Đề cương giữa học kì I môn Vật lí Lớp 11 Sách Cánh diều - Năm học2023-2024

doc 4 trang Đào Yến 11/05/2024 1440
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương giữa học kì I môn Vật lí Lớp 11 Sách Cánh diều - Năm học2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_giua_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_11_sach_canh_dieu_nam.doc

Nội dung text: Đề cương giữa học kì I môn Vật lí Lớp 11 Sách Cánh diều - Năm học2023-2024

  1. Họ, tên thí sinh: Lớp 11A: ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 11 GIỮA HKI ( 2023-2024 ) I. TRÁC NGHIÊM: Câu 1: Một vật dao động điều hòa có phương trình x=2cos(2πt−7π/6)cm. Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là: A. 1 cm. B. 1,5 cm. C. 0,5 cm. D. −1 cm. Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=5cos(4πt+2π/3)cm. Tần số góc của dao động là: A. 5 rad/s. B. 4π rad/s. C. 2π/3rad/s D. 12πrad/s Câu 3: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 10cos10πt (cm). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lấy π2 = 10. Cơ năng của con lắc bằng : A. 0,10 J. B. 0,50 J. C. 0,05 J. D. 1,00 J. Câu 4: Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 6cm. Biết cứ 2s vật thực hiện được một dao động, tại thời điểm ban đầu vật đang ở vị trí biên dương. Xác định phương trình dao động của vật. A. x = 3cos(πt + π) cm. B. x = 3cos(πt) cm. C. x = 6cos(πt + π) cm. D. x = 6cos(πt) cm. Câu 5: Tìm phát biểu sai về gia tốc của một vật dao động điều hoà: A. Gia tốc đổi chiều khi vật đi qua vị trí cân bằng. B. Gia tốc luôn ngược chiều với vận tốc. C. Gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng. D. Gia tốc biến đổi ngược pha với li độ. Câu 6: Vật có đồ thị li độ dao động như hình vẽ. Biên độ và chu kì của vật là: A. A = 2 cm, T = 0,8 s. B. A = 4 cm, T = 0,4 s. C. A = 2 cm, T = 0,4 s. D. A = 4 cm, T = 0,8 s. Câu 7: Đồ thị của dao động điều hòa là A. một đường hình sin. B. một đường thẳng. C. một đường elip. D. một đường parabol. Câu 8: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cosωt (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là A. 2 cm. B. 6 cm. C. 3 cm. D. 12 cm. Câu 9: Tìm phát biểu sai khi nói về dao động điều hoà: A. Gia tốc sớm pha π so với li độ. B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau. C. Vận tốc luôn trễ pha π/2 so với gia tốc. D. Vận tốc luôn sớm pha π/2 so với li độ. Câu 10: Một vật dao động điều hòa với biên độ bằng 4 cm. Khi pha của dao động bằng thì li độ của vật bằng: A. 2 cm. B. 4 cm. C. - 2 cm. D. - 4 cm. Câu 11: Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 5 cm, tốc độ của nó bằng A. 27,21 cm/s. B. 12,56 cm/s. C. 20,08 cm/s. D. 18,84 cm/s. Câu 12: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thế năng và động năng của vật được bảo toàn trong quá trình dao động. B. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian. C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên. D. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên. Trang 1/4 - ĐỀ CƯƠNG LY 11
  2. Câu 13: Gia tốc của vật dao động điều hòa bằng không khi: A. vật ở vị trí có li độ cực đại B. vận tốc của vật đạt cực tiểu. C. vật ở vị trí có li độ bằng không D. vật ở vị trí có pha dao động cực đại. Câu 14: Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 10 cm với tốc độ góc 5 rad/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo có tốc độ cực đại là A. 15 cm/s. B. 50 cm/s. C. 250 cm/s. D. 25 cm/s. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng? Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với A. dao động điều hòa. B. dao động tắt dần. C. dao động cưỡng bức. D. dao động duy trì. Câu 16: Một vật dao động điều hòa với tần số f = 2 Hz. Chu kì dao động của vật này là A. 1,5s. B. 1s. C. 0,5s. D. 2 s. Câu 17: Ích lợi của hiện tượng cộng hưởng được ứng dụng trong trường hợp nào sau đây? A. Chế tạo máy phát tần số B. Chế tạo bộ phận giảm xóc của ô tô, xe máy. C. Lắp đặt các động cơ điện trong nhà xưởng. D. Thiết kế các công trình ở những vùng thường có địa chấn Câu 18: Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên A. cùng tần số và cùng pha với li độ. B. cùng tần số và ngược pha với li độ. C. khác tần số và vuông pha với li độ. D. khác tần số và cùng pha với li độ. Câu 19: Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian? A. Vận tốc, li độ, gia tốc. B. Động năng, biên độ, li độ. C. Động năng, thế năng, cơ năng. D. Cơ năng, biên độ, chu kì. Câu 20: Pha của dao động được dùng để xác định A. trạng thái dao động. B. biên độ dao động. C. chu kì dao động. D. tần số dao động. Câu 21: Tìm phát biểu đúng khi nói về dao động điều hoà: A. Gia tốc chậm pha π so với li độ. B. Vận tốc và gia tốc luôn ngược pha nhau. C. Vận tốc luôn trễ pha π2/2 so với gia tốc. D. Vận tốc luôn chậm pha π2/2 so với li độ. Câu 22: Một con lắc lò xo nằm ngang, một đầu cố định, một đầu gắn với vật khối lượng 100 g dao động theo phương trình x = 8cos(10t ) ( x tính băng cm, t tính bằng s). Thế năng cực đại của vật là: A. 16 mJ. B. 320 mJ. C. 128 mJ. D. 32 mJ. Câu 23: Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Khi không có ma sát con lắc dao động điều hòa với tần số riêng. B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ có hại. C. Cơ năng của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian. D. Điều kiện xảy ra cộng hưởng là tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ. Câu 24: Tìm phát biểu sai về dao động tắt dần của con lắc lò xo: A. Cơ năng của vật luôn giảm dần. B. Động năng của vật có lúc tăng, lúc giảm. C. Động năng của vật luôn giảm dần. D. Thế năng có lúc tăng lúc giảm Câu 25: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng không đổi . Khi khối lượng quả nặng là m thì tần số dao động là 1 Hz. Khi khối lượng quả nặng là 2m thì tần số là: A. 2 Hz B. Hz C. Hz D. 0,5 Hz Câu 26: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo có chiều dài 10 cm. Biên độ của dao động là A. 10 cm. B. 5 cm. C. 2,5 cm. D. 1,125 cm. Câu 27: Chu kì của dao động điều hòa là A. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây. B. là số dao động toàn phần thực hiện được trong một phút. C. là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần. D. là khoảng thời gian vật thực hiện được một số dao động toàn phần. Câu 28: Một hệ dao động cơ đang thực hiện dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi Trang 2/4 - ĐỀ CƯƠNG LY 11
  3. A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ. B. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số dao động riêng của hệ. C. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số dao động riêng của hệ. D. có thêm một lực cưỡng bức tác dụng vào hệ. Câu 29: Trong dao động điều hòa, giá trị cực đại của gia tốc là 2 2 A. amax = ω A. B. amax = ωA. C. amax = -ωA. D. amax = -ω A. Câu 30: Đồ thị của dao động điều hòa là A. một đường hình sin. B. một đường thẳng. C. một đường elip. D. một đường parabol. Câu 31: Cho một chất điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Gia tốc biến thiên theo thơi gian được mô tả như đồ thị lấy π2 = 10. Biên độ dao động của chất điểm là A. 4 cm. B. 1 cm. C. 5 cm.D. 2 cm. - II. TỰ LUẬN: Câu 1: Định nghĩa dao động điều hoà, Viết phương trình li độ Câu 2: Viết phương trình vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà Câu 3: Nêu định nghĩa hiện tượng cộng hưởng Câu 4: Một vật dao động điều hòa có phương trình: x = 2cos(4πt + ) (cm) x = 2cos (100 t + ). Hãy 3 xác định: a) Biên độ và pha ban đầu của dao động. b) Pha và li độ của dao động khi t = 2s. Câu 5: Hình 3.4 là đồ thị li độ – thời gian của một vật dao động điều hòa. Sử dụng đô thị để tính các đại lượng sau: a) Tốc độ của vật ở thời điểm t = 0 s. b) Tốc độ cực đại của vật. c) Gia tốc của vật tại thời điểm t = 1,0 s. Trang 3/4 - ĐỀ CƯƠNG LY 11
  4. Câu 6: Cho đồ thị dao động điều hòa của một vật như hình vẽ. Hãy xác định: a) Biên độ, chu kì, tần số của dao động b) Nêu thời điểm mà vật có li độ x = 0; x = 0,1 m. c) Hãy xác định tần số góc của dao động của vật. Trang 4/4 - ĐỀ CƯƠNG LY 11