Bài tập nâng cao môn Sinh học Lớp 12 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

docx 8 trang Hùng Thuận 21/05/2022 3290
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nâng cao môn Sinh học Lớp 12 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_nang_cao_mon_sinh_hoc_lop_12_dot_bien_so_luong_nhiem.docx

Nội dung text: Bài tập nâng cao môn Sinh học Lớp 12 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

  1. BÀI TẬP ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ NÂNG CAO Tự luận Dạng 1: Xác định số dạng thể lệch bội khác nhau Công thức: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì 1. Số loại thể ba (2n+1) có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là n. 2. Số loại thể một (2n-1) khác nhau có thể được hình thành trong loài là n. 3. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là n.(n-1)/2 4. Số loại thể ba kép(2n+1+1) tối đa có thể được hình thành trong loài là n.(n-1)/2. BT vận dụng Câu 1 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì 1. Số loại thể ba (2n+1) có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là . 2. Số loại thể một (2n-1) khác nhau có thể được hình thành trong loài là 3. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là 4. Số loại thể ba kép(2n+1+1) tối đa có thể được hình thành trong loài là Câu 2 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì 1. Số loại thể ba (2n+1) có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là . 2. Số loại thể một (2n-1) khác nhau có thể được hình thành trong loài là 3. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là 4. Số loại thể ba kép(2n+1+1) tối đa có thể được hình thành trong loài là Câu 3 : Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 18, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì 1. Số loại thể ba (2n+1) có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là . 2. Số loại thể một (2n-1) khác nhau có thể được hình thành trong loài là 3. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là 4. Số loại thể ba kép(2n+1+1) tối đa có thể được hình thành trong loài là Dạng 2: Xác đinh kiểu gen giao tử Mẫu Câu 1 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Aa và 0. Câu 2 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, thì có thể tạo ra các loại giao tử aa, AA và 0. Câu 3 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II vẫn diễn ra bình thường, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Aa, 0, A và a. Câu 4 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử AA, aa, 0, A và a. Câu 5 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST aa không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử aa, 0, A và a. Câu 6 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST AA không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử AA, 0, A và a. BT vận dụng Câu 1 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II vẫn diễn ra bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Câu 2 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, thì có thể tạo ra các loại giao tử . Câu 3 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II vẫn diễn ra bình thường, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử . Câu 4: Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử
  2. Câu 5 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST bb không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Câu 6 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST BB không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Câu 7 : Cơ thể có kiểu gen Dd, khi phát sinh giao tử, ở tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II vẫn diễn ra bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Câu 8 : Cơ thể có kiểu gen Dd, khi phát sinh giao tử, ở tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, thì có thể tạo ra các loại giao tử . Câu 9 : Cơ thể có kiểu gen Dd, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II vẫn diễn ra bình thường, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử . Câu 10: Cơ thể có kiểu gen Dd, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Câu 11 : Cơ thể có kiểu gen Dd, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST dd không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Câu 12 : Cơ thể có kiểu gen Dd, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST DD không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử Dạng 3: Xác định tỉ lệ giao tử Công thức Câu 1 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ 1/2Aa và ½ 0. Câu 2 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, x% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : x%/4 AA, x%/4 aa, 2x%/4 0, (1-x%)/2 A và (1-x%)/2 a. Câu 3 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST aa không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ: x%/4 aa, x%/4 0, ½ A và (1- x%)/2 a. Câu 4 : Cơ thể có kiểu gen Aa, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST AA không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ: x%/4 AA, x%/4 0, ½ a và (1- x%)/2 A. Mẫu Câu 1 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, 10% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : 2,5% AA, 2,5% aa, 5% 0, 45% A và 45% a. Câu 2 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST bb không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ: 2,5% aa, 2,5% 0, 50%A và 45% a. Câu 3 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, ở một số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST BB không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ: 2,5% AA, 2,5% 0, 50% a và 45% A. Bài tập vận dụng Câu 1 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, 30% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : . Câu 2 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, 30% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST bb không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : Câu 3 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, 30% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST BB không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : .
  3. Câu 4 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, 40% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : . Câu 5 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, 40% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST bb không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : Câu 6 : Cơ thể có kiểu gen Bb, khi phát sinh giao tử, 40% số tế bào có cặp NST mang cặp gen này phân li bình thường ở giảm phân I, nhưng đều có các tế bào mang NST BB không phân li trong giảm phân II, các tế bào còn lại phân li bình thường, thì có thể tạo ra các loại giao tử với tỉ lệ : . Dạng 4: Xác định tổ hợp giao tử của phép lai Bài toán 1: Xét 1 cặp NST và 1 cặp gen Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh; ở cơ thể mẹ giảm phân bình thường. Xác định được 1. Giao tử mà cơ thể bố tạo ra có thể là Aa và 0. 2. Giao tử mà cơ thể mẹ tạo ra có thể là A và a. 3. Tất cả các kiểu tổ hơp AAa, Aaa, A và a. 4. Tổng số kiểu tổ hợp sinh ra ở thế hệ con là 4. 5. Số kiểu tổ hợp khác nhau ở F1 là 4. 6. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể ba (2n + 1) là AAa và Aaa. 7. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể một (2n – 1) là A và a. 8. Tỉ lệ các loại kiểu gen là 25%AAa: 25%Aaa : 25%A : 25%a. 9. Nếu A qui định tính trạng trội và trội hoàn toàn so với a, thì tỉ lệ kiểu hình là 3 trội : 1 lặn. (Cơ thể biểu hiện kiểu hình lặn thuộc thể một) Bài toán 2: Xét 1 cặp NST và 1 cặp gen Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cả cơ thể bố và mẹ, tất cả các tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Xác định được 1. Giao tử mà cơ thể bố tạo ra có thể là Aa và 0. 2. Giao tử mà cơ thể mẹ tạo ra có thể là Aa và 0. 3. Tất cả các kiểu tổ hơp sinh ra ở thế hệ con: AAaa, Aa, và 0. 4. Tổng số kiểu tổ hợp sinh ra ở thế hệ con là 4. 5. Số kiểu tổ hợp khác nhau ở F1 là 3. 6. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể ba (2n + 2) là AAaa. 7. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể không (2n – 2) là 0. 8. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể lưỡng bội bình thường là Aa. 9.Tỉ lệ các loại kiểu gen là 25%Aaaa : 50%Aa : 25%0. Bài toán 3: Xét 1 cặp NST và 1 cặp gen Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có một số tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường, ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Xác định được 1. Giao tử mà cơ thể bố tạo ra có thể là Aa, 0, A và a 2. Giao tử mà cơ thể mẹ tạo ra có thể là A và a. 3. Tất cả các kiểu tổ hơp sinh ra ở thế hệ con: AAa, A, AA Aa, Aaa, a và aa. 4. Tổng số kiểu tổ hợp sinh ra ở thế hệ con là 8. 5. Số kiểu tổ hợp khác nhau ở F1 là 7. 6. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể ba (2n + 1) là Aaa và Aaa. 7. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể một (2n – 1) là A và a.
  4. 8. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể lưỡng bội bình thường là AA, Aa và aa. 9. Số kiểu tổ hợp dạng lệch bội là 4. 10. Số kiểu tổ hợp dạng lưỡng bội là 3. Bài toán 4: Xét 1 cặp NST và 1 cặp gen Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có một số tế bào con mang gen a được tạo ra từ giảm phân I xảy ra hiện tương không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Xác định được 1. Giao tử mà cơ thể bố tạo ra có thể là aa, 0, A và a 2. Giao tử mà cơ thể mẹ tạo ra có thể là A và a. 3. Tất cả các kiểu tổ hơp sinh ra ở thế hệ con: Aaa, A, AA Aa, aaa, a và aa. 4. Tổng số kiểu tổ hợp sinh ra ở thế hệ con là 8. 5. Số kiểu tổ hợp khác nhau ở F1 là 7. 6. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể ba (2n + 1) là Aaa và aaa. 7. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể một (2n – 1) là A và a. 8. Kiểu gen của cơ thể con dạng thể lưỡng bội bình thường là AA, Aa và aa. 9. Số kiểu tổ hợp dạng lệch bội là 4. 10. Số kiểu tổ hợp dạng lưỡng bội là 3. Bài tập vận dụng Bài 1: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có một số tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường, ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Hỏi có bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội được tạo ra? Bài 2: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có một số tế bào con mang gen a được tạo ra từ giảm phân I xảy ra hiện tương không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Hỏi có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thể ba và bao nhiêu loại hợp tử dạng thể một? Bài 3: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có một số tế bào, NST mang gen này xảy ra hiện tượng không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Hỏi có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thể ba và bao nhiêu loại hợp tử dạng thể một? Bài 4: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có 20% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang gen này không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Hỏi loại hợp tử thể ba chiếm bao nhiêu? Bài 5: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, trong tổng số tế bào con mang gen A được tạo ra từ giảm phân I có 30% tế bào xảy ra hiện tương không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Hỏi loại hợp tử 2n chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Bài 6: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có 30% tế bào xảy ra hiện tương cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; trong quá trình giảm phân ở cơ thể mẹ, có 15% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không li trong giảm phân II; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫn nhiên giữa các loại giao tử bố và mẹ trong thụ tinh tạo ra các loại hợp tử 2n + 1 và 2n + 2 lần lượt chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Bài 7: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, trong tổng số tế bào con mang gen A được tạo ra từ giảm phân I có 40% tế bào xảy ra hiện tượng không phân tách tại tâm động trong giảm phân II; trong quá trình giảm phân ở cơ thể mẹ, 20% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số hợp tử mang gen A ở thế hệ F1, các hợp tử có kiểu gen AA chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Bài 8: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, trong tổng số tế bào con mang gen A được tạo ra từ giảm phân I có 20% tế bào xảy ra hiện tương không phân tách tại tâm động trong giảm phân II; trong quá trình giảm phân ở cơ thể mẹ, trong tổng số tế bào con mang gen a được tạo ra từ giảm phân I có 10% tế bào xảy ra hiện tượng không li trong giảm phân II; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo
  5. lí thuyết, trong tổng số hợp tử mang gen A ở thế hệ F1, các hợp tử có kiểu gen thuộc dạng 2n + 1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Bài 9: : Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có 20% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II; các sự kiện khác diễn ra bình thường, ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫn nhiên giữa các loại giao tử bố và mẹ trong thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen AAa chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Bài 10: : Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có x% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; các sự kiện khác diễn ra bình thường, ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp ngẫn nhiên giữa các loại giao tử bố và mẹ trong thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen Aaa chiếm tỉ lệ 15%. Biết không có đột biến gen xảy ra. Theo lí thuyết, x% bằng bao nhiêu? Bài 11: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có x% tế bào cặp NST mang cặp gen Aa xảy ra hiện tượng không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ đã tạo ra các hợp tử thuộc dạng 2n – 1 chiếm tỉ lệ 5%. Tính theo lí thuyết, các hợp tử thu được có kiểu gen thuộc dạng 2n chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Bài 12: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có 30% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II; trong quá trình giảm phân ở cơ thể mẹ có x% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ đã tạo ra các hợp tử thuộc dạng 2n + 1 chiếm tỉ lệ 21%. Tính theo lí thuyết, x% bằng bao nhiêu? Trắc nghiệm vận dụng Câu 1: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có một số tế bào, NST mang gen này xảy ra hiện tượng không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Hỏi có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thể ba và bao nhiêu loại hợp tử dạng thể một? A. 3 và 2. B. 3 và 3. C. 4 và 2 D. 4 và 1. Câu 2: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có một số tế bào đều có cặp NST mang cặp gen này không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào còn lại giảm phân bình thường, ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường, các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Hỏi có bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội được tạo ra? A. 4 và 3. B. 3 và 3. C. 3 và 4 D. 3 và 5. Câu 3: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có tất cả tế bào con mang gen a được tạo ra từ giảm phân I xảy ra hiện tương không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ đã tạo ra các hợp tử thuộc dạng 2n -1 chiếm tỉ lệ A. 12,5%. B. 25% C. 6,25%. D. 50%. Câu 4: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có 20% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang gen cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ đã tạo ra các hợp tử thuộc dạng 2n +1 chiếm tỉ lệ A. 5%. B. 25% . C. 20%. D. 10% Câu 5: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có 20% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II; các sự kiện khác diễn ra bình thường, ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫn nhiên giữa các loại giao tử bố và mẹ trong thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen AAa chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 2,5% B. 7,5% . C. 1,5%. D. 3,75%. Câu 6: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, trong tổng số tế bào con mang gen A được tạo ra từ giảm phân I có 40% tế bào xảy ra hiện tượng không phân tách tại tâm động trong giảm phân II; trong quá trình giảm phân ở cơ thể mẹ, 20% số tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số hợp tử mang gen A ở thế hệ F1, các hợp tử có kiểu gen AA chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 18/67. B. 12/67 . C. 2/3. D. 27/134
  6. Câu 7: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, trong tổng số tế bào con mang gen A được tạo ra từ giảm phân I có 20% tế bào xảy ra hiện tương không phân tách tại tâm động trong giảm phân II; trong quá trình giảm phân ở cơ thể mẹ, trong tổng số tế bào con mang gen a được tạo ra từ giảm phân I có 10% tế bào xảy ra hiện tượng không li trong giảm phân II; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số hợp tử mang gen A ở thế hệ F1, các hợp tử có kiểu gen thuộc dạng 2n + 1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 11/140. B. 1/9. C. 10/21. D. 23/290 Câu 8: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có x% tế bào cặp NST mang cặp gen Aa xảy ra hiện tượng không phân tách tại tâm động trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường và các loại giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ đã tạo ra các hợp tử thuộc dạng 2n – 1 chiếm tỉ lệ 5%. Tính theo lí thuyết, các hợp tử thu được có kiểu gen thuộc dạng 2n chiếm tỉ lệ bao nhiêu? A. 35%. B. 90% C. 45%. D. 85%. *Câu 9: : Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố có x% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; các sự kiện khác diễn ra bình thường, ở cơ thể mẹ giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp ngẫn nhiên giữa các loại giao tử bố và mẹ trong thụ tinh tạo ra hợp tử có kiểu gen Aaa chiếm tỉ lệ 15%. Biết không có đột biến gen xảy ra. Theo lí thuyết, x% bằng bao nhiêu? A. 15%. B. 60% C. 20%. D. 30%. *Câu 10: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai Bố Aa x Mẹ Aa. Giả sử trong quá trình giảm phân ở cơ thể bố, có 30% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân II; trong quá trình giảm phân ở cơ thể mẹ có x% tế bào xảy ra hiện tượng cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ đã tạo ra các hợp tử thuộc dạng 2n + 1 chiếm tỉ lệ 21%. Tính theo lí thuyết, x% bằng bao nhiêu? A. 30%. B. 20% C. 15%. D. 40%. TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP *Câu 1: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là A. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n. B. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2 *Câu 2: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ A. 0,5%B. 0,25%.C. 1%.D. 2%. *Câu 3: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a. C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A *Câu 4: Một cặp alen Aa dài 4080 Å. Alen A có 3120 liên kết hiđrô, alen a có 3240 liên kết hiđrô. Do đột biến lệch bội đã xuất hiện thể ba (2n + 1) có số nuclêôtit loại A = 1320 ; G = 2280. Kiểu gen của thể lệch bội này là A. Aaa. B. aaa. C. AAa D. AAA. *Câu 5: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1. B. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1. C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1. D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1 *Câu 6: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội so với gen a quy định quả vàng. Cho phép lai Aa  Aa, giả sử trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở lần giảm phân 1, cặp NST chứa cặp gen trên nhân đôi nhưng không phân li. Thể lệch bội có kiểu hình quả đỏ ở đời con có thể là A. Thể khuyết nhiễm.B. Thể 1 nhiễm hoặc thể 3 nhiễm C. Thể 3 nhiễm hoặc thể khuyết nhiễm.D. Thể 4 nhiễm hoặc thể ba nhiễm kép.
  7. *Câu 7: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng cặp gen A, a nằm trên cặp NST số 2, cặp gen B, b nằm trên cặp NST số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp NST số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên? A. AaaBb và AaaBb B. Aaabb và AaaBB. C. AaaBb và AAAbb. D. AaaBb và AAAbb. *Câu 8: Người ta tiến hành lai giữa 2 cây ngô có kiểu gen như sau: P : mẹ AaBB  bố AAbb. Biết A, a nằm trên cặp NST thường số 2. B, b nằm trên cặp NST số 3. Kiểu gen của con lai 2n – 1 xảy ra do sự phân li không bình thường ở bố tại cặp NST số 2. A. AAB, AaB. B. ABb, aBb C. ABb, AaB. D. AAb, aBB. * Câu 9: Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào? A. AaBb, O. B. AaB, b C. AaB, Aab, B, b. D. AaB, Aab, O. * Câu 10: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân li trong phân bào ở 1 nhiễm sắc thể kép trong cặp Dd sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là A. AaBbDDdEe và AaBbddEe. B. AaBbDddEe và AaBbDEe C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbddEe. *Câu 11: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen (A và a) nằm trên nhiễm sắc thể thường số 1. do đột biến, trong loài này đã xuất hiện các thể ba ở nhiễm sắc thể số 1. Các thể ba này có thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về gen đang xét? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4 *Câu 12: Ở ngô giả thiết hạt phấn (n + 1) không có khả năng thụ tinh, còn noãn (n + 1) vẫn thụ tinh bình thường. Gen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp. Cho các cây thể ba (2n+1) có kiểu gen Aaa tự thụ phấn. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai F1 là: A. 11 thân cao: 1 thân thấp. B. 2 thân cao: 1 thân thấp C. 4 thân cao: 1 thân thấp. D. 8 thân cao: 1 thân thấp. *Câu 13: Ở ngô giả thiết hạt phấn n + 1 không có khả năng thụ tinh, còn noãn n + 1 vẫn thụ tinh bình thường. Gọi A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định thân thấp. Cho các cây lệch bội 2n+1 lai với nhau P: mẹ Aaa × bố AAa. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con lai F1 là: A. 11 thân cao : 1 thân thấp. B. 35 thân cao: 1 thân thấp. C. 5 thân cao : 1 thân thấp D. 8 thân cao: 1 thân thấp. *Câu 14: Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ, r: hạt trắng. Thể ba tạo hai loại giao tử (n+1) và n. Tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Phép lai Rrr Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 3 đỏ: 1 trắng. B. 5 đỏ: 1 trắng.C. 1 đỏ: 1 trắng. D. 2 đỏ: 1 trắng *Câu 15: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Trong trường hợp các giao tử lưỡng bội và đơn bội đều có khả năng thụ tinh với tỉ lệ như nhau, cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp. *Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Trong trường hợp các giao tử lưỡng bội và đơn bội đều có khả năng thụ tinh với tỉ lệ như nhau, cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp D. 11 cao: 1 thấp. Câu 17: Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cây thể ba có kiểu gen Aaa tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 là bao nhiêu? Biết rằng các loại giao tử đều có khả năng thụ tinh. A. 50% cây quả đỏ: 50% cây quả vàng.B. 75% cây quả đỏ: 25% cây quả vàng C. 35 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.D. 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng. *Câu 18: Ở một loài, gen quy định màu hạt có 3 alen theo thứ tự trội lặn hoàn toàn là A>a>a1, trong đó A quy định hạt đen; a: hạt xám; a1: hạt trắng. Nếu hạt phấn (n+1) không có khả năng thụ tinh thì khi cho cá thể lệch bội thể ba Aaa 1 tự thụ phấn kết quả phân li kiểu hình ở F1 là: A. 12 hạt đen: 5 hạt xám: 1 hạt trắngB. 10 hạt đen: 7 hạt xám: 1 hạt trắng. C. 10 hạt đen: 5 hạt xám: 3 hạt trắng.D. 12 hạt đen: 3 hạt xám: 3 hạt trắng. *Câu 19: Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Các cây hoa trắng này có thể là thể đột biến nào sau đây? A. Thể một B. Thể ba. C. Thể không.D. Thể bốn. *Câu 20: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb × ♀AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra
  8. bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội? A. 12 và 4. B. 9 và 12 C. 4 và 12. D. 9 và 6. A a a *Câu 21. Phép lai P: ♀X X x ♂X Y, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? A. XAXAY. B. XAXAXa. C. XaXaY. D. XAXaXa *Câu 22: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6. Xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể và các thể ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở loài này có tối đa 42 loại kiểu gen II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 3 tính trạng có tối đa 20 loại kiểu gen III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 33 loại kiểu gen IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 1 trong 3 tính trạng có tối đa 10 loại kiểu gen. A. 3 B. 4. C. 2. D. 1. *Câu 23: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen: A, C, B, b; D, d; E, e. Bốn cặp gen này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Già sử do đột biển, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả năng sống và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loài này các thể ba mang kiểu hình của 3 loại alen trội A, D, E và kiểu hình của alen lặn b có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 36. B. 44C. 24. D. 48. *Câu 24: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen: A, a; B, b; D, d; E, e. Bốn cặp gen này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen qui định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả năng sống sót và không phát sinh các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loài này, các thể ba mang kiểu hình của alen lặn b và kiểu hình của 3 loại alen trội A, D, E có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 48. B. 36. C. 36. D. 44 Câu 25: Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể bố có 12% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 24% số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Cho phép lai: P: Bố AabbDd x Mẹ AaBbdd. Ở đời con của phép lai này, theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng? (1) Trong tổng số hợp tử đột biến, hợp tử 2n – 1 chiếm 55,56%. (2) Hợp tử 2n chiếm 66, 88% (3) Số loại kiểu gen tối đa của hợp tử là 48 (4) Hợp tử 2n + 1 chiếm 15,12% A. 4. B. 2. c. 1. d. 3 (KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ LUÔN AN VUI VỚI CÔNG VIỆC. “THẦY CÔ GIÁO HẠNH PHÚC SẼ THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI” - Thiền sư Thích Nhất Hạnh)