như thế nào đến sản xuất. - GV chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm nhắc lại kiến thức cơ bản vừa khám phá, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài học. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tranh, đọc thông tin mục 3, làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. -HS làm việc nhóm để vẽ sơ đồ tư duy, chốt lại những nội dung chính của bài học.
  37. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội. - GV mời đại diện các nhóm HS chốt lại nội dung kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận nội dung bài học: Trong đời sống xã hội, các hoạt động: sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất là gốc, có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng. SƠ ĐỒ TƯ DUY THỂ HIỆN NỘI DUNG BÀI HỌC C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  38. a. Mục tiêu: HS củng cố tri thức vừa khám phá, rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống có liên quan đến các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội. b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.9, 10; HS vận dụng kiến thức đã học, vận dụng kiến thức thực tế, liên hệ bản thân và thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: - HS trả lời được các câu hỏi tình huống. - HS đưa ra được lời khuyên cho các nhân vật. - HS tham gia đóng vai thể hiện vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. d. Tổ chức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, đọc các trường hợp SGK đưa ra và hoàn thành bài tập 1 SGK tr.9, 10. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trình bày kết quả thảo luận trước lớp: Câu 1. - Trường hợp a: + Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,
  39. + Việc thực hiện sản xuất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào thị trường khó tính đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững cho nền kinh tế. Thực hiện sản xuất xanh thể hiện vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt bảo vệ người tiêu dùng. - Trường hợp b: Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, giữ chân người lao động. Người lao động sẽ tiếp tục có việc làm, có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn duy trì được cuộc sống, giữ được việc làm ổn định. - Trường hợp c: + Bán hàng trực tuyến là loại hoạt động trao đổi. Hoạt động này có nhiều ưu điểm: không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như: mất thời gian chờ đợi để nhận được hàng hóa, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo, + Để hạn chế những tiêu cực của hoạt động này, Nhà nước cần tăng cường hoạt động quản lí các trang thương mại điện tử, tăng cường chế tài xử phạt các vụ việc xấu ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng cần tìm những nơi bán hàng có uy tín để mua sản phẩm. - Trường hợp d: + Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội. + Biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân hủy như gỗ, giấy, - GV mời đại diện cặp khác nhận xét, bổ sung.
  40. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang bài tập mới. Nhiệm vụ 2: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống sau Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận và đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong tình huống bài tập 2 SGK tr.10. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp: Câu 2. a. Việc làm giả một số sản phẩm thương hiệu nổi tiếng là vi phạm pháp luật về cạnh tranh nên chị H không nên làm như vậy. b. Nếu là N, em sẽ nói với bố mẹ rằng các bạn HS rất ham chơi trò chơi điện tử, bố mẹ kinh doanh vì muốn thu được nhiều tiền từ HS trốn học, bỏ tiết để chơi điện tử là không nên. - GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang bài tập mới. Bài tập 3: Em hãy cùng bạn đóng vai “Táo quân” theo các gợi ý Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV hướng dẫn HS trò chơi sắm vai: Táo quân. - GV hướng dẫn HS:
  41. + Mỗi nhóm xây dựng kịch bản với bối cảnh các Táo Sản xuất, Táo Phân phối - Trao đổi và Táo Tiêu dùng lên báo cáo tình hình hoạt động của nền kinh tế với Ngọc Hoàng. Từng vai Táo khẳng định lĩnh vực mình phụ trách có những đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội. + HS các nhóm phân công cụ thể vai diễn và thực hiện vở diễn trước lớp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, liên hệ thực tế, phân công cụ thể vai diễn, kịch bản. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm thực hiện vở diễn trước lớp. - GV mời các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi. - GV khuyến khích, động viên tinh thần tham gia của HS. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS tự giác áp dụng những điều đã học về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo. b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.10; HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: - Ý tưởng kinh doanh trực tuyến một mặt hàng.
  42. - Tranh cổ động cho hoạt động “Tiêu dùng xanh” , nội dung và ý nghĩa của bức tranh. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV yêu cầu HS: Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.10. - GV hướng dẫn HS: + Bài tập 1: HS sử dụng mạng xã hội với những thông tin sẵn có từ bạn bè người thâm, tập rao bán một vài loại sản phẩm nào đó nhân dịp ngày lễ tết như: bán quà lưu niệm nhân ngày 20/11, dịp Tết trung thu, ngày 8/3, + Bài tập 2: HS có thể vẽ tranh chiếc xe đạp với khẩu hiểu Giải pháp xanh, - GV trình chiếu cho HS tham khảo một số hình ảnh về “Tiêu dùng xanh”:
  43. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ sau giờ học theo sự hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn lại nội dung kiến thức đã học. - Làm bài tập Bài 1 – Sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế.
  44. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nhận biết được các chủ thế tham gia trong nền kinh tế và vai trò của các chủ thể khi tham gia nền kinh tế. 2. Năng lực - Năng lực chung: ● Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về vai trò của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế. ● Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập. ● Giải quyết vấn để và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến vai trò của các chủ thể kinh tế. - Năng lực riêng: ● Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia nền kinh tế với vai trò chủ thể kinh tế cụ thể, Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện vai trò chủ thể kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường
  45. lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vị, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi thực hiện vai trò của chủ thể kinh tế cụ thể. ● Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện tốt vai trò là chủ thể kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn để của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi khi thực hiện vai trò là chủ thể kinh tế. 3. Phẩm chất - Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện vai trò là chủ thể kinh tế phù hợp với lứa tuổi. - Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. - Tranh ảnh, clip và các mẩu chuyện về các chủ thể tham gia nền kinh tế. - Đồ dùng đơn giản để sắm vai. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SGK. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Các chủ thể của nền kinh tế. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  46. a. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề các chủ thể của nền kinh tế, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề bài học mới. b. Nội dung: GV cho HS lắng nghe bài hát “Bài ca xây dựng” (sáng tác: Hoàng Vân); HS lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS hoạt động kinh tế của những người tham gia lao động trong bài hát “Bài ca xây dựng”. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS lắng nghe bài hát “Bài ca xây dựng” (sáng tác: Hoàng Vân). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nội dung bài hát ca ngợi những người lao động đang tham gia hoạt động kinh tế nào? + Họ có đóng góp gì cho nền kinh tế? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, hát theo giai điệu của bài hát và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi trước lớp: Những người lao động trong bài hát “Bài ca xây dựng” là những người thợ xây - họ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và là chủ thể của nền kinh tế. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
  47. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi chúng ta đều tham gia vào nền kinh tế với những vai trò khác nhau nhưng ít khi tìm hiểu vấn đề nền kinh tế đang hoạt động bởi những chủ thể nào và vai trò của họ trong sự phát triển của đời sống xã hội. Bài học này sẽ giúp các em nhận biệt được các chủ thể của nền kinh tế và vai trò của họ khi tham gia các hoạt động kinh tế để từ đó xác định được vai trò, trách nhiệm công dân của bản thân và gia đình với tư cách là một chủ thể trong nền kinh tế. Chúng ta cùng vào Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về chủ thể sản xuất a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được chủ thể sản xuất trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể sản xuất khi tham gia nền kinh tế. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh, đọc các trường hợp SGK tr.11, 12 đưa ra và trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận khái niệm và vai trò của chủ thể sản xuất. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở khái niệm và vai trò của chủ thể sản xuất. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu về chủ thể sản xuất - GV dẫn dắt: Chủ thể kinh tế là những người tham gia vào - Các nhân vật trong tranh, anh Q là các nhà đầu tư, các hoạt động của nền kinh tế, bao gồm: chủ thể sản xuất, người lao động sản xuất, họ là chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng, chủ thể trung gian và Nhà nước. Các chủ trực tiếp làm ra của cải vật chất phục vụ cho nhu thể của nền kinh tế không chỉ thực hiện tốt vai trò trong lĩnh cầu tiêu dùng của xã hội. vực kinh tế mình tham gia mà còn đóng góp cho sự ổn định, ￿ Anh Q đã: phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. + Cung cấp nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình ảnh minh mã đẹp phục vụ khách hàng, thường xuyên nghiên họa, đọc trường hợp SGK tr.11, 12 đưa ra và trả lời câu hỏi: Các nhân vật trong tranh và anh Q tham gia vào nền kinh tế
  48. với vai trò là chủ thể gì? Họ có đóng góp gì cho đời sống xã cứu, cải tiến kĩ thuật để làm ra hàng hoá có chất hội? lượng cao, giá thành hạ. - GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho + Tạo việc làm cho người lao động, đóng thuế cho biết: ngân sách nhà nước và tham gia hoạt động từ + Theo em, chủ thế sản xuất là ai? thiện. + Chủ thể sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Chủ thể sản xuất là những người sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh. - HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh, đọc các trường hợp - Chủ thể sản xuất có vai trò: SGK tr.11, 12 đưa ra và trả lời câu hỏi; đọc phần Ghi nhớ hoạt + Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh động để rút ra kết luận. doanh và thu lợi nhuận, thoả mãn nhu cầu hiện tại - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. của xã hội hiện tạo, tương lai trong điều kiện nguồn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận lực có hạn. - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 1. ￿ Chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa - GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của chủ chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, thể sản xuất. sản xuất bằng cách nào để đạt hiệu quả. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. + Có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội người trong xã hội. dung mới.
  49. Hoạt động 2: Tìm hiểu về chủ thể tiêu dùng a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được chủ thể tiêu dùng trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể tiêu dùng khi tham gia nền kinh tế. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa 1.2, đọc thông tin SGK đưa ra tr.12, 13 đưa ra để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận chủ thể tiêu dùng là ai và vai trò của chủ thể tiêu dùng. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở chủ thể tiêu dùng là ai và vai trò của chủ thể tiêu dùng. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Tìm hiểu về chủ thể tiêu dùng - GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận 1 trường - Các nhân vật trong các tranh đóng vai trò là chủ thể hợp). tiêu dùng. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát tranh minh họa - Người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với sự phát 1, 2, đọc thông tin 1, 2 SGK tr.12, 13 đưa ra và trả lời câu triển bền vững của xã hội vì: hỏi: + Người tiêu dùng là lực lượng chiếm đại đa số trong + Các nhân vật trong các bức tranh tham gia nền kinh tế xã hội. với vai trò là chủ thể gì? + Mỗi lựa chọn của người tiêu dùng đều có sự ảnh + Người tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hưởng nhất định đối với đời sống xã hội. hội? Vì sao người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với sự ￿ Người tiêu dùng nên thể hiện trách nhiệm của mình phát triển bền vững của xã hội? bằng cách lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân - GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm cho biết: chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người.
  50. + Chủ thể tiêu dùng là ai? - Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ + Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì? để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập xuất, - HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa 1.2, đọc - Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động thông tin SGK đưa ra tr.12, 13 đưa ra để trả lời câu hỏi: lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự + Quan sát tranh và nêu vai trò của các nhân vật trong phát triên bền vững của xã hội. tranh. + Đọc thông tin và nêu vai trò và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với sự phát triển xã hội. - HS đọc phần Ghi nhớ trong hoạt động để rút ra kết luận. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 2. - GV mời đại diện HS trình bày khái niệm và vai trò của chủ thể tiêu dùng. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Tìm hiểu về chủ thể trung gian a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được chủ thể trung gian trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể trung gian khi tham gia nền kinh tế. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa, đọc thông tin SGK tr.13, 14 đưa ra để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận chủ thể trung gian là ai và vai trò của chủ thể trung gian. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở chủ thể trung gian là ai và vai trò của chủ thể trung gian. d. Tổ chức hoạt động:
  51. HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Tìm hiểu về chủ thể trung gian - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận 1 trường - Chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong bức tranh hợp). trên là chủ thể trung gian: - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát tranh minh họa + Nhà phân phối hàng hóa: Giúp việc lưu thông hàng 1, 2, đọc các thông tin 1, 2 SGK tr.13 và thực hiện nhiệm vụ: hoá tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi + Chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong mỗi bức tranh nhanh gọn, hiệu quả, + Môi giới việc làm: Cung cấp trên là ai? thông tin về việc làm và người lao động để được + Hoạt động của họ có đóng góp gì cho đời sống xã hội? hưởng phí môi giới ￿ Việc tìm kiếm việc làm và người - GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ, rút ra kết luận và cho lao động thuận lợi, nhanh chóng hơn. - Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường: + Các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá. biết: + Nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, + Chủ thể trung gian là ai? giới thiệu việc làm, + Chủ thể trung gian có vai trò gì trong hoạt động kinh tế ? - Vai trò của chủ thể trung gian: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ - HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa, đọc mua – bán. thông tin SGK tr.13, 14 đưa ra để trả lời câu hỏi: + Giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn. + Quan sát tranh và chỉ ra chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong tranh. + Đọc các thông tin và chỉ ra những đóng góp của các nhân vật trong tranh đối với đời sống xã hội. - HS đọc phần Ghi nhớ trong hoạt động để rút ra kết luận. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
  52. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 3. - GV mời đại diện HS trình bày chủ thể trung gian là ai và vai trò của chủ thể trung gian. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 4: Tìm hiểu về chủ thể nhà nước a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa 1-2, đọc thông tin 1-2 SGK tr.14 đưa ra để trả lời câu hỏi; HS rút ra được kết luận chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế và thể hiện bằng sơ đồ tư duy. c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế bằng sơ đồ tư duy. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Tìm hiểu về chủ thể nhà nước - GV dẫn: Bất kì Nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất - Vai trò của Nhà nước trong các hình ảnh: định đối với xã hội. Ở Việt Nam, Nhà nước có vai trò kinh tế + Ban hành luật, tạo ra khung pháp lí để các chủ thể là tổ chức, quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông qua kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ (thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế). pháp luật. - GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện + Thường xuyên tổ chức các hội nghị để giải quyết các nhiệm vụ sau: những khó khăn, vướng mắc, giúp các chủ thể kinh tế phát triển thuận lợi.
  53. + Nhóm 1: Nội dung các hình ảnh dưới đây thể hiện Nhà - Trước những khó khăn của nền kinh tế, Nhà nước nước đã làm gì để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách như giãn nợ, miễn giảm thuế; giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản. - Nhà nước đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, tạo chuyển biến tích cực về được tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi? sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh + Nhóm 2: Đọc nội đoạn thông tin 1 và cho biết: Nhà nước thần của người dân ở những nơi khó khăn. đã làm gì trước những khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch COVID – 19? + Nhóm 3: Đọc nội dung đoạn thông tin 2 và cho biết: Nhà nước đã làm gì để giải quyết vấn đề đói nghèo trong xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa? - GV hướng dẫn HS đọc phần Ghi nhớ hoạt động, rút ra kết luận và thực hiện nhiệm: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh minh họa 1-2, đọc thông tin 1-2 SGK tr.14 đưa ra để trả lời câu hỏi: + Quan sát các hình ảnh để trả lời câu hỏi.
  54. + Đọc các thông tin để nêu lên những việc Nhà nước đã làm trước những khó khăn, thách thức mà đất nước gặp phải. - HS đọc phần Ghi nhớ trong hoạt động để rút ra kết luận. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi hoạt động 4. - GV mời đại diện HS trình bày chủ thể nhà nước trong nền kinh tế và vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia nền kinh tế bằng sơ đồ tư duy. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Sơ đồ tư duy thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  55. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố tri thức vừa khám phá về các chủ thể của nền kinh tế; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống. b. Nội dung: - GV cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về các chủ thể của nền kinh tế. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.15, 16; HS vận dụng kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: - HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm. - HS nhận xét việc thực hiện trách nhiệm công dân của các chủ thể kinh tế khi tham gia các hoạt động kinh tế trong các trường hợp. - HS xử lí tình huống SGK đưa ra. d. Tổ chức hoạt động: Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV cho HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất? A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối. C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế. D. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Câu 2. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng? A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn. B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển. C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
  56. D. Tiết kiệm năng lượng. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian? A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội. C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp. D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Câu 4. Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ thể kinh tế của Nhà nước? A. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường. B. Quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. C. Thoả mãn nhu cầu của người sản xuất. D. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước vẻ kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trình bày đáp án: Câu 1. Đáp án D Câu 2. Đáp án B Câu 3. Đáp án A Câu 4. Đáp án D. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.15, 16 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm đảm nhận 1 bài tập):
  57. + Nhóm 1: Nhận xét việc thực hiện trách nhiệm công dân của các chủ thể kinh tế khi tham gia các hoạt động kinh tế trong những trường hợp (Bài tập 2 SGK tr.15, 16) + Nhóm 2: Xử lí các tình huống (Bài tập 3 SGK tr.16). - GV hướng dẫn HS nhóm 2: HS sắm vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra giải pháp xử lí tình huống, thể hiện kịch bản của nhóm mình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp: Nhóm 1: + Trường hợp a: Anh V thể hiện trách nhiệm công dân qua việc chủ động tìm kiếm việc làm để đảm bảo cuộc sống; tìm tòi, học hỏi, lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho người lao động và còn hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. + Trường hợp b: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Nhóm 2: a. Do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên bà con nông dân không bán được hàng. Trong trường hợp này, người tiêu dùng nên hỗ trợ, mua sản phẩm nhiều hơn để cân đối cung cầu, giúp người sản xuất khỏi bị thua lỗ, tiếp tục tái sản xuất để cung cấp sản phẩm cho xã hội.
  58. b. Hiện nay, một số công ty môi giới trên mạng xã hội có hành vi lừa đảo cung cấp thông tin giả để thu tiền phí dịch vụ nên K cần nhắc chị P phải cẩn thận, xác định rõ thông tin của công ty môi giới trước khi sử dụng dịch vụ của họ. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS tự giác áp dụng những điều đã học về các chủ thể của nền kinh tế vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn để một cách chủ động, sáng tạo. b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.16; HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: - Chia sẻ của bản thân hoặc gia đình em đã tham gia nền kinh tế với tư cách một chủ thể kinh tế và đã thể hiện vai trò của chủ thể đó. - Sản phẩm truyền thông (viết khẩu hiệu, vẽ tranh) thể hiện thông điệp phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS - GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi bài tập 1, 2 phần Vận dụng SGK tr.16. - GV hướng dẫn HS:
  59. + Với bài tập 1, HS có thể chọn với tư cách là chủ thể tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh hoặc chủ thể trung gian (với bản thân HS có thể là chủ thể tiêu dùng) để viết bài chia sẻ. + Với bài tập 2, HS khai thác những biểu hiện sản xuất, tiêu dùng xanh gắn với bảo vệ môi trường, đồng thời quy định về hình thức sản phẩm và thời gian nộp sản phẩm. Khuyến khích các nhóm xây dựng sản phẩm dưới dạng bộ sưu tập hoặc trang trí dưới hình thức báo tường sau đó tổ chức trưng bày ở lớp hoặc sân trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận HS báo cáo kết quả vào tiết học sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Ôn tập lại nội dung kiến thức đã được học. - Trả lời câu hỏi bài tập 1 phần Luyện tập SGK tr.15. - Làm bài tập Bài 2 - Sách bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10. - Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 3: Thị trường. Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên. Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học khối tiểu học, thcs và thpt Có đủ các mẫu giáo án theo c/v5512, c/v 4040, c/v 3280 Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới
  60. CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thày cô có thể xem và tải tài liệu tại website: tailieugiaovien.edu.vn