Đề khảo sát HSG - Môn: Sinh học 9
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát HSG - Môn: Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_hsg_mon_sinh_hoc_9.doc
Nội dung text: Đề khảo sát HSG - Môn: Sinh học 9
- PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG ĐỀ KHẢO SÁT HSG NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài 150 phút Câu 1: (1,0 điểm) Phát biểu nội dung quy luật phân li. Men den giải thích quy luật này như thế nào? Nêu ý nghĩa của quy luật phân li. Câu 2: (1,75 điểm) a) Thế nào là nhiễm sắc thể kép, nhiễm sắc thể tương đồng, nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính? b) Nêu ý nghĩa của các quá trình đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài lưỡng bội giao phối? Câu 3: (1,25 điểm) a) Những nguyên tắc nào trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã bảo đảm cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân tử ADN mẹ? b) Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nhân đôi ADN, quá trình tổng hợp mARN? Câu 4: (1,5 điểm) a) Tính đa dạng và đặc thù của protein do những yếu tố nào quy định?. b) Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng? c) Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Câu 5: (1,5 điểm) Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 18. Quan sát 1 nhóm tế bào đang tiến hành nguyên phân ở các kỳ khác nhau, người ta đếm được 720 NST bao gồm cảc NST kép đang nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào lẫn NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào, trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 144. Hãy xác định: a) Các tế bào đang nguyên phân ở kỳ nào? b) Số lượng tế bào ở mỗi kỳ là bao nhiêu? c) Nếu nhóm tế bào trên đều có nguồn gốc từ 1 tế bào khởi đầu thì chúng đã trải qua mấy đợt phân bào? Câu 6: (1,5 điểm) Gen B có 3600 liên kết hiđrô và có chiều dài là 5100Ao. Phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có hiệu số giữa uraxin với ađênin là 120 nuclêôtit và tỉ lệ giữa guanin với xitôzin là 2 . 3 a) Tính số lượng nuclêotit từng loại của gen B. b) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử mARN. Câu 7: (1,5 điểm) Ở cây đậu Hà Lan alen A qui định hạt vàng, alen a qui định hạt xanh. Cho cây mọc từ hạt vàng thuần chủng thụ phấn với cây mọc từ hạt xanh. Xác định tỉ lệ màu sắc hạt của cây F1 và F2. Biết ở cây đậu Hà Lan là tự thụ phấn bắt buộc. Cán bộ coi khảo sát không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh dự thi: ;SBD:
- PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG HD CHẤM KHẢO SÁT HSG LẦN I NĂM HỌC 2013-2014 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài 150 phút Câu 1: (1,0 điểm) Nội dung Điểm -Nội dung : Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P . 0,25 -Men den giải thích : + sự phân li của cặp nhân tố di truyền qui định cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh là cơ chế di truyền các tính trạng 0,25 -Ý nghĩa của ql phân li : + xác định tương quan trội – lặn để tập trung nhiều gen trội quí vào 1 kiểu 0,25 gen tạo ra giống có giá trị kinh tế cao + tránh sự phân li tính trạng trong đó làm xuất hiện tính trạng xấu ảnh 0,25 hưởng tới năng suất Câu 2: (1,75 điểm) a) Thế nào là nhiễm sắc thể kép, nhiễm sắc thể tương đồng, nhiễm sắc thể 0.25 thường, nhiễm sắc thể giới tính? - NST kép là NST đã tự nhân đôi gồm 2 crômatit (2 nhiễm sắc tử chị em), 0.25 một tâm động chung, chứa hai phân tử ADN giống hệt nhau. - NST tương đồng là các NST giống nhau về hình dạng, kích thước, trình tự các gen. ở thể lưỡng bội mỗi cặp NST tương đồng gồm một chiếc có nguồn 0.25 gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. - NST thường là những NST mang gen quy định tính trạng thường, giống nhau ở giới đực và giới cái, chiếm phần lớn số lượng trong bộ NST. 0.25 - NST giới tính là những NST khác nhau giữa giới đực và giới cái, chủ yếu mang các gen quy định giới tính, thường có một cặp. b) Nêu ý nghĩa của các quá trình đảm bảo sự ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài lưỡng bội giao phối? - Giảm phân: Làm cho số lượng NST trong giao tử giảm còn một nửa so với 0.25 bộ NST lưỡng bội, tạo tiền đề cho sự khôi phục số lượng NST qua thụ tinh. - Thụ tinh: Sự kiện quan trọng nhất là sự tổ hợp 2 bộ NST đơn bội của giao tử đực và cái, tạo thành bộ NST lưỡng bội của hợp tử. 0.25 - Nguyên phân: Là cơ sở của sự sinh trưởng và phát triển, trong đó bộ NST của hợp tử được sao chép nguyên vẹn qua các thế hệ tế bào. 0.25 Câu 3: ( 1,25 điểm) a) Nguyên tắc trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtit giống phân tử ADN mẹ: + Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtít ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtít tự 0,25
- do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T hay ngược lại G liên kết với X hay ngược lại. 0,25 + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. b) ý nghĩa sinh học của quá trình nhân đôi của ADN: 0,25 - Đảm bảo cho quá trình tự nhân đôi của NST,góp phần ổn định bộ NST và 0,25 ADN của loài trong các tế bào của cơ thể cũng như qua các thế hệ kế tiếp nhau. - Quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền và biến dị 0,25 * ý nghĩa sinh học của quá trình tổng hợp mARN: - Đảm bảo cho quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen đến Protein. Câu 4: (1,5 điểm) a) Tính đa dạng và đặc thù của protein do những yếu tố nào qui định?. Yếu tố quy định tính đa dạng và đặc thù của protein: thành phần, số lượng, 0 ,5 trình tự sắp xếp của các aa và cấu trúc không gian. b) Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng: AND => mARN => Protein => tính trạng Trình tự các Nu trên mạch khuôn của And qui định trình tự các Nu trên mạch mARN, sau đó trình tự này qui định trình tự các aa trong cấu trúc bậc 1 0 ,5 của protein. Protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng. c) Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng 1 kiểu gen nhằm tạo ra giống có 0 ,5 giá trị kinh tế cao Câu 5: (1,5 điểm) a) Căn cứ vào dấu hiệu của NST: - NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào → các TB đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân. 0,25 - NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào → các TB đang ở kỳ sau của quá trình nguyên phân. 0,25 b) Gọi x là số NST kép, y là số NST đơn (x, y nguyên, dương) Theo bài ra: x + y = 720 x = 432 0,25 x – y = 144 y = 288 => Số tế bào đang ở kỳ giữa của nguyên phân là : 432 : 18 = 24 tế bào 0,25 => Số tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân là : 288 : (18 x 2) = 8 tế bào 0,25 c) Tổng số tế bào của cả nhóm là: 24 + 8 = 32 tế bào Gọi k là số đợt phân bào => 2k = 32 => k = 5 ( Thí sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho đủ điểm) 0,25
- Câu 6: (1,5 điểm) a.Số lượng từng loại nuclêotit của gen. 5100´ 2 Số lượng nucleotit của gen B = 3000 (nuclêôtit) 3,4 0.25 đ Theo đầu bài ta có: 2A + 3G = 3600 (1) G = X = 600 (nu) 2A+ 2G = 3000 (2) A = T = 900 (nu) 0.25 đ b. - Tổng số Nu của mARN là: 3000: 2 = 1500 (nu) 0.25đ - Số nu từng loại của mARN Ta có Um + Am = Agen = 900 Um - Am = 120 0.25đ => Um = 900 120 = 510 (nu); Am= 900 - 510 = 390 (nu) 2 0.25 đ Ta có : Gm/Xm= 2/3 => Gm= 2/3Xm Mà Xm + Gm = Ggen = 600 => Xm + 2/3Xm= 600 => Xm= 360(nu); Gm = 600- 360= 240( nu) 0.25 đ ( Thí sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho đủ điểm) Câu 7: (1,5 điểm) Xác định tỷ lệ hạt của cây F1 và cây F2: - Nhận xét: Tính trạng hạt di truyền không đồng thời với thế hệ cây. Cây F1 cho hạt F2, cây F2 cho hạt F3 -> phải xác định tỉ lệ phân li hạt F2 và hạt F3. Pt/c : AA (vàng) × aa(xanh) Gp : A ; a 0,5 Hạt F1 Aa (vàng). - Cho cây F1 tự thụ phấn: F1 : Aa (vàng) × Aa (vàng) 0,5 GF1: 1/2A, 1/2a ; 1/2A, 1/2a Hạt F2: 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa (3/4 vàng: 1/4xanh) . - Cho cây F2 tự thụ phấn: F2 : 1/4AA × 1/4AA -> 1/4AA 2/4Aa × 2/4Aa -> 1/8AA : 2/8Aa : 1/8aa 0,5 1/4aa × 1/4aa -> 1/4aa. Hạt F3: 3/8AA : 2/8Aa : 3/8aa (5/8 vàng : 3/8 xanh).