Đề kiểm tra chất lượng Giữa học kì 2 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

docx 12 trang Hùng Thuận 27/05/2022 3701
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng Giữa học kì 2 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ki_2_mon_toan_va_tieng_viet.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng Giữa học kì 2 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

  1. Trường Tiểu học Đại Đồng BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Lớp: 5 NĂM HỌC: 2020 -2021 Họ và tên: MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian: 40 phút) PHẦN GHI ĐIỂM CHUNG, KÍ CỦA GIÁO VIÊN Điểm Giáo viên coi kí, ghi rõ họ tên Giáo viên chấm kí, ghi rõ họ tên A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) - Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi. 2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển. Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học. Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn. (Theo Tâm huyết nhà giáo) Câu 1. (0,5 điểm) Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt? A. Đôi chân bị gãy, không đi được. B. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi. C. Gia đình khó khăn, không được đi học. Câu 2. (0,5 điểm) Bé Na là một cô bé: A. Thương chị B. Yêu mến cô giáo C. Tất cả 2 ý trên đều đúng
  2. Câu 3 . (0,5 điểm) Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết? A. Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn. B. Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em tới trường. C. Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp Hai. D. Dạy học và dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na. Câu 4. (0,5 điểm) Trong tiết học vẽ, Na đã vẽ gì? A. Vẽ cô tiên làm lành chân cho chị Nết để chị được đi học. B. Vẽ cô giáo đang dạy. C. Vẽ ông Bụt chữa lành chân cho chị Nết. Câu 5: (0,5 điểm) Em có nhận xét gì về hai em nhỏ trong câu chuyện trên? Câu 6: (0,5 điểm) Nếu em được học cùng lớp với hai chị em Nết và Na, em sẽ làm gì để chia sẻ cùng Nết? Câu 7: (0,5 điểm) Câu văn: “Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.” là câu đơn hay câu ghép? A. câu đơn . B. câu ghép. Câu 8: (0,5 điểm) Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? “Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học”. A. lặp từ ngữ. B. từ ngữ nối. C. thay thế từ ngữ. Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu văn : "Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học." có: A. 1 vế câu B. 2 vế câu C. 3 vế câu Câu 10: (0,5 điểm) Đặt một câu ghép về chủ đề học tập. Hết
  3. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2020- 2021 Môn : Tiếng Việt - Lớp 5 PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm) I. CHÍNH TẢ (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết đoạn văn sau trong thời gian 20 phút. Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xoè thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. II- TẬP LÀM VĂN (8 điểm) ( 40 phút) Học sinh chọn làm một trong hai đề sau: Đề 1: Tả một đồ vật mà em yêu thích. Đề 2: Tả một loài cây mà em thích. Hết
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 ( PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG) Giáo viên cho học sinh bốc thăm một trong các đề sau để đọc bài và trả lời câu hỏi: ( 5 điểm : Đọc :4 điểm, trả lời câu hỏi 1 điểm) Đề 1: Thái sư Trần Thủ Độ (TV5 - tập 2 - trang 15). Đọc đoạn "Trần Thủ Độ thưởng cho." Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? Đề 2: Trí dũng song toàn (TV5 - tập 2 - trang 25). Đọc đoạn "Mùa đông năm 1637, đền mạng Liễu Thăng." Câu hỏi: Vì sao nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn? Đề 3: Cao Bằng (TV5 - tập 2 - trang 41). Câu hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người dân Cao Bằng? Đề 4: Phân xử tài tình (TV5 - tập 2 - trang 46). Đọc đoạn "Xưa có cúi đầu nhận tội." Câu hỏi: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Đề 5: Luật tục xưa của người Ê - đê (TV5 - tập 2 - trang 56). Đọc đoạn: Về các tội. Câu hỏi: Kể những việc mà người Ê - đê xem là có tội ? Đề 6: Hộp thư mật (TV5 - tập 2 - trang 62). Đọc đoạn: "Người đặt hộp thư chỉ cách anh ba bước chân." Câu hỏi: Qua những vật hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? Đề 7: Phong cảnh đền Hùng (TV5 - tập 2 - trang 68). Đọc đoạn: "Lăng của các vua Hùng thờ 18 chi vua Hùng." Câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
  5. Đề 8: Nghĩa thầy trò (TV5 - tập 2 - trang 79). Đọc đoạn: "Từ sáng sớm đến tạ ơn thầy." Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? Đề 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (TV5 - tập 2 - trang 83). Đọc đoạn: "Hội thi bắt đầu người xem hội." Câu hỏi: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? Đề 10: Tranh làng Hồ (TV5 - tập 2 - trang 88). Đọc đoạn: "Kĩ thuật tranh làng Hồ người trong tranh." Câu hỏi: Kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
  6. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI ĐỒNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: NĂM HỌC 2020 - 2021 Lớp : 5 Môn Toán - Lớp 5 ( Thời gian làm bài 40 phút không kể thời gian giao đề) I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh vào chữ chỉ đáp án đúng cho các câu sau: Câu 1. Chữ số 2 trong số 89,029 thuộc hàng nào? A. Hàng đơn vị B. Hàng phần mười C. Hàng phần trăm D. Hàng phần nghìn Câu 2. 6 m3 51 dm3 = .m3 .Số thích hợp điền vào chố chấm là: A. 6,51 B. 65,1 C. 6,510 D. 6,051 Câu 3. Từ 7 giờ đến 8 giờ 20 phút có: A. 80 phút B. 20 phút C. 60 phút D. 30 phút Câu 4. Thể tích cái hộp hình lập phương bằng bìa có cạnh 5 dm là : A. 100 dm3 B. 150 dm3 C. 125 dm D. 125 dm3 Câu 5. Diện tích hình tròn có đường kính 8 cm là: A. 200,96 cm2 B. 50,24 cm2 C. 25,12 cm2 D. 16 cm2 Câu 6. Diện tích xung quanh hình lập phương có diện tích toàn phần là 216 cm2 là: A. 144 cm B. 36 cm2 C. 144 cm2 D. 46656 cm2 PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 7 . Đặt tính rồi tính: (2 điểm) a, 4 ngày 11 giờ + 3 ngày 15 giờ b, 5 giờ 45 phút - 4 giờ 20 phút c, 3 phút 15 giây x 6 d, 10 giờ 48 phút : 9
  7. Câu 8. (2 điểm) Một người đi xe máy từ A lúc 6 giờ 30 phút đến B lúc 8 giờ. Tính vận tốc đi của người đó biết quãng đường AB dài 60 km.? Câu 9. (3 điểm) Một cái bể hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể là chiều dài 4m, chiều rộng 2 m, chiều cao 1,5 m. Hỏi bể chứa được bao nhiêu lít nước? Câu 10. (1 điểm) Một trường Tiểu học, đầu năm số học sinh nam và số học sinh nữ bằng nhau. Nhưng trong học kì I nhà trường lại nhận thêm 18 em nữ và 2 em nam. Kết quả là số học sinh nữ chiếm 51% tổng số học sinh. Hỏi đầu năm trường có bao nhiêu học sinh? Hết
  8. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ 2 Năm học : 2020 - 2021 MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 I- Phần đọc ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng ( 5 điểm) 2- Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 7 Câu 8 Câu 9 B C C A B A C 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 5: ( 0,5 điểm) Na là cô bé yêu cô giáo, rất thương chị, mong muốn chị khỏi chân để chị được đi học. Nết là cô bé có tình cảm với em, rất ham học và có chí. Câu 6: ( 0,5 điểm) Học sinh trả lời theo ý. Ví dụ: Em sẽ cùng Na giúp chị Nết trong việc đi lại và học tập. Câu 10: ( 0,5 điểm) Đặt câu đúng chủ đề, đúng cấu tạo. II- Phần kiểm tra viết: 1- Chính tả : 2 điểm – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểủ chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. 2- Tập làm văn : 8 điểm 1. Mở bài (1 điểm) 2. Thân bài (4 điểm) - Nội dung (1,5 điểm) - Kĩ năng (1,5 điểm) - Cảm xúc (1 điểm) 3. Kết bài (1 điểm) 4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) 5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) 7. Sáng tạo (1 điểm) Hết
  9. ĐÁP ÁN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Phần Đọc thành tiếng: ( 5 điểm) – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 3 điểm – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm Đề 1: Thái sư Trần Thủ Độ (TV5 - tập 2 - trang 15). Đọc đoạn "Trần Thủ Độ thưởng cho." Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? Trả lời Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã đề nghị chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Đề 2: Trí dũng song toàn (TV5 - tập 2 - trang 25). Đọc đoạn "Mùa đông năm 1637, đền mạng Liễu Thăng." Câu hỏi: Vì sao nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn? Trả lời Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn vì ông vừa mưu trí vừa dũng cảm Đề 3: Cao Bằng (TV5 - tập 2 - trang 41). Câu hỏi: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên lòng mến khách và sự đôn hậu của người dân Cao Bằng? Trả lời Khổ thơ 3 Đề 4: Phân xử tài tình (TV5 - tập 2 - trang 46). Đọc đoạn "Xưa có cúi đầu nhận tội." Câu hỏi: Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? Trả lời Quan đã cho xé tấm vải làm đôi Đề 5: Luật tục xưa của người Ê - đê (TV5 - tập 2 - trang 56). Đọc đoạn: Về các tội. Câu hỏi: Kể những việc mà người Ê - đê xem là có tội.
  10. Trả lời Những việc mà người Ê - đê xem là có tội là: Không hỏi mẹ cha, ăn cắp, giúp kẻ có tội, dãn đường cho địch đến đánh làng mình. Đề 6: Hộp thư mật (TV5 - tập 2 - trang 62). Đọc đoạn: "Người đặt hộp thư chỉ cách anh ba bước chân." Câu hỏi: Qua những vật hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì? Trả lời Đó là lời chào chiến thắng Đề 7: Phong cảnh đền Hùng (TV5 - tập 2 - trang 68). Đọc đoạn: "Lăng của các vua Hùng thờ 18 chi vua Hùng." Câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng. Trả lời Hs kể những từ ngữ miêu tả : khóm hải đường, những cánh bướm, đỉnh Ba Vì, dãy Tam Đảo, núi Sóc Sơn, Ngã Ba Hạc, cành hoa đại cổ thụ, gốc thông già, giếng ngọc trong xanh. Đề 8: Nghĩa thầy trò (TV5 - tập 2 - trang 79). Đọc đoạn: "Từ sáng sớm đến tạ ơn thầy." Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu. Trả lời Từ sáng sớm các môn sinh đã tề tựu trước sân cụ giáo Chu để mừng thọ thầy và dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Các môn sinh đồng thanh dạ ran Đề 9: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (TV5 - tập 2 - trang 83). Đọc đoạn: "Hội thi bắt đầu người xem hội." Câu hỏi: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu? Trả lời Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa. Đề 10: Tranh làng Hồ (TV5 - tập 2 - trang 88). Đọc đoạn: "Kĩ thuật tranh làng Hồ người trong tranh." Câu hỏi: Kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam? Trả lời Tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa,
  11. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ 2 Năm học : 2020 – 2021 MÔN TOÁN- LỚP 5 I. Phần trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C D A D B C 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm II- Phần tự luận: (7 điểm) Câu 7: ( 2 điểm) Làm đúng mỗi phần được 0,5 điểm. a) 8 ngày 2 giờ b) 1 giờ 25 phút c)19 phút 30 giây d) 1 giờ 12 phút Câu 8: (2điểm) Thời gian người đó đi xe máy từ A đến B là: 0,25 điểm 8 giờ – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 30 phút 0,5 điểm Đổi : 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ 0,25 điểm Vận tốc đi của người đó là : 0,25 điểm 60 : 1,5 = 40 ( km/giờ) 0,5 điểm Đáp số: 0,25 điểm Câu 9 : (2 điểm) Thể tích bể nước là: 0,25 điểm 4 x 2 x 1,5 = 12 ( m3) 0,75 điểm Đổi : 12 m3 = 12 000 dm3 = 12 000 lít 0,5 điểm Vậy bể chứa 12 000 lít nước 0,25 điểm Đáp số : 0,25 điểm Câu 10. (1 điểm) Khi nhận học sinh về, trường đó số học sinh nữ nhiều hơn số 0,25điểm học sinh nam là: 18 – 2 = 16 ( HS) Khi nhận học sinh về, số học sinh nam chiếm số học sinh toàn 0,25điểm trường là: 100% - 51% = 49% ( số HS toàn trường) 16 học sinh chiếm số phần trăm HS toàn trường là: 0,25điểm 51% - 49% = 2 % ( số HS toàn trường) Đầu năm, trường đó có số HS là: 0,25điểm 16 : 2 x 100 - (18 + 2 ) = 780 ( HS) Đáp số: 780 HS Chú ý: Học sinh có cách giải khác phù hợp với đề bài, đúng được tính đủ điểm theo yêu cầu.