Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 32: Hợp chất của sắt - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

doc 3 trang binhdn2 09/01/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 32: Hợp chất của sắt - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_32_hop_chat_cua_s.doc

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Hóa học Lớp 12 - Bài 32: Hợp chất của sắt - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TRẮC NGHIỆM HÓA 12 BÀI 32 HỢP CHẤT CỦA SẮT Câu 1: Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đkc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6g. Thể tích khí H2 đã giải phóng là A. 8,19 B. 7,33 C. 4,48 D. 3,23 Câu 2: Khử hoàn toàn 16g Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khi đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng (g) kết tủa thu được là A. 15 B. 20 C. 25 D. 30 Câu 3: Chất nào sau đây khí phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí ? A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. Fe(OH)2 Câu 4: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO ? A. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C. B. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí. C. Nhiệt phân Fe(NO3)2 D. Đốt cháy FeS trong oxi. Câu 5: Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. A hoặc B Câu 6: Dung dịch muối nào sau đây sẽ có phản ứng với dung dịch HCl khi đun nóng? A. FeBr2 B. FeSO4 C. Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)3 Câu 7: Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là A. 0,28 gam B. 1,68 gam C. 4,20 gam D. 3,64 gam Câu 8: Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 7,84 B. 6,12 C. 5,60 D. 12,24 Câu 9: Cho 5,8 gam FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí gồm CO2, NO. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y hòa tan tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của m là A. 9,6 B. 11,2 C. 14,4 D. 16 Câu 10: Đốt 5,6 gam Fe trong V lít khí Cl2 (đktc), thu được hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 39,5 gam kết tủa. giá trị của V là A. 3,36 B. 2,24 C. 2,80 D. 1,68 Câu 11: Câu nào sau đây sai khi nói về hợp chất sắt (II)? A. Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử. B. Sắt (II) hiđroxit để lâu trong không khí chuyển thành mầu nâu đỏ do sắt (II) hiđroxit đã bị chuyển thành sắt (III) hiđroxit. C. Khi sục khí clo vào dung dịch FeCl2 mầu lục nhạt, dung dịch chuyển sang mầu vàng nâu là do mầu của khí clo trong dung dịch. D. Sắt (II) sunfat tác dụng với H2SO4 đặc hay hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 đều thu được sắt (III) sunfat. Câu 12: FeCl2 được điều chế bằng cách cho Fe tác dụng với dung dịch HCl. Để dung dịch FeCl2 thu được không bị chuyển hóa thành hợp chất sắt (III), người ta có thể A. cho thêm vào dung dịch một lượng sắt dư. B. cho thêm vào dung dịch một lượng kẽm dư. C. cho thêm vào dung dịch một lượng HCl dư. D. cho thêm vào dung dịch một lượng HNO3 dư. Câu 13: Câu nào sau đây không đúng? A. Fe tan được trong dung dịch FeCl3. B. Ag không tan được trong dung dịch FeCl3.
  2. C. Cu tan được trong dung dịch FeCl3. D. Fe tan được trong dung dịch CuCl2. Câu 14: Cần phải thêm chất nào sau đây vào dung dịch FeCl3 để làm tăng quá trình thủy phân? A. NH4Cl B. HCl. C. AlCl3. D. Na2CO3. Câu 15: Câu nào sau đây không đúng? A. Cu có thể tan trong dung dịch FeCl3. B. Cu có khả năng tan trong dung dịch AgNO3. C. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl2. D. Ag có khả năng tan trong dung dịch FeCl3. Câu 16: Có thể dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết Fe2O3 và Fe3O4? A. HCl loãng B. HCl đặc C. H2SO4 loãng D. HNO-3 loãng Câu 17: Cho một oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được một dung dịch vừa làm mất mầu dung dịch KMnO4, vừa hòa tan được Cu. Oxit đó là A. Fe2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. không có oxit nào thỏa mãn. Câu 18: Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa 0,3 mol Fe(NO3)3. Lọc kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là A. 48,0 g. B. 96,0 g. C. 32,1 g. D. 24,0 g. Câu 19: Hòa tan 10 g hỗn hợp bột Fe và FeO bằng một lượng dung dịch HCl vừa đủ. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí đến lượng không đổi thu được chất rắn nặng 12 g. Thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp là A. 56% Fe và 44% FeO. B. 28% Fe và 72% FeO. C. 22% Fe và 78% FeO. D. 64% Fe và 36% FeO. Câu 20: Cho phương trình hóa học sau: FexOy + (x – y)CO → xFe + (x – y)CO2 Hệ số cân bằng sai là: A. 1. B. x – y. C. x. D. không có hệ số sai. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C D C A C C D A D B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 ĐA C A B D C D C D B B LỜI GIẢI Câu 8: nHNO3 = 0,4 mol => mHNO3 = 0,4.63 = 25,2 gam Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O (1) Phản ứng (1) xảy ra, khối lượng chất tan giảm đi, mà theo đề bài, khối lượng chất tan là 26,44 gam > 25,2 gam nên xảy ra phản ứng hoà tan Fe dư 2Fe3+ + Fe → 3Fe2+ (2)
  3. => phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn, => mFe(1) = 5,6 gam => mFe(2) = 26,44 – 0,1.242 = 2,24 gam mFe = 5,6 + 2,24 = 7,84 gam Câu 9: mCu = (0,025 + 0,225).64 = 16 gam Câu 10: 0,1 mol Fe + a mol Cl2 → hh X → dd Fe(NO3)3 + (Ag, AgCl) bảo toàn e: 2a + b = 0,3 (1) khối lượng kết tủa: 143,5.2a + 108b = 39,5 (2) giải hệ (1) và (2) ta được a = 0,1; b = 0,1 V = 0,1.22,4 = 2,24 lít