Đề cương ôn tập giữa học kỳ I - Môn Hóa 8

pdf 4 trang hoaithuong97 4140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ I - Môn Hóa 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_i_mon_hoa_8.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ I - Môn Hóa 8

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS VĂN YÊN MÔN – HÓA HỌC 8 Năm học 2021 - 2022 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC Chương I: Chất – Nguyên tử - Phân tử Chương II: Phản ứng hóa học 1 Bài 2 Chất 1 Bài 12 Sự biến đổi chất 2 Bài 4 Nguyên tử 2 Bài 13 Phản ứng hóa học 3 Bài 5 Nguyên tố hóa học 4 Bài 6 Đơn chất và hợp chất – Phân tử 5 Bài 9 Công thức hóa học 6 Bài 10 Hóa trị Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung chương I và các bài đã học trong chương II B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Chất tinh khiết là chất A. có tính chất không đổi. C. có lẫn thêm vài chất khác. B. gồm những phân tử đồng dạng. D. không lẫn tạp chất. Câu 2: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách: A. Lọc B. Dùng phễu chiết C. Chưng cất phân đoạn D. Đốt Câu 3: Nước tự nhiên là A. Hỗn hợp B. Hợp chất C. Chất tinh khiết D. Đơn chất Câu 4: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau? A. 3 chất B. 4 chất C. 2 chất trở lên D. 2 chất Câu 5: Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: Nguyên tử gồm có .mang điện tích dương và vỏ tạo bởi những mang điện tích âm. Câu 6: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là: A. electron, proton và nơtron. C. proton và nơtron. B. electron và nơtron. D. electron và proton. Câu 7: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là: A. electron, proton và nơtron. C. proton và nơtron. B. electron và nơtron. D. electron và proton. Câu 8: Trong nguyên tử, hạt mang điện là: A. Electron. C. Proton và nơtron. B. Electron và nơtron. D. Proton và electron. Câu 9: Nguyên tử khối là: A. Khối lượng của nguyên tử tính bằng gam. C. Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC. B. Khối lượng của phân tử tính bằng đvC. D. Khối lượng của phân tử tính bằng gam. Câu 10: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau do nhờ có loại hạt nào? A. Electron B. Prôton C. Tất cả đều sai D. Nơtron Câu 11: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40; trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số notron trong nguyên tử là: A. 13 B. 12 C. 14 D. 15 Câu 12: Tổng số các loại hạt (proton, notron và electron) trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện là 10. Số proton trong nguyên tử X là: A. 7 B. 12 C. 9 D. 15 Câu 13: Chọn đáp án sai A. Số p là số đặc trưng của nguyên tố hóa học B. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tố cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân C. 1 đvC = 1/12 mC D. Oxi là nguyên tố chiếm gần nửa khối lượng vỏ trái đất
  2. Câu 14: Một nguyên tố hoá học tồn tại ở dạng đơn chất thì có thể: A. Chỉ có một dạng đơn chất C. Có hai hay nhiều dạng đơn chất B. Chỉ có nhiều nhất là hai dạng đơn chất D. Không biết được Câu 15: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây? A. Ca B. Na C. K D. Fe Câu 16: Kí hiệu hóa học của hai nguyên tố nhôm và clo lần lượt là: A. Al và C B. Ag và Cl C. Ag và C D. Al và Cl Câu 17: : Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học? A. Từ 2 nguyên tố C. Từ 4 nguyên tố trở lên B. Từ 3 nguyên tố D. Từ 1 nguyên tố Câu 18: Hợp chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hoá học? A. Chỉ có 1 nguyên tố C. Chỉ từ 3 nguyên tố B. Chỉ từ 2 nguyên tố D. Từ 2 nguyên tố trở lên Câu 19: Loại hạt nào sau đây đặc trưng cho một nguyên tố hóa học? A. Hạt proton C. Hạt electron B. Hạt notron D. Hạt notron và hạt electron Câu 20: Cách viết sau có ý nghĩa gì 5 O, Na, Cl2 A. 5 nguyên tử O, nguyên tử nguyên tố Na, phân tử Cl B. Phân tử Oxi, hợp chất natri, nguyên tố clo C. Phân tử khối Oxi, nguyên tử Na, phân tử clo D. 5 phân tử oxi, phân tử Na, nguyên tố clo Câu 21: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị III của sắt trong số các công thức cho sau đây. A. FeO B. FeCl2 C. FeCl3 D. Fe(OH)2 Câu 22: Nhóm CTHH chỉ gồm các hợp chất là: A. KCl, H2, NH3, N2 C. H2, SO2, CuCl2, MgO B. NaOH, Fe2O3, H2O D. P2O5, N2, CaO, SO3 Câu 23: Nhóm CTHH chỉ gồm đơn chất là: A. O2, SO3, MgO, CuO C. Fe, Cl2, Ba, O2 B. HCl, FeO, H2, ZnSO4 D. KOH, H2O, Al2O3 Câu 24: Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất phải là A. Một hỗn hợp. C. Một đơn chất. B. Một hợp chất. D. Một phi kim. Câu 25: Trong số các công thức hóa học sau: O2, N2, Al, Al2O3, H2, AlCl3, H2O, P. Số đơn chất là A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 26: Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. CTHH của X và Y là: A. XY B. X2Y C. X3Y D. XY2 Câu 27: Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng: A. g B. kg C. Đơn vị Cacbon D. Lạng Câu 28: Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là A. 8,553. 10-23 g. B. 2,6605. 10-23 g. C. 0,16605. 10-23 g. D. 18,56. 10-23 g Câu 29: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại? A. Proton. B. Nơtron. C. Electron và nơtron. D. Electron. Câu 30: Nguyên tử Ca so với nguyên tử O nặng hơn hay nhẹ hơn? A. Nặng hơn 0,4 lần. C. Nhẹ hơn 0,4 lần. B. Nhẹ hơn 2,5 lần. D. Nặng hơn 2,5 lần. Câu 31: : Sự so sánh phân tử khí oxi (O2) và phân tử muối ăn (NaCl) nào dưới đây là đúng? A. NaCl nặng hơn O2 bằng 0,55 lần. C. O2 nhẹ hơn NaCl bằng 0,55 lần. B. O2 nặng hơn NaCl bằng 0,55 lần. D. NaCl nhẹ hơn O2 bằng 1,83 lần. Câu 32: Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là A. 4 nguyên tử hiđro. C. 4 phân tử hiđro
  3. B. 8 nguyên tử hiđro. D. 8 phân tử hiđro. Câu 33: Dãy chất nào sau đây đều là kim loại? A. Nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc. C. Oxi, nitơ, cacbon, canxi. B. Vàng, magie, nhôm, clo. D. Sắt, chì, kẽm, thiếc. Câu 34: Dãy nguyên tố phi kim là: A. Cl, O, N, Na, Ca. C. S, O, Cl, N, C. B. S, O, Cl, N, Na. D. C, Cu, O, N, Cl. Câu 35: Trong số các chất sau: Cl2, ZnCl2, Al2O3, Ca, NaNO3, KOH số đơn chất và hợp chất lần lượt là: A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. C. 2 đơn chất và 4 hợp chất. B. 5 đơn chất và 1 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất. Câu 36: Một oxit có công thức là Fe2Ox có phân tử khối là 160. Hóa trị của Fe là: A. I B. II C. III D. IV Câu 37: Hóa trị là con số biểu thị: A. Khả năng phản ứng của các nguyên tử. C. Khả năng phân li các chất. B. Khả năng liên kết của các nguyên tử hay nhóm nguyên tử. D. Tất cả đều đúng. Câu 38: Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố khác như thế nào? A. H chọn làm 2 đơn vị C. H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị. B. O là 1 đơn vị. D. H chọn làm 2 đơn vị, O là 1 đơn vị. Câu 39: Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào viết đúng? A. CrO B. Cr2O3 C. CrO2 D. CrO3 Câu 40: Hóa trị của P trong hợp chất P2O3 là A. III B. V C. IV D. II Câu 41: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra? A. Chất mới sinh ra B. Biến đổi hình dạng C. Biến đổi trạng thái D. Tốc độ phản ứng Câu 42: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? A. Có chất kết tủa (chất không tan trong nước). C. Có sự thay đổi màu sắc B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt). D. Một trong số các dấu hiệu trên. Câu 43: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hoá học? A. Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần. B. Hơi nước trong các đám mây ngưng tụvà rơi xuống tạo ra mưa. C. Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường. D. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. Câu 44: Nến được làm bằng parafin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau: 1. Parafin nóng chảy. 2. Parafin lỏng chuyển thành hơi. 3. Hơi parafin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước. Quá trình nào có sự biến đổi hoá học? A. 1 B. 2 C. 3 D. 1, 2, 3 Câu 45: Chọn câu sai A. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia B. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị C. Quy tắc hóa trị : x.a=y.b D. Photpho chỉ có hóa trị IV II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy tính hoá trị của: a) Nguyên tố P trong hợp chất P2O5 biết hoá trị của Oxi là II b) Nhóm SO4 trong hợp chất Al2( SO4)3 biết hoá trị của Al là III Câu 2. Cho các hợp chất tạo bởi: a/ Na(I) và O (II) b/ Mg (II) và NO3 (I) c/ Al(III) và OH(I) 1. Lập CTHH của các hợp chất trên?
  4. 2. Cho biết ý nghĩa của các CTHH trên? Câu 3. Trong phân tử hợp chất A gồm 1 nguyên tử của nguyên tố R và 2 nguyên tử nguyên tố oxi liên kết với nhau. Biết hợp chất này nặng hơn phân tử hidro 22 lần. a) Tính phân tử khối của hợp chất A? b) Tính nguyên tử khối của R, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố R? NHÓM TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU (Đã duyệt) Dương Thị Thủy Vũ Hiền Phương CHÚC CÁC CON ÔN TẬP VÀ LÀM TỐT BÀI KIỂM TRA!