Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 11 - Trường THPT Bình Hưng Hòa

docx 4 trang hoaithuong97 5000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 11 - Trường THPT Bình Hưng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_li_11_truong_thpt_binh_hung_hoa.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I - Môn: Vật lí 11 - Trường THPT Bình Hưng Hòa

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC: 2019-2020 TRƯỜNG THPT BÌNH HƯNG HÒA Môn: Vật lý 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ tên học sinh: Số báo danh: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Câu 1 (2 điểm): Cho các dữ kiện: dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường; dòng điện trong chất khí; khi nối hai cực của nguồn điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ; các ion âm, các electron ngược chiều điện trường; khi đoản mạch; các hạt tải điện này do chất khí bị ion hóa sinh ra; hiện tượng đoản mạch xảy ra; dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn và có hại; Ghép các dữ kiện trên để thành nội dung hoàn chỉnh: a/ Hiện tượng đoản mạch. b/ Bản chất dòng điện trong chất khí. Câu 2 (1 điểm): Cho dòng điện không đổi có cường độ 3 A chạy qua một vật dẫn trong khoảng thời gian 4 phút, hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn này là 20 V. Tính điện năng tiêu thụ của vật dẫn. Câu 3 (1 điểm): Đồng có điện trở suất ở 20 0C là 1,69.10–8 Ωm và có hệ số nhiệt điện trở là 4,3.10 3 (K–1). Khi điện trở suất của đồng có giá trị 3,1434.10 –8 Ωm thì đồng có nhiệt độ bằng bao nhiêu? Câu 4 (1 điểm): Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động là 12.10 -6 V/K đặt trong không khí ở 27 0C. Để suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện khi đó là 6 mV thì mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ bao nhiêu? Câu 5 (1 điểm): Cho dòng điện I = 2 A chạy qua một bóng đèn có điện trở 484 Ω. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở bóng đèn trong 10 phút. Câu 6 (2 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ bên. E = 6 V, r = 0,5 , R1 = 1  , R2 = 2  , R3 là đèn (6 V- 9 W), R4 = 5 là bình điện phân dung dịch CuSO4 với anốt làm bằng Cu. Cho ACu = 64, nCu = 2. a/ Tính số chỉ ampe kế. b/ Nhận xét độ sáng đèn. Tại sao? c/ Tìm thời gian điện phân khi có 0,192 g Cu bám vào catốt.
  2. Câu 7 (1 điểm): Cắt một dây dẫn dài đồng chất tiết diện đều thành n đoạn bằng nhau sau đó chập hai đầu của các dây lại thành mạch gồm n đoạn dây mắc song song. Bằng cách này, ta đã làm tăng hay giảm điện trở của mạch và tăng hoặc giảm bao nhiêu lần? Câu 8 (1 điểm): Tia sét khi trời mưa, giông là hiện tượng gì? Vì sao khi gặp trời mưa giông, sấm sét dữ dội ta không nên đứng trên những gò đất cao hoặc trú dưới gốc cây mà nên thấp người xuống? HẾT
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I VẬT LÝ KHỐI 11-NĂM HỌC 2019-2020 Nội dung Điểm Ghi chú - Hiện tượng đoản mạch xảy ra /khi nối hai cực của nguồn 0,25x4 điện chỉ bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ./Khi đoản mạch,/ dòng điện chạy qua mạch có cường độ lớn và có hại. Câu 1 - Dòng điện trong chất khí /là dòng chuyển dời có hướng (2 đ) 0,25x4 của các ion dương theo chiều điện trường/ và các ion âm, các electron ngược chiều điện trường/ . Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hóa sinh ra A UIt 20.3.4.60=14400J 0,5+0,25x2 Câu 2 (1điểm) 0 (1 (t t0 ) 0,25 Thay số 0,5 Câu 3 Kết quả: t = 2200C 0,25 (1điểm) E T (T1 T2 ) 0,25 Câu 4 Thay số 0,5 (1điểm) 0 Kết quả: T1 =800K→t1 =527 C. 0,25 Q=R.I2.t= 484.22.10.60=7260000J. 0,25x2 Câu 5 (1điểm) 0,25x2 R3 4, 0,25x2 I đm 1,5A R 4,5 , I I 1,2A Câu 6 A 0,25x2 (2điểm) I 3 0,6A I đm Đèn sáng yếu 0,5 I 4 0,6A mFn t 965s 0,5 AI 4
  4. Ban đầu, gọi điện trở của dây dẫn là R. Khi mắc n đoạn song song nhau, điện trở tương đương của mạch là R/n2 0,25x2 → điện trở giảm n2 lần. Câu 7 (1điểm) 0,25 0,25 - Là hiện tượng phóng điện trong không khí. 0,5 Câu 8 - Vì có thể có sự phóng điện giữa đám mây tích điện (1điểm) và mặt đất thường vào chỗ cao nhất. 0,5