Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Hóa học 8 - Mã đề 103

doc 2 trang hoaithuong97 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Hóa học 8 - Mã đề 103", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_8_ma_de_103.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Hóa học 8 - Mã đề 103

  1. Mã đề 103 PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN HÓA 8 TRƯỜNG THCS Năm học 2020-2021 TRẦN QUỐC TOẢN Thời gian : 45 phút ĐỀ 2 Mã đề 103 Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm). Hãy chọn một trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Cho PƯHH sau: Natri(Na) tan dễ dàng trong nước tạo ra Natrihidroxit(NaOH) và khí Hidro(H2). Công thức về khối lượng của phản ứng này là A. Na + H2O > NaOH + H2 B. mNa + mH2O = mNaOH + mH2 C. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2 D. mNa + mNaOH = mH2O + mH2 Câu 2. Hợp chất X gồm kim loại M( hóa trị II) và nhóm hidroxit (OH). Phân tử khối của X là 74 đvC. X là A. Al(OH)3 B. Cu(OH)2 C. Ca(OH)2 D. Fe(OH)3 Câu 3. Than cháy theo phản ứng hoá học: Cacbon + khí oxi > khí Cacbonic. Cho biết khối lượng của cacbon là 3kg , khối lượng của cacbonic là 11kg. Khối lượng của khí oxi tham gia phản ứng là A. 8kg B. 7,9kg. C. 9kg. D. 14kg. Câu 4. Trong các chất sau: H2, HCl, Mn, Al, CaO có số hợp chất là A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 5. Trong nguyên tử số lượng loại hạt luôn bằng nhau là: A. Cả 3 loại hạt: p, e, n B. n và e C. p và n D. p và e Câu 6. Công thức hoá học viết sai là A. CO3 B. Na2O C. Al2O3 D. FeCl3 Câu 7. Dãy gồm các từ chỉ chất là A. ấm nhôm, kẽm, ca nhựa B. muối ăn, đường, bạc C. bút bi, nước, túi ni lon; D. đồng, quyển vở, than chì; Câu 8. Đốt cháy m(g) chất X cần dùng 4,48lít O2 (đktc) thu được 2,24lít CO2 (đktc) và 3,6g H2O. Khối lượng chất X ban đầu đem đốt là A. 2(g). B. 1,6(g). C. 4(g) D. 1,8(g) Câu 9. Cho các hiện tượng sau: 1. Đốt cháy củi trong không khí 3. Xay gạo thành bột 2. Làm sữa chua 4. Làm lạnh nước lỏng thành đá Hiện tượng hoá học là: A. 3; 4 B. 1; 4 C. 1; 3 D. 1; 2 Câu 10. Trong các chất sau , thuộc loại hợp chất là A. nhôm B. muối ăn C. khí nitơ D. thuỷ ngân Câu 11. Hiện tượng hóa học khác với hiện tượng vật lí là Trang 1/2
  2. Mã đề 103 A. chỉ biến đổi về trạng thái. B. biến đổi về hình dạng. C. có sinh ra chất mới. D. khối lượng không thay đổi. Câu 12. Cho PƯHH: trong điều kiện thích hợp 2 chất khí Nitơ (N2) và Hirro (H2) có thể hoá hợp với nhau tạo thành khí amoniac(NH3). Phương trình chữ được viết là A. N2 + 3H2 2NH3 B. N2 + H2 > NH3 C. Khí Nitơ + Khí Hidro Khí amoniac D. Khí amoniac Khí Nitơ + Khí Hidro Phần II. Tự luận (7,0điểm) Câu 13. (3,0 điểm) Chọn hệ số thích hợp để cân bằng các phương trình hóa học sau: o o a/ Al+ O2 t > Al2O3 d/ C6H6 + O2 t > CO2 + H2O b/ K + H2O > KOH + H2 g/ Mg + HCl > MgCl2 + H2 o c/ Fe2O3 + H2 t > Fe + H2O e/ M + HNO3 > M(NO3)n + N2O + H2O Câu 14. (1,5 điểm) Nhằm để tăng năng suất cây trồng, em hãy giúp bác nông dân tính xem loại phân nào chứa nhiều photpho hơn trong 2 loại phân sau: Photphat tự nhiên( Ca3(PO4)2) và Superphotphat (Ca(H2PO4)2). (Biết: Ca = 40; P = 31; O = 16; H = 1) Câu 15. (2,5 điểm) Cho 11,2g sắt(Fe) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit clohidric theo sơ đồ phản ứng sau: Fe + HCl > FeCl2 + H2 a/ Lập phương trình phản ứng trên. b/ Tính thể tích khí H2 thoát ra (đktc). c/ Nếu thay kim loại Fe bằng kim loại Mg và giữ nguyên khối lượng thì sau phản ứng kim loại nào cho nhiều thể tích khí hidro (ở đktc) hơn? ( Biết: Zn = 65; Cl = 35,5; H = 1) Trang 2/2