79 Đề và dàn ý: Phân tích chứng minh một ý kiến nhận định có lí luận văn học

pdf 27 trang hoaithuong97 102486
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "79 Đề và dàn ý: Phân tích chứng minh một ý kiến nhận định có lí luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf79_de_va_dan_y_phan_tich_chung_minh_mot_y_kien_nhan_dinh_co.pdf

Nội dung text: 79 Đề và dàn ý: Phân tích chứng minh một ý kiến nhận định có lí luận văn học

  1. MỤC LỤC TT NỘI DUNG NHẬN ĐỊNH TÁC GIẢ PHÂN TÍCH TR CHỨNG MINH B 1. Bài thơ không chỉ có hình tượng đẹp mà Khuyết danh Mùa xuân nho còn đầy ắp chất nhạc, chất thơ nhỏ 2. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con Nguyễn Đình Sang thu và người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho Thi Mùa xuân nho tâm hồn người nhỏ C 3. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên Khuyết danh Cảnh ngày xuân nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh và Kiều ở lầu ở đây là phương tiện miêu tả, còn tâm trạng Ngưng Bích là mục đích miêu tả. 4. Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời Khuyết danh Quê hương và sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả Tiếng gà trưa là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ 5. Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là Khuyết danh Chiếc lược ngà truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người 6. Cuộc sống trong tác phẩm văn học có cả Khuyết danh Chuyện người cái đẹp, cái nên thơ lẫn niềm đau và nước con gái Nam mắt Xương 7. Chất muối trong thơ Chế Lan Viên Mùa xuân nho nhỏ 8. Một trong những sứ mệnh của người nghệ Khuyết danh Lặng lẽ Sa Pa sĩ là phát hiện cho được cái âm thanh kì diệu của cuộc sống vốn dĩ rất đỗi bình thường 9. Cái đẹp của thơ không nên chỉ làm nên Bertold Brecht Ánh trăng ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc
  2. 10. Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất R.Tagor Ánh trăng của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong D 11. Dù viết về cái gì, văn chương chân chính Nguyễn Bích Ánh trăng và cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để Thảo Bến quê cảnh tỉnh con người, Viết về cái tốt Đ 12. Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi Nguyễn Đình Đoàn thuyền chữ, ngoài cái nghĩa của nó, Thi đánh cá 13. Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo Trần Đình Sử Đoàn thuyền ra cái mới Cái quý của nhà văn là sáng tạo đánh cá ra cái mới chứ không phải viết được nhiều. 14. Điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái Khuyết danh Chương trình giọng nói của riêng mình Ngữ văn lớp 9 15. Đọc một câu thơ hay, người ta không Khuyết danh Nói với con thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó 15. Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm Lê Đạt Chương trình giác đứng trước một bến đò gió nổi, một Ngữ văn lớp 9 khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn ” G 16. Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật Nguyễn Khải Chuyện người trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó con gái Nam Xương 17. Giá trị vĩnh hằng của thơ là những vấn Trần Hoài Anh - Truyện Kiều. đề mang tính nhân văn, thuộc về con người, Thanh Thảo và Liên hệ đoạn thuộc về nhân loại”. thơ trích Tức nước vỡ bờ H 18. Hình tượng con người vô danh trong tác Mạc Ngôn Tác phẩm trong phẩm thường được các nhà văn xây dựng chương trình một cách chỉn chu, có số phận, có cá tính, THCS
  3. K 19. Không có tiếng nói riêng, tác phẩm văn Lí luận văn học Lặng lẽ Sapa học sẽ không có chỗ đứng trong lòng bạn đọc N 20. Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải Đọc, hiểu văn Làng” và “Bài là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ bản Ngữ văn 9, thơ về tiểu đội của nhà văn 2005, tr. 160 xe không kính” 21. Niềm vui của nhà văn chân chính là được K.Pautopxki Sang thu làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Lặng lẽ Sa Pa 22. Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của Lê Ngọc Trà Ánh trăng và tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi Bếp lửa gắm tâm tư. 23. Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, André Chénien Ngữ văn 9 trái tim mới làm nên thi sĩ. 24. Nghệ thuật giải phóng được cho con Nguyễn Đình Ánh trăng người khỏi những biên giới của chính mình, Thi nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được 25. Nghệ thuật viết văn là nghệ thuật của A.P.Sê-khốp Chiếc lược ngà những chi tiết 26. Nhà văn phải biết khơi lên ở con người Ai-ma-tốp Chuyện người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái con gái Nam khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt Xương đẹp. 27. Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là Khuyết danh Kiều ở lầu thước đo tài năng người nghệ sĩ Ngưng Bích 28. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, Khuyết danh Ngữ văn 9 vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, 29. Những câu thơ hay nhất trong bài thơ Rasul Gamzatov Ngữ văn 9
  4. 30. Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất Xuân Diệu Đoàn thuyền phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi đánh cá Liên hệ qua một tâm hồn, một trí tuệ Quê hương của Tế Hanh 31. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho Nguyễn Đình Lặng lẽ Sa Pa ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong Thi lòng chúng ta khiến chúng ta tự phải bước 32. Nhà văn không có phép thần thông để Hoài Thanh Cảnh ngày xuân vượt ra ngoài thế giới này nhưng thế giới và Mùa xuân nho trong mắt nhà văn có hình sắc riêng. nhỏ 33 Người đọc xưa nay vẫn xem truyện Kiều Hoài Thanh Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”. 34. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là Hoài Thanh Chuyện người lòng thương người và rộng ra thương cả con gái Nam muôn vật, muôn loài Xương, Kiều ở lầu Ngưng Bích. M 35. Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong Nguyễn Đình Ánh trăng chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ Thi nhòa đi 36. Một cuộc thám hiểm thực sự không phải Mác-xen Pruxt Tác phẩm thơ ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi hiện đại mắt mới 37. Một cuộc thám hiểm thực sự không phải Mác-xen Pruxt Lão Hạc và Tức ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi nước vỡ bờ mắt mới 38. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc Nguyễn Đình Ánh trăng qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng Thi tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ.
  5. 39. Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về Lêônit Lêônôp Chuyện Người hình thức và một khám phá về nội dung con gái Nam Xương 40. Mỗi truyện ngắn phải là một sự phát hiện Bùi Hiển Ngữ văn THCS bất ngờ về con người” 41. Một tác phẩm văn học có giá trị vừa là Khuyết danh Chuyện người chứng tích của một thời, vừa là hiện thân con gái Nam chân lý giản dị của mọi thời. Xương 42. Một chi tiết nghệ thuật đắt giá ngoài ý Khuyết danh Chuyện người nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần đạt con gái Nam tới ý nghĩa tượng trưng, Xương và Chiếc lược ngà P 43. Phản ánh số phận bi kịch của người phụ Khuyết danh Chuyện người nữ là một trong những nội dung nổi bật của con gái Nam văn học trung đại Việt Nam. Tuy nhiên mỗi Xương và Kiều tác giả lại có cách khám phá và thể hiện ở lầu Ngưng riêng. Bích R 44. Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng Lê Trí Viễn Truyện Kiều theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam T 45. Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ ca là cảm Bằng Việt Ngữ văn THCS xúc 46. Thơ không phải chỉ đưa ru mà còn thức Chế Lan Viên Ánh trăng tỉnh 47. Thơ là người thư ký trung thành Đuy-blây Đồng chí của những trái tim 48. Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám Trần Đăng Ánh trăng ảnh Khoa 49. Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn Xuân Diệu Sang thu là thơ nữa
  6. 50. Thơ là sự thể hiện con người và thời đại Sóng Hồng Đồng chí và Ánh một cách cao đẹp trăng 51. Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả Xuân Diệu Bài thơ về tiểu bài đội xe không kính 52. Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi Viên Mai Tác phẩm trong từ ngữ chương trình THCS 53. Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý Chế Lan Viên Tác phẩm trong cho người ta nghĩ và cần có tình để rung chương trình động trái tim THCS 54. Thơ là sứ giả của tình yêu Nguyễn Hữu Mùa xuân nho Quý nhỏ 55. Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng Khuyết danh Chị em Thúy tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích 56. Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng Hoàng Minh Quê hương” tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người Châu “Viếng lăng viết.” Bác” 57. Tác phẩm chân chính không kết thúc ở Chingiz Ajmatov Chuyện người trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng con gái Nam kể chuyện khi câu chuyện về các nhân vật đã Xương và liên kết thúc hệ Tắt Đèn 58. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn Nguyễn Đình Nói với con người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho Thi mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng 59. Tâm và Tài của Nguyễn Du Khuyết danh Kiều ở lầu Ngưng Bích 60. Thiên nhiên trong “Truyện Kiều” của Khuyết danh Truyện Kiều Nguyễn Du chiếm một vị trí danh dự.
  7. 61. Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng Nguyễn Đăng Chương trình không quan tâm đến hình xác của sự sống. Mạnh Ngữ văn lớp 9 Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ 62. Tác phẩm văn học là một công trình sáng Nguyễn Minh Bài thơ về tiểu tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ Châu đội xe không sĩ đúng là lao động sáng tạo kính 63. Thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật Khuyết danh Cảnh ngày trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động xuân” và Kiều ở chứ không đứng yên, cảnh và tình luôn gắn lầu Ngưng Bích bó, hòa quyện trong cái vận động đó 64. Tình huống là một khoảnh khắc của dòng Lí luận văn học Làng chảy đời sống mà qua khoảnh khắc thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương 65. Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt Nguyễn Đình Con cò nhất của một người sáng tạo, không ai bắt Thi chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó. 66. Thiên nhiên của Nguyễn Du xuất hiện là Phan Ngọc Cảnh ngày xuân để nói thay con người, bằng ngôn ngữ của và Kiều ở lầu chính nó. Ngưng Bích 67. Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết Nguyễn Văn Chuyện người bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp Thạc con gái Nam còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn Xương lóng lánh giọt nước mắt ở đời 68. Thiên chức của nhà văn cũng như những Thạch Lam Chuyện người chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những con gái Nam cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, Xương thương yêu hơn. 69. Tình huống truyện giống như một thứ Nguyễn Đăng Chương trình nước rửa ảnh Mạnh Ngữ văn lớp 9
  8. 70. Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta Nguyễn Đình Nói với con của bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về Thi Y Phương. Liên những điều, những việc mà ai cũng biết cả hệ Lão Hạc của rồi. Nam Cao 71. Trong tác phẩm tự sự tình huống có vai Thu Trà Làng và Bến quê trò thể hiện số phận và tính cách nhân vật, là một trong những vấn đề cốt lõi, 72. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng Nguyễn Đình Lặng lẽ Sa Pa bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng Thi nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. 73. Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là Hoài Thanh Truyện Kiều một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, 74. Tinh thần nhân đạo trong văn học trước Đặng Thai Mai Chuyện người hết là tình yêu thương con người con gái Nam Xương V 75. Văn học không quan tâm đến những câu Claudio Magris Ngữ văn 9 trả lời do nhà văn đem lại mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, những câu hỏi này luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào 76. Văn chương gây cho ta những tình cảm Hoài Thanh Đoàn thuyền ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta đánh cá sẵn có 77. Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng Lâm Ngữ Đường Chuyện người huyết lệ con gái Nam Xương, Kiều ở lầu Ngưng Bích 78. Văn chương hướng tới chân, thiện, mĩ Hoàng Minh Chiếc lược ngà bao giờ cũng là văn chương cho mọi người Châu và Chiếc lá cuối và là văn chương của muôn đời. cùng X 79. Xuyên qua ngôn ngữ, người ta có thể Cao Hành Kiện Đồng chí khám phá, cảm nhận được hiện thực
  9. PHẦN I KIẾN THỨC CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 1. Khái niệm: - Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. 2. Đặc điểm của văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận. - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. - Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? 3. Cấu trúc : - Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết. - Thân bài (giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. - Kết bài (kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. 4. Các phương pháp lập luận : - Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề. - Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định. - Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu, và cả phép lập luận giải thích, chứng minh. - Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản. 5. Nghị luận xã hội 5.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.
  10. - Khái niệm: Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu: + Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết. + Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. - Bố cục: + Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. + Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. + Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 5.2. Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng đạo đức, lối sống của con người. - Yêu cầu: + Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. + Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. 6. Nghị luận văn học. 6.1. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Khái niệm: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy. - Yêu cầu; + Về nội dung: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, giọng điệu, Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng. + Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. - Bố cục:
  11. + Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình (nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó) + Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. + Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. 6.2. Nghị luận về tác phẩm truyện. - Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Yêu cầu: + Về nội dung: Những nhận xét đánh già về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hay đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. + Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm. 6.3. Nghị luận về ý kiến, nhận định - Khái niệm: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là quá trình sử dụng tổng hợp các thao tác làm văn để làm rõ quan điểm, ý kiến về một vấn đề văn học. - Yêu cầu và bố cục a. Tìm hiểu đề.- Xác định dạng đề, vấn đề nghị luận; Lựa chọn thao tác nghị luận; Lựa chọn phạm vi dẫn chứng. b. Lập dàn ý. * Mở bài: Dẫn dắt vấn đề; nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến. * Thân bài: - Giải thích, làm rõ vấn đề, cắt nghĩa các cụm từ hàm ẩn và làm rõ vấn đề cần nghị luận. - Phân tích, bình luận vấn đề: Khẳng định quan điểm, lý giải tại sao lại khẳng định điều đó, điều đó được thể hiện như thế nào trong đời sống và tác phẩm văn học (sử dụng thao tác chứng minh, lấy ví dụ dẫn chứng, ). - Mở rộng, nâng cao vấn đề. * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân. c. Tiến hành viết văn. d. Đọc lại và sửa bài viết. 7. Sự đan xen của các yếu tố thuộc phương thức biểu đạt khác:
  12. 7.1. Yếu tố biểu cảm: - Văn nghị luận rất cần yếu tố biểu cảm. Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc (người nghe). - Để bài văn nghị luận có sức biểu cảm cao, người làm văn phải thật sự có cảm xúc trước những điều mình viết (nói) và phải biết biểu hiện cảm xúc đó bằng những từ ngữ, những câu văn có sức truyền cảm. Sự diễn tả cảm xúc cần phải chân thực và không được phá vỡ mạch lạc nghị luận cuả bài văn. 7.2. Yếu tố tự sự, miêu tả: - Bài văn nghị luận vẫn thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Các yếu tố miêu tả và tự sự được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho niệc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài nghị luận. PHẦN II CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH MỘT Ý KIẾN, NHẬN ĐỊNH CẤU TRÚC NỘI DUNG ĐIỂM I. Mở bài Nêu vấn đề, dẫn ý kiến vào II. Thân bài 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (hoặc đưa phần này lên mở bài) 0,5 2. Giải thích ý kiến: (nếu có hai ý kiến thì giải thích lần lượt từng 0,5 ý kiến một); nếu là 1 ý kiến thì giải thích từng vế (hoặc từ khoá) 3. Phân tích, chứng minh + Xác lập luận điểm dựa trên từ khoá hoặc vế (nếu đề cho 01 ý kiến) 3,5 + Vận dụng nhiều thao tác lập luận: so sánh, phân tích, chứng minh, để làm rõ ý kiến. + Chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu, hợp lý để làm nổi bật ý kiến. 4. Đánh giá, ý kiến: - Khẳng định ý kiến đúng hay sai. Vì sao ? 0,5 - Mở rộng, nâng cao vấn đề. III. Kết bài Đánh giá chung về vấn đề
  13. PHẦN III TUYỂN TẬP ĐỀ VÀ DÀN Ý PHÂN TÍCH, CHỨNG MINH MỘT Ý KIẾN, NHẬN ĐỊNH CÓ LÍ LUẬN VĂN HỌC
  14. ĐỀ 1: Đọc Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, có ý kiến cho rằng: Bài thơ không chỉ có hình tượng đẹp mà còn đầy ắp chất nhạc, chất thơ. Bằng sự cảm nhận về tác phẩm, hãy làm sáng tỏ điều đó. HƯỚNG DẪN 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: - Thanh Hải là nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là một trong những tác giả tiêu biểu của nền thơ Việt Nam. - Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm nổi bật của Thanh Hải, được ra đời trong hoàn cảnh rất đặc biệt: trước khi nhà thơ sắp vĩnh biệt cuộc đời. - Nêu ý kiến: Bài thơ không chỉ có hình tượng đẹp mà còn đầy ắp chất nhạc, chất thơ. 3.1. Giải thích ý kiến: - Hình tượng đẹp là hình ảnh mang tính tượng trưng khái quát, có khả năng gợi liên tưởng sâu xa tới những ý nghĩa cao đẹp. - Ý kiến trên nhấn mạnh đến tài năng của Thanh Hải trong việc xây dựng hình tượng và tạo chất nhạc, chất thơ để thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Cặp từ “không chỉ”, “mà còn” thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố này. 3.2. Phân tích, chứng minh a. “Bài thơ không chỉ có hình tượng đẹp ": - Mùa xuân là hình tượng đẹp và xuyên suốt bài thơ. Từ hình ảnh tả thực mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm, thời gian vạn vật sinh sôi nảy nở - Thanh Hải đã mang lại cho hình tượng nhiều ý nghĩa, mà nghĩa nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu. + Gợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời: từ những hình ảnh dung dị của mùa xuân, tác giả đã tái hiện lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế trong sáng thơ mộng và tràn đầy sức sống. + Gợi vẻ đẹp của quê hương đất nước ở hai phương diện: xây dựng và chiến đấu. Từ hình ảnh “lộc” non của mùa xuân giắt trên lưng người ra trận và trải dài nương mạ theo tay người
  15. gieo trồng, bài thơ đã khắc họa hình tượng lớn lao mà tươi đẹp: đất nước tràn trề sinh lực mới, đầy ắp thành quả mới + Gợi vẻ đẹp của con người trong sự hoá thân dâng hiến: cuộc đời con người với tất cả sức sống tươi trẻ nhất như “một mùa xuân nho nhỏ”, sẵn sàng hi sinh, đóng góp vào mùa xuân lớn của đất nước b. “ mà còn đầy ắp chất nhạc, chất thơ": + Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Nhạc điệu được tạo ra từ thể thơ năm chữ với cách gieo vần đầy biến hóa; cách ngắt nhịp linh hoạt; điệp từ, điệp ngữ phong phú + Chất nhạc dào dạt cất lên từ chính cuộc sống “vất vả và gian lao” mà tươi đẹp: tiếng chim chiền chiện hót vang trời, nhịp điệu hối hả và xôn xao của đất nước, nhịp phách tiền đất Huế + Chất thơ tỏa ra từ bức tranh mùa xuân thơ mộng: nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng; đường nét, màu sắc hài hòa tinh tế; những nét dịu dàng đặc trưng của xứ Huế + Đặc biệt, chất thơ còn là mạch cảm xúc trữ tình bay bổng, biến đổi: lúc sôi nổi, hồn nhiên, tươi vui; lúc sâu lắng suy tư 3.3. Đánh giá, nâng cao - Lời nhận định đã khái quát những thành công nổi bật về phương diện nghệ thuật của bài “Mùa xuân nho nhỏ”. - Chính hình tượng đẹp và chất nhạc, chất thơ đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo, dung dị mà tài hoa của Thanh Hải 4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
  16. ĐỀ 2: Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ (SGK Ngữ văn 9 – Tập hai), Nguyễn Đình Thi viết: Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Em hiểu lời bàn trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai văn bản Sang thu của Hữu Thỉnh và Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. HƯỚNG DẪN 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1. Giải thích ý kiến: - Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã nêu rõ nguồn gốc của văn nghệ - trong đó có tác phẩm văn học, cũng như vai trò, ý nghĩa, tác động của văn nghệ đối với tâm hồn người tiếp nhận, thưởng thức. - Văn nghệ “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người”: Các tác phẩm văn nghệ nói chung, văn học nói riêng đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Người nghệ sĩ lấy chất liệu sáng tác từ đời sống hàng ngày, phản ánh vào tác phẩm thông qua cách nhìn, cách cảm riêng của mình - Văn nghệ “tạo được sự sống cho tâm hồn con người”: Văn học nghệ thuật giúp cho đời sống con tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, làm giàu có thêm tâm hồn với những tình cảm vui - buồn, yêu thương - giận hờn. Văn nghệ góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp thế giới tinh thần của người tiếp nhận 3.2. Phân tích, chứng minh a. Văn nghệ “bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người” * Sang thu: Sáng tác năm 1977, bài thơ là những cảm nhận vô cùng tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển biến của đất trời trong phút giao mùa cuối hạ sang thu. Khung cảnh thiên
  17. nhiên, đất trời trong lúc chuyển mùa đã trở thành thi liệu, thành nguồn cảm hứng vô tận để Hữu Thỉnh viết lên những vần thơ thật đẹp. - Những tín hiệu ban đầu của mùa thu: hương ổi, gió se, sương chùng chình trên đường làng ngõ xóm - Thu hiện hữu với những hình ảnh gần gũi, quen thuộc: Dòng sông lững lờ, trôi chậm lại Cánh chim bắt đầu vội vã trên bầu trời Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” Nắng vẫn còn bao nhiêu. Những cơn mưa mùa hạ đã vơi đần Hàng cây không còn bất ngờ với tiếng sấm * Mùa xuân nho nhỏ: Sáng tác năm 1980, khi Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh, bài thơ là tiếng lòng thể hiện tình yêu thiên nhiên mùa xuân, yêu cuộc sống và khát khao cống hiến đến trọn đời cho đất nước của nhà thơ. Khung cảnh đất trời thiên nhiên mùa xuân của xứ Huế mộng mơ; mùa xuân của đất nước, dân tộc; mùa xuân của lòng người với khát vọng cống hiến cho đời đã in bóng trong những vần thơ của Thanh Hải. - Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời thật tươi đẹp, hài hòa và ngập tràn sức sồng: Dòng sông trong xanh, bông hoa tìm biếc Những chú chim chiền chiện hót vang trời - Mùa xuân của đất nước, dân tộc gắn với hai nhiệm vụ chiến lược + Xuân chiến đấu với hình ảnh người câm súng Lộc xuân là những cành lá ngụy trang giắt đầy quanh lưng + Xuân lao động xây dựng đất nước với người ra đồng. Lộc xuân trải dài theo những nương mạ + Đất nước với bốn ngàn năm lịc sử, với bao vất vả gian lao đang hối hả vững vàng “tiến lên phía trước” - Mùa xuân của lòng người với lẽ sống cao đẹp: Thanh Hải ước nguyện được làm con chim, làm cành hoa, làm nốt nhạc trầm và trên hết là làm “Một mùa xuân nho nhỏ” lặng lẽ, khiêm nhường nhưng bền bỉ cống hiến hết mình cho đất nước, cho dân tộc b. Văn nghệ “tạo được sự sống cho tâm hồn con người” * Sang thu: - Những vần thơ tinh tế của Hữu Thỉnh đã khơi dậy trong tâm hồn người đọc tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc vô cùng thân thuộc của làng quê Việt Nam - Hình ảnh ẩn dụ khép lại bài thơ gợi những suy ngầm, triết lí về cuộc đời, về con người. Sấm chớp, nắng mưa là những hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh. Hàng cây đứng tuổi không còn bất ngờ trước tiếng sấm của mùa hạ cùng giống như những con người đã từng trải. Con người ta chín chắn hơn, điềm đạm hơn và không còn thấy bất ngờ, sợ hãi trước giông bão cuộc đời Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” kết thúc bài thơ như bản lề khép mở hai vấn đề. Nó khép lại quãng đời tuổi trẻ bồng bột, sôi nổi, trẻ trung và mở ra chặng đường khác của đời người: chín
  18. chắn, điềm đạm hơn nhưng cũng vội vã hơn như những cánh chim kia để làm được nhiều điều có ích cho đời. * Mùa xuân nho nhỏ: - Khúc ca mùa xuân của Thanh Hải đã đem đến cho người đọc những khám phá mới mẻ về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế. Bài thơ đã gợi lên trong tâm hồn con người lòng yêu đời, yêu thiên nhiên mùa xuân, yêu cuộc sống tha thiết - Bài thơ đã thể hiện lẽ sống vô cùng cao đẹp của Thanh Hải: Sống có ích, sống hiến dâng những gì đẹp đẽ nhất của đời mình cho đất nước. Khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ đã gợi biết bao suy nghĩ, bao khát khao trong tâm hồn bạn đọc: + Suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và tập thể. Cái tôi cá nhân phải hòa vào cái ta lớn lao của đất nước, dân tộc + Suy nghĩ về “cho” và “nhận” + Khát khao sống đẹp, sống có ích cho đời; khát khao được làm “một mùa xuân nho nhỏ” hòa trong mùa xuân bao la của cuộc đời 3.3. Đánh giá, nâng cao - Khẳng định lại sự đúng đắn của Nguyễn Đình Thi khi bàn luận về nguồn gốc và vai trò của văn nghệ. - Hai bài thơ của hai tác giả khác nhau, sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng đều tiêu biểu cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, nghệ thuật và người thưởng thức 4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
  19. ĐỀ 3: Bàn về thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng: Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện miêu tả, còn tâm trạng là mục đích miêu tả. Từ những hiểu biết về các đoạn trích Cảnh ngày xuân và Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. HƯỚNG DẪN 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1. Giải thích ý kiến: - Ý kiến nhấn mạnh sự thành công của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong Truyện Kiều. Với Nguyễn Du, cảnh là phương tiện để tác giả diễn tả tâm trạng nhân vật 3.2. Phân tích, chứng minh a. Bức tranh thiên nhiên: Cảnh trong Truyện Kiều nói chung và trong hai trích đoạn nói riêng là những bức tranh thiên nhiên được miêu tả chân thực, tinh tế, sống động và khá đa dạng - Thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân: + Trước hết, là bức tranh thiên nhiên buổi sáng trong tiết thanh minh rất mực tươi sáng, tinh khôi, tràn đầy sức sống + Bức tranh buổi chiều xuân có chút buồn, lặng lẽ của buổi hoàng hôn, hội vãn nhưng cũng rất nên thơ, thanh dịu - Thiên nhiên trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hiện lên với các hình ảnh vừa chân thực vừa mang tính ước lệ. trước hết, đây là bức tranh thiên nhiên nên thơ, non nước hữu tình với không gian mênh mông, hoang vắng nơi lầu Ngưng Bích; là bức tranh thơ giàu màu sắc và âm thanh b. Bức tranh tâm trạng: Mượn cảnh sắc thiên nhiên. Nguyễn Du đã khắc họa biết bao cung bậc cảm xúc, tâm trạng của con người. - Đoạn trích Cảnh ngày xuân:
  20. + Tâm trạng háo hức, tươi vui, say mê thiết tha với cuộc sống của chị em Thúy Kiều + Nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến, luyến tiếc của lòng người du xuân - Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích: + Không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng sự sống của con người càng xoáy sâu vào nỗi cô đơn, đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích + Mỗi cảnh sắc thiên nhiên ở đây, đều thể hiện biết bao nỗi niềm âu lo, trăn trở về thân phận của nàng Kiều. (Lưu ý: HS cần chọn lựa dẫn chứng tiêu biểu để phân tích, cảm nhận, chú ý những đặc sắc nghệ thuật: bút pháp chấm phá, điểm xuyết, tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ước lệ, sử dụng từ láy giàu sức gợi ) c. Mối quan hệ giữa cảnh và tình (tâm trạng) - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm trạng. Cảnh được miêu tả không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. cảnh là phương tiện miêu tả còn tình là đích của sự miêu tả. - Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện. Nguyễn Du rất tinh tế khi tả cảnh thiên nhiên. Cảnh và tình luôn gắn bó, hòa quyện. nhà thơ luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng nhân vật 3.3. Đánh giá, nâng cao - Khẳng định ý kiến đúng đắn: ý kiến đã khẳng định sức sống của Truyện Kiều trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên đã trở thành nhân vật vừa mang vẻ đẹp chân thực, sinh động vừa là phương tiện để khắc họa tâm trạng, cảm xúc của con người - Qua bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều, thấy được sự tài hoa, tinh tế, tình yêu thiên nhiên tha thiết, tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du 4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
  21. ĐỀ 4: Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ. Em hiểu ý kiến như thế nào? Cảm nhận bài thơ Quê hương của Tế Hanh (SGK Ngữ văn 8 – tập I, NXBGD 2017), liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn 7 – tập 1, NXBGD 2017) để làm sáng rõ ý kiến trên./. HƯỚNG DẪN 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1. Giải thích ý kiến: - “Cái đẹp”: là một phạm trù mĩ học, chỉ những giá trị tích cực có khả năng bồi đắp tâm hồn, nhận thức, trí tuệ và hoàn thiện nhân cách của con người. - “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”: nguồn gốc cái đẹp trong nghệ thuật được gợi cảm hứng từ chính cuộc đời. - “Quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”: nhấn mạnh vai trò của cái đẹp trong bản thân người sáng tạo, những giá trị thuộc về tư tưởng, tâm hồn nhận thức, thái độ và tài năng nghệ thuật. => Ý kiến bàn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: đời sống khơi nguồn cảm hứng cho nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh vai trò có tính quyết định của người nghệ sĩ trong việc sáng tạo cái đẹp ở tác phẩm nghệ thuật 3.2. Bình luận ý kiến: - “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”: Hiên thực của cuộc sống là chất liệu để người nghệ sĩ sáng tạo nên cái đẹp trong tác phẩm. Cái đẹp trong các tác phẩm văn chương rất phong phú đa dạng ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau: về quê hương, đất nước, con người trong lao động, trong học tập, chiến đấu. Nhà văn phản ánh hiện thực theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người -“Cái đẹp trong nghệ thuật bắt nguồn trong cái đẹp của người nghệ sĩ”: Văn học phản ánh hiện thực, nhưng hiện thực được khúc xạ, lắng lọc qua tư tưởng tình cảm của nhà văn. Cái
  22. đẹp trong nghệ thuật luôn mang dấu ấn chủ quan của nhà văn được thể hiện ở cách cảm, cách nghĩ. Sự quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, vốn hiểu biết, trải nghiệm sâu rộng, tài năng sử dụng ngôn từ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật độc đáo và sáng tạo. 3.3. Phân tích, chứng minh: Cảm nhận bài thơ Quê hương của Tế Hanh và liên hệ với bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh để làm sáng rõ ý kiến . a. Cảm nhận bài thơ Quê Hương của Tế Hanh. * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Tế Hanh (1921 -2009) , sinh tại quãng Ngãi, có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương, đất nước thắm thiết. - Bài thơ được rút trong tập nghẹn ngào (1939), sau được in trong tập Hoa niên, xuất bản năm 1945. * Cái đẹp từ hiện thực cuộc sống được tái hiện trong bài “Quê hương”. - Đó là một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người được thể hiện cụ thể, chân thực sinh động, đầy âm thanh, sắc màu. + Cảnh dân chài ra khơi đánh cá trong một buổi bình minh đẹp, khoáng đạt: bầu trời cao rộng, trong trẻo được điểm bởi những tia nắng hồng rực rỡ. Chỉ một câu thơ: Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, tác giả đã vẽ được một không gian rộng lớn, vô tận. + Nổi bật giữa không gian êm ả ấy, thuyền băng mình ra khơi với khí thế dũng mãnh của một con tuấn mã. Hình ảnh so sánh và một loạt các động từ mạnh đã làm toát lên sức sống mạnh mẽ và vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ của những con người lao động. + Hình ảnh cánh buồm căng gió vốn mang một vẻ đẹp lãng mạn, có thể quan sát được, bất ngờ được so sánh với hồn làng là những gì lớn lao, thiêng liêng, phi vật thể. Sự so sánh này không làm cho cánh buồm được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó đã gợi nên một vẻ đẹp mới, lớn lao, thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng. Biểu hiện linh hồn làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng no gió biển khơi là một sáng tạo độc đáo của Tế Hanh. Cảnh dân chài đón thuyền cá về bến cũng là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống.(phân tích dẫn chứng) + Hình ảnh người dân chài vừa nổi bật với vẻ đẹp ngoại hình rắn rỏi, vạm vỡ: "làn ra ngăm rám nắng", vừa gợi mở vẻ đẹp của một tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, mặn mà - Vẻ đẹp của biển cả. Đó là một vẻ đẹp vừa chân thực vừa lãng mạn + Con thuyền vô tri đã trở thành một tâm hồn tinh tế không kém chủ nhân của nó. Sau bao ngày tháng lênh đênh, miệt mài trên biển, giờ đây, nó đang nằm và lắng nghe chất muối mặn mòi của biển thấm dần vào từng thớ vỏ, như một người lao động đang nằm và ngẫm
  23. nghĩ lại cả chặng đường vất vả, những giọt mồ hôi mà mình đã đổ xuống để có được thành quả lao động như ngày hôm nay. * Cái đẹp trong chính tâm hồn, tài năng của Tế Hanh là yếu tố làm nên cái đẹp của bài thơ. - Cái đẹp trong tâm hồn thể hiện ở nhưng rung động tinh tế, đắm say trước vể đẹp của thiên nhiên, yêu quê hương sâu nặng. + Trong cách miêu tả của Tế Hanh, ta thấy có sự gắn bó làm một giữa thiên nhiên cuộc sống với tâm hồn con người nơi đây. Và dù tác giả không biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình nhưng trong cách miêu tả của ông, người đọc cảm nhận được sợi dây tình cảm thiêng liêng sâu nặng nối liền tâm hồn ông với thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi đây. Không phải là một người con yêu dấu của quê hương, không yêu quê hương bằng tình yêu máu thịt và không có sự tinh tế tài hoa của một nhà nghệ sĩ thì không thể viết được những câu thơ sâu xa, xúc động như vậy. + Vẻ đẹp tài năng : sự quan sát tinh tế sáng tạo trong hệ thống hình ảnh chân thực mà bay bổng lãng mạn. Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa. Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu. Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê. Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm, ngôn từ giản dị, giọng thơ khỏe khắn của tác giả. b. Liên hệ với bài thơ tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. * Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Xuân Quỳnh (1942-1988), quê ở làng La Khê, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) là nữ nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam; thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm. - Tiếng gà trưa viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) . *Cái đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa là bức tranh đời sống của làng quê bình dị với những kí ức tuổi thơ gắn liền với người bà” ( HS phân tích được một vài dẫn chứng) - Hình ảnh: gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh "Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ ” Hình ảnh bà đầy yêu thương, chắt chiu. Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ: được quần áo mới * Yếu tố quyết định đến giá trị bài thơ là vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của nhà thơ. - Tiếng gà trưa đã trở thành tiếng nói của tình yêu gia đình, tình yêu làng quê, tình yêu đất nước .
  24. - Những kỉ niệm tuổi nhỏ bên người bà yêu thương đã trở thành cảm hứng sáng tác cho nhà thơ. Từ đó, được Xuân Quỳnh mở rộng và hướng đến những tình cảm lớn lao – mang tên Tổ quốc. Thể hiện qua thể thơ 5 chữ, điệp ngữ, hình ảnh thơ bình dị, gần gũi 3. Nhận xét, điểm tương đồng và khác biệt - Vẻ đẹp trong hai bài thơ đều bắt nguồn từ vẻ đẹp của hiện thực cuộc sống nơi làng quê và vẻ đẹp của tâm hồn tài năng của hai người nghệ sĩ. - Cái đẹp trong “Quê hương” là tình yêu nỗi nhớ, niềm tự hào về một làng quê vùng biển được Tê Hanh thể hiện qua thể thơ 8 chữ chân thành tự nhiên, khỏe khoắn với những hình ảnh bay bổng lãng mạn. -Còn cái đẹp trong “Tiếng gà trưa” là Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng của bài thơ đã được mở rộng, hướng tới tình yêu đất nước. Xuân Quỳnh đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn với sự sáng tạo linh hoạt. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng. Lời thơ vô cùng xúc động. 3.4. Đánh giá, nâng cao - Ý kiến khẳng định mối quan hệ mật thiết giũa văn học và cuộc sống, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò quan trọng của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tác. Vẻ đẹp của tâm hồn, tài năng của người nghệ sĩ chính là cội nguồn làm nên sự phong phú, đa dạng trong cái đẹp của nghệ thuật. - Ý kiến gợi mở bài học cho cả người sáng tạo và tiếp nhận văn học: + Người nghệ sĩ cần nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa đời sống và nghệ thuật; đem tài năng và tấm lòng để thực hiện sứ mệnh cao cả của mình trong sáng tác văn chương. + Người tiếp nhận cần nhận diện được dấu ấn cuộc sống, tâm hồn, tài năng của người nghệ sĩ trong tác phẩm để cảm nhận trọn vẹn giá trị của một tác phẩm văn chương 4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
  25. ĐỀ 5: Có ý kiến cho rằng: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em hãy làm rõ điều đó HƯỚNG DẪN 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; Thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1. Giải thích ý kiến: - Lời nhận xét: “Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) là truyện thuộc loại đọc thời nào cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.” đã khái quát được cơ bản giá trị của truyện ngắn: + Đọc thời nào cũng hay: Có giá trị vượt thời gian + Không phải chuyện của một thời (thời chiến) mà là chuyện muôn thời (cả thời chiến lẫn thời bình) => Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, những mất mát của con người trong chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành câu chuyện muôn thời - chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người vì nó là câu chuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm thiết. Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình, tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lên trên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh Thông điệp này mãi còn có giá trị muôn đời. 3.2. Phân tích, chứng minh a. Chiếc lược ngà” là câu chuyện cảm động, về tình cha con: - Qua hai tình huống chính: Cuộc gặp gỡ sau tám năm xa cách của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ:
  26. + Tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với cha (Phân tích diễn biến tâm lý của bé Thu, đặc biệt giờ phút nhận cha và cuộc chia tay đầy xúc động của hai cha con ). + Tình cảm sâu sắc thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ vật chiếc lược ngà - biểu hiện của tình cha con sâu nặng. (Phân tích nỗi ân hận, nhớ thương con của ông Sáu, đặc biệt việc làm nên kỷ vật chiếc lược ngà và trao gửi cho người đồng đội => Tình cảm cha con thường trực sâu nặng, một minh chứng cho tình cha con bất diệt ). b. “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cảm đồng đội chân thành sâu nặng của những người lính trong chiến tranh thể hiện qua tình cảm giữa ông Ba và ông Sáu (Phân tích). + Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm, chia sẻ với cha con anh Sáu. + Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thu và tình cảm giống như tình cha con đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu. 3.3. Đánh giá, nâng cao - Đó là những tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của mọi thời, nhưng đặt trong cảnh ngộ chiến tranh éo le, tình cảm ấy càng ngời sáng. Cảm hứng nhân văn sâu sắc đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. - Để diễn tả chuyện của muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hợp lý, tâm lý nhân vật được thể hiện sâu sắc, chân thực và tự nhiên, ngôn ngữ nhân vật đậm chất Nam Bộ. 4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.