Chuyên đề Dạy ôn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Đột biến gen (Dành cho học sinh)

doc 17 trang Hùng Thuận 8452
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy ôn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Đột biến gen (Dành cho học sinh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_day_on_sinh_hoc_lop_12_chu_de_dot_bien_gen_danh_ch.doc

Nội dung text: Chuyên đề Dạy ôn Sinh học Lớp 12 - Chủ đề: Đột biến gen (Dành cho học sinh)

  1. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN GEN PHẦN 1 Câu 1. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen. B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. C. sức đề kháng của từng cơ thể. D. điều kiện sống của sinh vật. Câu 2. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ: A. tăng 1.B. tăng 2.C. giảm 1.D. giảm 2. Câu 3. Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% Adenin. Một đột biến điểm xảy ra tạo ra alen a, alen bị đột biến ngắn hơn gen ban đầu 0,34 nm và có số liên kết hidro ít hơn 2. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là A. A= T = 360, G = X = 537B. A = T = 359, G = X = 540 C. A = T = 363. G = X = 540D. A = T = 360, G = X = 543 Câu 4. Đột biến gen là: A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST). D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh. Câu 5. Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng được gọi là gì? A. Đột biến tiền phôi.B. Đột biến xôma. C. Đột biến giao tử.D. Đột biến sinh dục. Câu 6. Những dạng đột biến nào là đột biến dịch khung? A. Thay thế và chuyển đổi vị trí một cặp NuclêôtítB. Thêm và thay thế một cặp Nuclêôtít C. Mất và thay thế một cặp NuclêôtítD. Mất và thêm một cặp Nuclêôtít Câu 7. Phát biểu không đúng về đột biến gen là: A. đột biến gen làm thay đổi một hoặc một số cặp nuclêotit trong cấu trúc của gen B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể C. đột biến gen có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật D. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST Câu 8. Tác nhân hoá học 5 - brôm uraxin (5 - BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột biến dạng A. mất cặp A - T. B. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. C. thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. D. mất cặp G - X. Câu 9. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do A. mã di truyền có tính đặc hiệu. B. mã di truyền có tính phổ biến. C. mã di truyền là mã bộ ba.D. mã di truyền có tính thoái hoá. Câu 10. Giải thích nào sau đây liên quan đến đột biến gen là đúng? A. Đột biến gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể B. Đột biến gen luôn làm rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin nên có hại C. Đột biến gen làm mất cả bộ ba nuclêôtit thì gây hại nhiều hơn đột biến gen chỉ làm mất một cặp nuclêôtit D. Hậu quả của đột biến gen không phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột biến Câu 11. một gen ở sinh vật nhân thực có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/X = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4799 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen sau đột biến là Trang 1
  2. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN A. A = T = 601, G = X = 1199B. A = T = 1199, G = X = 601 C. A = T = 599, G = X = 1201D. A = T = 600, G = X = 1200 Câu 12. Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là: A. A=T= 600; G=X=900B. A=T=1050; G=X=450 C. A=T= 599; G=X = 900D. A=T= 900; G=X = 600 Câu 13. Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì: A. thay một axitamin này bằng axitamin khác B. thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp C. không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã D. mất hoặc thêm một axitamin mới Câu 14. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen? A. Mất một cặp nuclêôtit.B. Thêm một cặp nuclênôtit. C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-AD. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X Câu 15. Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu? A. 3 A0 .B. 3,4 A 0 .C. 6A 0 . D. 6,8 A0. Câu 16. Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây? A. Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → Prôtêin đột biến. B. ARN thông tin đột biến → Gen đột biến → Prôtêin đột biến. C. Prôtêin đột biến → Gen đột biến → ARN thông tin đột biến. D. Gen đột biến → Prôtêin đột biến → ARN thông tin đột biến. Câu 17. Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 Avà có 2G= 3A. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là: A. A = T = 220 và G = X = 330B. A = T = 330 và G = X = 220 C. A = T = 340 và G = X = 210D. A = T = 210 và G = X = 34 Câu 18. Đột biến dạng thêm hoặc mất một nucleotit trong đoạn đầu vùng mã hoá của gen được xem là một loại đột biến điểm nghiêm trọng nhất, bởi vì: A. chúng chỉ xuất hiện trong các tế bào sinh dục, nên được di truyền và phát tán nhanh trong quần thể. B. phần lớn những đột biến này là đột biến vô nghĩa (hình thành một trong các bộ ba mã kết thúc). C. đột biến này thường gây ảnh hưởng đồng thời tới nhiều gen. D. một số axit amin hoặc toàn bộ chuỗi polipeptit bị thay đổi, và protein thường mất chức năng. Câu 19. Một prôtêin bình thường có 400 axit amin.Prôtêin đó bị biến đổi do axitamin thứ 350 bị thay thế axitamin mới. Dạng đột biến gen gây ra sự biến đổi này là A. Mất một cặp nuclêôtit.B. Thay thế một cặp nucleotit. C. Thêm một cặp nuclêôtit.D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit Câu 20. Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc prôtêin A. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ nhất B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối C. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit ở hai bộ ba mã hóa cuối D. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối Câu 21. Gen A mã hoá chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 298 aa, gen bị đột biến mất đi 6 cặp nucleotit. Khi gen phiên mã đã đòi hỏi môi trường nôi bào cung cấp 3576 ribonucleotit. Số bản mã sao mà gen đột biến đã tạo ra: A. 6B. 4C. 3D. 5 Trang 2
  3. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN Câu 22. Một gen bình thường dài 0,4080 micrô mét, có 3120 liên kết hyđrô, bị đột biến thay thế một cặp Nu nhưng không làm thay đổi số liên kết hyđrô của gen. Số Nu từng loại của gen đột biến có thể là: A. A=T=270; G=X=840.B. A=T=840; G=X=270. C. A=T=479; G=X=721 hoặc A=T=481; G=X=719D. A=T=480,G=X=720 Câu 23. Đột biến điểm dạng thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác A. làm tăng ít nhất 2 liên kết hiđrô.B. làm giảm tối đa 3 liên kết hiđrô. C. làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hiđrô.D. làm tăng hoặc giảm một số liên kết hiđrô Câu 24. Thể đột biến là: A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình trung gian C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình Câu 25. Đột biến điểm có các dạng A. mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêotit.B. mất, thêm 1 hoặc vài cặp nuclêôtit. C. mất, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.D. thêm, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit. Câu 26. Một gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nu của gen không thay đổi. Dạng đốt biến có thể xảy ra đối với gen trên là A. thay thế 1 cặp A –T bằng một cặp T – AB. thay thế 1 cặp A –T bằng một cặp G –X C. mất một cặp T –AD. thêm một cặp T –A Câu 27. Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng? A. đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá. B. áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen. C. phần lớn các đột biến tự nhiên có hại cho cơ thể sinh vật. D. chỉ có những đột biến có lợi mới trở thành nguyên liệu cho quá trình tiến hoá. Câu 28. Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là: A. Mất cặp A - T.B. Thêm cặp A - T. C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. Câu 29. Trong tự nhiên, các alen khác nhau của cùng một gen thường được tạo ra qua quá trình A. đột biến genB. đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể C. chọn lọc tự nhiênD. giao phối Câu 30. Một gen có tỷ lệ A + T/G + X = 2/ 3. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ A + T/G + X = 65,2 %. Đây là dạng đột biến A. Mất một cặp nuclêôtit.B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. C. Thêm 1 cặp G-XD. Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X. Trang 3
  4. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 2 Câu 1. Một gen dài 3060A0 , 1 mạch của gen có250 nu loại A và 100 nu loại T , gen bị đột biến mất một cặp G-X , số liên kết hidro của gen sau đột biến là: A. 2352B. 2347C. 2374D. 2350 Câu 2. Gen bình thường có 600A và 900G, đột biến gen dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X, số nuclêôtít từng loại của gen đột biến là: A. 599A và 901GB. 601A và 899GC. 600A và 901G D. 599A và 900G Câu 3. Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là A. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá. B. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại trầm trọng nhất. C. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất. D. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen. Câu 4. Trong quá trình tái bản ADN, người ta bổ sung vào môi trường một lượng 5-brôm uraxin vừa đủ. Kiểm tra sản phẩm thì thấy trên gen xuất hiện cặp A-5BU. Đó là giai đoạn: A. tiền đột biếnB. sau đột biếnC. đã đột biếnD. chưa đột biến. Câu 5. Đột biến mất một cặp Nu trên gen có thể do: A. acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu. B. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ADN C. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ARN D. 5Brôm-Uraxin tác động vào mạch khuôn Câu 6. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng số lượng liên kết hiđrô trong gen thay đổi? A. Thêm 1 cặp NuB. Mất 1 cặp Nu C. Thay thế cặp Nu cùng loạiD. Thay thế cặp Nu khác loại Câu 7. Đột biến giao tử là đột biến phát sinh: A. Trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng. B. Trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục. C. Ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô. D. Ở trong phôi. Câu 8. Đột biến xôma chỉ được di truyền qua A. sinh sản vô tính nếu nó là đột biến là lặn. B. sinh sản hữu tính nếu nó là đột biến là trội. C. sinh sản vô tính. D. sinh sản hữu tính. Câu 9. Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là: A. A = T = 524 ; G = X = 676B. A = T = 526 ; G = X = 674 C. A = T = 676 ; G = X = 524D. A = T = 674; G = X = 526 Câu 10. Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng: A. thêm một cặp nuclêôtitB. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X C. thay thế cặp G-X bằng cặp A-TD. mất một cặp nuclêôtit Câu 11. Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A= 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ: A/ G ≈ 42,18%. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là: Trang 4
  5. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN A. 2427B. 2430C. 2433D. 2070 Câu 12. Gen c ó A= 480 nucleôtit và có T= 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến gen có 120 chu kì xoắn và hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô. Đột biến thuộc dạng nào? A. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G- XB. Thêm 1 cặp G- X C. Thay 1 ặp G-X bằng 1 cặp A-TThêm 1 cặp G- XD. Thêm 1 cặp A- T Câu 13. Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là : A. A = T = 720 ; G = X = 480.B. A = T = 721 ; G = X = 479. C. A = T = 419 ; G = X = 721.D. A = T = 719 ; G = X = 481 Câu 14. Chất Acridin chèn vào mạch khuôn cũ của ADN thì đột biến xảy ra với phân tử ADN được tổng hợp là: A. Mất 1 cặp NucleotitB. Thêm 1 cặp Nucleotit C. Thay thế 1 cặp NucleotitD. Đảo vị trí 1 cặp Nucleotit Câu 15. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào : A. Đột biến đó là trội hay lặnB. Tổ hợp gen mang đột biến đó. C. Cá thể mang đột biến đó là đực hay cái.D. Thời điểm phát sinh đột biến. Câu 16. Đột biến gen : A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen ngoài nhân? A. Gen đột biến chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp. B. Sẽ tạo nên thể khảm ở cơ thể mang đột biến. C. Gen đột biến phân bố không đều cho các tế bào con. D. Đột biến khi đã phát sinh sẽ được nhân lên qua quá trình tự sao. Câu 18. Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi? A. 4 lầnB. 1 lầnC. 2 lầnD. 3 lần Câu 19. Khi chiếu tia UV trong quá trình nhân đôi của ADN, thì tia UV sẽ gây ra loại đột biến mất một cặp A- T vì: A. Hai bazơ Timin của hai mạch ADN liên kết với nhau hình thành cầu nối dimer Timin B. Cấu trúc nucleotit loại Timin bị biến đổi cấu trúc nên có kích thước lớn hơn. C. Khi có tia UV thì Timin có cấu trúc bị biến đổi và giống với Xitozin. D. Hai bazơ Timin trên cùng một mạch ADN dính lại với nhau. Câu 20. Cơ chế gây đột biến thay thế cặp A_T bằng cặp G-X của chất 5-BU là : A. B. C. D. Câu 21. Khẳng định nào sau đây đối với sự biểu hiện của gen đột biến là đúng? A. Mọi tế bào của cơ thể bị đột biến ở giai đoạn tiền phôi đều chứa gen đột biến B. Đột biến gen ở vi khuẩn xuất hiện ngay trong đời cá thể bị đột biến Trang 5
  6. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN C. Đột biến tế bào soma luôn tạo ra thể khảm. D. Đột biến giao tử có khả năng thụ tinh cao Câu 22. Khi trình tự nucleotit mang tín hiệu khởi đầu phiên mã bị đột biến thì hậu quả có thể xảy ra là: A. Sản phẩm của gen sẽ nhiều hơn B. Sản phẩm của gen sẽ ít hơn C. Gen không được biểu hiện D. Gen sẽ điều khiển tổng hợp một chuỗi polipeptit không bình thường Câu 23. Gen có chiều dài 2550Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự nhân đôi 4 lần là: A. A = T = 5265 và G = X = 6000B. A = T = 5265 và G = X = 6015 C. A = T = 5250 và G = X = 6000D. A = T = 5250 và G = X = 6015 Câu 24. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến? A. Mất 1 cặp G – XB. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X C. Thêm 1 cặp G – XD. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T Câu 25. Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A biến thành alen a, alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là: A. A = T = 799; G = X = 401B. A = T = 201; G = X = 399 C. A = T = 400; G = X = 200D. A = T = 401; G = X = 199 Câu 26. Một đột biến điểm xảy ra không liên quan đến bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc và không làm thay đổi chiều dài của gen. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp sẽ thay đổi thế nào so với gen ban đầu : A. Mất hoặc thay 1 axitamin B. Không thay đổi hoặc làm thay đổi 1 axitamin hoặc mất toàn bộ axitamin từ vị trí xảy ra đột biến trở về sau C. Thay đổi toàn bộ các axitamin kể từ điểm bị đột biến tương ứng trở về sau D. Không thay đổi hoặc mất 1 axitamin Câu 27. 5BU là một tác nhân gây đột biến phổ biến trong các nghiên cứu, nó gây ra đột biến nguyên khung trên phân tử ADN. Để hoàn thành cơ chế gây đột biến của tác nhân này, phải trải qua số lần tái bản tối thiểu trên phân tử ADN chịu tác động là : A. 3B. 2C. 4D. 5 Câu 28. Muốn gây đột biến gen thì tác động vào pha S của chu kì phân bào là hiệu quá nhất, bởi vì: A. Tại pha này ADN nhân đôi nên cấu trúc ADN không bền vững và dễ lắp ráp nhầm. B. Tại pha này các enzim hoạt động mạnh nhất nên dễ làm thay đổi cấu trúc ADN. C. Tại pha này màng nhân mỏng nên các tác nhân đột biến dễ xâm nhập. D. Tại pha này khi có tác nhân đột biến thì các ezim sẽ hoạt động không bình thường Câu 29. Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra? A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X.B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T. C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A – TD. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X. Trang 6
  7. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 3 Bài 1. Một gen A bị đột biến thành gen a,gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Quá trình giải mã 1 mARN do gen a sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp 1495 axit amin, nếu mỗi ribôxôm chỉ tham gia giải mã một lần thì đã có bao nhiêu ribôxôm tham gia giải mã: A. 5 ribôxômB. 10 ribôxôm C. 4 ribôxôm D. 6 ribôxôm Bài 2. Trong các dạng đột biến gen thì đột biến thay cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác là dạng đột biến dễ xảy ra hơn so với các dạng còn lại là do: 1. ít ảnh hưởng đến cấu trúc protein. 2. Có thể xảy ra mà không cần tác nhân gây đột biến. 3. Có nhiều tác nhân đột biến gây ra dạng đột biến thay thế. 4. Gen cấu trúc có rất nhiều. Tổ hợp đúng là: A. 1 và 2.B. 1 và 3. C. 2 và 3. D. 2 và 4. Bài 3. Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ biểu hiện: A. ngay trong giao tử của cơ thể.B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm. C. ngay trong hợp tử được tạo ra. D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến. Bài 4. Dạng đột biến gen nào sau đây khó có cơ hội biểu hiện kiểu hình nhất? A. Đột biến gen lặn ở giai đoạn tiền phôi. B. Đột biến gen lặn khi tạo giao tử. C. Đột biến gen lặn ở tế bào sinh dưỡng. D. Đột biến gen lặn xảy ra trong nguyên phân. Bài 5. Dạng đột biến gen làm dịch khung đọc mã di truyền gồm : A. tất cả các dạng đột biến điểm.B. mất hoặc thay thế 1cặp nucleotit. C. mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit. D. thêm hoặc thay thế 1cặp nucleotit. Bài 6. Trong các loại đột biến sau đây, loại đột biến nào không di truyền qua sinh sản hữu tính ? A. Đột biến xôma.B. Đột biến giao tử. C. Đột biến hợp tử. D. Đột biến tiền phôi. Bài 7. Một gen dài 0,51 μm, trên mạch gốc của gen có A = 300, T = 400. Nếu gen xảy ra đột biến điểm thay thế cặp A-T bằng cặp G-X thì số liên kết hidro của gen đột biến là: A. 3701B. 3699 C. 3801 D. 3699 Bài 8. Gen S có 186 xistôzin và tổng số liên kết hyđrô là 1068 bị đột biến thay 1 cặp nuclêôtit thành gen lặn s nhiều hơn S là 1 liên kết hyđrô. Số lượng mỗi loại nuclêôtit ở gen lặn s là A. G = X = 187 ; A = T = 254.B. G = X = 186 ; A = T = 255. C. G = X = 185 ; A = T = 256. D. G = X = 184 ; A = T = 257. Bài 9. Chiều dài của một gen cấu trúc là 2193A0. Do đột biến thay một cặp nucleotit tại vị trí thứ 313 tính từ nucleotit đầu tiên, tính từ mã mở đầu làm bộ ba mã hoá tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Loại đột biến này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu. A. Mất 110 axit amin trong chuỗi polipeptit.B. Mất 312 axit amin trong chuỗi polipeptit. C. Mất 101 axit amin trong chuỗi polipeptit. D. Có 1 axit amin bị thay thế trong chuỗi polipeptit. Bài 10. Tác nhân nào dưới đây có khả năng kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống? A. CônsixinB. Tia tử ngoại C. Tia phóng xạ D. Sốc nhiêt Bài 11. Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen? A. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN. B. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau. Trang 7
  8. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN C. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử ADN. D. Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể. Bài 12. Một mARN rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nuclêôtit là: AUGAXUAAXUAXAAGXGA. Nếu đột biến xảy ra làm mất nuclêôtit nuclêôtit loại X ở vị trí 12 trên mARN thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ARN nói trên có số axit amin là: A. 5B. 4 C. 6 D. 3 Bài 13. Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ TAX XXX AAA XGX TTT GGG GXG ATX 5’ Một đột biến thay thế nuclêôtit thứ 13 trên gen là T bằng A. Số axit amin của phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đột biến mã hóa là: A. 3B. 5 C. 6 D. 7 Bài 14. Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến dạng: A. Thêm một cặp G – XB. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X C. Mất một cặp A – T D. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T Bài 15. Một gen bình thường có số nuclêôtit loại T = 1,5 loại G và chứa 3600 liên kết hyđrô. Dưới tác dụng của tác nhân đột biến, gen bị đột biến điểm và tăng thêm một liên kết hyđrô. Vậy chiều dài của gen đột biến là bao nhiêu ăngstrong? A. 5100B. 2400 C. 1500 D. 10200 Bài 16. Một gen A bị đột biến thành gen a,gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Số nuclêôtít các loại của gen a là bao nhiêu ? A. A=T=90; G=X=210B. A=T=270; G=X=630 C. A=T=50; G=X=140 D. A=T=540; G=X=1260 Bài 17. Nguyên nhân của đột biến gen là do: A. Hiện tượng NST phân ly không đồng đều. B. Tác nhân vật lý, hoá học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lí, sinh hoá tế bào. C. NST bị chấn động cơ học. D. Sự chuyển đoạn NST. Bài 18. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một phân tử protein hoàn chỉnh có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000 (nu). Dạng đột biến gen xảy ra là: A. Thay thế hai cặp nuclêôtit.B. Thay thế một cặp nuclêôtit. C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất một cặp nuclêôtit. Bài 19. Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng B. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng. C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng D. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định Bài 20. Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là: A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – TB. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X C. Mất một cặp A – T D. Thêm một cặp G - X Bài 21. Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ : A : G ≈ 4,0167. Dạng đột biến gen là A. Thêm một cặp A-TB. Mất một cặp G-X C. Thay thế G-X bằng A-T D. Thay thế A-T bằng G-X Bài 22. Nhận xét nào sau đây nào sau đây là không thoả đáng khi đề cập đến các đột biến tự nhiên? Trang 8
  9. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN A. Phần lớn các đột biến gen tự nhiên là lặn và có hại cho cơ thể. B. Đột biến tự nhiên là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá. C. Giá trị thích nghi của thể đột biến vẫn giữ nguyên khi môi trường thay đổi. D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen Bài 23. Một prôtêin bình thường có 300 axit amin, trong đó axit amin thứ 200 là alanin . Gen tổng hợp prôtêin đó bị đột biến xảy ra ở vị trí bộ ba mã hóa axit amin thứ 200 nhưng vẫn tổng hợp ra prôtêin hoàn toàn bình thường. Dạng đột biến gen nào có thể gây ra hện tượng trên? A. mất một cặp nuclêôtit cuối của bộ ba mã hóa axit amin thứ 200 nhưng lại giống với cặp nuclêôtit bên cạnh. B. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí cặp nuclêôtit số hai của bộ ba mã hóa axit amin thứ 200 nhưng lại giống với cặp nuclêôtit bên cạnh. C. thay cặp A-T bằng cặp T-A hoặc thay cặp G-X bằng cặp X-G nên không có bộ ba mới nào xuất hiện. D. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 200, nhưng bộ ba mới này vẫn mã hóa cho axit amin alanin. Bài 24. Đột biến là gì? A. Đột biến là những biến đổi trong tế bào chất. B. Đột biến là những biến đổi trong nhân tế bào. C. Đột biến là những biến đổi trong cơ thể sinh vật. D. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền. Bài 25. Đột biến gen A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. D. thường xuất hiện đồng lọat trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. Bài 26. Một mạch của đoạn phân tử ADN có tỉ lệ A+ T/G+X = 0,25, chiều dài của đoạn ADN này là 0,51 micrômet. Sau khi bị đột biến làm giảm 3 liên kết hiđrô nhưng tổng số nuclêôtit không thay đổi, đột biến xảy ra làm cho đoạn ADN sau khi đột biến có số nuclêôtit từng loại là : A. A = T = 300, G = X = 1199.B. A = T = 297, G = X = 1203 C. A = T = 301, G = X = 1199. D. A = T = 303, G = X = 1197 Bài 27. Mặc dù không tiếp xúc với các tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra là vì A. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp nucleotit. B. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp nucleotit. C. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp nucleotit. D. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp nucleotit. Bài 28. Ở E.coli một gen bị đột biến ở vùng mã hoá do tác động của chất 5 brôm uraxin, trường hợp nào sau đây không đúng với hậu quả của đột biến này: A. Mất hoặc thêm 1 nucleotit làm toàn bộ các bộ ba thay đổi, do đó các axitamin của chuỗi polypeptit hình thành đều thay đổi kể từ vị trí bị đột biến B. Nucleotit trong gen bị thay thế nhưng axitamin không bị thay thế, chuỗi polypeptit hình thành không thay đổi Trang 9
  10. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN C. Sự thay thế nucleotit dẫn đến hình thành bộ ba kết thúc, chuỗi polypeptit hình thành không hoàn chỉnh, thường mất chức năng D. Sự thay thế nucleotit dẫn đến sự thay thế 1 axitmin trong chuỗi polypeptit Bài 29. Hoạt động nào sau đây không phải là cơ chế phát sinh đột biến gen? A. Sự trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit. B. Phân tử ADN bị đứt dưới tác động của các tác nhân gây đột biến. C. Rối loạn trong nhân đôi ADN. D. ADN bị đứt đoạn và bị đứt ra gắn vào vị trí khác của phân tử ADN đó. Bài 30. Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hyđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai? A. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X. B. Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187 C. Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm. D. Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558. Trang 10
  11. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 4 Câu 1: Phát biểu không đúng về đột biến gen là: A. Đột biến gen làm phát sinh alen mới trong quần thể. B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST. C. Đột biến gen có thể làm biến đổi một hoặc một số cặp nu trong gen. D. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. Câu 2: Dạng đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác loại thì: A. Các bộ ba từ vị trí cặp nu bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi. B. Chỉ bộ ba có cặp nu thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi. C. Toàn bộ các bộ ba nu trong gen bị thay đổi. D. Nhiều bộ ba nu trong gen bị thay đổi Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? A. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình. B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình. Câu 4: Đột biến gen là những biến đổi: A. Trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân bào. B. Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nu xảy ra trong ADN. C. Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nu xảy ra trong ARN. D. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào. Câu 5: Đột biến gen: A. Phát sinh trong nguyên phân của các tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. Thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài trong cùng một điều kiện sống. C. Phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và được di truyền qua đời sau nhờ sinh sản hữu tính. D. Phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. Câu 6: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào: 1. số lượng gen có trong cấu trúc gen 2. đặc điểm cấu trúc gen 3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến 4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động môi trường Phương án đúng là: A. 1 ,2 .B. 2, 3.C. 3, 4.D. 2, 4 Câu 7: Tần số đột biến gen phổ biến dao động từ: A. 10-8 đến 10-6 B. 106 đến 108 C. 10-6 đến 10-4 D. 104 đến 106 Câu 8: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba.B. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin. C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. D. Tất cả các sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. Câu 9: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hidro của gen nhưng không làm thay đổi số nu của gen? A. Đảo vị trí một số cặp nu.B. Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác. C. Thêm một cặp nu.D. Mất một cặp nu. Câu 10: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phân 1 aa nhưng không làm thay đổi số lượng aa trong chuỗi polipeptit tương ứng? Trang 11
  12. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN A. Thêm một cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen. B. Mất một cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen. C. Mất 3 cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen. D. Thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen. Câu 11: Căn cứ vào đâu để phân biệt đột biến trội và đột biến lặn? A. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo. B. Mức độ biểu hiện của đột biến. C. Tác nhân gây đột biến. D. Loại tế bào bị đột biến Câu 12: Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền bệnh trên? A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. B. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con trai của họ bị bệnh. Câu 13: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là: A. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng. B. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. C. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục. D. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng Câu 14: Sử dụng 5BU để gây đột biến ở Operon Lac của E.coli thu được đột biến ở giữa vùng mã hóa của gen Lac Z. Hậu quả của đột biến này đối với sản phầm của các gen cấu trúc sau đây là không đúng? A. sự thay thế nu dẫn đến sự hình thành bộ ba kết thúc ở gen Lac Z, làm sản phẩm của gen này tạo ra không hoàn chỉnh và thường mất chức năng. Đồng thời, sản phẩm của gen cấu trúc còn lại Lac Y và lac A cũng không được tạo ra. B. Nu trong gen Lac Z bị thay thế, nhưng aa không bị thay thế → sản phẩm của các gen cấu trúc Lac Z, Y và A được dịch mã bình thường. C. Sự thay thế nu dẫn đến sự thay thế aa trong sản phẩm của Lac Z, thường làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzim này, sản phẩm của gen cấu trúc còn lại (lac Y và A) vẫn được tạo ra bình thường. D. Nu trong gen Lac Z bị thay thế, trình tự aa trong gen Lac Z bị thay đổi nhiều làm mất hoạt tính của enzim này, sản phẩm của gen cấu trúc còn lại (Lac Y và Lac A) vẫn được tạo ra bình thường. Câu 15: Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5 Brom Uraxin (5BU) sẽ tác động gây ra loại đột biến: A. Thay thế cặp AT bằng cặp GX.B. Thay thế cặp GX bằng cặp XG. C. Thay thế cặp AT bằng cặp TA.D. Thay thế cặp GX bằng cặp AT. Câu 16: Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ phát sinh dạng đột biến: A. Thêm một cặp nu.B. Thay thế cặp AT bằng cặp GX. C. Mất một cặp nu.D. Thay thế cặp GX bằng cặp AT. Câu 17: Hóa chất gây đột biến 5BU khi thấm vào tế bào gây ra đột biến thay thế cặp AT thành cặp GX quá trình thay thế này được mô tả theo sơ đồ: A. A-T → X-5BU → G-5BU → G-X.B. A-T → A-5BU → G-5BU → G-X. C. A-T → G-5BU → X-5BU → G-X.D. A-T → G-5BU → G-5BU → G-X. Câu 18: Điều giải thích nào sau đây là đúng với tác dụng gây ion hóa của các tia phóng xạ? Trang 12
  13. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN A. Năng lượng sẽ được truyền qua các phân tử làm các phân tử này mất electron, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một electron bị tách ra. B. Năng lượng sẽ tách electron làm biến đổi ion âm thành ion dương. C. Năng lượng sẽ làm cho các nguyên tử bị mất điện tử trở thành ion dương, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một ion dương và một electron. D. Năng lượng sẽ gắn thêm electron vào ion dương biến đổi ion dương này thành ion âm. Câu 19: Các tia phóng xạ có tác dụng kích thích trong gây đột biến, điều lí giải nào sau đây là đúng về cơ chế tác dụng của tia phóng xạ? A. các tia phóng xạ mang năng lượng lớn nên sẽ tách các electeron của các phân tử axit nu gây đột biến. B. các tia phóng xạ làm cho khả năng hóa hợp của các nguyên tử tăng lên bằng cách làm cho electeron ở lớp ngoài cùng thay đổi quĩ đạo hoạt động, các liên kết yếu bị phá hủy làm cho các phân tử tăng khả năng hóa hợp. C. các tia phóng xạ xuyên sâu nên tách các phân tử nước gây mất nước và làm đứt các liên kết. D. các tia phóng xạ truyền năng lượng làm cho các phân tử trong tế bào sẽ tăng hoạt động dẫn đến đột biến. Câu 20: Trong các tác nhân gây đột biến sau đây, tác nhân nào không cùng nhóm với các tác nhân còn lại ? A. 5-BUB. EMSC. consixin.D. Acridin. Câu 21: Xét về mặt tiến hóa vai trò cơ bản nhất của đột biến gen là: A. Tăng khả năng thích nghi của sinh vật trước môi trường sống. B. Làm nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. C. Tạo ra nhiều alen mới nên được coi là nguyên liệu thứ cấp. D. Giúp đào thải các cá thể có hại tạo giống tốt. Câu 22: Gây đột biến nhân tạo nhằm: A. cải tiến vật nuôi, cây trồng.B. tạo nguyên liệu cho quá trình chọn giống. C. tạo các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.D. tạo các sản phẩm sinh học có chất lượng cao. Câu 23: Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau? 1. đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không. 2. nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại VCDT vốn có ở bố mẹ cho con thông qua giảm phân và thụ tinh. 3. đối với tiến hóa của loài thì đột biến gen có vai trò quan trọng hơn; đột biến gen xuất hiện đột ngột, gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước. Đáp án đúng: A. 1, 2, 3.B. 2, 3.C. 2, 1.D. 1, 3. Câu 24: Phát biểu nào sau đây về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng? A. Các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho các thế hệ sau. B. Các đột biến trội gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp. C. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN. D. Đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Câu 25: Hiện tượng nào sau đây là đột biến? A. Người bị bệnh bạch tạng có da trắng, mắt trắng, má hồng. B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào màu xuân. C. Số lượng hồng cầu của người trong máu tăng lên khi di chuyển lên núi cao sống. D. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa. Câu 26: Việc phát hiện hồng cầu hình liềm do sự thay thế nu cặp TA bằng cặp AT ở codon 6 của gen βglobin dẫn đến sự thay axit amin bằng phương pháp: Trang 13
  14. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN A. di truyền học phân tử.B. nghiên cứu tế bào. C. nghiên cứu di truyền quần thể.D. nghiên cứu phả hệ. Câu 27: Đột biến nào dưới đây là đột biến dịch khung biết rằng trình tự gốc là 5ʹ–ATGGGACTAGATACC–3ʹ (Chú ý: Đây chỉ là mạch mang mã gốc, mã mở đầu quy định cho methionine). A. 5ʹ–ATGGGACTAAGATACC–3ʹB. 5ʹ–ATGGGACTAGTTACC–3ʹ C. 5ʹ–ATGCGACTAGATACC–3ʹD. 5ʹ–ATGGGTCTAGATACC–3ʹ Câu 28: Một nghiên cứu trên phân tử protein chuột cho thấy, đoạn polypeptid ở thế hệ sau có sự khác biệt so với ở thế hệ trước; Thế hệ trước: Phe – Ser – Lys – Leu –Ala– Val, Thế hệ sau : Phe – Ser – Lys Biết rằng các bộ ba mã hóa cho các axit amin nói trên được quy định theo bảng dưới đây: Điều gì đã xảy ra đối với đoạn gen trên của đối tượng nghiên cứu? A. Đột biến thêm cặp nucleotit. B. Đột biến bộ ba mã hóa aa thành bộ ba kết thúc. C. Đột biến mất cặp nucleotit. D. Không phải do hậu quả của đột biến. Câu 29: Cho các trường hợp sau : 1- Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất một cặp nucleotit 2- Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở một cặp nucleotit 3- mARN được tạo ra sau phiên mã bị mất một nucleotit 4- mARN được tạo ra sau phiên mã thay một nucleotit 5- Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất một aa 6- Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế một aa Có mấy trường hợp là đột biến gen. A. 2B. 4C. 5D. 6 Trang 14
  15. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 5 Câu 1: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro và có chiều dài giảm đi 3.4 A0. Số lượng từng loại nu của alen a là : A. A=T=800, G=X=399 B. A=T=801, G=X=400 C. A=T=799, G=X=401 D. A=T=799, G=X=400 Câu 2: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro . Số lượng từng loại nu của alen a là : A. A=T=800, G=X=399 B. A=T=801, G=X=400 C. A=T=799, G=X=401 D. A=T=799, G=X=400 Câu 3: Gen B có 390 G và tổng số liên kết hidro là 1670 liên kết, bị đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B 1 liên kết hidro, số nu từng loại của gen b là: A. A=T=249, G=X=391 B. A=T=251, G=X=389 C. A=T=610, G=X=390 D. A=T=250, G=X=390 Câu 4: Gen A có chiều dài 0, 408 µm , tổng số lien kết hidro là 3050 gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi . Số nucleotit từng loại của gen đó là A. A= T = 555, G= X = 645B. A=T = 645, G=X = 555 C. A=T = 550 , G= X= 650D. A= T = 650 , G= X = 550 Câu 5: Một gen S có 3000 liên kết H và có số nu loại G bằng 2 lần số nu loại A. Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen S giảm đi 85 A0. Biết rằng số nu bị mất có 5 nu loại X. Số nu A và G của gen sau đột biến lần lượt là : A. 370 và 730 B. 375 và 745 C. 375 và 725 D. 355 và 745 Câu 6: Một alen A có 4900 liên kết hidro và có tỉ lệ G/A = 1/2 bị đột biến thành alen a có 4901 liên kết hidro và có khối lượng 126.104 đvC. Số nu mỗi loại của gen sau đột biến là A. T=A=1399, G=X=701 B. T=A=1401, G=X=699 C. T=A=1398, G=X=702 D. A=T=1402, G=X=698 A T Câu 7: Gen B có 900 nu loại A và có tỉ lệ = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp GX bằng một G X cặp AT trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là: A. 3599 B. 3601 C. 3899 D. 3600 Câu 8: Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro đã bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi môi trường đã cung cấp 1083 nu loại A và 1617 nu loại G. Dạng đột biến xảy ra với gen A là : A. thay thế 1 cặp AT bằng 1 cặp GX B. mất 1 cặp AT C. mất 1 cặp GX D. thay thế 1 cặp GX bằng 1 cặp AT Câu 9: Gen D có 3600 liên kết hidro và số nu loại A chiếm 30% tổng số nu của gen. Gen D bị đột biến mất 1 cặp AT thành gen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân 1 lần, số nu mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là: A. A=T=1800, G=X=1200 B. A=T=899, G=X=600 C. A=T=1799, G=X=1200 D. A=T=1199, G=X=1800 Câu 10: Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là: A. 2 tế bào. B. 1 tế bào. C. 4 tế bào. D. 8 tế bào Trang 15
  16. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN Câu 11: Giả sử trong một gen có một gen có một bazo nitro guanin trở thành dạng hiếm thì sao hai lần nhân đôi có tối đa bao nhiêu gen đột biến thay thế G- X bằng A-T . A. 2 B. 1 C. .3 D. 4 Câu 12: Giả sử trong gen có ba zo nito hiếm dạng A* thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế A-T bằng G – X A. 12 B. 13 C. 14D. 15 Câu 13: Một đoạn exon có 15 bộ ba. Do đột biến đoạn exon đó bị mất 3 cặp nuclêôtit kề nhau. Điều nào sẽ xẩy ra đối với đoạn đoạn polipeptit tương ứng với xác suất cao nhất ? A. Bị thiếu một axit amin. B. Bị thiếu một axit amin và thay thế một axit amin. C. Bị thiếu một axit amin và thay thế 2 axit amin. D. Bị thiếu một số axit amin do xuất hiện bộ ba kết thúc. Câu 14: Một đột biến thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit trong một gen gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gen đó trong một số trường hợp, nhưng ở các trường hợp khác thì không. Kiểu thêm cặp nucleotit nào dưới đây nhiều khả năng làm mất chức năng của protein do gen mã hóa hơn cả? A. Một cặp nucleotit được thêm ngay sau điểm bắt đầu dịch mã. B. Ba cặp nucleotit được thêm ngay trước điểm bắt đầu dịch mã. C. Một cặp nucleotit được thêm trong vùng mã hóa gần điểm bắt đầu dịch mã. D. Một cặp nucleotit được thêm trong vùng mã hóa gần bộ ba kết thúc. Câu 15: Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi 15 đến 18 Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A /G= 3/7 G. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G= 42,18%. Dạng đột biến đã xảy ra với gen nói trên liên quan đến mấy cặp nu của gen? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Số liên kết hidro của gen sau đột biến là: A. 2430 B. 2433 C. 2070 D. 2427 Câu 17: Khi gen đột biến tái sinh liên tiếp 3 đợt thì nhu cầu từng loại nu sẽ tăng hay giảm đi là: A. AT giảm 21 cặp nu và GX tăng 21 cặp B. AT tăng 21 cặp nu và GX giảm 21 cặp nu C. AT tăng 7 cặp nu và GX giảm 7 cặp nu D. AT giảm 7 cặp nu và GX tăng 7 cặp nu Câu 18: Nếu trong phân tử protein có thêm 1 aa mới, dạng đột biến cụ thể sẽ là: A. có 1 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu B. cả 3 cặp nu bị thay thế nằm trong 1 bộ ba mã hóa C. có 2 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu D. có 1 cặp nu bị thay thế ở bất kì bộ ba mã hóa nào đó trừ mã mở đầu và kết thúc. Câu 19: Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 19 đến 21 Gen có 1170 nu và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống 1 aa và có thêm 2 aa mới. Chiều dài của gen đột biến là: A. 3978 A0 B. 1959 A 0 C. . 1978,8 A0 D. 1968,6A0 Câu 20: Gen có 1170 nu và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống 1 aa và có thêm 2 aa mới. Dạng đột biến gen xảy ra là: A. Mất ba cặp nu ở ba bộ ba mã hóa kế tiếp nhau B. mất 2 cặp nu ở một bộ ba C. mất 3 cặp nu ở ba bộ ba mã hóa bất kì D. mất 2 cặp nu ở 1 bộ ba mã hóa Câu 21: Gen có 1170 nu và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống 1 aa và có thêm 2 aa mới. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nu loại A giảm xuống 14 nu, số liên kết hidro bị phá hủy qua quá trình trên sẽ là: Trang 16
  17. Chủ đề: ĐỘT BIẾN GEN A. 13104 B. 11417 C. 11466 D. 11424 Câu 22: Một gen không phân mảnh mã hóa được 498 axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh, gen này bị đột biến mất một bộ ba mã hóa. Khi gen đột biến phiên mã môi trường nội bào cung cấp 7485 ribônuclêôtit tự do. Có bao nhiêu phân tử mARN được tạo thành A. 4. B. 6. C. 5. D. 8. Câu 23: Một gen của vi khẩn E. côli có tỷ lệ A/G = 2/3 đã tổng hợp một chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh gồm 498 axitamin. Một đột biến xảy ra ở gen này không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. Gen sau khi đột biến có tỷ lệ A/G = 66,48%. Dạng đột biến gen và số cặp nuclêôtit liên quan là: A. thay thế một gặp G-X bằng một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. C. thay thế hai cặp A-T bằng hai cặp G-X. D. thay thế hai cặp G-X bằng hai cặp A-T. Câu 24: Đoạn đầu của một gen cấu trúc ở vi khuẩn E. côli có trình tự các nuclêôtit trên 1 mạch bổ sung như sau: 5’ A A T A T G X A A T T G T A T A T G A A G G 3’ Nếu một đột biến xảy ra do thêm 1 cặp nuclêôtit ngay sau cặp nuclêôtit thứ 8 tính từ đầu gen thì đoạn pôlipeptit tương ứng khi dịch mã có số axit amin là: A. 3 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 25: Gen bình thường có các nuclêôtit như sau : 600A và 900G. Gen đột biến sinh ra do thay thế nuclêôtit. Gen đột biến tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 601A và 899G. Đây là đột biến A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A. B. thay thế 1 cặp A-T bằng G-X. C. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T. D. thay thế 1 cặp X-G bằng 1 cặp G-X. Trang 17