Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học Lớp 12

docx 10 trang Hùng Thuận 23/05/2022 5410
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_tin_hoc_lop_12.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Tin học Lớp 12

  1. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] Bài 1: Một số khái niệm cơ bản 2. Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức a) Tạo lập hồ sơ • Để tạo lập hồ sơ, cần thực hiện các công việc như sau: • Xác định chủ thể cần quản lý • Xác định cấu trúc hồ sơ. • Thu thập, tập hợp hồ sơ thông tin cần thiết cho hồ sơ từ nhiều nguồn khác nhau và lưu trữ chúng theo đúng cấu trúc đã xác định b) Cập nhật hồ sơ • Thông tin lưu trữ trong hồ sơ cần được cập nhật kịp thời để đảm bảo phản ánh kịp thời, đúng thực tế: + Sửa chữa hồ sơ: thay đổi một vài thông tin không còn đúng. + Thêm hồ sơ: bổ sung thêm hồ sơ cho cá thể mới tham gia tổ chức. + Xoá hồ sơ: xoá hồ sơ của cá thể mà tổ chức không quản lý c) Khai thác hồ sơ • Việc tạo lập, lưu trữ và cập nhật hồ sơ là để khai thác chúng, phục vụ cho việc quản lí, gồm các công việc sau: + Sắp xếp hồ sơ theo một tiêu chí nào đó phù hợp với yêu cầu. + Tìm kiếm là tra cứu các thông tin có sẵn thoả mãn một số điều kiện nào đó. + Thống kê cách khai thác hồ sơ dựa trên tính toán để đưa ra các thông tin đặc trưng. 1
  2. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] + Lập báo cáo là sử dụng các kết quả tìm kiếm, thống kê, sắp xếp các bộ hồ sơ theo một yêu cầu nào đó. 3. Hệ cơ sở dữ liệu a) Khái niệm cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu • Một cơ sở dữ liệu (Database): là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau, chứa thông tin của một tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người dùng với nhiều mục đích khác nhau. • Việc ứng dụng CSDL trong hầu hết các hoạt động xã hội đều trở nên phổ biến, quen thuộc. • Kết xuất thông tin từ các CSDL không chỉ phục vụ kịp thời, chính xác công việc quản lý, điều hành và lưu trữ, khai thác thông tin mà còn trở thành một công việc thường xuyên đáp ứng thoả mãn, nhu cầu con người. • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) là phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL. • Phần mềm cung cấp môi trường thuận lợi và hiệu quả để tạo lập, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL gọi là hệ QTCSDL. • Hệ cơ sở dữ liệu để chỉ một CSDL cùng với hệ QTCSDL quản trị và khai thác CSDL đó. • Ngoài ra còn có các phần mềm ứng dụng được xây dựng dựa trên hệ quản trị CSDL để thuận tiện việc khai thác CSDL • Để lưu trữ và khai thác thông tin bằng máy tính cần phải có: + CSDL + Hệ QTCSDL + Các thiết bị vật lý (máy tính, đĩa cứng, mạng máy tính ) 2
  3. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] c) Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL • Tính cấu trúc: thông tin trong CSDL được lưu trữ theo một cấu trúc xác định • Tính toàn vẹn: Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong CSDL phải thỏa mãn một số ràng buộc, tùy thuộc vào hoạt động của tổ chức mà CSDL phản ánh • Tính nhất quán: Sau những thao tác cập nhật dữ liệu và ngay cả khi có sự cố (phần cứng hay phần mềm) xảy ra trong quá trình cập nhật, dữ liệu trong CSDL phải bảo đảm tính đúng đắn • Tính an toàn và bảo mật thông tin: CSDL cần được bảo vệ an toàn, phải ngăn chặn được truy xuất không được phép và phải khôi phục được CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm. Mỗi nhóm người dùng CSDL có quyền hạn và mục đích sử dụng khác nhau. Cần phải có những nguyên tắc và cơ chế bảo mật khi trao quyền truy xuất dữ liệu cho người dùng • Tính độc lập: Vì một CSDL phải phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên dữ liệu phải độc lập với các ứng dụng, không phụ thuộc vào bài toán cụ thể, không phụ thuộc vào phương tiện lưu trữ và xử lí, có 2 mức độc lập dữ liệu: mức vật lí và mức khái niệm. • Tính không dư thừa: Trong CSDL thường không lưu trữ những dữ liệu trùng lặp, những thông tin có thể dễ dàng suy diễn hay tính toán được từ những dữ liệu đã có. Bài 2: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 1. Các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu a) Cung cấp môi trường tạo lập cơ sở dữ liệu • Hệ QTCSDL phải cung cấp môi trường cho người dùng dễ dàng hai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu. 3
  4. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] • Mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu để người dùng có thể tạo lập CSDL. b) Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu. • Ngôn ngữ thao tác dữ liệu là ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin, các thao tác gồm: + Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu); + Khai thác (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, ) • Ngôn ngữ CSDL phổ biến là SQL (Structured Query Language) c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu • Hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện nhiệm vụ sau: • Phát hiện và ngăn chặn truy cập không được phép, đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin. • Duy trì tính nhất quán dữ liệu • Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời • Khôi phục CSDL khi có sự cố phần cứng hay phần mềm • Quản lý các mô tả dữ liệu 2. Hoạt động của một hệ cơ sở dữ liệu • Mỗi hệ QTCSDL gồm nhiều thành phần (môđun), hai thành phần chính là bộ xử lý truy vấn (xử lý yêu cầu) và bộ quản lý dữ liệu • Hệ QTCSDL phải có các tương tác với hệ điều hành 4
  5. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] • Khi người dùng yêu cầu, hệ QTCSDL gửi yêu cầu đến thành phần có nhiệm vụ thực hiện và yêu cầu hệ điều hành tìm một số tệp dữ liệu cần thiết. • Các tệp tìm thấy được chuyển về hệ QTCSDL xử lí và kết quả được trả cho người dùng. 3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu a) Người quản trị cơ sở dữ liệu • Người quản trị CSDL là một người hay một nhóm người được trao quyền điều hành hệ CSDL. • Chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên như CSDL hay hệ CSDL; cài đặt CSDL vật lý, cấp phát quyền truy cập CSDL, cấp phần mềm, phần cứng theo yêu cầu; duy trì hoạt động hệ thống thoả mãn ứng dụng và người dùng. b) Người lập trình ứng dụng • Cần các chương trình ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác của nhóm người dùng là nhiệm vụ của người lập trình ứng dụng. c) Người dùng • Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL. 5
  6. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] • Tương tác với hệ thống thông qua ứng dụng, điền các nội dung vào biểu mẫu giao diện và đọc kết quả. • Người dùng được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL. Bài 3: Giới thiệu Microsoft Access 2. Khả năng của Access a) Access có những khả năng nào? • Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu: + Tạo lập các CSDL và lưu trữ chúng trên các thiết bị nhớ, một CSDL bao gồm các bảng dữ liệu và mối liên kết giữa các bảng đó. + Tạo biểu mẩu để cập nhật dữ liệu, báo cáo thống kê hay những mẩu hỏi để khai thác dữ liệu trong CSDL, giải quyết các bài toán quản lí. • Với bài toán trên, có thể dùng Access xây dựng CSDL giúp giáo viên quản lí học sinh lớp, cập nhật thông tin, tính điểm trung bình môn, 3. Các đối tượng chính của Access a) Các loại đối tượng chính của Access • Bảng (Table): Dùng để lưu dữ liệu. Mỗi bảng chứa thông tin về một chủ thể xác định gồm nhiều hàng, mỗi hàng chứa các thông tin về một cá thể xác định của chủ thể. • Mẫu hỏi (Query): Dùng để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng • Biểu mẫu (Form): Giúp tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin 6
  7. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] • Báo cáo (Report): Được thiết kế để định dạng, tính toán, tổng hợp các dữ liệu được chọn và in ra Bài 4: Cấu trúc bảng 1. Các khái niệm chính • Dữ liệu trong Access được lưu trữ dưới dạng các bảng, gồm có các cột và hàng. • Bảng chứa dữ liệu toàn bộ CSDL cần khai thác. Trường (field): Mỗi trường là một cột của bảng thể hiện một thuộc tính của chủ thể cần quản lí • Bản ghi (record): Mỗi bản ghi là một hàng bao gồm dự liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lí. • Kiểu dữ liệu (Data Type): Là kiểu dữ liệu lưu trong một trường. Mỗi trường có một kiểu dữ liệu 2. Tạo và sửa cấu trúc bảng. a) Tạo cấu trúc bảng • 1. Nháy Create → Table Design • 2. Sau khi thực hiện lệnh trên ta được giao diện như sau: • Cấu trúc của bảng thể hiện bởi các trường, mỗi trường có tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type), mô tả trường (Descropition) và các tính chất của trường (Field Properties) • Để tạo một trường, ta thực hiện: + 1. Gõ tên trường + 2. Chọn kiểu dữ liệu + 3. Mô tả nội dung 7
  8. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] + 4. Lựa chọn tính chất. Các tính chất của trường: • Field size: Cho phép đặt kích thước tối đa cho dữ liệu của trường với các kiểu text, number, autonumber; • Format: Quy định cách hiển thị và in dữ liệu; • Caption: thay tên trường bằng phụ đề dễ hiểu. • Default value: Xác định giá trị ngầm định đưa vào khi tạo bản ghi mới; • Để thay đổi tính chất của một trường: + 1. Nháy chuột vào dòng định nghĩa trường. Các tính chất của trường tương ứng sẽ xuất hiện trong phần Field Properties. + 2. Thực hiện các thay đổi cần thiết Chỉ định khóa chính (Primary key) • Khóa chính: giá trị của trường xác định duy nhất mỗi hàng trong bảng. • Các thao tác thực hiện: + 1. Chọn trường làm khóa chính; + 2. Nháy nút hoặc chọn lệnh Edit -> Primary key. • Access hiển thị ký hiệu chiếc chìa khoá ở bên trái trường được chọn để cho biết trường đó được chỉ định làm khoá chính. • Lưu ý: + Khoá chính có thể là một hay nhiều trường. + Nếu không chỉ định khóa chính, Access sẽ tự động tạo một trường khoá chính có tên ID với kiểu AutoNumber Lưu cấu trúc của bảng 8
  9. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] • 1. Chọn File chọn Save hoặc nháy chọn nút lệnh • 2. Gõ tên bảng vào ô Table Name trong hộp thoại Save As • 3. Nháy nút OK hoặc ấn phím Enter Bài 6: Biểu mẫu 1. Khái niệm • Biểu mẫu là một đối tượng trong CSDL Access được thiết kế để: • Hiển thị dữ liệu trong bảng dưới dạng thuận lợi để xem, nhập và sửa dữ liệu • Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra). • Lưu ý: các biểu mẫu mà ta xét ở đây chỉ dựa trên các bảng, biểu mẫu cũng có thể là mẫu hỏi. • Để làm việc với biểu mẫu, chọn Forms trong bảng chọn đối tượng: 3. Các chế độ làm việc của biểu mẫu • Cũng như với bảng, có thể làm việc với biểu mẫu trong nhiều chế độ khác nhau. • Dưới đây chúng ta xét kĩ hơn hai chế độ làm việc với biểu mẫu thường dùng là chế độ biểu mẫu và chế độ thiết kế. Chế độ biểu mẫu • Chế độ biểu mẫu là chế độ có giao diện thân thiện được sử dụng để cập nhật dữ liệu. • Để làm việc với chế độ biểu mẫu, thực hiện một trong các cách sau: + Cách 1: Nháy đúp chuột ở tên biểu mẫu. + Cách 2: Chọn biểu mẫu rồi nháy nút Open. 9
  10. [Type here] ÔN THI - HỌC KỲ 1 – TIN HỌC 12 [Type here] + Cách 3: Nháy nút (Form View) nếu đang ở chế độ thiết kế. • Chế độ biểu mẫu cũng cho phép tìm kiếm, lọc, sắp xếp thông tin. Chế độ thiết kế • Chế độ thiết kế là chế độ giúp: xem, sửa, thiết kế cũ của biểu mẫu mới • Để làm việc với chế độ thiết kế, thực hiện: + Cách 1: Chọn tên biểu mẫu rồi nháy nút Design + Cách 2: Nháy nút nếu đang ở chế độ biểu mẫu. • Một số thao tác có thể thực hiện trong chế độ thiết kế: + Thêm/bớt, thay đổi vị trí, kích thước các trường dữ liệu; + Định dạng phông chữ cho các trường dữ liệu và các tiêu đề; + Tạo những nút lệnh (đóng biểu mẫu, chuyển đến bản ghi đầu, bản ghi cuối, ) để người dùng thao tác thuận tiện với dữ liệu. 10