Đề khảo sát chất lượng học kỳ II - Môn Ngữ Văn

doc 6 trang hoaithuong97 6190
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ II - Môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ II - Môn Ngữ Văn

  1. TRƯỜNG THCS TÂN THÀNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Gv: Nguyễn Thị Hồng Oanh NĂM HỌC 2019-2020 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Mục tiêu đề kiểm tra: Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức,kỹ năng trong chương trình môn học ngữ văn lớp 9 theo 3 chủ đề : tiếng việt, đọc- hiểu văn bản, làm văn .Từ đó thấy rõ năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. Hình thức đề kiểm tra : - Hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra trong thời gian 120 phút I.MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận Tổng Nội dung dụng TN TL TN TL TN TL Tiếng Việt: Câu Câu Phương châm hội thoại,nghĩa 1,2,3,4,6 5,7,8 tường minh và hàm ý, thuật ngữ, câu, liên kết câu, các thành phần biệt lập 5 câu 3 câu 8 câu Số câu 1,25 0,75 2,0đ Số điểm Tỷ lệ % 12,5% 7,5% 20% Đọc –Hiểu văn bản Câu 2a Câu 1 Câu 3 Câu 2b Số câu 1 câu 2 câu 1 câu 3 câu Số điểm 0,25 1,0 đ 0,75đ 2,0đ Tỷ lệ % 2,5% 10 % 7,5% 20% Làm văn -Nghị luận xã hội Câu 1 Câu 2 -Nghị luận đoạn thơ, bài thơ ( bài Viếng lăng Bác) Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 6,0đ 6,0đ Tỷ lệ % 60% 60% Tổng số câu 5 câu 0,5 câu 3 câu 1,5câu 3câu 13 câu 1,0 Tổng số điểm 1,25 0,25 0,75 6,75đ 10đ 10% Tỷ lệ % 12,5% 2,5% 7,5% 67,5% 100%
  2. II. ĐỀ BÀI Phần I.Tiếng Việt 2,0 điểm Chọn phương án đúng trong bốn phương án (A, B, C, D) ở mỗi câu hỏi sau và ghi vào bài làm. Câu 1: Thành ngữ “ Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm quan hệ C. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức Câu 2: Câu nào dưới đây chứa hàm ý? A. Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái. B. Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cháu cũng bị đòn. C. Sao cháu không gọi ba cháu. D. Cơm sôi rồi, nhão bây giờ. Câu 3:Câu “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây mất rồi thì phải thù.” Là câu gì? A. Câu đơn B. Câu ghép C.Câu đặc biệt D. Câu rút gọn Câu 4: Từ “ hoa” nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. hoa cỏ C. hoa tay B. hoa tai D. hoa nắng Câu 5.Phần gạch chân trong câu văn sau thuộc thành phần nào? “ Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.” A.Thành phần trạng ngữ C.Thành phần cảm thán. B. Thành phần khởi ngữ D.Thành phần phụ chú Câu 6: Từ in đậm trong câu “ Thạch nhũ là sản phẩm hình thành trong các hang động do sự nhỏ giọt của dung dịch đá vôi hòa tan trong nước có chứa a- xít các-bô-nic” là thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học nào ? A.Vật lí B. Hóa học C. Địa lí D. Sinh học Câu 7: Từ gạch chân trong đoạn văn sau: “ Tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kỹ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi” là từ kết nối chỉ kiểu quan hệ nào? A. Quan hệ nguyên nhân . C.Quan hệ bổ sung . B.Quan hệ thời gian. D. Quan hệ nghịch đối. Câu 8. Hai câu văn : Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? được liên kết với nhau bằng : A. phép lặp từ ngữ B. phép liên tưởng C. phép nối D. phép thế Phần II. Đọc – Hiểu văn bản( 2,0 điểm) Câu 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ý tưởng bắt đầu từ bạn trẻ Hoàng Anh Tuấn( thành phố Hồ Chí Minh) và anh em trong công ty sản xuất khóa vân tay PHG lock, cây “ ATM gạo”đầu tiên đã được đặt tại đất Tân Phú- thành phố Hồ Chí Minh. Ngay lập tức “ ATM gạo”đã phát huy tác dụng, dòng chảy yêu thương đã lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng. Với “ ATM gạo” này, người dân chỉ cần dẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được khoảng 1,5 đến 3,0 kg gạo, tùy từng nơi. Số gạo người nghèo nhận được từ chiếc máy phát giúp họ bớt đi nỗi lo về bữa ăn hàng ngày, giữa mùa dịch covid 19 đầy khó khăn. “ ATM gạo” cũng là địa chỉ để những người có tầm lòng lặng lẽ đến chia sẻ với những người khó khăn hơn mình. Như chị tiểu thương chở dăm ba ký gạo sau chiếc xe đạp, chờ lúc vắng người, trút vào thùng “ ATM gạo”. Lại có những nhà hảo tâm, trong một ngày vài lần đến nơi
  3. đặt “ ATM gạo”. Họ muốn duy trì dòng gạo yêu thương chảy suốt 24/24 giờ. Không ai muốn có người cơ nhỡ, thất vọng ra về, không ai bị đứt bữa ăn trong những ngày cách ly xã hội. Cây “ ATM gạo” đã nhanh chóng có mặt tại nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và An Giang cũng mới hình thành ở thành phố Long Xuyên. Đến các hãng thông tin lớn trên thế giới như Reuters, CNN đều dành những vị trí trang trọng, thời lượng đáng kể để nói vể Rice ATM Việt Nam. ATM gạo chính là nơi chia sẻ yêu thương – để không ai bị bỏ lại phía sau. (An Thanh, baomoi.com ngày 18/4/2020) Câu 1: (0,5 điểm) Nêu nội dung của đoạn văn bản Câu 2: (0,75điểm) a.Theo tác giả “ ATM gạo” có ý nghĩa như thế nào trong những ngày giãn cách xã hội ? b.Từ “ hảo tâm” trong văn bản có nghĩa là gì ? Câu 3: ( 0,75 điểm) Từ đoạn văn bản trên, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất. Lí giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em ? Phần III. Làm văn ( 6,0 điểm) Câu 1.(1,5 điểm) Viết đoạn văn nếu suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trong đại dịch Covid 19 . Câu 2 (4,5 điểm): Đọc bài thơ: “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương có người đã nhận xét: “Bài thơ là nén hương thơm của nhà thơ,của cả dân tộc Việt Nam dâng lên Bác kính yêu”. Hãy phân tích ba khổ thơ cuối của bài thơ để làm sáng tỏ nhận xét trên. III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần tiếng việt (2điểm): Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D B A B C C D II. Phần đọc hiểu văn bản(2,0điểm) Câu 1 (0.5 điểm) - Nội dung : ATM gạo chia sẻ yêu thương Câu 2 (0,75điểm):Hs có thể lý giải như sau: a. Ý nghĩa của cây ATM gạo giúp những người nghèo bớt đi nỗi lo về bữa ăn hàng ngày giữa mùa dịch covid đầy khó khăn, không ai bị đứt bữa ăn trong những ngày giãn cách xã hội (0,25 điểm) b.Từ hảo tâm có nghĩa là:tấm lòng tốt, sẵn sàng giúp đỡ người khác.( 0,5 điểm) Câu 3 (0,75 điểm): - Hs rút ra thông điệp từ văn bản: thông điệp có ý nghĩa ( o,25 điểm) - Lí giải về thông điệp đó một cachs hợp lí (0,5 điểm)
  4. III.Phần tập làm văn (6,0 điểm) Câu 1(1,5 điểm) - Yêu cầu về hình thức: làm 1 đoạn văn nghị luận về 1 vấn đề xã hội (0,25 điểm) - Yêu cầu về nội dung: tinh thần dân tộc qua đại dịch covid 19 (1,25 điểm) -Gợi ý: *Giải thích: - Tinh thần dân tộc là truyền thống tốt đẹp của dân tộc -Covid 19 là bệnh do virut co rona gây ra, lây lan qua đường hô hấp dưới dạng giọt bắn và gây ra bệnh viêm phổi *Biểu hiện: -Tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến phức tạp ở trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với ca bị nhiễm và ca tử vong - Ở Việt Nam chúng ta có hơn 300 ca bị nhiễm và chưa có ca tử vong. Tình hình dịch bệnh vẫn được kiểm soát tốt . * Bàn luận: - Trước hết là Đảng và nhà nước ta đưa ra những chủ trương phòng chống dịch đúng đắn -Y bác sĩ làm việc không ngừng nghỉ -Các chiến sĩ bộ đội, công an tham gia chống dịch không kể ngày đêm ở sân bay, ở các khu cách li -Nhân dân thực hiện nghiêm túc mọi quy định của chính phủ, sự đồng lòng từ chính quyền đến người dân - Những nghĩa của cao đẹp : phát khẩu trang, nước rửa tay, gạo các doanh nghiệp , nghệ sĩ ủng hộ *Phê phán :Bên cạnh đó vẫn còn một số cá nhân thiếu ý thức, coi thường sức khỏe của bản thân và cộng đồng: trốn cách li, khai báo thiếu trung thực, tung tin đồn giả đó là những hành vi đáng lên án, thậm chí cần phải có biện pháp xử lí của pháp luật. *Bài học: Hãy đoàn kết, yêu thương,mỗi các nhân hãy tự bảo vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng, tuân thủ những quy định của chính phủ để tạo nên một khối thống nhất. Câu 2 (4,5 điểm) 1. Yêu cầu: a. Về kĩ năng: - Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ. Văn viết trôi chảy có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả b. Về kiến thức: - Học sinh có thể có các cách phân tích khác nhau, nhưng cần tập trung làm rõ tình cảm của tác giả đối với Bác được thể hiện trong bài thơ qua những cách nói, những hình ảnh ẩn dụ giàu tính biểu tượng. Cụ thể là: 2.Dàn ý *Mở bài : (0,25 điểm) + Giới thiệu tác giả Viễn Phương + Giới thiệu bài thơ :Viếng lăng Bác và ba khổ thơ cuối. + Nêu vấn đề nghị luận –trích dẫn nhận định : Bài thơ là nén hương thơm của tác giả,của dân tộc Việt nam dâng lên Bác kính yêu. *Thân bài :(4,0 điểm) - Giải thích nhận định (0,5 đ):Bài thơ là nén hương thơm nghĩa là bài thơ đã thể hiện niềm kính yêu,lòng biêt ơn sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương nói riêng ,của cả dân tộc Việt Nam nói chung đối với công lao như trời biển của Bác.
  5. - Luận điểm 1(0,5đ):Cảm xúc của nhà thơ khi đến lăng Bác. + Lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác được thể hiện qua những hình ảnh ẩn dụ và sáng tạo: hình ảnh “mặt trời, dòng người, tràng hoa”; cách nói thật trang trọng “bảy mươi chín mùa xuân ” -Luận điểm 2 (1 điểm):Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng viếng Bác. + Niềm xúc động pha lẫn nỗi xót đau, cùng những suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác thể hiện qua các hình ảnh thơ giản dị và những hình ảnh ẩn dụ sâu xa: hình ảnh “vầng trăng, trời xanh” ; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “mà sao nghe nhói ở trong tim”. - Luận điểm 3 (1điểm):Cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải rời xa lăng Bác. + Tâm trạng lưu luyến và niềm mong ước thiết tha của nhà thơ muốn được mãi ở bên Người được thể hiện qua điệp ngữ “muốn làm”; các hình ảnh thơ giản dị và giàu ý nghĩa: “con chim, bông hoa, cây tre”. +Hình ảnh cây tre trung hiếu là một hình ảnh ẩn dụ đẹp bộc lộ tấm lòng thủy chung son sắt của nhà thơ đối với Bác-nguyện đi theo con đường các mạng mà Bác đã đi. - Luận điểm 4(1,0điểm):Nhận xét đánh giá + Với giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha tự hào pha nỗi đau xót xa cùng những hình ảnh thơ sáng tạo, giàu ý nghĩa biểu tượng bài thơ đã thể hiện niềm xúc động và lòng thành kính sâu sắc của nhà thơ với Bác Hồ. Đó cũng là tình cảm của người dân miền Nam, người dân Việt Nam hướng về Bác kính yêu. +Mở rộng: Các bài thơ cùng đề tài lãnh tụ :Bác ơi –Tố Hữu; Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên *Kết bài (0,25 điểm) - Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của nhận định và giá trị của đoạn thơ - Bài học liên hệ bản thân. . Hết