Đề kiểm tra Cuối học kì 1 Các môn Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tuyên Quang (Có đáp án)

docx 12 trang Hùng Thuận 27/05/2022 7032
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì 1 Các môn Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tuyên Quang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_cac_mon_lop_5_nam_hoc_2021_2022_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì 1 Các môn Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Tuyên Quang (Có đáp án)

  1. UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT Kiểm tra : Cuối học kỳ I TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG Ngày: Họ và tên học sinh Môn: Lịch sử - Địa lý Lớp: 5 . Năm học : 2021 – 2022 Thời gian : 40 phút GV COI THI GV CHẤM THI ĐIỂM LỜI PHÊ 1. 1. LS ĐL TỔNG 2. 2. Câu1: Nối ô chữ cho phù hợp: (1đ) Ngày 02- 09- 1945 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Ngày 27 – 1 - 1973 Ngày 12- 9 -1930 Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 12 ngày đêm 1972 Năm 1950 Kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh Ngày 25 – 4 – 1976 Ngày 03-02-1930 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập Câu 2: Khoanh vào câu trả lời đúng nhất: (2đ) 2.1/ Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào ? a. 19/8 b. 18/9 c. 9/1945 d. 8/1945 2.2 Chiến thắng Biên giới thu- đông 1950 có ý nghĩa : a. Khai thông đường liên lạc quốc tế. b Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. c.Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.Từ đây,ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. d.Ta nắm quyền chủ động trên chiến trường. 2.3/ Phong trào cách mạng trong những năm 1930- 1931 diễn ra mạnh mẽ ở? a. Hà Nội. b. Huế c.Sài Gòn. d. Nghệ - Tĩnh 2.4/Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức ở : a. Xiêm. b.Hồng Công (Trung Quốc) c. Việt Nam d. Pháp
  2. Câu 3: Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới? (1đ) Câu 4:Em hãy kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu trong chiến dịch biên giới Thu-Đông năm 1950. (1đ) Câu 5: Khoanh vào câu trả lời đúng nhất: ( 2đ) 1.1/ Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là: a. Nhiệt độ cao có nhiều gió và mưa. b. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa. c. Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa. d. . Nhiệt độ thấp có nhiều gió và mưa. 1.2/ Sông ngòi có vai trò: a. Bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, thủy điện b.Thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa c. Cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại. d. Quan trọng trong sản xuất và đời sống. 1.3/ Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở ; a. Vùng đồng bằng và đồi núi. b. Vùng đồng bằng và ven biển c. Vùng cao nguyên và ven biển. d. Vùng cao nguyên và đồi núi . 1.4/ Nước ta trồng được nhiều lúa gạo vì : a. Nằm trong vùng gió mùa. b. Thuộc khu vực nhiệt đới,nằm trong vùng gió mùa. c. Mưa nhiều. d. Vì khí hậu nóng ẩm, người dân có nhiều kinh nghiệm. Câu 6 : Đúng ghi Đ, sai ghi S ( 1đ) a.Vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng . b. Các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển do có ít lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ. c. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn ; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
  3. d. Nước ta chủ yếu nhập khẩu các khoáng sản ( dầu mỏ, than, ), hàng tiêu dùng, nông sản và thuỷ sản; xuất khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu. Câu 7: Vì sao thành phố Hồ Chí Minh được coi là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước?(1đ) Câu 8: Bình Thuận có những điều kiện nào để phát triển ngành du lịch? ( 1đ)
  4. Đáp án Lịch sử Câu 1/ - Ngày 3/2/1930 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. - Năm 1950 : Chiến thắng Biên giới Thu - Đông - Ngày 2/9/1945: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập - Ngày 12/ 9: Ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh. Câu 2: Khoanh vào câu trả lời đúng nhất: (2đ) 2.1 2.2 2.3 2.4 a c d b Câu 3: Trong những năm 1930-1931, nhân dân Nghệ-Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12- 9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh Câu 4: Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. Đáp án Địa lí Câu 5 1.1 1.2 1.3 1.4 b a d d Câu 6: Đ,S,Đ,S Câu 7: Điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước : Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm. Giao thông thuận lợi, dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao. Đầu tư nước ngoài, trung tâm văn hóa khoa học kĩ thuật. Câu 8: Những điều kiện để Bình Thuận phát triển ngành du lịch là : Nhiều bãi tắm đẹp, nhiều phong cảnh đẹp, khu di tích lịch sử, có nhiều lễ hội các dịch vụ du lịch được cải thiện. Những điểm du lịch nổi tiếng ở địa phương em là : Biển Đồi Dương, Vạn Thủy Tú, núi Tà Cú, Mũi Né, chùa Hang, khu di tích Bác Hồ,
  5. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHAN THIẾT Kỳ kiểm tra : HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG Ngày : Họ và tên học sinh Môn : Tiếng Việt Lớp: 5 . Năm học : 2021– 2022 Thời gian : 30 phút GV coi thi GV chấm thi Điểm đọc Điểm viết Điểm Lời TV phê 1. 1. Đọc Đọc Tổng Chính TLV Tổng thầm tiếng tả 2. 2. A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Trái tim nhiều thương tích Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. Trên khung giấy trắng đang dần hiện ra một trái tim thật hoàn hảo khiến mọi người đứng xem đều trầm trồ khen ngợi. Bỗng một ông lão đi đến. Ông trầm tư ngắm nghía bức tranh của chàng trai một hồi lâu, rồi lặng lẽ mượn bút vẽ một hình thoạt nhìn rất lạ, nhìn thật kĩ thì đó là hình một trái tim. Chàng trai ngạc nhiên nhìn trái tim ông lão vừa vẽ và thắc mắc bởi nó bị chắp vá chằng chịt, nhưng rõ ràng vẫn là một trái tim. Trên trái tim ấy, có chỗ như bị khuyết lõm, có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Ông cụ mỉm cười rồi nói: - Đúng! Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu. Cậu biết không, khi tôi trao một mảnh tim của tôi cho một người thân, cha mẹ, anh chị, bạn bè và cả những người tình cờ mà tôi được gặp thì họ cũng cho tôi một mảnh tim của họ để đắp vào chỗ trống ấy. Ông lão nói tiếp: Còn những vết lõm này là phần trái tim tôi trao đi mà chưa được nhận lại. Cậu biết đấy, tình yêu trao đi mà chẳng cần đến sự đền đáp. Dù những khoảng trống này nhiều lúc làm tôi đau đớn, nhưng cũng chính nhờ chúng mà tôi có động lực để khao khát được sống và có niềm tin một ngày mai tốt đẹp hơn. Đám đông im lặng, còn chàng trai không giấu được nỗi xúc động của mình. Theo hạt giống tâm hồn Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1/ Cậu bé trong bài vẽ gì trên khung giấy trắng? (0.5đ) A. Vẽ trái tim thật hoàn hảo trên trang giấy trắng . B. Vẽ một trái tim. C. Vẽ một mảnh tim như bị cắt đi.
  6. D. Vẽ những vết lõm của phần trái tim. Câu 2/ Vì sao chàng trai ngạc nhiên trước bức tranh vẽ trái tim của ông lão? (0.5đ) A. Vì trái tim ông lão vẽ rất đẹp. B. Vì trái tim ông lão vẽ có nhiều vết vá chằng chịt và những vết lõm. C. Vì trái tim ông lão vẽ rất lạ khiến nhiều người xúc động. D. Vì trái tim ông lão vẽ có chỗ như bị cắt đi và được ghép nối bởi những mảnh khác nhau. Câu 3/ Những mảnh chắp vá trên trái tim của ông lão có ý nghĩa gì? (0.5đ) A. Đó là tình yêu thương của ông lão trao cho và nhận được từ mọi người. B. Đó là những nỗi đau mà ông lão đã trải qua trong cuộc sống. C. Đó là những nét sáng tạo làm bức tranh sống động. D. Đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều. Câu 4/ Những vết lõm trên trái tim ông lão vẽ có ý nghĩa gì? (0.5đ) A. Đó là những tổn thương mà ông lão đã chịu đựng trong cuộc sống. B. Đó là những khó khăn, chông gai bão táp ông lão đã phải trải qua. C. Đó là những phần trái tim của ông lão trao đi mà chưa được nhận lại. D. Đó là động lực để khao khát được sống và có niềm tin một ngày mai tốt đẹp hơn. Câu 5/ Câu văn “Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu.” Các đại từ xưng hô có trong câu trên là: (0.5đ) A. tôi, có, cậu B. tôi, cậu C. tôi, và D. tôi, đó, cậu Câu 6/ Chủ ngữ trong câu: “ Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai đang chăm chú vẽ một trái tim. ”là: (0.5đ) A. Một buổi chiều trong công viên B. đang chăm chú vẽ một trái tim. C. Một buổi chiều trong công viên, có một chàng trai D. có một chàng trai Câu 7/ Sau khi nghe ông lão giải thích về trái tim mình vẽ, em cảm thấy như thế nào và sẽ làm gì? (1đ) . Câu 8/ Đọc câu chuyện trên em thích nhất chi tiết nào? (0.5đ) Vì sao? (0.5đ)
  7. Câu 9/ Câu văn “Trái tim của tôi có thể không hoàn hảo bởi đó là trái tim đã có thời gian sống và trải nghiệm nhiều hơn trái tim của cậu.” * Có mấy quan hệ từ? (0.5đ) Đó là những từ nào? (0.5đ) Câu 10/ Đặt câu có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến nói về một trong những nhân vật trong câu chuyện trên. (1đ)
  8. A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 Đ) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1: (0,5) A. Câu 2: (0,5) B. Câu 3: (0,5) A. Câu 4: (0,5đ) C. Câu 5: (0,5) B. Câu 6: (0,5đ) D. Câu 7: (1.0đ) Cảm thấy xúc động nhận ra vẻ đẹp và sức mạnh của trái tim không phải chỉ để giữ kĩ không có vết tích, không có tổn thương mà trái lại đó biết chia sẻ, biết yêu thương, dám yêu và dám sống sẵn sàng cho đi, trái tim đẹp hơn. Câu 8: (1.0đ) Tùy theo ý học sinh trả lời. Câu 9: (1,0đ) của, bởi, và, của,là Câu 10: (1,0đ) HS đặt được câu đúng yêu cầu B/- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm ) I- Chính tả: (3 điểm): Người thợ rèn – Từ đầu rực rỡ.(SGK TV5 tập 1 trang 123) II. Tập làm văn (8đ): Đề bài: Em hãy tả thầy, cô giáo trong giờ học mà em yêu thích.
  9. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO PHAN THIẾT Kiểm tra : Định kì lần I TRƯỜNG TIỂU HỌC TUYÊN QUANG Ngày : Họ và tên học sinh Môn : Toán Lớp: 5 . Năm học : 2021– 2022 Thời gian : 40 phút GV COI THI GV CHẤM THI ĐIỂM LỜI PHÊ: 1. 1. 2. 2. Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu trả lời đúng sau : (3đ) a/1.1/Số thập phân gồm 7 đơn vị, 3 phần mười và 4 phần trăm, 5 phần nghìn được viết là: A. 73,45 B. 7,345 C. 37,45 D. 73,05 b/ Chữ số 2 trong số 4,052 thuộc : A. Hàng phần mười. B. Hàng phần trăm. C. Hàng phần nghìn. D. Hàng đơn vị c/ Số lớn nhất trong các số 7,082; 7,280; 7, 820 ; 7,802 là : A. 7,082 B. 7,280 C. 7,802 D.7,820 4 d/ Phân số viết dưới dạng số thập phân là: 5 A. 4,5 B. 0,8 C. 0, 08 D.8 e/ Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp ? A. 40 % B. 66 % C. 60 % D. 45% g/Số dư của phép chia 16,98 16 0 98 1,06 2 A. 2 B. 0, 20 C. 0,02 D. 0,002 Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S ( 2 điểm) a. 0,48 km = 48 m b.91,267 x 100 = 91,267 :0.01
  10. c. Một mảnh vườn hình chữ nhật có diện tích bằng 910m 2, chiều rộng bằng 25m. Chiều dài của mảnh vườn là 35,4m d.8,7x8 < 8,718 ; Vậy x = 0 Bài 3 : Đặt tính rồi tính : (1đ) a/ 74,5 + 19,6 b/40,5:2,7 Baì 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (1đ) a. 9 dm2 56 cm2 = dm2 b. 8kg = tạ Bài 5: Một thửa ruộng hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích một hình vuông có cạnh 42m. Trên thửa ruộng đó người ta dùng 25% diện tích để trồng ớt. Tính diện tích phần đất còn lại. (2đ) Bài 6: Hiệu của hai số là 4671, nếu thêm số 0 vào bên phải số bé ta được số lớn.Tìm số lớn.(M4) (1đ)
  11. Đáp án ; Bài 1: Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước các câu trả lời đúng sau : (3đ) 1.a 1.b 1.c 1.d 1.e 1.g B C D B A C Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S ( 2 điểm)( Đúng mỗi ý 0,5đ) a) S b)Đ c)S d)Đ Bài 2:Đặt tính rồi tính a)94,1 b)15 Baì 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (1đ) a)9,56 b)0,08 Bài 5 : (2đ) Giải Diện tích hình vuông cũng chính là diện tích hình chữ nhật vậy diện tích hình chữ nhật là: 42 × 42 = 1764 (m2 ) 0.5(đ) Diện tích trồng ớt: 1764 : 100 × 25 = 441 (m2 ) 0.75(đ) Diện tích phần đất còn lại là: 1764- 441= 1323(m2 ) 0.5(đ) Đáp số : 1323m2 0.25(đ) Bài 6 : (1đ) Hiệu số phần bằng nhau: 10-1 = 9(phần) 0.5(đ) Số lớn là : 0.5(đ) 4671: 9 × 10 = 5190 Đáp số :5190