Bài tập môn Hóa học lớp 8

doc 16 trang hoaithuong97 4520
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Hóa học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_mon_hoa_hoc_lop_8.doc

Nội dung text: Bài tập môn Hóa học lớp 8

  1. 1/Điền vào chổ trống từ thích hợp "Các vật thể . đều gồm một số khác nhau, được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là hay hỗn hợp một số Nên ta nói được: Đâu có là có " 2/Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây: - Trong quả chanh có nước , axit xitric (có vị chua) và một số chất khác. - Cốc bằngthủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo. - Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh. - Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao. 3/Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được: Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy. 4/Căn cứ vào tính chất nào mà: a) Đồng, nhôm được dung làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây? b) Bạc dùng để tráng gương? c) Cồn được dùng để đốt? 5/Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ). Hãy chứng tỏ trong nước vắt từ quả chanh có chứa axit ? o o o 6/Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: t nc = 232 C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180 C. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác? 7/Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102oC". Hãy chỉ ra ý đúng, ý sai (nếu có) ? o o 8/Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ t s =78,3 C và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?
  2. 9/Nguyên tử X có tổng số hạt là 40, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 12 hạt. tính số hạt mỗi loại? p+ e + n = 40; p + e – n = 12, p = e 2p + n = 40; 2p – n = 12 2p = (40 + 12):2 = 26; n = 40 – 26 = 14 p = e = 13; n = 14 Bài tập về nhà: 1 8/trang11-SGK; 1 5/trang 15, 15 - SGK
  3. 1/Điền tên hạt nào tạo thành nguyên tử vào các câu sau đây (chép vào ở bài tập): a) và có điện tích như nhau, chỉ khác dấu. b) . và . có cùng khối lượng, còn . có khối lượng rất bé, không đáng kể. c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số . trong hạt nhân. d) Trong nguyên tử luôn chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp. 2/Có thể dùng các cụm từ sau đây để nói về nguyên tử: A. Vô cùng nhỏ. B. Trung hòa về điện. C. Tạo ra các chất. D. Không chia nhỏ hơn trong phản ứng hóa học. Hãy chọn cụm từ phù hợp (A, B, C hay D?) với phần còn lại trống trong câu: "Nguyên tử là hạt , vì số electron có trong nguyên tử bằng đúng số proton trong hạt nhân". 3/Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau: Hãy chỉ ra số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử. 4/Có thể vẽ sơ đồ đơn giản gồm vòng tròn con là hạt nhân, mỗi vòng cung nhỏ là một lớp với số electron của lớp ghi ở chân. Thí dụ sơ đồ đơn giản của nguyên tử sillic trong bài tập 3 như sau: Biết rằng, trong nguyên tử các electron có ở lớp 1 (tính từ hạt nhân) tối đa là 2e, ở lớp 2 tối đa là 8e, ở lớp 3 tạm thời cũng là 8e, nếu còn electron sẽ ở lớp 4. a) Vẽ sơ đồ đơn giản của năm nguyên tử mà trong hạt nhân có số proton bằng 7, 9, 15, 17, 19. b) Mấy nguyên tử có số electron ở lớp ngoài cùng bằng 5, mấy nguyên tử có số electron ở lớp ngoài cùng bằng 7 ?
  4. 1/Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C? A. Có cùng thành phần hạt nhân. B. Có cùng khối lượng hạt nhân. C. Có cùng điện tích hạt nhân. 2/Cho biết sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố như sau: 3/Theo sơ đồ nguyên tử của 4 nguyên tố trong bài 2, hãy chỉ ra: a) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số lớp electron (mấy lớp). b) Nguyên tử những nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng (mấy electron). 4/a) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau: chín nguyên tử magie, sáu nguyên tử clo, tám nguyên tử neon. b) Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon lần lượt của: 7K, 12Si và 15P. 5/Hai nguyên tử magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi? 6/Biết rằng bốn nguyên tử magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X. 7/Cho biết sơ đồ hai nguyên tử như hình bên. a) Nếu sự giống nhau và khác nhau về thành phần hạt nhân của hai nguyên tử. b) Giải thích vì sao nói được hai nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học. Viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố. 8/Cho biết thành phần hạt nhân của năm nguyên tử như sau: (1) (6p + 6n) a) Năm nguyên tử này thuộc hai, ba, bốn hay năm (2) (20p + 20n) nguyên tố hóa học? (3) (6p + 7n) b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi (4) (20p + 22n) nguyên tố. (5) (20p + 23n) c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử mỗi nguyên tố
  5. 1/Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ thích hợp: “Khí hidro, khí oxi và khí clo là những , đều tạo nên từ một Nước, muối ăn (natri clorua, axit clohiđric là những , đều tạo nên từ hai . Trong thành phần hóa học của nước và axit clohidric đều có chung một , còn của muối ăn và axit clohiđric lại có chung một " 2/Không khí là một hỗn hợp gồm có một số chất. Trong số đó có bốn chất chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các chất khí nitơ, oxi, cacbon đioxit và hơi nước, các chất này được xếp thành sáu cặp chất dưới đây: Khí nitơ và khí oxi; Khí nitơ và khí cacbon đioxit. Khí oxi và khí cacbon đioxit; Khí oxi và hơi nước. Khí nitơ và hơi nước; Khi cacbon đioxit và hơi nước. Tất cả có mấy cặp chất gồm một đơn chất và một hợp chất ? A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn. 3/Hãy sửa dòng chữ sau (bỏ ngoặc đơn, chọn giữ lại những từ thích hợp) thành hai câu mô tả về cấu tạo của đơn chất: "Trong đơn chất (kim loại, phi kim), các nguyên tử (thường liên kết với nhau theo một số nhất định/ sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định)". 4/Dựa vào dấu hiệu nào dưới đây ( A, B hay C) để phân biệt phân tử của hợp chất khác với phân tử của đơn chất? A. Số lượng nguyên tử trong phân tử. B. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau. C. Hình dạng của phân tử. 5/Trong số các hợp chất dưới đây hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất. a) Khí ozon có phân tử gồm 3O liên kết với nhau. b) Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P, và 4O liên kết với nhau. c) Chất natri cacbonat (sođa) có phân tử gồm 2Na, 1C và 3O liên kết với nhau. d) Khí flo có phân tử gồm 2F liên kết với nhau. e) Rượu etylic (cồn) có phân tử gồm 2C, 6H, và 1O liên kết với nhau. f) Đường có phân tử gồm 12C, 22H, và 11O liên kết với nhau. 6/a) Khi hòa tan đường vào nước, vì sao không nhìn thấy đường nữa? b) Hỗn hợp nước đường gồm mấy loại phân tử? 7/Tính phân tử khối của sáu chất nói tới trong bài tập 5. Phân tử chất nào nặng nhất, chất nào nhẹ nhất ? 8/a) Số phân tử trong 1 kg nước lỏng có nhiều hơn hay bằng số phân tử trong 1 kg hơi nước ? b,Khi đun nóng nước lỏng quan sát kĩ ta thấy thể tích nước tăng lên chút ít. Một bạn giải thích: Đó là do các phân tử nở ra. Bạn khác cho rằng: Đó là do khoảng cách giữa các phân tử giãn ra. Bạn nào đúng?
  6. 1/Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: "Công thức hóa học có thể dùng để biểu diễn , gồm và ghi ở chân. Công thức hóa học của chỉ gồm một , còn của gồm từ hai trở lên". 2/Cho công thức hóa học của một số chất như sau: - Brom: Br2 - Nhôm clorua: AlCl3 - Magie oxit: MgO - Kim loại kẽm: Zn - Kali nitrat: KNO3 - Natri hidroxit: NaOH Trong số đó có mấy đơn chất, mấy hơp chất? Trả lời đúng là A, B, C hay D? A. 3 đơn chất và 3 hợp chất. B. 2 đơn chất và 4 hợp chất. C. 4 đơn chất và 2 hợp chất. D. 1 đơn chất và 5 hợp chất. 3/Viết công thúc hoá học và tính phẩn tử khối của các hợp chất sau : a) Mangan đioxit, biết trong phân tử có 1Mn và 2O. b) Bari clorua, biết trong phân tử có 1Ba và 2Cl. c) Bạc nitrat, biết trong phân tử có 1 Ag, 1N và 3O. d) Nhôm photphat, biết trong phân tử có 1 Al, 1P và 4O. 4/Tính khối lượng bằng đơn vị cacbon của năm phân tử bari sunfat: 5BaSO4 5/Thực nghiệm cho biết nguyên tố natri chiếm 59% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố lưu huỳnh. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất. 6/Hợp chất A tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Người ta xác định được rằng, tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng:mO/mN=12/7. Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của A.
  7. 1/Chép vào vở bài tập những câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp chọn trong khung. Hóa trị, nguyên tử, nguyên tố, nhóm nguyên tử, khả năng liên kết, phân tử. "Hóa trị là con số biểu thị của nguyên tố này (hay ) với nguyên tố khác. Hóa trị của một (hay ) được xác định theo của H chọn là đơn vị và của O là hai đơn vị". 2/Người ta quy ước mỗi vạch ngang giữa kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X, Y với H và O như sau: H-X-H; X= O; H-Y a) Tính hóa trị của X và Y. b) Viết sơ đồ công thức hợp chất giữa nguyên tố Y và O, giữa nguyên tố X và Y. 3/Viết sơ đồ công thức của các hợp chất sau: HCl; H2O; NH3; CH4. 4/Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử các hợp chất sau. Cho biết S hóa trị II: K 2S; MgS; Cr2S3; CS2 5/Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử các hợp chất sau, biết nhóm (NO 3) hóa trị I và nhóm (CO3) hóa trị II: Ba(NO3)2; Fe(NO3)3; CuCO3; Li2CO3. 6/Lập công thức hóa học của những chất hai nguyên tố như sau: P(III) và H; P(V) và O; Fe(III) và Br(I); Ca và N(III). 7/Lập công thức hóa học của những chất hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau: Ba và nhóm (OH); Al và nhóm (NO3); Cu(II) và nhóm (CO3) Na và nhóm (PO4)(III). 8/Biết Cr (crom) có 2 hóa trị thường gặp là II và III a) hãy chọn công chức hóa học đúng trong số các công thức cho sau đây: (1) CrSO 4 ; (2) Cr2S04 ; (3) CrO ; (4) CrO2 (5) Cr(SO4)2 ; (6) Cr2(SO4)3. (7) Cr2O ; (8) Cr2O3 b) Tính phân tử khối của những chất biểu diễn bởi công thức hoá học đúng. 9/Người ta xác định được rằng nguyên tố silic(Si) chiếm 87,5% về khối lượng trong hợp chất với nguyên tố hidro. a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất. b) Xác định hóa trị của Silic trong hợp chất.
  8. Bài 1: Ghép cột A với cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B a.Đại diện cho chất 1. Nguyên tử khối b. Đại diện cho nguyên tố hóa học 2. Phân tử khối c. Khối lượng nguyên tử tính bằng đvC 3. Phân tử d. Khối lượng phân tử tính bằng đvC 4. Kí hiệu hóa học e. Biểu diễn nguyên tố hóa học, chỉ một nguyên tử của nguyên tố Bài 2: Nhìn vào mô hình cấu tạo của nguyên tử Natri và suy luận các thông tin sau: 1) Số proton? 2) Số electron? 3) Số lớp electron? 4) Số electron lớp ngoài cùng? Bài 3: Nêu điểm giống và khác nhau giữa nguyên tử Kali và Natri. Bài 4:
  9. Phân tử một hợp chất gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hiđro, và nặng bằng nguyên tử oxi. a, Tính Nguyên tử khối của X, cho biết tên và Kí hiệu hóa học của nguyên tố X. b, Tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất. Bài 5: Có 6 nguyên tố được đánh số là: (1); (2); (3); (4); (5); (6). Biết rằng: . Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần. . Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần. . Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần. . Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần. . Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần . Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và KHHH của các nguyên tố nói trên. Bài 6: Một hợp chất có phân tử khối là 62. Trong phân tử nguyên tố Oxi chiếm 25,8% theo khối lượng, còn lại là Natri. Hãy cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố hóa học có trong phân tử của hợp chất, Bài 7: Muối ăn gồm hai nguyên tố hóa học là Na và Cl trong đó Na chiếm 39,3% theo khối lượng. Hãy tìm Công thức hóa học của muối biết Phân tử khối của nó gấp 29,25 lần Phân tử khối của hidro. Bài 1: Lập CTHH cho các hợp chất: a. Cu(II) và Cl b. Al và (NO3) c. Ca và (PO4) d. ( NH4) và (SO4) e. Mg và O g. Fe(III) và (SO4). Bài 2: Lập CTHH giữa sắt có hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm (OH). Bài 3: Lập CTHH cho các hợp chất: 1. Al và (PO4) 2. Na và (SO4) 3. Fe (II) và Cl 4. K và (SO3) 5. Na và Cl 6. Zn và Br 7. Na và (PO4) 8. Ba và (HCO3) 9. Mg và (CO3) 10. K và (H2PO4) 11. Hg và (NO3) 12.Na và (HSO4) 2. Bài tập công thức hóa học củng cố mở rộng Bài 1: Viết CTHH của: a) Axit nitric (gồm 1H; 1N; 3O) b) Khí gas (gồm 3C; 8H)
  10. c) Đá vôi (gồm 1Ca; 1C; 3O) Bài 2: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau. Đồng thời cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất. a) Khí etan, biết trong phân tử có 2C, 6H. b) Nhôm oxit, biết trong phân tử có 2Al và 3O. c) Kali d) Natri hidroxit (gồm 1Na, 1O, 1H) e) Khí clo f) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử O) g) Axit sunfuric (gồm 2H, 1S, 4O) h) Silic i) Saccarozo (gồm 12C, 22 H, 11 O) j) Khí nitơ k) Than (chứa cacbon) Bài 3: Viết CTHH và tính PTK của các chất sau: a) Giấm ăn (2C, 4H, 2O). b) Đường saccarozo (12C, 22H, 11O). c) Phân ure (1C, 4H, 1O, 2N). d) Cát (1Si, 2O). Bài 4: Viết CTHH trong các trường hợp sau: a) Phân tử A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. b) Phân tử B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử hidro gâp 2,4 lần số nguyên tử cacbon. Bài 5: Viết CTHH trong các trường hợp sau: a) Phân tử X có phân tử khối 80 và được tạo nên từ hai nguyên tố Cu và O. b) Phân tử Y có phân tử khối bằng phân tử khối của X. Y được tạo nên từ hai nguyên tố S, O. c) Phân tử Z có phân tử khối bằng 1,225 phân tử khối của X. Z được tạo nên từ những nguyên tố H, S, O trong đó số nguyên tử của H gấp đôi số nguyên tử của S và số nguyên tử O gấp đôi số nguyên tử H. Bài 6: Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử X liên kết với 3 nguyên tử hidro và nặng gấp 8,5 lần khí hidro. Xác định CTHH của hợp chất. Bài 7: Một hợp chất A gồm nguyên tử nguyên tố Y liên kết với 3 nguyên tử oxi và nặng gấp 5 lần nguyên tử oxi. Xác định CTHH của hợp chất. Bài 8 (*): Một hợp chất có thành phần phân tử gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3: 8. Công thức hóa học của hợp chất là gì? Bài 9 (*): Tìm CTHH của một oxit sắt gồm 2 nguyên tố Fe và O. Biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng của Fe và O là 7 : 3. Bài 10 (*): Tìm CTHH của hợp chất X có thành phần nguyên tố gồm 52,17% cacbon, 13,05% hidro và 34,78 % oxi. Biết phân tử khối của X là 46. Bài 11 (*): Hợp chất A chứa 3 nguyên tố Ca, C, O với tỉ lệ 40% canxi, 12% cacbon, 48% oxi về khối lượng. Tìm CTHH của A. Bài 12 (*): Tìm CTHH của các hợp chất sau: a) Muối ăn gồm 2 nguyên tố hóa học là Na và Cl, trong đó Natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Biết PTK của muối ăn gấp 29,25 lần PTK của khí hidro. b) Một chất lỏng dễ bay hơi, thành phần phân tử có 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và có PTK bằng 50,5. Bài 13. Biết phân tử X2O nặng hơn phân tử cacbon 8,5 lần. Hãy xác định: a) Nguyên tử khối, tên gọi và kí hiệu hóa học của X b) Cho biết ý nghĩa của công thức X2O3 Bài 14. Hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố S và O. Biết tỉ lệ khối lượng của S đối vơi O là mS:mO = 2:3. Xác định công thức hóa học của hợp chất X. Bài 15. Hợp chất X có chứa 25,93% nito, còn lại là oxi. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất trên và cho biết ý nghĩa công thức hóa học đó. Bài 9: Đáp số: Fe2O3 Bài 10: CTHH chung của X là CxHyOz Theo đề bài ta có:
  11. (chú ý công thức (1) luôn được áp dụng đối với dạng bài cho PTK và % từng nguyên tố). Vậy CTHH của X là C2H6O. Bài 11: Đáp số: CaCO3 Bài 12: a) CTHH chung của muối ăn là NaxCly %Na = 39,3% => %Cl = 100 – 39,3 = 60,7 (%) NaxCly = 29,25 H2 = 29,25 . 2 = 58,5 Giải tương tự bài 10 Ta được kết quả: CTHH của muối ăn là NaCl. b) ĐS: CH3Cl c) ĐS: C6H12O6 d) ĐS: CH4 Bài 13: Phân tử khối của X2O3 bằng: 85.12 = 102 đvC Mà MX2O3= 2.X + 3.16 = 102 => 2X + 48 = 102 => X = 27 a) Vậy nguyên tử khối của X là 27 đvC X là nguyên tố nhôm, kí hiệu hóa học là Al. b) Ý nghĩa của công thức Al2O3 cho biết các thông tin sau: Hợp chất Al2O3 do hai nguyên tố là Al và O tạo nên Có 2 nguyên tử nhôm, 3 nguyên tử oxi trong 1 phân tử Al2O3 Phân tử khối bằng: 27.2 + 16.3 = 102 đvC Bài 14: Gọi công thức hóa học của hợp chất X là: SxOy (x,y: nguyên dương) Áp dụng công thức: => x = 1, y = 3 Công thức hóa học của hợp chất khí X là SO3 Bài 15: Gọi công thức hóa học của hợp chất X là: NxOy (x,y: nguyên dương) Áp dụng công thức: Mà phân tử khối của hợp chất bằng: 14.x + 16.y = 108 => y = 5 Công thức hóa học của hợp chất khí X là N2O5
  12. Bài 2 Lập CTHH cho các hợp chất: a. Cu(II) và Cl b. Al và NO3 c. Ca và PO4 d. NH4 (I) và SO4 e. Mg và O g. Fe( III ) và SO4 Bài 3 Lập CTHH của các hợp chất: 1. Al và PO4 2. Na và SO4 3. Fe (II) và Cl 4. K và SO3 5. Na và Cl 6. Na và PO4 7. Mg và CO3 8. Hg (II) và NO3 9. Zn và Br 10.Ba và HCO3(I) 11.K và H2PO4(I) 12.Na và HSO4(I)
  13. Câu 2. (2đ) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất sau: a) Canxi oxit, biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O b) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1 Cu, 1 S và 4 O. Câu 3. (2đ) a) Xác định hóa trị của nguyên tố Fe trong hợp chất sau: FeCl2? Biết Cl có hóa trị I b) Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: Cu (II) và O ; Al ( III) và SO4(II). Câu 4. (1đ)Trong phân tử một hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tử nguyên tố R và 5 nguyên tử nguyên tố oxi. Tìm nguyên tử khối và tên nguyên tố R. Biết hơp chất này nặng hơn phân tử hidro 71 lần. Bài 1. Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất sau: a) Canxi oxit (vôi sống), biết trong phân tử có 1Ca và 1O. b) Amoniac, biết trong phân tử có 1N và 3H. c) Đồng sunfat, biết trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O. Bài 2. Viết CTHH trong các trường hợp sau: a) Phân tử hợp chất A có phân tử khối là 64 và được tạo nên từ hai nguyên tố S và O. b) Phân tử hợp chất B có phân tử khối gấp 1,125 lần phân tử khối của A và B được tạo nên từ hai nguyên tố C, H trong đó số nguyên tử H gấp 2,4 lần số nguyên tử C. Bài 3. Sắt kết hợp với Oxi tạo thành 3 hợp chất: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hãy cho biết % sắt trong hợp chất nào cao nhất? Câu 4 ( 3 điểm) Lập công thức hoá học theo các bước và tính phân tử khối của các hợp chất. a) Hợp chất gồm sắt ( Fe) có hoá trị III và nhóm Sunfat (SO4) có hoá trị II b) Hợp chất gồm lưu huỳnh ( S) có hoá trị VI và nguyên tố oxi (O)có hoá trị II Câu 5 (3 điểm) Một hợp chất gồm có nguyên tố R và nguyên tố Oxi có công thức hoá học dạng R2O3 a) Tính hoá trị của nguyên tố R b) Biết rằng phân tử R2O3 nặng hơn nguyên tử Canxi 4 lần. Tìm tên nguyên tố R, kí hiệu ? (Cho biết nguyên tử khối : S =32, H = 1, Fe = 56, O = 16, Ca = 40, N =14) Câu 13. (2 điểm)
  14. a/ Các cách viết sau chỉ ý gì: 5 Cu, 3 Cl2 b/ Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt những ý sau: Hai phân tử nước, sáu nguyên tử nhôm. c/ Thế nào là đơn chất, hợp chất mỗi loại lấy 1 ví dụ minh họa? Câu 14. (2 điểm) Có 1 hỗn hợp rắn gồm: Bột nhôm, muối ăn, bột sắt. Hãy nêu phương pháp tách hỗn hợp trên và thu mỗi chất ở trạng thái riêng biệt (dụng cụ hóa chất coi như đầy đủ). Câu 15. ( 2 điểm) Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất gồm a) K (I) và O(II) b) Ca(II) và nhóm PO4 (III) Câu 16. (1 điểm) Một hợp chất có công thức hóa học là RO2 nặng bằng 32 lần phân tử hiđro. Hãy tìm R, cho biết tên và kí hiệu hóa học của R?
  15. I. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng trong các câu sau rồi ghi vào bài làm. Câu 1. Trong mọi nguyên tử đều có A. Số electron bằng số proton B. Số proton bằng số nơtron; C. Số nơtron bằng số electron D. Số proton bằng số electron và bằng số nơtron. Câu 2. Cách viết 2H2O chỉ ý A. Hai nguyên tử nước B. Hai phân tử nước; C. Hai nguyên tố hiđro và một nguyên tố oxi D. Một phân tử hiđro và một phân tử oxi. Câu 3. Cho các chất có công thức hoá học sau: 1. H2O 2. NaCl 3.H2 4. Cu 5.O3 6. CH4 7. O2 Nhóm chỉ gồm các đơn chất là: A. 1;3;5;7 B. 1;2;4;6 C. 2;4;6;7 D. 3;4;5;7 Câu 4. Cho biết công thức hoá học chung của hợp chất AxBy, trong đó A có hoá trị a và B có hoá trị b. Theo quy tắc hoá trị ta có: A. x.y = a.b B. a.x= b.y C. a.y = b.x D.Cả A, B, C đều đúng II. TỰ LUẬN Bài 1. a) Tính hoá trị của Fe và N trong các hợp chất sau: Fe2O3; NH3. b) Tính hoá trị của Cu trong hợp chất: Cu(NO3)2 biết nhóm NO3 có hoá trị I. c) Công thức hóa học của đá vôi là CaCO2 có ý nghĩa gì? Bài 2. Lập công thức hoá học rồi tính phân tử khối của các hợp chất có thành phần như sau: a)C (IV) và O. b)Cu (II) và NO3 (I) Bài 3. Cho biết phân tử X2 nặng gấp 16 lần phân tử khí hiđro. Hỏi nguyên tử X thuộc nguyên tố hoá học nào?