Đề kiểm tra 15 phút môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Hóa học - Đề A - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Hóa học - Đề A - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Phần: Hóa học - Đề A - Năm học 2022-2023
- Họ và tên: KIỂM TRA 15 PHÚT Mã đề A Lớp 6/ MÔN HÓA Điểm Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.B. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành. C. Tự ý làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 2: Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần làm gì? A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành.B. Nhờ bạn xử lí sự cố. C. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên.D. Tiếp tục làm thí nghiệm. Câu 3: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại? Câu 4: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do nước ngưng tụ? A. Mưa rơiB. Gió thổi C. Tạo thành mâyD. Lốc xoáy Câu 5: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Bay hơiB. Hóa hơi C. SôiD. Ngưng tụ Câu 6: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa lài làm ta ngửi thấy mùi thơm, điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén đượcB. Không có hình dạng xác định C. Không chảy đượcD. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng Câu 7: Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Hô hấp B. Quang hợp C. Hòa tan D. Nóng chảy Câu 8: Khí nào cần cho sự cháy? A. Oxygen B. Nitrogen C. Khí hiếm D. Carbon dioxide Câu 9: Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? A. Oxygen B. Nitrogen C. Khí hiếm D. Carbon dioxide Câu 10: Nước sôi ở nhiệt độ bao nhiêu? A. 00 C B. 500 C C. 1000 C D. 1830 C
- Câu 11: Để phân biệt 2 chất khí là Oxygen và Carbon dioxide em nên lựa chọn cách nào sau đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. C. Ngửi mùi của 2 khí đó. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy mạnh hơn thì đó là Oxygen khí nào làm nến tắt là Carbon dioxide. Câu 12: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. Vật thể tự nhiên làm từ chất còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. Vật thể tự nhiên làm từ các chất có trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 13: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khí oxygen không tan trong nước. B. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh C. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị D. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy. Câu 15: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt ? C. Kim loại B. Thủy tinh C. Cao suD. Gốm
- Họ và tên: KIỂM TRA 15 PHÚT Mã đề B Lớp 6/ MÔN HÓA Điểm Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần làm gì? A. Nhờ bạn xử lí sự cố. B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên. C. Tiếp tục làm thí nghiệm. D. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành. Câu 2: Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.B. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành. C. Tự ý làm thí nghiệm. D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 3: Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất dễ cháy? Câu 4: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. Vật thể tự nhiên làm từ chất còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. Vật thể tự nhiên làm từ các chất có trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 5: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụB. Hóa hơi C. SôiD. Bay hơi Câu 6: Quá trình nào sau đây cần oxygen? A. Hô hấp B. Nóng chảy C. Hòa tan D. Quang hợp Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Khí oxygen không tan trong nước. B. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy. C. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh D. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị Câu 8: Việc làm nào sau đây góp phần bảo vệ môi trường ?
- A. Thuỷ điện xả lũ. B. Phát cây dọc đường dây điện. C. Trồng nhiều cây. D. Quét dọn nhà cửa Câu 9: Để phân biệt 2 chất khí là Oxygen và Carbon dioxide em nên lựa chọn cách nào sau đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Oxygen duy trì sự sống và sự cháy. C. Ngửi mùi của 2 khí đó. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy mạnh hơn thì đó là Oxygen khí nào làm nến tắt là Carbon dioxide. Câu 10: Khí nào sau đây tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh? A. Oxygen B. Khí hiếm C. Carbon dioxide D. Nitrogen Câu 11: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa lài làm ta ngửi thấy mùi thơm, điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén đượcB. Không có hình dạng xác định C. Không chảy đượcD. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng Câu 12: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do nước ngưng tụ? A. Gió thổiB. Tạo thành mâyC. Mưa rơiD. Lốc xoáy Câu 13: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt ? A. Thủy tinhB. Gốm C. Kim loại D. Cao su Câu 14: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng. B. Hình thành sấm sét. C. Tham gia quá trình quang hợp của cây. D. Tham gia quá trình tạo mây. Câu 15: Oxygen hoá lỏng ở nhiệt độ bao nhiêu? A. 00 C B. -2180 C C. 1000 C D. - 1830 C