Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I - Môn: Ngữ văn 8

doc 3 trang hoaithuong97 7210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I - Môn: Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_8.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I - Môn: Ngữ văn 8

  1. PHÒNG GD – ĐT TP NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: NGỮ VĂN 8 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề). Phần I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Các từ: nhìn, nếm, nghe, sờ, thuộc trường từ vựng A. trạng thái tâm lí của con người. C. hoạt động của các giác quan để cảm giác. B. hoạt động trí tuệ. D. hoạt động thay đổi tư thế. Câu 2. Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu. (Ông đồ - Vũ đình Liên) A. So sánh B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. Nhân hoá Câu 3. Trong các từ sau, từ nào là từ địa phương ? A. Hành lí B. Đường quốc lộ C. Con trùn D. Thiên địa Câu 4. Từ địa phương là từ A. trái. B. ngô. C. cây. D. mẹ. Câu 5. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: khéo léo, tự tin, hăng hái, nhiệt tình, hung hăng ? A. Con người B. Môn học C. Nghề nghiệp D. Tính cách Câu 6. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ? A. Nhân nghĩa B. Cây cối C. Độc lập D. Tiêu vong Câu 7. Trợ từ “đến” trong câu “Tôi dạy nó đến khổ mà nó vẫn không hiểu.” có chức năng A. nhấn mạnh hơn mức độ khổ. C. thể hiện sự khinh thường. B. biểu lộ cảm xúc đau xót. D. đánh giá năng lực một người. Câu 8. Trong các câu sau, câu nào không có trợ từ ? A. Chính mắt tôi trông thấy đấy! C. Nó hát những 3 bài. B. Tôi thì tôi xin chịu. D. Bố ơi! Phần II. Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.” (SGK Ngữ văn 8- Tập 1, NXB Giáo dục) Câu 1(0.5điểm). Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2(0.5điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? Câu 3(0.5điểm). Nêu nội dung chính của đoạn văn? Câu 4(1.5điểm). Từ nội dung của đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong xã hội ? Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm) Em hãy kể về một việc làm khiến thầy, cô giáo buồn. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN 8 Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm) Mỗi phương án đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D C A D B A D Phần II. Đọc – hiểu văn bản. (3.0 điểm): Câu 1.- Đoạn văn trên trích trong văn bản Lão Hạc ( 0.25điểm ) - Tác giả Nam Cao. ( 0.25điểm ) Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: nghị luận ( 0.5điểm ) Câu 3. Nội dung chính: nêu lên những suy nghĩ rất tiến bộ, tích cực, đầy tính nhân văn của ông giáo về lão Hạc, về vợ của mình và những người xung quanh. ( 0.5điểm ) Câu 4. HS có thể trình bày suy nghĩ của cá nhân theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lí, giám khảo linh hoạt cho điểm.Có thể có những quan điểm như sau: - Trong xã hội ngày nay con người có rất nhiều các mối quan hệ phức tạp cho nên chúng ta phải nhìn nhận,xem xét một cách khách quan, đa chiều, không phiến diện chủ quan.(0.75điểm) - Đặt mình vào họ để hiểu họ, từ đó mới có sự đánh giá công bằng, chính xác.Quan điểm của ông giáo, của nhà văn Nam Cao vẫn còn nguyên giá trị. (0.75điểm) Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm) * Yêu cầu chung: - Viết bài văn hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Ngôi kể: Thứ nhất, xưng tôi hoặc em - Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; văn viết có cảm xúc chân thành, tự nhiên, hợp lí. Biết sử dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật trong bài văn. * Yêu cầu cụ thể: Phần Nội dung Thang điểm Mở bài * Yêu cầu: 0,5điểm - Giới thiệu được sự việc khiến thầy, cô giáo buồn. - Ấn tượng, cảm xúc chung về sự việc đó. *Cách cho điểm: - Điểm 0,25: đảm bảo yêu cầu - Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn. Thân * Yêu cầu: 4,0 điểm bài - Giới thiệu sơ qua về thầy, cô giáo (Thầy ,cô dạy môn gì? 0,5 điểm Tình cảm, sự quan tâm của thầy, cô với em như thế nào?) - Kể về lần phạm lỗi với thầy, cô giáo: + Lần phạm lỗi đó diễn ra khi nào? Ở đâu? 0,5 điểm + Em đã phạm lỗi gì? 0,5 điểm + Chuyện đã xảy ra như thế nào?
  3. -Miêu tả sự việc xảy ra, hình ảnh thầy cô giáo trong và sau khi 1,0 điểm phạm lỗi ( nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ, ) - Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau 1,0 điểm sự việc ấy (lo lắng, ân hận, buồn phiền, ) - Rút ra bài học cho bản thân. 0,5 điểm * Cách cho điểm: - Điểm 3,5 – 4,5: Đảm bảo tốt tất cả các yêu cầu, có sáng tạo riêng, văn viết có cảm xúc. - Điểm 2,5 – 3,25: Lựa chọn được các sự việc, các hình ảnh tiêu biểu, đúng trọng tâm, văn có cảm xúc nhưng đôi chỗ diễn đạt chưa thật hay. - Điểm 2,0 - 2,25: Đảm bảo một nửa số ý. Còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1,0 – 1,75: Nội dung chưa thật phong phú, đạt 1/3 số ý, chưa biết kết hợp với miêu tả và biểu cảm, còn mắc một số lỗi sai về chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25- 0,75: Đảm bảo một vài sự việc nhưng đơn điệu, mắc nhiều lỗi sai chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Không làm hoặc sai hoàn toàn. * Yêu cầu: Kết bài - Suy nghĩ của em về sự việc đó. 0,5 điểm. *Cách cho điểm: - Điểm 0,25: đảm bảo yêu cầu - Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn * Chú ý: 1. Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu cảm xúc, diễn đạt tốt. 2. Chỉ để điểm lẻ thập phân ở mức 0,5 Hết