Đề định kỳ hằng tuần môn Vật lí Lớp 11 - Đề số 6

pdf 5 trang Hùng Thuận 24/05/2022 4340
Bạn đang xem tài liệu "Đề định kỳ hằng tuần môn Vật lí Lớp 11 - Đề số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_dinh_ky_hang_tuan_mon_vat_li_lop_11_de_so_6.pdf

Nội dung text: Đề định kỳ hằng tuần môn Vật lí Lớp 11 - Đề số 6

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN HẰNG TUẦN__VẬT LÝ 11 ĐỀ 6 (Ôn luyện đến bài 6: Tụ điện) Thời gian: 50 phút Câu 1. Tụ điện có cấu tạo gồm A. một vật có thể tích điện được. B. một vật bằng kim loại mà có thể làm cho hai đầu của nó mang điện trái dấu. C. hai tấm nhựa đặt gần nhau có thể được tích điện trái dấu với độ lớn bằng nhau. D. hai vật bằng kim loại đặt gần nhau và giữa chúng là chất cách điện. Câu 2. Để tích điện cho tụ điện, ta phải A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế. B. cọ xát các bản tụ với nhau. C. đặt tụ gần vật nhiễm điện. D. đặt tụ gần nguồn điện. Câu 3. Cho các yếu tố sau: I. Độ lớn của các điện tích II. Dấu của các điện tích III. Bản chất của điện môi IV. Khoảng cách giữa hai điện tích Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. II và III B. I, II và III C. I, III và IV D. Cả bốn yếu tố -7 Câu 4. Hai điện tích điểm q1=1,5.10 C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực -3 hút giữa chúng là 1,08.10 N. Giá trị của điện tích q2 là A. 2.10-7C B. 2.10-3C C. -2.10-7C D.-2.10-3C Câu 5. Điện trường do một điện tích điểm Q>0 gây ra tại một điểm M luôn: A. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách và có hướng vào Q B. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách và có hướng xa Q C. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách và có hướng vào Q D. Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách và có hướng xa Q Câu 6. Tìm phát biểu sai: A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định B. tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện D. Điện tích Q mà tụ điện tích được tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt giữa hai bản của nó Câu 7. Trường hợp nào dưới đây tạo thành một tụ điện? A. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch NaOH B. Hai bản bằng nhựa phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm paraphin C. Hai bản bằng nhôm phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm paraphin 1
  2. D. Hai bản bằng thủy tinh phẳng đặt song song giữa hai bản là một lớp giấy tẩm dung dịch muối ăn. Câu 8. Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế U. Biết điện tích của tụ là 2,5.10-4C. Hiệu điện thế U là A. 125V B.50V C.250V D.500V Câu 9. Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là A. 144J B. 1,44.10-4J C. 1,2.10-5J D. 12J Câu 10. Trong các chất nhiễm điện : I. Do cọ sát; II. Do tiếp xúc; II. Do hưởng ứng. Những cách nhiễm điện có thể chuyển dời electron từ vật này sang vật khác là A. I và II B. III và II C. I và III D. Chỉ có III Câu 11. Một điện tích điểm q=-2,5.10-7C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6,2.10-2N. Cường độ điện trường tại M là A. 2,4.105 V/m B. -2,4.105V/m C. 15.10-9V/m D. -15.10-9V/m Câu 12. Mối liên hệ giưa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là 1 1 A. UMN=UNM B. UMN=-UNM C. U MN D. U MN U NM U NM Câu 13. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường có độ lớn A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN. B. tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q. C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển. D. cả ba ý A, B, C đều không đúng. Câu 14. Cho quả cầu kim loại A trung hòa điện tiếp xúc với quả cầu B nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương là do A. Điện tích dương từ vật B chuyển sang vật A. B. Êlectron từ vật A chuyển sang vật B. C. Hai ion âm từ vật A chuyển sang vật B. D. Êlectron từ vật B chuyển sang vật A. Câu 15. Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện. Q2 U 2 1 1 A. W B. W C. W CU 2 D. W QU 2C 2C 2 2 Câu 16. Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 24V. Electron có điện tích e=- 1,6.1019C đặt tại điểm M có thế năng là A. 3,84.10-18 J B. -3,84.10-18 J C. 1,5.1020 J D. -1,5.1020 J Câu 17. Một êlectron (e=-1,6.10-19C) bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN=100V. Công mà lực điện sinh ra sẽ là A. +1,6.10-19J. B. -1,6.10-19J. C. +1,6.10-17J. D. -1,6.10-17J. Câu 18. Trên vỏ một tụ điện có ghi 50µF-100V. Điện tích lớn nhất mà tụ điện tích được là 2
  3. A. 5.10-4C B. 5.10-3C C. 5000C D. 2C Câu 19. Một tụ điện phẳng có điện dung 4,8nF được tích điện ở hiệu điện thế 200V thì số electron đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ điện là A. 4.1012 B. 4.1021 C. 6.1021 D. 6.1012 Câu 20. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. Câu 21. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4V thì tụ tích được một điện lượng 2μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10V thì tụ tích được một điện lượng A. 50μC. B. 1μC. C. 5μC. D. 0,8μC. Câu 22. Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1cm có một hiệu điện thế 10V. Cường độ điện trường đều trong lòng tụ là A. 100 V/m. B. 1 kV/m. C. 10 V/m. D. 0,01 V/m. Câu 23. Một quả cầu kim loại nhỏ có khối lượng 1g được q=10-5C treo bằng một sợi dây mảnh có chiều dài l và đặt trong một điện trường đều E. Khi quả cầu đứng cân bằng thì dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc 600. Xác định cường độ điện trường E. A. 1730V/m B. 1520V/m C. 1341V/m D. 1124V/m Câu 24. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000V/m trên quãng đường dài 2m là A. 1000J. B. 1J. C. 2mJ. D. 2μJ. Câu 25. Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là C C A. Cb = 4C. B. C C. Cb = 2C. D. C b 4 b 2 Câu 26. Một proton chỉ chịu tác dụng của lực điện, chuyển động trong điện trường đều dọc theo một đường sức từ điểm C đến điểm D. Nhận xét nào sau đây sai? A. Đường sức điện có chiều từ C đến D B. Điện thế tại điểm C cao hơn điện thế tại điểm D C. Nếu điện thế tại điểm C bằng 0 thì điện thế tại điểm D có giá trị âm D. Điện thế tại điểm D cao hơn điện thế tại điểm C. Câu 27. Cho hai tụ điện có điện dung C1 và C2=12μF được mắc như hình vẽ. Điện dung của bộ tụ điện là 18 μF. Điện dung C1 bằng A. 6 μF. B. 15 μF. C. 30 μF. D. 36 μF. Câu 28. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1=20μF, C2=30μF mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U=60V. Điện tích của mỗi tụ điện là -3 -3 -3 -3 A. Q1=3.10 C và Q2=3.10 C B. Q1=1,2.10 C và Q2=1,8.10 C -3 -3 -4 -4 C. Q1=1,8.10 C và Q2=1,2.10 C D. Q1=7,2.10 C và Q2=7,2.10 C 3
  4. Câu 29. Có hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau tích điện nằm cách nhau 2,5m trong không khí. Chúng hút nhau bằng có độ lớn 9,0.10-3N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi tách ra thì điện tích của hai quả cầu đó đều bằng –3.10-6C. Tìm điện tích ban đầu của mỗi quả cầu. A. 6,9µC; -0,9µC B. -6,9µC; 0,9µC C. 6,9mC; -0,9mC D. -6,9mC; 0,9mC Câu 29. Đơn vị của cường độ điện trường là A. V/m2. B. Vm. C. V/m. D. Vm2. Câu 30. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1=20μF, C2=30μF mắc song song với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U=60V. Điện tích của mỗi tụ điện là -3 -3 -3 -3 A. Q1= 3.10 C và Q2= 3.10 C B. Q1= 1,2.10 C và Q2= 1,8.10 C -3 -3 -4 -4 C. Q1= 1,8.10 C và Q2= 1,2.10 C D. Q1= 7,2.10 C và Q2= 7,2.10 C Câu 31. Cho bộ tụ gồm C1=10µF, C2=6µF, C3=4µF mắc như hình điện C 2 C 1 dung của bộ tụ là C 3 A. 5,5µF B. 6,7µF C. 5µF D. 7,5µF Câu 32. Hai tụ điện có điện dung C1=0,4μF, C2=0,6μF ghép song song với nhau. Mắc bộ tụ điện đó vào nguồn điện có hiệu điện thế U<60V thì một trong hai tụ điện đó có điện tích bằng 3.10-5C. Hiệu điện thế của nguồn điện là A. U=75V B. U=50V C. U=7,5.10-5V D. U=5.10-4V Câu 33. Một vật có khối lượng m=100g tích điện q=10-5C treo bằng dây trong một điện trường có phương thẳng đứng, hướng lên E= 50000V/m. Lực căng của dây bằng A. 0,5N B. 0,2N C. 1,5N D. 5N Câu 34 (TN 2020). Trên một đường sức của một điện trường đều có hai điểm A và B cách nhau 10cm. Biết cường độ điện trường là 1000V/m, đường sức điện có chiều từ A đến B. Hiệu điện thế giữa A và B là UAB. Giá trị của UAB là A. 10000V. B. 100V. C. 1010V. D. 990V. Câu 35. Trong đèn hình của máy thu hình electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 25000V. Hỏi khi đập vào màn hình thì vận tốc electron bằng bao nhiêu? biết vận tốc ban đầu bằng 0 A. 9,4.107m/s B. 9,4.106m/s C. 8,4.107m/s D. 8,4.106m/s Câu 36. Cho bộ tụ như hình: C1=1µF, C2=4µF, C3=C4=5µF. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là UAB=100V. Hiệu điện thế UMN giữa hai điểm M và N là A. 70V B. -30V C. +30V D. -70V. Bài 37. Cho 3 bản kim loại phẳng tích điện A, B, C đặt song song như hình. Điện trường giữa các bản là điện trường đều và có chiều như hình vẽ. Hai bản A và B cách nhau một đoạn d1=5cm, hai bản B và C cách nhau một đoạn d2=8cm. Cường độ điện trường tương ứng là E1=400V/m, E2=600V/m. Chọn gốc điện thế của bản B. Điện thế của bản A và của bản C lần lượt là A. 20V; 4,8V B. 20V; 48V C. 4,8V; 9,6V D. 48V; 96V Câu 38. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50V. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì 4
  5. A. Điện tích của tụ điện không thay đổi. A. Điện tích của tụ điện tăng lên hai lần. B. Điện tích của tụ điện giảm đi hai lần. C. Điện tích của tụ điện tăng lên bốn lần. Câu 39. Giữ hai bản của một tụ điện phẳng, đặt nằm ngang có một hiệu điện thế U1=1000V, khoảng cách giữa hai bản là d=1cm. Ở đúng giữa hai bản có một giọt thủy ngân nhỏ tích điện, nằm lơ lửng. Đột nhiên hiệu điện thế giảm xuống chỉ còn U2=995V. Hỏi sau bao lâu giọt thủy ngân rơi xuống bản dương? A. 1,68s B. 2,02s C. 3,25s D. 0,45s Câu 40. Một tụ điện phẳng có điện dung 4µF, khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện có giá trị lớn nhất là 0,045J. Cường độ điện trường lớn nhất mà điện môi giữa hai bản tụ còn chịu được là A. 1,5.105V/m B. 1,5.104V/m C. 2,25.104V/m D. 2,25.105V/m Hết 5