Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố - Môn: Ngữ văn 12

pdf 88 trang hoaithuong97 19055
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố - Môn: Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_on_thi_hsg_cap_thanh_pho_mon_ngu_van_12.pdf

Nội dung text: Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố - Môn: Ngữ văn 12

  1. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh phúc, cũng như câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn.” - Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người sống không có ước mơ, khát vọng. - Để ước mơ lớn lên, trưởng thành, con người cần phải vượt qua bao thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì họ sẽ đạt được điều mà mình mong muốn. - Có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị nhưng con người cũng khó có thể đạt được: Những em bé bị mù, những em bé bị tật nguyền do chất độc màu da cam, những em bé mắc bệnh tim, ung thư máu, những căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ấp ủ những ước mơ, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi. - Ước mơ sẽ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực để vươn lên, lười biếng, ăn bám, b. Câu của ngạn ngữ Nga: - Mặt đúng của vấn đề: Nêu ra một quan niệm sống tích cực, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. + Nếu “ước muốn” quá cao xa, không phù hợp với khả năng của bản thân thì việc làm không có kết quả. Từ đó, con người sẽ chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. + “Điều ta có thể” là sống theo những điều làm được trong khả năng của mình thì công việc có kết quả. Vì vậy, con người sẽ có niềm tin, phát huy năng lực đóng góp cho xã hội. - Biểu hiện và tác dụng của lối sống theo “điều ta có thể”: dễ dàng đạt được thành công nhờ biết được năng lực của bản thân, đặt ra các mục tiêu hợp lí; cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản. - Mặt khác: không nên phủ nhận tầm quan trọng của những khát vọng, ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống 2.3. Bài học nhận thức và hành động: (2.0 điểm) a. Phê phán: - Những người không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ của mình. - Hiện tượng chạy theo ảo vọng, thiếu thực tế; hoặc luôn tự bằng lòng, thiếu ý chí vươn lên. b. Bài học nhận thức và hành động: - Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào. - Cần phấn đấu, nỗ lực học tập và rèn luyện để biến ước mơ thành hiện thực. - Cần xác định lối sống thực tế, nắm bắt hạnh phúc trong thực tại. - Cần có khát vọng, ước mơ nhưng không được xa rời, thoát li thực tế, 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 46
  2. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Ý kiến của Chế Lan Viên đề cập đến vấn đề: tiếp nhận tác phẩm của người đọc và sự trường tồn của tác phẩm văn học đích thực, của nhà văn lớn trong lòng bạn đọc. - Quá trình ra đời và tồn tại của tác phẩm văn học bao giờ cũng gồm 2 khâu: sáng tác và tiếp nhận. Không có lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ thì không có tác phẩm văn học. Nhưng nếu không có người tiếp nhận thì văn bản ấy mãi ngủ yên trên giấy, không thể trở thành tác phẩm nghệ thuật đích thực. - Song mỗi người khi tiếp nhận tác phẩm văn học lại có ấn tượng riêng, cách hiểu và cảm nhận riêng. Đó là bởi: + Đặc trưng của văn học: phản ánh hiện thực qua thế giới hình tượng bằng chất liệu ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật hàm súc, biểu cảm, đa nghĩa. Chính điều đó làm nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Mặt khác, sức hấp dẫn của tác phẩm nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng chính là ở chỗ ý ở ngoài lời, tạo ấn tượng “cam dư vị”. + Nhà thơ không nói trực tiếp hoặc nói hết điều mình nghĩ và điều mình muốn nói mà thường chỉ gợi, nhiệm vụ của người đọc là phải cùng suy ngẫm, đồng sáng tạo. - Cách hiểu của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố song chủ yếu là do vốn sống, vốn văn hóa, tâm thế tiếp nhận. - Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là khởi phát từ tài năng và trái tim yêu thương của người nghệ sĩ. Có như vậy tác phẩm mới có sức sống lâu bền trong trái tim bạn đọc. Đó cũng chính là ngọn lửa thử vàng đối với tác phẩm. 2.2. Phân tích, chứng minh: (8.0 điểm) a. Khẳng định ý kiến của Chế Lan Viên là đúng đắn đối với người nghệ sĩ chân chính mọi thời đại. (1.0 điểm) b. Làm sáng tỏ ý kiến qua 2 tác phẩm thơ đã được học (7.0 điểm). Trong đó, thí sinh phải chỉ ra được: - Giá trị nghệ thuật; - Giá trị nội dung. * Lưu ý: Theo cách làm bài chuẩn thì thí sinh phải chỉ được nghệ thuật trong câu thơ trước sau đó mới đi đến nội dung. Nếu thí sinh thiếu hoặc đảo lộn trình tự ở phần 2b. thì giám khảo cân nhắc về việc cho điểm phần này. 2.3. Đánh giá chung: (2.0 điểm) - Để khám phá chiều sâu giá trị của tác phẩm nghệ thuật và khẳng định tài năng của người nghệ sĩ cần có trái tim đồng cảm, yêu thương, một tâm hồn đồng sáng tạo từ phía bạn đọc. - Mỗi bạn đọc cần có thái độ trân trọng, tích cực, công tâm. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 47
  3. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 48
  4. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 12 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Pythagos từng nói: “Im lặng là cấp độ cao nhất của sự khôn ngoan. Ai không biết im lặng là không biết nói”. Martin Luther King Jr lại phát biểu rằng: “Cuộc sống của chúng ta bắt đầu chấm dứt ngay trong cái ngày mà chúng ta giữ im lặng trước những vấn đề hệ trọng”. Anh/Chị hãy bày tỏ những suy nghĩ của mình về hai ý kiến trên? Từ những ý kiến đó, anh/chị hãy luận bàn về vấn đề cần im lặng hay lên tiếng trong cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. Câu 2 (12 điểm) Bàn về thơ, nhà thơ Ấn Độ R.Tagore viết: “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Bằng những kiến thức và qua một số bài thơ đã được học, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 49
  5. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 12 (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích câu nói: (2.0 điểm) 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 50
  6. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích: (2.0 điểm) - Nụ cười và nước mắt: là những trạng thái cảm xúc của tâm hồn, là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ Đó là những cung bậc, sắc thái phong phú đa dạng của tâm hồn, là biểu hiện của thế giới “bên trong” con người. - Phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong: là cảm xúc đã đến độ chín, cao hơn, là sự thống nhất giữa cảm xúc và lí trí, giữa tư tưởng và tình cảm của nhà thơ. Thơ là tình nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt mà là lí trí đã chín muồi, nhuần nhuyễn. Bài thơ nào cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, tư tưởng, chứa đựng ít nhiều chân lí của cuộc đời.  Câu nói của Tagore đã nêu chính xác bản chất, đặc trưng của thơ là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt đã được ý thức, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ. 2.2. Lí giải vì sao thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong: (3.0 điểm) - Vì văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, phản ánh cuộc sống trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, không phải đơn giản là mô phỏng, sao chép, miêu tả sự vật bên ngoài, các sự kiện xảy ra mà là sự tái tạo thông qua thế giới chủ quan của người nghệ sĩ. - Do đặc trưng của thơ ca: Nói đến thơ là nói đến cảm xúc, nhà thơ tái hiện cuộc sống thông qua những rung động của chủ thể trữ tình, bằng những xúc cảm mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là những khóc cười ồn ào bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn. Nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động, đau đớn, sướng vui với những xúc động nội tâm. Thiếu tình cảm mãnh liệt và sâu sắc thì sẽ không có thơ. Độ chín của cảm xúc nhà thơ làm nên chiều sâu của sự thể hiện cuộc sống và lay động tâm hồn người đọc. 2.3. Chứng minh: (5.0 điểm) * Thí sinh cần lấy được dẫn chứng tiêu biểu (một số bài thơ đã học trong chương trình 12) và phân tích một cách thuyết phục để làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề nghị luận. 2.4. Đánh giá, bình luận: (2.0 điểm) - Câu nói của R.Tagore đã nêu chính xác đặc trưng nội dung của thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, là những rung động rất sâu ở bên trong tâm hồn nhà thơ, là tấc lòng, tư tưởng tình cảm mà thi sĩ kí thác, gửi gắm. Đó không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà là tình cảm nảy sinh từ những tiếp xúc với cuộc sống, là tình cảm được ý thức, được lắng lọc qua những xúc cảm thẩm mĩ, gắn liền với sự tự ý thức của nhà thơ về mình và cuộc đời. - Thơ là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của nhà thơ. - Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, cao đẹp, cao thượng, mang tư tưởng sâu sắc, thấm nhuần chất nhân văn, mang giá trị Chân- Thiện- Mĩ thì thơ mới có sức vang động trong lòng người, tạo nên sức sống lâu bền. - Ý kiến của Tagore mới chỉ nhấn mạnh đến đặc trưng nội dung của thơ là tình cảm đã được ý thức, mang đậm tính cá thể mà chưa đề cập đến đặc trưng hình thức của thơ. Thơ là tình đời, tình người ngân lên trong những âm vang ngôn ngữ, kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu Sự hoàn thiện từ bên trong cần được biểu hiện bằng sự hoàn thiện của hình thức nghệ thuật để có thơ hay. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 51
  7. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 52
  8. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 13 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Hãy vươn tới bầu trời dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ. (Danh ngôn) Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm) Định nghĩa về thơ, nhà thơ vĩ đại nước Anh T. S. Eliot (Thomas Stearns Eliot) cho rằng: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính ”. (Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ, Tri thức trẻ, 2013) Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy chứng minh nó qua các tác phẩm thơ mà anh/chị biết. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 53
  9. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 13 (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống chủ động, mạnh dạn vươn tới những tầm cao. 2.1. Giải thích được nội dung của câu nói: (1.0 điểm) - Vươn tới bầu trời: hướng tới một không gian cao rộng, bước ra một môi trường mới rộng lớn hơn→ đặt mình vào môi trường có nhiều thử thách và cơ hội. - Vì sao sáng nhất: kết quả tốt nhất, thành công rực rỡ nhất - Đứng giữa muôn vàn tinh tú: được tiếp xúc, làm việc với những con người ưu tú, nổi bật, tiêu biểu  Ý nghĩa câu danh ngôn: Lời khuyên con người trong cuộc sống nên chủ động, mạnh dạn tìm đến với một môi trường mới, sân chơi mới, mở rộng tầm nhìn để có cơ hội cọ xát, tôi luyện, khẳng định bản thân, hiện thực hóa ước mơ của mình 2.2. Bàn luận về câu nói: (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau): (4.0 điểm) a. Vì sao “Hãy vươn tới bầu trời dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ”? - Môi trường lớn sẽ có những cơ hội lớn để học hỏi, giao lưu, mở mang tri thức, tích lũy vốn sống, vốn hiểu biết, tiếp thu nhiều điều mới mẻ, tự bổ sung những khuyết thiếu của bản thân - Môi trường ấy cũng sẽ đưa đến nhiều thách thức, khó khăn khiến ta không đạt được kết quả tốt đẹp như mình mong muốn “không hái được vì sao sáng nhất”, thậm chí là thất bại. Nhưng điều đó cho chúng ta những bài học, những kinh nghiệm quý báu giúp ta giày dạn, trưởng thành hơn. - Và quan trọng: được ở giữa muôn vàn tinh tú bản thân có cơ hội để thể hiện mình, phát huy những sở trường, thế mạnh, tăng thêm sự tự tin. Được gặp gỡ, giao lưu với những người xuất sắc, giỏi giang là cơ Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 54
  10. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 hội mở mang tầm nhìn, tạo dựng các mối quan hệ gắn kết. Đồng thời cũng là cơ hội nhìn lại mình,phải cố gắng nhiều hơn đểtiếp tục nuôi dưỡng và thắp sáng ước mơ b. Phê phán những người ngại thử thách, sợ thất bại, không dám bước ra khỏi “vùng an toàn” (Lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng). 2.3. Mở rộng: (1.0 điểm) - Sự chủ động, mạnh dạn thực sự là cần thiết nhưng phải phù hợp hoàn cảnh, thời điểm, năng lực đối tượng - Câu danh ngôn tạo cảm hứng rất lớn, tiếp thêm động lực cho những người trẻ, đặc biệt là những thanh niên trong thời đại 4.0 hiện nay. 2.4. Bài học nhận thức và hành động: (2.0 điểm) - Khẳng định ý nghĩa của câu danh ngôn. - Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, mở rộng giao lưu; không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức - Sẵn sàng, tự tin đối mặt với những thử thách, khó khăn, thất bại. - Chuẩn bị những hành trang cần thiết cho bản thân 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: * Xác định vấn đề nghị luận: Đặc trưng cơ bản của thơ: cảm xúc mãnh liệt và cá tính sáng tạo. 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Vòng quay chậm rãi của cảm xúc: biểu hiện cảm xúc một cách đều đều, mờ nhạt không có ấn tượng, không thăng hoa mãnh liệt. - Lối thoát của cảm xúc: cảm xúc được cởi thoát, tuôn trào mãnh liệt, hướng tới sự tri âm, đồng điệu. - Tính cách: là tổng hợp những đặc điểm tâm lí ổn định trong cách xử sự của con người. - Cá tính: là nét riêng biệt, diện mạo riêng của một người, làm nên đặc trưng của người đó để phân biệt với cộng đồng. Trong nghệ thuật, cá tính được biểu hiện là phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 55
  11. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Lối thoát cho cá tính: sự bộc lộ nét độc đáo, sáng tạo của nhà thơ (thông qua nội dung và hình thức của tác phẩm).  Ý cả câu: Nhận định của Eliot đã khẳng định được những đặc trưng cơ bản của thơ là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc và khát khao mong muốn được giãi bày, mong nhận được sự tri âm ở người đọc một cách sôi nổi, mãnh liệt. Đồng thời thơ ca là nơi người nghệ sĩ khẳng định cá tính qua sự độc đáo về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. 2.2. Bàn luận: (2.0 điểm) a. Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc: - Thơ là thể loại trữ tình, điểm xuất phát hay đích đến đều là tình cảm, cảm xúc. Thơ ca là nơi người nghệ sĩ bộc lộ thế giới tình cảm bên trong vốn vô cùng phức tạp, tinh vi, luôn biến đổi không ngừng; nơi nhà thơ thăng hoa cảm xúc, giải thoát những cảm xúc (vốn dồn nén, giấu kín ). Họ làm thơ như là để “gửi hương cho gió”, để tìm kiếm những tâm tình chia sẻ. Thơ là giải thoát cho tâm tình, điệu hồn đi tìm đồng điệu. - Tình cảm, cảm xúc trong thơ không phải là thứ tình cảm bàng bạc, nhạt nhẽo, đơn điệu mà phải chân thành, phải được đẩy lên ở một “trạng thái cao trào, tràn đầy và mãnh liệt”. Tình cảm trong thơ nhất định phải đạt đến trạng thái đỉnh điểm của cảm xúc, trở thành cảm hứng hoặc thần hứng. Có như vậy, tiếng thơ ấy mới tìm được sự đồng điệu nơi độc giả. b. Thơ không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng là một lối thoát cho cá tính: - Tính cách thể hiện bản chất xã hội của nhà thơ nhưng cá tính mới là dấu ấn riêng biệt để nhà thơ khẳng định cái “tôi” riêng của mình. Trong thơ ca việc khẳng định cái tôi, cái riêng ấy chính là cá tính sáng tạo, là “cái không lặp lại của nghệ thuật”. - Xuất phát từ bản chất của nghệ thuật là sự sáng tạo. Sáng tạo phải thông qua sự độc đáo, mới lạ trong nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó có thể là đóng góp mới trong quan niệm, cảm xúc, cách nhìn của nhà thơ; có thể là cách nói mới về những điều đã cũ, đã quen; cũng có thể là sự phá vỡ những khuôn mẫu, những hình thức có tính chất ổn định trước đó như hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu - Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn người làm thơ. Tuy nhiên, mọi “lối thoát” của cảm xúc hay cá tính trong thơ đều phải gắn với ý nghĩa phổ quát, động chạm tới cái chung trong tâm hồn con người, trở thành tiếng lòng của nhiều người * Lưu ý: Chấp nhận những cách lý giải khác, miễn là hợp lý, thuyết phục. 2.3. Phân tích, chứng minh: (6.0 điểm) * Học sinh có thể chọn các tác phẩm thơ tùy ý nhưng phải nêu bật cái nét riêng sáng tạo của mỗi tác giả trong những dòng thơ. Không chấp nhận những bài làm phân tích chung chung, phân tích hết cả bài 2.4. Mở rộng nâng cao: (2.0 điểm) - Khẳng định ý kiến xác đáng, đúng đắn của Eliot về cảm xúc và cá tính sáng tạo trong thơ. + Ý nghĩa: - Đối với nhà thơ: Cần sâu sắc, mãnh liệt, chân thành trong từng cảm xúc. Đồng thời phải luôn không ngừng sáng tạo để đem đến sự độc đáo, mới lạ cho tác phẩm. - Người đọc trong quá trình tiếp nhận thơ cần nhận ra và trân trọng cái “vân chữ” của mỗi nhà thơ. Đọc không chỉ thấy được cái hay của câu chữ mà còn phải đồng điệu, tri âm ở tâm hồn. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 56
  12. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 57
  13. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 14 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Macxim Gorki cho rằng: “Lao động là đôi cánh của ước mơ, là cội nguồn của những niềm vui và sáng tạo”. Anh/Chị có suy nghĩ gì về câu nói trên? Hãy viết một bài văn để trình bày điều đó. Câu 2 (12 điểm) “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. (T. Sêkhốp). Bằng những kiến thức đã học và qua các tác phẩm anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 58
  14. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 14 (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu nói: (1.0 điểm) - Lao động: hoạt động khó nhọc một cách có ý thức của con người, nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. - Ước mơ: Điều tốt đẹp mà con người mong mỏi.  Ý nghĩa câu nói của Macxim Gorki: Ca ngợi, khẳng định lao động: chỉ có lao động mới giúp con người thực hiện ước mơ, đem lại niềm vui thúc đảy sự sáng tạo. Câu nói trên còn động viên con người phấn đấu lao động để có được cuộc sống tốt đẹp, vui tươi và hạnh phúc. 2.2. Bình luận: (5.0 điểm) - Câu nói của Macxim Gorki hoàn toàn đúng. a. Chỉ có lao động mới biến ước mơ thành hiện thực: - Điều tốt đẹp trong cuộc sống không tự dung mà có, không ai đem cho mà bản thân con người ta phảitự làm ra, tự lao động để có được. - Lao động là cơ sở đầu tiên đẻ loài người tồn tại, phát triển, đo từ tiến bộ này đến tiến bộ khác. Lao động sáng tạo ra chính bản thân con người, lịch sử và xã hội loài người. - Lao đông làm nên mọi giá trị vật chất, tinh thần, là cơ sở đầu tiên, là điều kiện quyết định để thực hiện những ước mơ của con người. b. Lao động đem lại mọi niềm vui, khơi dậy những sáng tạo, thúc đẩy cuộc sống, xã hội phát triển. - Bằng lao động, con người thật sự sống tự do. - Bằng lao động con người mới có thể làm chủ bản thân, thực hiện trách nhiệm, bổn phận với gia đình, người thân, đóng góp xây dựng cho xã hội. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 59
  15. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Lao động cũng là môi trường để con người rèn luyện nhân cách, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của con người (cần cù, tiết kiệm, quý trọng lao động ). Lao đông là thước đo của trí tuệ, tình cảm, lòng yêu nước, lòng yêu người - Lao động không ngừng tạo ra mọi của cải vật chất, không ngừng thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu, mơ ước của con người. 2.3. Mở rộng: (2.0 điểm) - Cần xác định: Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, là nguồn hạnh phúc của con người. Mỗi người cần không ngừng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người lao động chân chính, có ích, thành người lao động giỏi trong tương lai. - Cần có quan điểm lao động mới, có thái độ lao động tự giác, có kỉ luật và đạt năng suất cao. - Cần chống lại thái độ lười biếng lao động, ỷ lại, không sáng tạo. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người. - Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính. - Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 60
  16. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 2.2. Bình luận: (3.0 điểm) * Ý kiến của T. Sêkhốp hoàn toàn đúng đắn vì: - Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người (“ Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có”). - Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực. - Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (“Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” hay “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng. - Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú. - Ý kiến của Sêkhốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có). 2.3. Chứng minh: (6.0 điểm) * Học sinh chọn một vài tác phẩm (ít nhất 2), phân tích làm nổi bật tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Tập trung vào những biểu hiện cơ bản: - Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. - Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người. - Thể hiện những ước mơ , khát khao hạnh phúc , khát vọng vươn lên của họ. - Miêu tả, thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông, bằng tình cảm yêu thương, xót xa, bênh vực. * Lưu ý: Không chấp nhận những bài làm phân tích chung chung, phân tích hết cả tác phẩm 2.4. Đánh giá, mở rộng vấn đề: (1.5 điểm) - T. Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn. * Lí do: - Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ của con người. - Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Do đó, phải xuất phát từ tình cảm chân thực. - Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Họ sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo. - Về phía người tiếp nhận: luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành. 2.5. Kết luận: (0.5 điểm) Với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác nữa, người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người của các nhà văn. Điều đó đã góp phần khẳng đinh ý kiến của T. Sêkhốp hoàn toàn đúng đắn. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 61
  17. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 62
  18. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 15 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Đọc câu chuyện sau: NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ùa vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc: - Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la. - Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la. - Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu. - Trông em giúp mẹ: 25 xu. - Đổ rác: 1 đô la. - Kết quả học tập tốt: 5 đô la. - Quét dọn sân: 2 đô la. - Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la. Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết: - Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí. - Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí. - Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí. - Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí. - Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ. Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”. (Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam) Anh/Chị có suy nghĩ gì sau khi đọc xong câu chuyện trên? Câu 2 (12 điểm) Nhà văn là “người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa vết thương cho người khác” (Trích Sỏi đá buồn tênh, Nguyễn Ngọc Tư) Bằng những kiến thức và qua một số tác phẩm văn học, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 63
  19. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 15 (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu nói: (2.0 điểm) - Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc. - Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống. 2.2. Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra: (5.0 điểm) - Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp (dẫn chứng chứng minh). - “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên (dẫn chứng chứng minh). 2.3. Phê phán, mở rộng: (1.0 điểm) Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án: Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 64
  20. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Nhà văn là “người vẫn còn mang vết thương”: nhà văn là người mang những nỗi đau, bất hạnh, bi kịch của chính mình. Vốn là những người có tâm hồn nhạy cảm, nhà văn dễ tổn thương trước những giông bão của cuộc đời. Nếu sống trong thời đại nhiều bất công, ngang trái, họ cũng là những người mang nỗi đau lớn của con người thời đại mình (những bi phẫn, đắng cay, chua chát). - Nhà văn là người “đã lại đi chữa vết thương cho người khác”: chưa kịp chữa lành vết thương cho mình, nhà văn bằng sáng tác, chia sẻ, đồng cảm với những nỗi đau của con người, giúp họ vượt lên những nỗi đau ấy. Từ trải nghiệm nỗi đau, sự bất hạnh của mình, nhà văn dễ thấu hiểu nỗi đau, sự bất hạnh của con người. Trái tim nhân ái và tâm hồn rộng mở khiến họ chưa kịp chữa lành vết thương cho mình, đã lại mong muốn chữa lành cho người khác.  Câu nói khẳng định “sứ mệnh” đặc biệt của mỗi nhà văn: luôn thấu hiểu và “chữa lành vết thương” cho người khác từ nỗi đau của chính mình. 2.2. Bàn luận, chứng minh và mở rộng: (10.0 điểm) * Học sinh chứng minh qua một vài tác phẩm, chú ý đảm bảo nêu được những ý cơ bản như tác giả đã phải trải qua nỗi đau thời đại, nỗi đau về con người như thế nào để từ đó bộc lộ niềm cảm thương đối với số phận của nhân vật chịu bất hạnh trong tác phẩm. * Lưu ý: Không chấp nhận bài làm phân tích chung chung, phân tích cả tác phẩm 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 65
  21. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 66
  22. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 16 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) “Ước mong mà không kèm theo hành động thì dù hy vọng có cánh cũng không bao giờ bay tới mục đích”. (William Shakespeare) Anh/Chị có suy nghĩ gì về quan niệm trên? Hãy viết một bài văn để thể hiện những quan điểm của anh/chị. Câu 2 (12 điểm) “Chắt trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất đủ làm say đất trời Bầy ong giữ hộ con người Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”. (Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu) Hành trình của bầy ong trong đoạn thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ? Hãy làm sáng tỏ chúng qua những tác phẩm mà anh/chị biết. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 67
  23. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 16 (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu nói: (2.0 điểm) - Ước mong là những mong muốn, ước mơ về những điều tốt đẹp trong tương lai. Người ta sống ai cũng mong muốn về những điều tốt đẹp cho mình (trong thực tế vẫn có những ước mong không chính đáng, ta quan niệm rằng đó chỉ là những dục vọng thấp hèn). Nhưng từ hiện thực của đời sống đến hiện thực cần vươn tới để đạt được trong tương lai là một khoảng cách. Nó là cả một đường bay dài – hiểu theo cách nói Shakespeare. - Ước mong phải đi đôi với hành động, Nếu ước mong mà không thực hiện bằng những việc làm cụ thể thì cuối cùng ước mong đó cũng chỉ là mong ước. Shakespeare rất có ý thức nhấn mạnh vai trò của hành động trong việc hiện thực hóa ước mơ của con người. Chỉ bằng hành động ta mới đạt được những gì mình cần đạt tới. 2.2. Suy nghĩ về quan niệm: (5.0 điểm) - Quan niệm trên là một quan niệm đúng đắn. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành sở nguyện của mình khi cứ ngồi mong ước suông. Những người thành đạt trong đời luôn làm việc, luôn hành động (dẫn chứng minh họa). - Hành động luôn cần thiết đối với tất cả mọi người – nhất là những hành động mang tính định hướng. Không phải có hành động là sẽ có thành công nhưng muốn thành công thì phải hành động. Hành động hợp lý sẽ rút ngắn con đường đến đích. Nếu ngược lại, con đường ấy sẽ kéo dài thêm ra (dẫn chứng minh họa). - Hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó (dẫn chứng minh họa). - Ước mong phải phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mỗi người. Ước mong xa vời, thiếu thực tế thì dù có cố gắng đến mấy cũng khó mà đạt được (dẫn chứng minh họa). Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 68
  24. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Nếu ai đó trong đời thường bất chấp tất cả nhằm thỏa mãn ước mong của mình thì đó là một sai lầm lớn (dẫn chứng minh họa). 3. Bài học nhận thức và hành động: (1.0 điểm) - Quan niệm của Shakespeare góp phần nhắc nhở những ai chỉ biết ước mong mà không chịu hành động. - Ở một góc độ khác, có thể xem quan niệm trên là lời tán thành, biểu dương những con ngươì luôn làm việc không ngừng để đạt được ước mong của mình. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý thơ: (2.0 điểm) Từ hành trình của bầy ong đi làm mật, đoạn thơ khơi gợi hành trình sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ: từ tiếp nhận và phản ánh hiện thực một cách cần mẫn, say mê (“Chắt trong vị ngọt mùi hương/ Lặng thầm thay những con đường ong bay”) cho đến những trải nghiệm, sáng tạo miệt mài của người nghệ sĩ để tạo nên những tác phẩm có giá trị, lưu giữ vẻ đẹp cho cuộc đời (“Trải qua mưa nắng vơi đầy/ Men trời đất đủ làm say đất trời/ Bầy ong giữ hộ con người/ Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày”). 2.2. Bàn luận: (3.0 điểm) - Sáng tác nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng là một quá trình sáng tạo đặc biệt, đòi hỏi công phu và sáng tạo của người nghệ sĩ trong phản ánh hiện thực. Tựa như cánh ong đi tìm mật, người nghệ sĩ không ngừng tìm cho mình nguồn đề tài, cảm hứng, tích lũy vốn sống và chắt lọc hiện thực. - Những trải nghiệm trong cuộc đời cùng tâm hồn, tài năng và lao động nghệ thuật miệt mài đã giúp các tác giả tạo nên những tác phẩm chân chính. Đây chính là kết quả cuối cùng, là thứ “mật” ngọt ngào – sự kết tinh giá trị trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Với những giọt “mật” ngọt ngào ấy, các nhà văn đã “giữ hộ” cho muôn người, muôn đời “những mùa hoa” và hơn thế nữa, thể hiện dấu ấn sáng tạo của mình (ở cả hai phương diện nội dung và hình thức biểu đạt). Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 69
  25. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 2.3. Phân tích, chứng minh (sau đây là một vài ví dụ): (6.0 điểm) a. Tác phẩm “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu: - Với Vội vàng, Xuân Diệu đại diện cho thế hệ mình đã cất lên tiếng nói mãnh liệt nhất của “cái Tôi” thơ mới, thể hiện một cách ấn tượng nhất những cách tân nghệ thuật. Bài thơ chính là kết quả của hành trình trăn trở, suy tư và bứt phá về lẽ sống, về nghệ thuật. + Nhìn cuộc đời bằng cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” cảm xúc, Xuân Diệu cho người đọc chiêm ngưỡng một bức tranh cuộc sống thấm đẫm hương vị tình yêu; Vội vàng chính là tuyên ngôn mãnh liệt về triết lí sống vội vàng, hối hả tận hưởng tuổi trẻ và hạnh phúc của một con người không chấp nhận quẩn quanh, tù túng trong “ao đời bằng phẳng”; không chỉ quan niệm thời gian tuyến tính như các nhà thơ mới, Xuân Diệu còn đẩy thời gian lên như một nỗi ám ảnh khổng lồ, để luôn luôn nhận thấy cái chung cuộc trong vạn vật, để tự giục giã mình “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ” + Thể thơ tự do cùng hình ảnh thơ và cách biểu đạt mới mẻ, độc đáo cho người đọc ấn tượng thật rõ nét về một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. b. Tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân: - Với Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã nói tiếng nói của một lớp nhà văn bất bình sâu sắc với thực tại xã hội. Không như các nhà văn hiện thực phê phán dùng hiện thực để tố cáo hiện thực, Nguyễn Tuân hướng cái nhìn của mình về quá khứ, trân trọng và ngợi ca những gì “vang bóng” để thể hiện thái độ bất bình của mình. Hình tượng Huấn Cao, trong cái nhìn rất riêng ấy của Nguyễn Tuân, không chỉ có sự thống nhất cao độ giữa cái tâm, cái tài và khí phách anh hùng mà còn là nơi nhà văn gửi gắm lí tưởng thẩm mĩ của mình; cảnh cho chữ “xưa nay chưa từng có” là nguyên cớ để nhà văn thể hiện quan niệm của mình về sự chiến thắng của thiện lương, của cái đẹp + Bút pháp lãng mạn được phát huy cao độ với nghệ thuật tương phản, hệ thống ngôn từ độc đáo, gợi không khí cổ xưa là dấu ấn sáng tạo về phương diện nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm này. * Lưu ý: Đối với mỗi luận điểm, thí sinh cần lấy được các dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục để chứng minh, không chấp nhận bài làm phân tích chung chung, phân tích cả tác phẩm 2.4. Đánh giá chung, mở rộng vấn đề: (2.0 điểm) - Đoạn thơ khơi gợi, đề cao vai trò quan trọng mang tính quyết định, những phẩm chất cao quý của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật; Vội vàng của Xuân Diệu, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là minh chứng cho những kết tinh trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, góp phần làm cho hương vị ngọt ngào của những mùa hoa bất tử trước thời gian. - Hành trình mang tính đặc thù của sáng tạo văn chương không chỉ đặt ra vấn đề về phẩm chất, tài năng của nhà văn chân chính mà còn đặt ra yêu cầu đối với người tiếp nhận (người đọc): hiểu, trân trọng những giá trị tinh thần cao quý của người sáng tác. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 70
  26. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 71
  27. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 17 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Đọc câu chuyện sau: BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo: - Nhà ngoại ở cuối con đê. Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng, mẹ kéo tay con: - Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra. Con cố. Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng: - Đang lúc mát trời, đi nhanh lên, kẻo nắng đến bây giờ. Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội? Trời vẫn nắng, vẫn râm Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên! Câu chuyện nhỏ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về những bài học trong cuộc sống? Câu 2 (12 điểm) Trong bài Ngoại cảnh trong văn chương, in trên báo Tràng An, số 82, ngày 10/12/1935, Hoài Thanh viết: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”. (Trích Bình luận văn chương, Hoài Thanh, NXB Giáo dục, 1998, tr. 54) Bằng cảm nhận về một số tác phẩm anh/chị biết, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 72
  28. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 17 (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu chuyện: (2.0 điểm) - Cuộc đời như một con đê dài hun hút và mỗi người đều phải đi trên con đê của riêng mình. Con đê đó có khi nắng, khi râm, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi qua những “bóng nắng, bóng râm” đó để đi trọn con đường của mình. - Bóng nắng: Tượng trưng cho những trở ngại, khó khăn, những thách thức và cả những thất bại mà con người có thể gặp phải trong cuộc sống. - Bóng râm: Tượng trưng cho những điều thuận lợi, những cơ hội, những thành công, những bằng phẳng trong cuộc đời. - Cả hai điều này đến đan xen và tất cả chúng ta đều phải đón nhận nó. - Mộ mẹ cỏ xanh: Hãy biết yêu thương, trân trọng những người xung quanh chúng ta, đặc biệt là những người thân yêu, ruột thịt khi họ hãy còn hiện hữu.  Câu chuyện khuyên con người trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải nỗ lực hết mình. Khi thất bại, không cúi đầu mà phải biết nỗ lực phấn đấu vươn lên. Còn khi thành công, chúng ta không dược chủ quan, tự mãn mà phải nắm bắt cơ hội để thành công hơn nữa. Và trong cõi đời này, hãy biết trân trọng, yêu quý những người xung quanh khi họ hãy còn hiện hữu. 2.2. Bài học về tư tưởng lối sống rút ra: (5.0 điểm) a. Có cái nhìn biện chứng về cuộc đời: - Cuộc đời là một hành trình dài đang hướng tới một bến đời bình an với những cơ hội, những thách thức liên tiếp nhau. - Trong cuộc sống, phải nhận thức được đâu là những khó khăn thử thách và những thuận lợi đối với mình. Đó là cách nhìn nhận biện chứng về cuộc đời để có quan niệm và cách sống phù hợp. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 73
  29. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 b. Có thái độ sống đúng đắn: - Không nên thụ động trước những biến cố xảy ra trong cuộc sống. - Luôn sống hết mình. Xem như việc được sinh ra ở đời này là một niềm hạnh phúc (“Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy/ Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”). - Vì sao phải sống nhanh?: Cuộc đời ngoài kia trôi đi hối hả, không chờ đợi ai. Nhất là trong cuộc sống hiện đại, công nghệ số hiện nay, nếu không biết tận dụng nó, ta sẽ là kẻ trắng tay, chí ít cũng để dở dang nhiều dự tính. Bời thế, mỗi chúng ta cũng phải sống sao cho trọn vẹn sự có mặt của chúng ta trên cõi đời này. - Thế nào là sống nhanh lên?: Nghĩa là trân trọng từng, giây phút của cuộc đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất. Sống khẩn trương, làm việc một cách có ích, không nên sống hoài, sống uổng cho những mục đích, những dự định vô bổ. Sống có ý nghĩa đối với mình và những người xung quanh, chứ không phải sống nhanh là sự sống vội, sống thử như một bộ phận thanh niên hiện nay đang chạy theo. - Sống nhanh để làm gì?: Sống nhanh để được nhận yêu thương và trao yêu thương; sống nhanh để tận hưởng thiên đường ngay trên mặt đất; sống nhanh để làm người công dân tốt, để cống hiến nhiều hơn cho nhân loại này. - Biết sống yêu thương và chia sẻ với những con người xung quanh. * Lưu ý: Đối với mỗi luận điểm, thí sinh cần lấy được các dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục để chứng minh. 2.3 Bình luận mở rộng: (1.0 điểm) - Cơ hội và thách thức, hạnh phúc và khổ đau, thuận lợi và khó khăn chia đều cho mỗi người. Hãy coi mỗi thuận lợi và khó khăn đó là một phần của cuộc sống, là một chặng đường ta đi qua. Bình thản đón nhận nó và sống thật có ích, sống hết mình, bởi cuộc sống không chờ đợi, cũng bởi hạnh phúc có thể nằm ngay trong khổ đau. Và hạnh phúc hay khổ đau phụ thuộc vào cách nhìn, vào thái độ sống của chúng ta. - Hình thành kĩ năng sống: Sống có ích, tận hiến, tận hưởng từng phút giây, biết yêu thương những người xung quanh, không sống lãng phí thời gian hay sống một cách hời hợt, vô bổ. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 74
  30. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Đối với nhà văn: khi sáng tác không thể lặp lại mình, càng không được lặp lại người; phải có cách nhìn, cách miêu tả, cách cảm nhận và thể hiện của riêng mình. Tức là nhà văn phải có phong cách. - Đối với người đọc: để thẩm định, đánh giá một một tác phẩm không chỉ chú ý xem tác giả ấy viết cái gì; mà quan trọng hơn nhà văn đó viết như thế nào. - Đối với lịch sử văn học: đóng góp của một nhà văn thực chất là đóng góp một cách nhìn, cách viết, cách cảm nhận và cách thể hiện mới mẻ. 2.2. Thí sinh hiểu đúng bản chât câu nói của Hoài Thanh: khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn, khẳng định cái nhìn riêng, sự thể hiện độc đáo của mỗi tác giả đối với cuộc sống bằng tác phẩm văn học: (10.0 điểm) - Nhà văn không phải là thánh thần, họ cũng sống giữa đời thường nhật như moi người, nên họ không thể không bám sát hiện thực để mô tả và phản ánh. - Tuy cùng mô tả, phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực khi qua con mắt của nhà văn phải “có một hình sắc riêng”. Tức là mỗi tác phẩm văn học phải in đậm dấu ấ chủ quan của người nghệ sĩ. * Phân tích một số tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề: phân tích và chỉ ra sự độc đáo, mang dấu ấn chủ quan, thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống riêng biệt của mỗi nhà văn qua một số tác phẩm văn học. * Thí sinh có thể so sánh một số tác phẩm viết về cùng một đề tài, cùng một chủ đề của các tác giả khác nhau để từ đó chỉ ra “hình sắc riêng” của mỗi tác phẩm, tác giả. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 75
  31. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 18 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Nhìn hai bức hình sau: Vấn đề Bước chân cản trở của con người con người Hình 1 Hình 2 Anh/Chị có suy nghĩ gì về hai bức hình trên? Câu 2 (12 điểm) Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-Xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Bằng những kiến thức mà anh/chị đã học và qua một số tác phẩm văn chương vào thời kì trước Cách mạng tháng Tám 1945, hãy làm sáng tỏ vấn đề trên? HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 76
  32. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 18 (Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: * Câu nói đại diện cho hai bức hình: Con đường gần nhất để đi khỏi gian nan là đi xuyên qua nó. Có ý kiến khác: Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác. (Amonimus). 2.1. Giải thích ý nghĩa: (2.0 điểm) - Ý kiến (Bức hình) thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường, cách tốt nhất vượt qua gian nan là con đường chấp nhận, chủ động đối mặt vượt lên và chiến thắng. - Ý kiến (Bức hình) thứ hai: Mượn hình ảnh dòng sông luôn chảy vòng khi gặp núi đồi, cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ cuộc cũng không trực tiếp đối mặt mà tìm con đường khác, tiếp tục hành trình đạt mục đích cuối cùng. Ứng xử linh hoạt uyển chuyển, thay đổi phù hợp cuộc sống.  Hai ý kiến nêu lên cách ứng xử trước gian nan thử thách trong cuộc sống. 2.2. Phân tích, chứng minh: (5.0 điểm) * Hai ý kiến tưởng chừng đối lập nhưng đều đúng. - Ý kiến thứ nhất đề cao lòng dũng cảm (dẫn chứng minh họa). - Ý kiến thứ hai đề cao sự mềm dẻo, linh hoạt (dẫn chứng minh họa). - Hai ý kiến bổ sung hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn (dẫn chứng minh họa). - Cần có cách ứng xử khéo léo phù hợp hoàn cảnh (dẫn chứng minh họa). 2.3. Bình luận: (0.5 điểm) - Phê phán những con người đầu hàng trước khó khăn thử thách. - Phê phán những người đi vòng đi tắt bất chấp Pháp luật để đạt mục đích. 2.4. Kết luận: (0.5 điểm) - Cần bình tĩnh tự tin ứng xử linh hoạt trước khó khăn. - Nỗ lực vượt khó khăn để thành công. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 77
  33. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) * Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trong quá trình sáng tạo nhà văn phải có cách 1 nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống. - Cuộc thám hiểm thực sự: Quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ và bản lĩnh của nhà văn để sáng tạo tác phẩm đích thực. - Vùng đất mới: Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề tài mới). - Đôi mắt mới: Cách nhìn, cách cảm thụ con người và đời sống mới, không lặp lại.  Ý kiến khẳng định: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống. 2.2. Bình luận vấn đề: (2.0 điểm) * Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng. - Để tạo ra tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, bản lĩnh và lao động nghệ thuật nghiêm túc. - Dù viết về đề tài cũ nhưng bằng những khám phá, những phát hiện mới mẻ, độc đáo về đời sống, con người nhà văn vẫn cho ra đời những tác phẩm thực sự giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên cũng không phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác. 2.3. Phân tích tác phẩm của Nam Cao để làm rõ ý kiến: (6.0 điểm) a. Trong sáng tác văn học, đề tài mới chưa phải là cái quyết định giá trị tác phẩm: - Đề tài chính là phạm vi hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm. Với một đề tài mới nhưng nhà văn chỉ sao chép nguyên xi theo lối ảnh chụp, copy lại thì không mang lại giá trị nhận thức đích thực cho tác phẩm. - Người đọc đến với tác phẩm luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ về cuộc sống và con người được phản ánh trong tác phẩm. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 78
  34. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Dẫn chứng: Phong trào Thơ mới đã hướng đến đề tài mới là thế giới của cái “tôi” cá nhân cá thể song không phải những tác phẩm nào cũng có giá trị. Có tác phẩm “ru ngủ” người đọc vào một thế giới không như thực tại đời sống lúc đó b. Giá trị tác phẩm và phong cách nghệ thuật của nhà văn được quyết định bởi cách nhìn và cách cảm thụ đời sống của người cầm bút: - Để có một tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải dùng tài năng, tâm huyết, bản lĩnh và quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ, giống như “một cuộc thám hiểm thật sự”. Nếu dấn thân vào “vùng đất mới” mà nhà văn không có cách nhìn, cách cảm thụ đời sống mới mẻ thì cũng không tạo nên một tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực. Vì vậy, dù đề tài cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện và khám phá, nhà văn có thể thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị nhận thức, giá trị tư tưởng sâu sắc. - Cái nhìn độc đáo, giàu tính phát hiện cũng khẳng định dấu ấn riêng của nhà văn trong sáng tác, khẳng định sự tồn tại của nhà văn. * Dẫn chứng để chứng minh: - Tác phẩm “Chí Phèo” viết về đề tài quên thuộc: cuộc sống của người nông dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đây là đề tài quen thuộc đã được nhiều nhà văn khai thác và xây dựng nên những hình tượng điển hình như trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố), “Bước đường cùng” (Nguyễn Công Hoan) Cũng viết về đề tài cuộc sống của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao không đề cập đến nỗi đau khổ vật chất mà đau đớn hơn là bi kịch tinh thần, nỗi đau bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Nhà văn còn phát hiện được vẻ đẹp nhân tính ẩn chứa bên trong cái lốt quỹ dữ của Chí Phèo - Tác phẩm “Vội vàng” (Xuân Diệu) là kết quả của cái nhìn tươi mới, của cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” trước một vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, của cuộc đời, đã bày ra trước mắt người đọc một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc trần gian. Hơn nữa, với nhận thức mới mẻ về thời gian tuyến tính, nhà thơ đã đề xuất một quan niệm sống tích cực - Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng viết về đề tài người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp nhưng Quang Dũng đã thể hiện một cách nhìn mới, một “đôi mắt mới”. Nhà thơ đã nhìn thẳng vào hiện thực cuộc chiến để làm nổi bật những hi sinh, mất mát của người lính. Bức tượng đài người lính Tây Tiến (vốn xuất thân từ tầng lớp trí thức Hà Nội) được xây dựng với những nét hào hoa, lãng mạn, đậm tinh thần bi tráng. 2.4. Đánh giá, mở rộng vấn đề: (2.0 điểm) - Khẳng định vai trò quan trọng của “đôi mắt mới” trong cách cảm thụ đời sống của nhà văn. - Nếu có cái nhìn giàu tính khám phá, phát hiện lại, tiếp cận với một đề tài mới thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị độc đáo của tác phẩm càng cao. Vì vậy, coi trọng vài trò quyết định của “đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của “vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác. - Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, nhà văn cần trau dồi tài năng (sự tinh tế, sắc sảo ), bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời) và xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 79
  35. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 80
  36. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 19 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Bàn về giá trị của sự trải nghiệm, Mark Twain từng nói: “Đi khám phá là giết chết thành kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn hẹp”. (Theo John đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013, tr. 266) Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”. Anh/Chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng các tác phẩm văn học. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 81
  37. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 19 (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu nói: (1.0 điểm) - Đi khám phá: là một hoạt động trải nghiệm, trong đó con người đi đến những không gian mới, trải nghiệm cuộc sống ở đó để phát hiện ra những cái ẩn giấu, bí mật đầy mới mẻ của cuộc sống. Đi khám phá hoàn toàn khác với hoạt động du lịch thông thường. - Thành kiến, sự cố chấp: là những ý nghĩ, tư tưởng tiêu cực, cứng nhắc đã thành cố định, khó thay đổi. - Đầu óc hạn hẹp: nhận thức và suy nghĩ nông cạn, lạc hậu.  Nội dung câu nói: Đi khám phá sẽ giúp con người thay đổi nhận thức và tư tưởng, hiểu biết sâu sắc hơn về con người và xã hội, mở rộng tầm nhìn và tri thức của mình. 2. Bàn luận về câu nói: (Học sinh có thể có những suy nghĩ và cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản cần hướng đến những nội dung chủ yếu sau): (5.0 điểm) - Nhận thức, tư tưởng của con người được hình thành chủ yếu từ trong thực tiễn đời sống. Nếu con người chỉ quẩn quanh trong những không gian chật hẹp, quen thuộc, nhận thức con người sẽ trở nên hạn hẹp, lạc hậu, dễ hình thành nên những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp (dẫn chứng minh họa). - Những vùng đất mới và cuộc sống mới bao giờ cũng chứa đựng những bí mật sâu xa của đời sống. Khám phá nó sẽ đem đến cho con người những hiểu biết và nhận thức mới mẻ (dẫn chứng minh họa). - Sự trải nghiệm đòi hỏi con người phải thâm nhập cuộc sống, sống thực sự với không gian đó, với cuộc đời đó, trải qua những cảm xúc thực sự với nó, từ đó con người mới có khả năng thay đổi nhận thức, xóa bỏ những thành kiến, những suy nghĩ cố chấp (dẫn chứng minh họa). - Cuộc sống bên ngoài có khi khác xa với những lí thuyết trong sách vở, vì vậy sự trải nghiệm là cần thiết để con người hiểu đúng về bản chất đời sống (dẫn chứng minh họa). 2.3. Mở rộng nâng cao vấn đề: (2.0 điểm) Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 82
  38. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Xã hội hiện đại đòi hỏi con người, nhất là tuổi trẻ, phải biết trải nghiệm cuộc sống để mở rộng tầm nhìn, hình thành những tư tưởng mới mẻ, tiến bộ, có tính nhân loại. - Hoạt động trải nghiệm còn giúp con người hình thành những năng lực và kĩ năng sống cần thiết. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý kiến: (2.0 điểm) - Cái đẹp: là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi dưỡng, nâng cao tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hành động con người. - Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật, mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và đời sống. - Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ: những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn, nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật. - Quan trọng, trực tiếp: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo.  Cách diễn đạt thành hai vế, vừa khẳng định mối quan hệ nghệ thuật và đời sống, vừa nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật, thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà văn. 2.2. Bình luận: (3.0 điểm) - Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng phản ánh theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những tình cảm thẩm mĩ của con người. Bản thân cuộc sống con người đã là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật muôn đời. - Quá trình sáng tạo là quá trình mang tính cá nhân, cá thể, chủ quan cao độ. Đời sống khi được khúc xạ qua lăng kính chủ quan nghệ sĩ dù hiện lên thế này hay thế kia, bằng cách này hay cách khác, người ta đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thấy được chân dung tinh thần người sáng tạo. Bởi thế, điều quan trọng và trực tiếp hơn cả của cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 83
  39. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 - Là nhà văn, phẩm chất quan trọng hàng đầu là tâm hồn, những rung cảm thẩm mĩ. Chính những rung cảm này mang đến cái đẹp cho tác phẩm và nguồn mĩ cảm cho người đọc. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những tư tưởng, thái độ, tình cảm đẹp cùng một tài năng nghệ thuật để truyền tải cái đẹp đời sống vào tác phẩm. 2.3. Chứng minh: (6.0 điểm) - Cái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ đời sống (ý phụ). - Cái đẹp trong tác phẩm bắt nguồn từ chính người nghệ sĩ (ý chính). - Đẹp ở tâm (tấm lòng với cuộc sống, con người; ý thức trách nhiệm ). - Đẹp ở tài năng (nghệ thuật, tri thức ). 2.4. Đánh giá chung, mở rộng vấn đề: (1.0 điểm) Ý kiến đã khẳng định đúng đắn một trong những vấn đề thuộc bản chất của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 84
  40. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 20 ĐỀ THI THAM KHẢO Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 01 trang) Câu 1 (8 điểm) Quan sát bức hình và đọc câu chuyện sau: CÂU CHUYỆN VỀ CÂY BÚT CHÌ VÀ CỤC TẨY - Bút chì: Cậu biết không, mình thực sự xin lỗi cậu! - Tẩy: Vì sao vậy, có chuyện gì à? - Bút chì: Xin lỗi cậu vì làm cậu bị thương bởi mình. Mỗi lần mình làm điều gì sai, cậu luôn ở đó để xóa giúp mình đi. Và mỗi một lần một lỗi lầm của mình được xóa đi, cậu lại bị mất đi một phần cơ thể. Cậu nhỏ đi, nhỏ dần hơn - Tẩy: Đúng vậy, nhưng mình không thấy phiền đâu. Cậu biết không, mình được sinh ra là để giúp cậu mỗi khi cậu làm sai điều gì đó. Thậm chí đến một ngày nào đó, khi mình biến mất, và cậu sẽ thay thế mình bằng một cái khác, mình vẫn sẽ thực sự hạnh phúc vì được sống để làm việc có ý nghĩa nhất cuộc đời mình. Thế cho nên đừng lo lắng nữa, mình không muốn thấy cậu buồn chút nào Suy nghĩ của anh/chị sau khi nhìn bức hình trên? Từ đó, anh/chị có liên hệ gì với bài học cuộc sống hiện nay xung quanh chúng ta mà ai cũng cần có? Câu 2 (12 điểm) “Viết truyện ngắn kiêng kị hai điều: hết chuyện là hết văn và hết văn là hết chuyện”. (Trích Văn học và nhân cách, Nguyễn Thanh Hùng, NXB Văn học, 1994, tr. 90) Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến trên? Bằng những kiến thức mà anh/chị đã được học và qua một số tác phẩm văn học giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của Cán bộ coi thi 1: Chữ ký của Cán bộ coi thi 2: ___ Dòng chữ trên bức hình (trái): - Tiếng Anh: No one is perfect, that’s why pencils have erasers. - Tiếng Việt: Không ai là hoàn hảo cả, đó chính là lí do vì sao bút chì lại có cục gôm. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 85
  41. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP 12 THPT; NĂM HỌC 2021 – 2022 ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THAM KHẢO Môn thi: NGỮ VĂN – ĐỀ 20 (Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Đề bài gồm 2 câu: câu 1 là bài Nghị luận xã hội; câu 2 là bài Nghị luận văn học. Đề bài có sự tích hợp kiểm tra kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, kĩ năng lập luận của học sinh. - Giám khảo cần nắm nội dung bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát. Chú ý khuyến khích các bài viết có cảm xúc, có ý riêng, sáng tạo. - Thí sinh có thể trình bày, triển khai ý theo nhiều cách khác nhau, nếu đáp ứng các yêu cầu vẫn cho đủ điểm. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ, ). - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích được nội dung của câu chuyện: (2.0 điểm) * Xác định vấn đề nghị luận: Sự Cho và Nhận trong cuộc sống. - Cho: là ban tặng, chia sẻ, hay bố thí với người khác - Nhận: là đối tượng hướng đến của cho - Cho và nhận: là một lối sống đáng được duy trì và phát triển.  Cho và Nhận là những cặp mảnh ghép đi đôi với nhau, tạo thành một mắc xích liên tục làm nên sự toàn mĩ của mô hình mang tên cuộc sống. 2.2. Bàn luận vấn đề: (6.0 điểm) a. Đối với con người: - Ta cho khi muốn được chia sẻ, muốn người khác cảm nhận được sự quan tâm, muốn mở lòng ra với mọi người - Khác với cho, nhận có thể xuất phát từ trạng thái có hoặc vô ý thức: nhận vì sự cảm động, một hành động kiểu xã giao hay thậm chí là qua loa cho xong chuyện - Con người biết cho và nhận sẽ nhận được sự tin yêu, kính trọng của mọi người thì sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống b. Đối với xã hội: - Cho và nhận giúp con người sống có tình thương, xã hội thêm văn minh và phát triển - Tuy nhiên, cho và nhận hiện nay cũng là cách nói châm biếm các hành vi ăn nhận hối lộ của một bộ phận trong xã hội. c. Thái độ đối với cho và nhận và cách rèn luyện: * Lưu ý: Phần 2.2, thí sinh lồng dẫn chứng vào khi dùng lí lẽ và phải có mở rộng, phê phán. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 86
  42. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (7 – 8): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, thể hiện góc nhìn riêng với tư duy sắc sảo. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát. - Điểm Khá (5 – 6): Đáp ứng khá các yêu cầu trên. Quan điểm rõ ràng, lập luận (lí lẽ, dẫn chứng) ở mức khá thuyết phục. Bố cục rõ ràng, có thể còn vài sai sót về chính tả, dùng từ. - Điểm Trung bình (4): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. Vấn đề bàn luận chưa sâu sắc. Lí lẽ, lập luận trung bình. Còn mắc một số lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Yếu – Kém (<4): Chưa hiểu hoặc hiểu chưa rõ các yêu cầu của đề; vấn đề nghị luận chưa sát với đề; bố cục, lập luận chưa hợp lí; bài viết quá sơ sài hoặc lan man; còn mắc khá nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. - Biết vận dụng, phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Đặc biệt nắm vững thao tác phân tích, chứng minh để làm sáng rõ vấn đề. - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. 2. Yêu cầu về nội dung: 2.1. Giải thích ý nghĩa của câu nói: (2.0 điểm) - Truyện ngắn: tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. - Hết chuyện là hết văn và hết văn là hết chuyện: điều phải kiêng kị, tránh, không được phép mắc vào của nhà văn khi viết truyện ngắn. - Chuyện: sự việc được kể lại bằng lời văn. - Văn: ngôn từ, lời kể của tác phẩm văn học. → Hết chuyện là hết văn: Sự việc khi đã kể xong mà lời văn của truyện ngắn không có khả năng gợi suy ngẫm, không còn âm vang trong tâm trí bạn đọc. ➔ Yêu cầu: Chuyện kể đã hết nhưng điều muốn nói đằng sau câu chuyện, lời kể lại phải bắt đầu. Sự việc trong truyện ngắn đòi hỏi phải nhiều trữ lượng mới có khả năng khơi gợi ở độc giả những suy tưởng. → Hết văn là hết chuyện: Lời văn dừng, những điều viết ra trên bề nổi câu chữ đã khép lại là chuyện muốn nói cũng hết. Tác phẩm không để độc giả viết tiếp câu chuyện, không đặt ra được những chuyện nhân sinh ➔ Yêu cầu: Lối viết trong truyện ngắn phải có khả năng tạo nhiều vùng trắng, dồn nén, có độ mở lớn.  Từ chỗ nêu ra những điều nhà văn phải kiêng kị, ý kiến đã đề cập đến yêu cầu về phẩm chất quan trọng gắn với đặc trưng của thể loại truyện ngắn: Tác phẩm đã dừng nhưng những sự việc, lời văn lại có khả năng khơi gợi, nói được nhiều điều. 2.2. Bàn luận cơ sở lí luận văn học: (3.0 điểm) a. Đặc trưng của văn chương nghệ thuật: Quá trình sáng tác văn học chính là quá trình kí hiệu hóa, nhà văn phản ánh đời sống và tư tưởng tình cảm của mình thông qua hình tượng nghệ thuật. Hơn nữa văn chương coi trọng tính hàm súc, ý tại ngôn ngoại. Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 87
  43. Bộ đề ôn thi HSG cấp Thành phố – Năm học 2021 – 2022 – Môn Ngữ Văn 12 Truyện ngắn nói riêng và văn học nói chung không chỉ nói ở những điều viết ra trên bề mặt câu chữ mà còn nói ở tầng sâu, tầng chìm từ những vùng trống, chỗ trắng, khoảng im lặng giữa các con chữ, lời văn. b. Đặc trưng của thể loại truyện ngắn: Truyện ngắn là ngắn nên tất cả phải cô đặc, dồn nén. Bởi vậy mỗi sự việc, chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, hành văn trong truyện ngắn đều phải có sức chứa lớn, có dư lượng dồi dào hơn nhiều những gì trên bề mặt. 2.3. Chứng minh: (6.0 điểm) * Thí sinh phải chọn đúng một số truyện ngắn theo yêu cầu và bám sát đề khi phân tích để làm nổi bật được vấn đề (chỉ phân tích chi tiết liên quan, không phân tích cả tác phẩm): Chuyện kể của tác phẩm đã hết, câu chữ đã dừng nhưng tác phẩm không khép kín bưng mà lại có khả năng mở ra được nhiều điều. 2.4. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề: (1.0 điểm) - Những điều cấm kị khác khi viết truyện ngắn, so sánh một số vấn đề với tiểu thuyết - Ý nghĩa của vấn đề đối với người sáng tác và người đọc. 3. Biểu điểm: - Điểm Giỏi (10 – 12): Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Kiến thức lí luận chắc, hiểu sâu về vấn đề, trình bày được các ý sâu sắc và phong phú. Phân tích sâu, kĩ, có cảm xúc các tác phẩm phù hợp để nêu bật vấn đề. Có sáng tạo, cá tính trong hình thức và nội dung bài làm. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, nêu bật luận đề, luận điểm; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, có thể còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm Khá (7 – 9): Đáp ứng khá các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề, chọn được một số tác phẩm phù hợp để làm rõ vấn đề nhưng ý chưa phong phú, phân tích chưa thật kĩ, văn chưa cảm xúc; bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, có thể còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Trung bình (6): Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của đề. Hiểu vấn đề nhưng ý chưa sâu, chưa phong phú. Có chú ý nêu bật luận điểm nhưng phân tích tác phẩm chưa sâu, chưa kĩ. Bố cục hợp lý, lập luận tương đối chặt chẽ, còn mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm Yếu (4 – 5): Bài làm ít ý, chưa chú ý làm rõ luận đề. Phân tích sơ sài, ít dẫn chứng. Lập luận tạm được, còn mắc nhiều lỗi về dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm Kém (1 – 3): Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề, sa vào việc phân tích chung về tác phẩm; chọn và phân tích tác phẩm để chứng minh thiếu thuyết phục, bố cục không hợp lý, diễn đạt còn hạn chế, - Điểm 0: Bỏ giấy trắng. HẾT Biên soạn: Đặng Nguyên Vũ (070.770.8643) Trang 88