Bài tập ngắn Ngữ văn 7

docx 10 trang hoaithuong97 9520
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ngắn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_ngan_ngu_van_7.docx

Nội dung text: Bài tập ngắn Ngữ văn 7

  1. BÀI TẬP NGẮN NGỮ VĂN 7 Bài tập 1: So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? Đáp án -“Ta với ta” trong bài Qua đèo Ngang là tác giả với cái bóng của chính mình, là nỗi cô đơn khi chỉ có một mình đối diện với chính mình ở nơi hoang vắng. -> Bộc lộ nỗi cô đơn gần nh tuyệt đối của tác giả. - “Ta với ta” trong Bạn đến chơi nhà là tác giả và bạn, tuy hai mà một, đó là tình bạn chân thành, cảm động vợt lên mọi thứ vật chất. -> Bộc lộ niềm vui mừng, phấn khởi của đôi bạn già. Bài tập 2.Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa : Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương Đáp án : * Hai câu thơ sử dụng cặp từ trái nghĩa : Ngẩng đầu - Cúi đầu * Tác dụng : - Tạo phép đối trong hai câu thơ - Làm nổi bật ý diễn đạt : làm nổi bật tình cảm nhớ quê hương của nhà thơ. Bài tập 3.Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa : Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Đáp án: - Tìm các cặp từ trái nghĩa: đi – về , trẻ - già , không đổi- khác. - Tác dụng: + Tạo các vế đối trong câu thơ. + Tạo ý tương phản,đối lập,làm nổi bật quãng đời xa quê dài bằng gần cả cuộc đời, sự thay đổi về vóc dáng, tuổi tác, nhưng tình cảm với quê hương vẫn chung thủy, vẹn nguyên. Bài tập 4: a. Chép chính xác bài thơ «Bánh trôi nước» của Hồ Xuân Hương b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ sau: c. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong 2 câu thơ cuối của bài thơ. Gợi ý: a. Chép đúng bài thơ b. - Câu thơ thứ 2 tác giả vận dụng thành ngữ: “Bảy nổi ba chìm” - Tác dụng: + Vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”. Chỉ ra sự sáng tạo trong vận dụng thành ngữ dân gian: “ba chìm bảy nổi” đảo thành “bảy nổi ba chìm” 1
  2. + Với việc sử dụng thành ngữ “bảy nổi ba chìm” trong bài thơ đã diễn tả sự long đong lận đận, bế tắc, tuyệt vọng về số phận của người phụ nữ trong XHPK c. - Hai câu thơ cuối, việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. - Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. - Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách tuyên ngôn dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đó là thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. Bài tập 5 a-Chép nguyên văn bài thơ “ Bành trôi nước” của Hồ Xuân Hương . b-Cho biết bài thơ được làm theo thể thơ gì ? c-Bài thơ gồm mấy lớp nghĩa ? Các lớp nghĩa đó có nội dung như thế nào ? Lớp nghĩa nào là chính ĐÁP ÁN a/ Chép nguyên văn bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương b/ Bài thơ được làm theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. c/ Bài thơ gồm hai lớp nghĩa * Nội dung : -Lớp nghĩa đen: nói về chiếc bánh trôi nước ở màu sắc, chât liệu, hình dáng, cách làm -Lớp nghĩa bóng: nói về người phụ nữ có hình thức xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt , thủy chung, tình nghĩa nhưng thân phận lại chìm nổi bấp bênh , không tự làm chủ Lớp nghĩa bóng là chủ yếu Bài tập 6: Cho hai câu thơ sau: “Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” a. Hai câu thơ trên được trích trong văn bản nào? Tên tác giả ? b. Xác định các biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Trả lời a.Câu thơ được trích trong văn bản“Qua đèo Ngang” của tác giả Bà huyện Thanh Quan. b.Xác định đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ - Từ láy tượng hình: Lác đác, lom khom. - Đảo ngữ: Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ - Nghệ thuật đối Tác dụng: Nhấn mạnh về cảnh Đèo Ngang, dù có người, có nhà nhưng tất cả đều thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ. 2
  3. Bài tập 7: a) Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”. b) Tác giả bài thơ là ai? Sáng tác năm nào? Ở đâu? Theo thể thơ gì? c) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Cảnh khuya”. d) Nêu tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ đó. Đáp án a) Chép thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”: b) - Tác giả bài thơ là Hồ Chí Minh. - Sáng tác năm 1947.- Ở chiến khu Việt Bắc. - Thể thơ (thất ngôn) tứ tuyệt Đường luật (hoặc tuyệt cú Đường luật) c) Chỉ ra các phép tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ “Cảnh khuya”: - So sánh: + Tiếng suối trong như tiếng hát xa + Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ - Điệp ngữ: + Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. + Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. d) Tác dụng: (gợi ý) - So sánh tiếng suối với tiếng hát làm cho tiếng suối trở nên gần gũi hơn, thân mật với con người hơn. Âm thanh trong trẻo, tô đậm thêm sự thanh vắng của đêm khuya. - Hai từ “lồng” được lặp lại trong câu thơ đã tạo nên bức tranh có nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều đường nét hình khối. Ánh trăng bao trùm, lồng vào những vòm cây cổ thụ; ánh trăng, bóng cây lồng vào hoa làm cho cảnh trở nên huyền ảo hơn. - Cảnh khuya đẹp như vẽ, như bức tranh sơn thủy hữu tình, khiến cho thi nhân chưa thể ngủ, bộc lộ tình yêu thiên nhiên của nhà thơ. - Từ “chưa ngủ” được lặp lại trực tiếp bộc lộ chiều sâu tâm trạng của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Người. Bài tập 8: Cho đoạn thơ: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ”. a. Đoạn thơ trên sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? b. Hãy chỉ ra tác dụng của phép tu từ được học ở chương trình Ngữ văn lớp 7 được sử dụng trong đoạn thơ trên Trả lời 3
  4. - Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp nghệ thuật: + Điệp ngữ: nghe + Từ “nghe” còn là Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. - Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ: từ Nghe được điệp lại nhiều lần nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi xao xuyến của người chiến sỹ khi nghe tiếng gà. Tiieengs gà trưa là âm thanh thân thuộc của làng quê khiến người chiến sỹ quên đi nỗi mệt nhọc, gợi lại trong lòng anh những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bài tập 9: a, Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ cuối trong một bài thơ em đã học " Cháu chiến đấu hôm nay " b, Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào, của ai? Nhân vật trữ tình được nhắc tới trong khổ thơ trên là ai? C. Xác định điệp ngữ và nêu giá trị của phép điệp ngữ trong khổ thơ em vừa chép? Đáp án a,Chép đúng khổ thơ b, - Khổ thơ nằm trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh - Nhân vật trữ tình là Người cháu – anh chiến sĩ. c, - Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp ngữ : từ “ vì” điệp 4 lần - Tác dụng : Điệp từ “ vì” trong khổ thơ khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Bài tập 10: PT tác dụng của phép chơi chữ: Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Bà Huyện Thanh Quan) => Lối chơi chữ bằng từ đồng âm khác nghĩa: “quốc quốc”, “gia gia” là âm thanh ở chốn núi rừng gợi sự buồn vắng, heo hút, thê lương ở đèo Ngang; “quốc quốc” “gia gia” cũng có nghĩa là nước, nhà bộc lộ tâm trạng buồn, nhớ nước, thương nhà của nhà thơ Bài tập 11: So sánh hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn. - Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao? Em hãy nêu vài cặp câu tục ngữ cũng có nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại bổ sung cho nhau? Gợi ý: Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Vì: - Câu"Không thầy đố mày làm nên": Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy. 4
  5. - Câu"Học thầy không tày học bạn": Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè, bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi. Vì vậy, học bạn cũng có kết quả tốt. Hai câu tục ngữ không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau, cùng đề cao việc học tập. Nếu chúng ta biết vừa học thầy, vừa học bạn, chắc chắn chúng ta sẽ học tập được nhiều, sẽ giỏi giang và làm được nhiều việc lớn lao, có ích cho xã hội và bản thân. Bài tập 12. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24) a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào? ĐÁP ÁN a. – Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. – Tác giả: Hồ Chí Minh b. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận c. – Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta. – Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Bài tập 13. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm) “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” ĐÁP ÁN a. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh - Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b. Xác định đúng ba câu rút gọn. + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 5
  6. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ c. - Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo d. - Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng - Phân tích: Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. ĐT C V => Mở rộng phần phụ sau cụm động từ. Bài tập 14: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc,từ việc rất lớn: việc cứu nước,cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định,Thắng, Lợi!" a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai? b. Ông đã từng giữ chức vụ quan trọng nào của Đảng và nhà nước? c. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì d. : Câu " Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt tên cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!". Cụm từ:" Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu? e. Theo em,đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn nghị luận này là gì? f. Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì? ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM: a. "Đức tính giản dị của Bác Hồ"- Phạm Văn Đồng b, Thủ tướng c. Nghị luận chứng minh). d. Trạng ngữ 6
  7. e. Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, nhận xét sâu sắc vừa thấm đượm tình cảm chân thành. f. Từ văn bản trên em thấy mình cần phải sống giản dị, chan hoà với mọi người, không kiêu căng, xa hoa lãng phí. Biết quý trọng thành quả lao động của người khác, sống không ỷ lại và yêu thương giúp đỡ mọi người. Bài tập 15 a. Thế nào là phép tương phản trong nghệ thuật văn chương? Chỉ ra hai mặt tương phản được thể hiện trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn b. Thế nào là phép tăng cấp trong nghệ thuật văn chương? Phép tăng cấp được thể hiện qua những cảnh nào trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn? ĐÁP ÁN a. Phép tương phản trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, cảnh tượng, tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nỏi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. - Hai mặt tương phản: + Cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch. + Cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, nghiêm trang. b. - Phép tăng cấp trong nghệ thuật văn chương là lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, hiện tượng muốn nói. - Sự tăng cấp được thể hiện trong văn bản + Miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ đê vỡ, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng mà người dân đang phải gánh chịu. + Miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phụ mẫu. Bài tập 16: Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.” a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b) Giải thích ngắn gọn nội dung những câu văn đó ? c) Viết đoạn văn ( 5 – 7 câu ) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. ĐÁP ÁN - Những câu văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn chương”. -Tác giả: Hoài Thanh.Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người. - Ý nghĩa của những câu văn đó: + “ Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”: văn học phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nhưng không sao chép nguyên xi hoặc rập khuôn máy móc hiện thực khách quan. 7
  8. + “ Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”: văn học còn có thể tạo ra một thế giới mới từ thế giới hiện thực vốn có. Bài tập 17 “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.” Em hãy đọc kỹ đoạn văn trên rồi trả lời các câu hỏi sau: 1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam? 2) Đoạn văn nghị luận về vấn đề gì ? Tìm câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận đó. 3) Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào, các dẫn chứng ấy được sắp xếp theo trình tự nào ? 4) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh nào, nhận xét về tác dụng của hình ảnh so sánh ấy ? 5) Kể tên các văn bản thuộc chủ đề: Văn nghị luận hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. ĐÁP ÁN Đoạn văn trên được trích từ văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 4 - Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ - Nhận xét về tác dụng của hình ảnh so sánh: Làm cho người đọc có thể hình dung được cụ thể và sinh động về sức mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu 3 - Để chứng minh cho nhận định “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử. - Các dẫn chứng ấy được sắp xếp theo trình tự thời gian. Câu 2 - Đoạn văn nghị luận về vấn đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.” Bài tập 18 Cho đoạn văn sau: 8
  9. " Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ " (Ngữ văn 7 - Tập 2, NXB Giáo dục) a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ - vị mở rộng trong câu: "Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ " c. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu: "Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống" . ĐÁP ÁN a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? - Đoạn văn trên trích trong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" - Tác giả: Phạm Văn Đồng . Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn:"Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống". - Phép liệt kê : + Con người của Bác, đời sống của Bác + Bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống - Tác dụng: Liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị , điều đó được mọi người kính trọng, tin yêu. b. Tìm, phân tích cấu tạo cụm chủ - vị mở rộng trong câu: Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác/quý trọng biết bao kết C V quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Bài tập 19: Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt [ ] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm [ ] a) Phần trích trên thuộc văn bản nào, của ai ? b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của phần trích trên là gì ? c) Hãy nêu tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong phần trích đó ĐÁP ÁN a) Phần trích thuộc văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn ( 0.5 đ) b) Phương thức biểu đạt chủ yếu của phần trích trên: miêu tả. (0.5 đ) c) Tác dụng của phép liệt kê: Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió. (1.0 đ) 9
  10. Bài tập 20: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X. xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thấm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều tới giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.” a. Đoạn trích trên nêu trong tác phẩm nào? Tác gỉa là ai? b. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? c. Nêu nội dung đoạn trích trên. d. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn thứ hai. e. Trong đoạn trích thứ nhất, câu nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. ĐÁP ÁN a- Trích trong văn bản “Sống chết mặc bay” - Tác giả Phạm Duy Tốn. b- Phương thức biểu đạt là: tự sự. c. Nội dung của đoạn trích: cảnh con đê sông Nhị Hà đang núng thế giữa cơn bão trong đêm và cảnh dân phu đang ra sức hộ đê. d. Trạng ngữ từ chiều tới giờ e. câu đặt biệt: Gần một giờ đêm. - Tác dụng: xác định thời gian. Bài tập 20 a. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản: " Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn? (Ngữ văn 7- Tập 2) b. Qua văn bản: "Sống chết mặc bay" em hiểu thêm được điều gì về cuộc sống của người dân lúc bấy giờ ? a. Văn bản" Sống chết mặc bay" ( Phạm Duy Tốn) * Nội dung: "Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh" nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. * Nghệ thuật: Lời văn cụ thể sinh động, sự kết hợp khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp. b. Hiểu thêm vể cuộc sống của người nông dân: (HS trình bày suy nghĩ sáng tạo). Gợi ý: Người dân có cuộc sống lầm than, cơ cực. Họ phải vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân. 10