Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Chương: Polime
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Chương: Polime", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_12_chuong_polime.docx
Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Chương: Polime
- CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG POLIME Dạng 1: Xác định monone (công thức, tên gọi ) Câu 1: Qua nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cao su thiên nhiên là polime của A. Buta-1,2-đien B. Buta-1,3-đien C. 2-metyl buta-1,3-đien D. Buta-1,4-đien Câu 2: Tơ nilon - 6,6 được điều chế từ các monomer nào sau đây? A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH. C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH. Câu 3: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của A. axit ađipic và glixerol. B. axit ađipic và hexametylenđiamin. C. etylen glicol và hexametylenđiamin. D. axit ađipic và etylen glicol. Câu 4: Monome được dùng để điều chế polietilen là A. CH2=CH-CH3. B. CH2=CH2. C. CH≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2. Câu 5: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây sẽ tạo ra cao su buna? A. Penta-1,3-đien. B. Buta-1,3-đien. C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. But-2-en. Câu 6: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. Câu 7: Polivinyl axetat là polime được điều chế từ A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5. C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. Câu 8: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế từ A. CH2=C(CH3)COOCH3. B. CH2 =CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3COOCH=CH2. Câu 9: Chất nào sau đây là nguyên liệu dùng để sản xuất PVC? A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH. Câu 10: Trùng hợp chất nào sau đây để tạo thành tơ nitron? A. CH3-CH=CH2 B. CH2=CH-CN. C. NH2-[CH2]5-COOH D. NH2-[CH2]6-COOH. Dạng 2: Xác định polime, vật liệu polime (công thức, tên gọi, thành phần hóa học, ) Câu 11: Poli(vinyl clorua) có công thức là A. (-CH2-CHCl-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH2-CHBr-)n. D. (-CH2-CHF-)n. Câu 12: Một loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco. Câu 13: Cao su được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-đien với CN-CH=CH 2 có tên gọi thông thường là A. cao su Buna. B. cao su Buna-S. C. cao su Buna- N. D. cao su cloropren. Câu 14: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là A. poli(metyl acrylat). B. poli(metyl metacrylat). C. poli(phenol – fomanđehit). D. poli(metyl axetat). Câu 15: Có thể dùng poli(vinyl axetat) để sản xuất vật liệu nào sau đây? A. Chất dẻo. B. Cao su. C. Tơ. D. Keo dán. Câu 16: Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo? A. Poliacrilonitrin. B. Polistiren. C. Poli(metyl metacrylat). D. Polietilen. Câu 17: Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là A. C, H, N. B. C, H, N, O. C. C, H. D. C, H, Cl.
- Câu 18: Cho các polime sau : thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6, cao su buna, PVC, tơ capron, PE, PMM. Số polime là thành phần chính của chất dẻo là A. 3. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 19: Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm chất dẻo? A. tơ nilon-6, tơ xenlulozơ triaxetat, poli(phenol-fomanđehit). B. polibuta-1,3-đien, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat). C. polistiren, tơ nilon-6,6, polietilen. D. polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat). Câu 20: Dãy nào sau đây gồm các polime dùng làm cao su? A. tơ nilon-6, tơ xenlulozơ triaxetat, poli(phenol-fomanđehit). B. polibuta-1,3-đien, cao su buna – N, poliisopren. C. polistiren, nilon-6,6, polietilen. D. polietilen, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat). Dạng 3: Xác định phương pháp trùng hợp/trùng ngưng. Xác định monone thực hiện được phản ứng trùng hợp/trùng ngưng, Câu 21: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng A. nhiệt phân. B. trao đổi. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. Câu 22: Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monome) tham gia phản ứng trùng hợp là A. phải là hiđrocacbon B. phải là anken hoặc ankađien C. phải có liên kết bội hoặc vòng không bền. D. phải có 2 nhóm chức trở lên Câu 23: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. stiren. B. isopren. C. propen. D. toluen. Câu 24: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp? A. tơ nitron (tơ olon) từ acrilo nitrin. B. tơ capron từ axit -amino caproic. C. tơ nilon-6,6 từ hexametilen diamin và axit adipic. D. tơ lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic. Câu 25: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp? A. Poli(vinylclorua). B. Polisaccarit. C. Protein. D. Tơ poliamit. Câu 26: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là A. poli(metyl metacrylat). B. poliacrilonitrin. C. polistiren. D. polipeptit. Câu 27: Trong các polime sau : (1) poli(metyl metacrylat), (2) polistiren, (3) tơ nilon-7, (4) poli(etylen- terephtalat), (5) tơ nilon-6,6, (6) poli(vinyl axetat). Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng gồm A. (1), (3), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5). Câu 28: Cho dãy các chất sau : (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta – 1,3 – đien. Những chất trong dãy có thể tham gia phản ứng trùng hợp là A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (5). Câu 29: Cho dãy các chất sau: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 30: Cho các chất và cặp chất sau : (a) CH3CH(NH2)COOH; (b) CH2=CH2 (c) HOCH2COOH ; (d) HCHO và C6H5OH (e) HOCH2CH2OH và m-C6H4(COOH)2; (e) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH
- Số chất/cặp chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Dạng 4 : Phân loại polime, tơ, Câu 31: Loại chất nào sau đây không phải là polime tổng hợp ? A. teflon. B. tơ tằm. C. tơ nilon. D. tơ capron. Câu 32: Cho dãy các polime sau : tơ tằm, sợi bông, len lông cừu, tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat, tơ nitron. Những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là A. tơ tằm, sợi bông, tơ nitron. B. sợi bông, tơ visco, tơ axetat. C. sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6. D. tơ visco, tơ nilon-6, tơ axetat. Câu 33: Cho dãy các polime sau : polietilen, xenlulozơ, nilon –6,6, amilozơ, nilon-6, tơ nitron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 34: Cho dãy các loại tơ sau : tơtằm, tơvisco, tơnilon-6,6, tơaxetat, tơcapron, tơenang. Những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là A. tơ tằm, tơ enang. B. tơ visco, tơ nilon-6,6. C. tơ nilon-6,6, tơ capron. D. tơ visco, tơ axetat. Câu 35: Cho dãy các loại tơ sau : tơ lapsan, tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ bán tổng hợp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Cho dãy các loại tơ sau : bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ tổng hợp là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 37: Tơ visco không thuộc loại A. tơ hóa học. B. tơ tổng hợp. C. tơ bán tổng hợp. D. tơ nhân tạo. Câu 38: Cho dãy các tơ sau : tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ nilon-7, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ lapsan. Số tơ trong dãy thuộc loại tơ poliamit là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 39: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tơ tằm, bông là polime thiên nhiên. B. Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp. C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron là poliamit. D. Chất dẻo không có nhiệt độ nóng chảy cố định. Câu 40: Phát biểu nào sau đây sai? A. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì xuất xứ từ sợi xenlulozơ. B. Tơ nilon 6-6 là tơ tổng hợp. C. Tơ hóa học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp. D. Tơ tằm là tơ thiên nhiên. Dạng 5: Khái niệm, công thức, cấu trúc, tính chất vật lí, tổng hợp, Câu 41: Chất nào sau đây không là polime? A. Tinh bột. B. Thủy tinh hữu cơ. C. Iisopren. D. Xenlulozơ triaxetat. Câu 42: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Những phân tử nhỏ có 1 liên kết đôi hoặc vòng kém bền được gọi là monome. B. Hệ số n trong công thức polime là hệ số trùng hợp. C. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắc xích giống nhau liên kết với nhau tạo nên. D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. Câu 43: Tơ poliamit là những polime có chứa nhiều nhóm A. –CO–NH– trong phân tử. B. –CO– trong phân tử. C. –NH– trong phân tử. D. –CH(CN)– trong phân tử
- Câu 44: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của cao su tự nhiên? A. Không thấm khí và nước. B. Không tan trong xăng và benzen. C. Tính đàn hồi D. Không dẫn điện và nhiệt. Câu 45: Số mắt xích có cấu trúc lặp lại trong phân tử polime được gọi là A. số monome. B. hệ số polime hóa. C. bản chất polime. D. hệ số trùng hợp. Câu 46: Nhận xét về tính chất vật lí chung của polime nào dưới đây không đúng? A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi. B. Đa số nóng chảy ở một khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng. C. Đa số không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt. D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. Câu 47: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. cao su lưu hóa. B. poli (metyl metacrylat). C. xenlulozơ. D. amilopectin. Câu 48: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh? A. poli isopren. B. PVC. C. Amilopectin. D. PE. Câu 49: Một polime Y có cấu tạo như sau : –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– Công thức một mắt xích của polime Y là A. –CH2–CH2–CH2–CH2– . B. –CH2–CH2– . C. –CH2–CH2–CH2– . D. –CH2– . Câu 50: Mệnh đề nào dau đây không đúng? A. Phản ứng trùng hợp khác với phản ứng trùng ngưng. B. Các chất hữu cơ có chứa liên kết đôi đều tham gia phản ứng trùng hợp. C. Polime có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D. Trong thành phần của cao su Buna-S không có nguyên tố lưu huỳnh. Hết