Kiểm tra 15 phút - Hóa học 8 - Chương IV: Oxi, không khí - Mã đề thi 205

docx 2 trang hoaithuong97 7610
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút - Hóa học 8 - Chương IV: Oxi, không khí - Mã đề thi 205", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_15_phut_hoa_hoc_8_chuong_iv_oxi_khong_khi_ma_de_thi.docx

Nội dung text: Kiểm tra 15 phút - Hóa học 8 - Chương IV: Oxi, không khí - Mã đề thi 205

  1. Họ và tên: Lớp: KIỂM TRA 15 PHÚT - HÓA HỌC 8 Mã đề thi 205 CHƯƠNG IV: OXI - KHÔNG KHÍ (Gồm 20 câu, mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1: Chất nào sau đây không phản ứng với khí oxi? A. Sắt B. Nước C. Lưu huỳnh D. Khí metan Câu 2: Oxit là hợp chất của oxi với: A. Một nguyên tố kim loại B. Một nguyên tố phi kim C. Các nguyên tố hóa học khác D. Một nguyên tố hóa học khác Câu 3: Có mấy loại oxit? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4: Chất nào sau đây là oxit bazơ? A. CO2 B. FeO C. SO3 D. P2O5 Câu 5: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxi trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật. Câu 6: Cho các phản ứng: (a) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O. (b) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O. (c) O3 → O2 + O. (d) 4KClO3 → KCl + 3KClO4. (e) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. Số phản ứng oxi hóa – khử là: A. 2.B. 3.C. 5.D. 4. Câu 7: Khi đốt nóng, oxi tác dụng với đơn chất nào sau đây thu được oxit axit ? A. Sắt B. Bari C. Photpho D. Đồng Câu 8: Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ: A. 183oC. B. –183oC. C. 196oC. D. –196oC. Câu 9: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng? A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhịêt độ cao B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại C. Oxi không có mùi và vị D. Oxi cần thiết cho sự sống Câu 10: Tại sao người ta dùng phương pháp đẩy nước để thu khí oxi?: A. Oxi ít tan trong nước B. Oxi tan nhiều trong nước C. Khối lượng riêng oxi nặng hơn nước D. Oxi mạnh hơn nước Câu 11: Dãy chỉ gồm các oxit axit là: A. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5. B. CO2, SO2, MnO2, SO3, P2O5. C. FeO, Mn2O7, SiO2, CaO, Fe2O3. D. Na2O, BaO, H2O, H2O2, ZnO. Câu 12: Sự cháy là: A. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. B. Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  2. C. Sự oxi hóa không tỏa nhiệt nhưng có phát sáng. D. Sự oxi hóa không tỏa nhiệt và không phát sáng. Câu 13: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần theo thể tích của không khí: A. 21% khí nitơ ; 78% khí oxi ; 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm). B. 21% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm) ; 78% khí nitơ ; 1% khí oxi. C. 21% khí oxi ; 78% khí nitơ ; 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm). D. 21% khí oxi ; 78% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm) ; 1% khí nitơ. Câu 14: Phản ứng phân hủy là: to to a) 2KClO3  2KCl + 3O2. b) 2Fe(OH)3  Fe2O3 + H2O. to to c) 2Fe + 3Cl2  2FeCl3. d) C + 2MgO  2Mg + CO2. A. a, b. B. b, d. C. a, c. D. c, d. Câu 15: Những chất được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là: A. KClO3 và KMnO4 B. KClO3 và CaCO3. C. KMnO4 và không khí. D. KMnO4 và H2O. Câu 16: Oxit sắt từ có công thức phân tử là: A. Cu2O. B. CuO. C. Fe3O4. D. Fe2O3 Câu 17: Có 4 lọ riêng biệt: nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ? A. Giấy quì tím. B. Giấy quì tím và đun cạn. C. Nhiệt phân. D. Dung dịch NaOH Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3 là vì lí do: A. Dễ kiếm, rẻ tiền. B. Giàu oxi, dễ phân hủy ra oxit. C. Phù hợp với thiết bị hiện đại. D. Không độc hại. Câu 19: Khi phân hủy có xúc tác 122,5 gam kaliclorat, thể tích khí oxi thu được sau khi phân hủy là: A. 48,0 lít. B. 24,5 lít. C. 67,2 lít. D. 33,6 lít. Câu 20: Phản ứng nào sau đây là phản ứng hóa hợp? to A. CuO + H2  Cu + H2O. B. CaO + H2O  Ca(OH)2. to C. 2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2. D. CO2+ Ca(OH)2  CaCO3 +H2O. . Hết