Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết môn Hóa học Lớp 12 - Tính chất hoá học kim loại

docx 3 trang Hùng Thuận 3590
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết môn Hóa học Lớp 12 - Tính chất hoá học kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_trac_nghiem_ly_thuyet_mon_hoa_hoc_lop_12_tinh_chat_h.docx

Nội dung text: Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết môn Hóa học Lớp 12 - Tính chất hoá học kim loại

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT TÍNH CHẤT HOÁ HỌC KL Câu 1: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là : A. tính khử. B. tính oxi hoá. C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.D. không có tính khử, không có tính oxi hoá. Câu 2: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hoá học chung của kim loại ? A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.B. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị oxi hoá thành ion dương. C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hoá thành ion dương.D. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị khử thành ion âm. Câu 3: Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là : A. Fe, Zn, Li, Sn.B. Cu, Pb, Rb, Ag.C. K, Na, Ca, Ba. D. Al, Hg, Cs, Sr. Câu 4: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là : A. vôi sống. B. cát. C. muối ăn. D. lưu huỳnh. Câu 5: Kim loại nào có thể phản ứng với N2 ngay ở điều kiện nhiệt độ thường ? A. Ca. B. Li. C. Al. D. Na. Câu 6: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là A. Mg, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Fe, Al, Mg. D. Al, Mg, Fe. Câu 7: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là A. Na, Ba, K. B. Be, Na, Ca. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K. Câu 8: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 9: Nhóm gồm tất cả các kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 là A. Mg, Al, AgB. Ba, Zn, HgC. Na, Hg, NiD. Fe, Mg, Na Câu 10: Cho dãy các kim loại: Na, Mg, Fe, Cu, Ag, Al. Số kim loại trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 11: Chọn phát biểu không đúng A. Al, Fe, Cu, Cr đều dẫn nhiệt, dẫn điện và có ánh kim B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg C. Các nguyên tố nhóm IIA đều là nguyên tố kim loại D. Các nguyên tố nhóm IIIA đều là nguyên tố kim loại Câu 12: M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, M thuộc A. ô 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA B. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA C. ô 29, chu kỳ 4, nhóm IB D. ô 19, chu kỳ 4, nhóm IA Câu 13: Cho hỗn hợp bột mịn các kim loại sau: Al, Fe, Cu, Zn, Au, Pt vào dung dịch HCl đặc dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X. X chứa tối đa bao nhiêu kim loại? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 14: Nhóm kim loại nào sau đây tan hết trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng, nóng? A. Fe, Cu, Ag, Al, Au B. Cu, Ag, Au, Al, Fe C. Zn, Al, Fe, Cu, Ag D. Na, Ca, Pt, Pb, Cu Câu 15: Trong dung dịch, phản ứng giữa cặp nào sau đây có thể xảy ra? A. Zn2+ và Cu B. Zn và Cu2+ C. Zn và Cu D. Zn2+ và Cu2+ Câu 16: Chọn phát biểu đúng: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, tất cả các nguyên tố A. thuộc nhóm IIIA đều là nguyên tố kim loại B. thuộc nhóm VIIIA đều là nguyên tố kim loại C. thuộc nhóm IA đều là nguyên tố kim loại D. thuộc nhóm B đều là nguyên tố kim loại Câu 17: Cho các phát biểu sau: (a) Các nguyên tố nhóm IIA đều là kim loại. (b) Na, K phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường. (c) Cu tác dụng với dung dịch HCl giải phóng hidro. (d) Au, Pt không tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Số phát biểu không đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 18: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ? A. NaCl, AlCl3, ZnCl2.B. MgSO 4, CuSO4, AgNO3. C. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl.D. AgNO 3, CuSO4, Pb(NO3)2. Câu 19: Cho 4 kim loại Al, Mg, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là : ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4). Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho ? A. Al.B. Fe.C. Cu. D. Mg. Câu 20: Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa A. Fe(NO3)2.B. Fe(NO 3)3.C. Fe(NO 3)2, Cu(NO3)2 dư.D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư. Câu 21: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau : FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là : A. 3.B. 4.C. 5. D. 6. Câu 22: Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) sau, phần tử vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là A. Cu.B. Ca 2+ .C. O 2-.D. Fe 2+. Câu 23: Trong những câu sau, câu nào không đúng ?
  2. A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim. C. Hợp kim có tính chất hoá học khác tính chất của các kim loại tạo ra chúng. D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều các kim loại tạo ra chúng. Câu 24: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch A. NaCl loãng. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. NaOH loãng Câu 25: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl. Câu 26: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 27: Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4. Câu 28: Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là A. CuSO4 và HCl. B. CuSO4 và ZnCl2. C. HCl và CaCl2. D. MgCl2 và FeCl3. Câu 29: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. KOH. Câu 31: Cho phản ứng: aAl + bHNO3  cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 32: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 A. Zn, Cu, MgB. Al, Fe, CuOC. Fe, Ni, SnD. Hg, Na, Ca Câu 33: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Câu 34: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là A. MgB. AlC. Zn D. Fe 2+ Câu 35: Để khử ion Cu trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại A. KB. NaC. Ba D. Fe Câu 36: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư A. Kim loại MgB. Kim loại Ba C. Kim loại CuD. Kim loại Ag Câu 37: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai + 2+ + kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3 /Fe đứng trước Ag /Ag) A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag. 2+ Câu 38: Trong dung dịch CuSO4, ion Cu không bị khử bởi kim loại A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Zn. Câu 39: Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là A. Na. B. Mg. C. Al. D. K. Câu 40: Cho ba phương trình ion rút gọn sau: Kết luận nào sau đây là đúng? Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+ (1). Cu + 2Fe3+ → Cu2+ +2Fe2+ (2) Fe2+ + Mg → Fe + Mg2+ (3) A. Tính khử của Mg > Fe > Fe2+ > CuB. Tính oxi hoá của Cu 2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+ C. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe D. Tính oxi hoá của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+ Câu 41: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl chỉ tạo ra một muối? A. FeB. CuC. AlD. Ag Câu 42: Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có chứa: A. Fe(NO3)2, AgNO3 B. Fe(NO3)3, AgNO3. C. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 D. Fe(NO3)2, AgNO3 Câu 43: Cho 8,4 gam một kim loại X phản ứng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng thu được 3,36 lít khí (dktc). X là A. AlB. NaC. FeD. Mg Câu 44: Cho các kim loại sau: Hg, Cu, Ag, Fe, Al, Zn và K. Có bao nhiêu kim loại phản ứng được với dung dịch CuSO4? A. 4B.5C. 2D. 3 Câu 45: Thép (hợp kim Fe-C) tan hoàn toàn trong lương dư dung dịch: A. HNO3 đặc, nóngB. H 2SO4 loãngC. CuSO 4 đặcD. HCl nóng Câu 46: Cho các dung dịch riêng biệt sau: CuCl2, Fe(NO3)3, ZnSO4, AgNO3, MgCl2. Fe có thể khử được mấy ion kim loại trong các dung dịch trênA. 3 B. 5 C. 2D. 4 Câu 47: Chỉ ra phản ứng sai? A. Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag B. Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+ C. Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe3+ D. Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag Câu 48: Trong các kim loại sau: Al, Fe, Cu, Ag, Au, có bao nhiêu kim loại tác dụng được với dung dịch HNO 3 đặc, nóng? A. 4B. 5C. 3D. 2
  3. Câu 49: Cho phản ứng: Zn + 2Ag+ Zn2+ + 2Ag  . Kết luận nào sau đay sai? A. Ag có tính khử yếu hơn ZnB. Zn có tính khử mạnh hơn Ag C. Zn2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Ag+ D. Zn bị oxi hóa, Ag+ bị khử Câu 50: Cho phản ứng: Cu + 2Ag+  Cu2+ + 2Ag . Dựa vào phản ứng hãy chọn phát biểu đúng A. Cu2+ có tính oxi hóa yếu hơn Ag+. B. Cu có tính khử yếu hơn Ag. C. Ag có tính khử mạnh hơn Cu. D. Cu2+, Ag+ đều là chất khử. Câu 51: Cho PTHH sau: 3Fe3O4 + 28HNO3 9Fe(NO3)3 + NO + 14 H2O. Tổng hệ số (các số nguyên tối giản) của các chất tham gia trong PTHH trên là A. 55. B. 24. C. 25. D. 31. Câu 52: Thứ tự sắp xếp các ion theo chiều tăng dần của tính oxi hóa là: A. Al3+, Fe2+, Pb2+, Cu2+, Ag+. B. Ag+, Cu2+, Pb2+, Fe2+, Al3+. C. Ag+, Pb2+, Cu2+, Fe2+, Al3+. D. Al3+, Fe2+, Cu2+, Pb2+, Ag+.