40 Bộ đề thi học sinh giỏi Toán 9 THCS cấp tỉnh & huyện cả nước - Phần II

pdf 10 trang dichphong 6850
Bạn đang xem tài liệu "40 Bộ đề thi học sinh giỏi Toán 9 THCS cấp tỉnh & huyện cả nước - Phần II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf40_bo_de_thi_hoc_sinh_gioi_toan_9_thcs_cap_tinh_huyen_ca_nuo.pdf

Nội dung text: 40 Bộ đề thi học sinh giỏi Toán 9 THCS cấp tỉnh & huyện cả nước - Phần II

  1. Bộ đề Hình học 9 thi vào 10 các Tỉnh - TP HCM – Hà Nội Phần II Bài 31 : Cho đường tròn (O; R), từ một điểm A trên (O) kẻ tiếp tuyến d với (O). Trên đường thẳng d lấy điểm M bất kì ( M khác A) kẻ cát tuyến MNP và gọi K là trung điểm của NP, kẻ tiếp tuyến MB (B là tiếp điểm). Kẻ AC⊥ MB, BD⊥ MA, gọi H là giao điểm của AC và BD, I là giao điểm của OM và AB. 1. Chứng minh tứ giác AMBO nội tiếp. 2. Chứng minh năm điểm O, K, A, M, B cùng nằm trên một đường tròn . 3. Chứng minh OI.OM = R2; OI. IM = IA2. 4. Chứng minh OAHB là hình thoi. 5. Chứng minh ba điểm O, H, M thẳng hàng. 6. Tìm quỹ tích của điểm H khi M di chuyển trên đường thẳng d. (Bộ đề thi Toán vào 10 – Hà Văn Chương) Bài 32: Cho đường tròn (O) đường kính AC. Trên bán kính OC lấy điểm B tuỳ ý (B ≠ O, C). Gọi M là trung điểm của đoạn AB. Qua M kẻ dây cung DE vuông góc với AB. CD cắt đường tròn đường kính BC tại I. 1. Chứng minh tứ giác BMDI nội tiếp . 2. Chứng minh tứ giác ADBE là hình thoi. 3. Chứng minh BI // AD. 4. Chứng minh I, B, E thẳng hàng. 5. Chứng minh MI là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC. (Bộ đề thi Toán vào 10 – Hà Văn Chương) Bài 33: Cho đường tròn (O; R). Từ một điểm M nằm ngoài đường tròn (O; R) vẽ hai tiếp tuyến MA và MB (A, B tiếp điểm). Lấy điểm C bất kỳ trên cung nhỏ AB (C khác A và B). Gọi D, E, F lần lượt là hình chiếu vuông góc của C trên AB, AM, BM. a) CMR: tứ giác AECD nội tiếp. b) CMR: CDE= CBA c) Gọi I là giao điểm của AC và ED, K là giao điểm của CB và DF. CMR: IK // AB. d) Xác định vị trí điểm C trên cung nhỏ AB để (AC2 + CB2) nhỏ nhất. Tính giá trị nhỏ nhất đó khi OM = 2R. (Bộ đề thi Toán vào 10 – Hà Văn Chương) Bài 34: Cho đường tròn tâm O đường kính AB có bán kính R, tiếp tuyến Ax. Trên tiếp tuyến Ax lấy điểm F sao cho BF cắt đường tròn tại C, tia phân giác của góc ABF cắt Ax tại E và cắt đường tròn tại D. 1. CMR: OD // BC 2. Chứng minh hệ thức: BD.BE = BC.BF 3. Chứng minh tứ giác CDEF nội tiếp. 4.Xác định số đo của góc ABC để tứ giác AOCD là hình thoi. Tính SAOCD theo R? (Bộ đề thi Toán vào 10 – Hà Văn Chương)
  2. Bài 35: Cho đường tròn (O; R) đường kính AB và dây CD vuông góc với nhau (CA < CB). Hai tia BC và DA cắt nhau tại E. Từ E kẻ EH vuông góc với AB tại H; EH cắt CA ở F. Chứng minh rằng: 1 - Tứ giác CDFE nội tiếp tròng đường tròn. 2 – Ba điểm B, D, F thẳng hàng. 3 – Đường thẳng HC là tiếp tuyến của đường tròn (O). (Bộ đề thi Toán vào 10 – Hà Văn Chương) Bài 36: Cho đường tròn (O; R) đường kính AB cố định. CD là một đường kính thay đổi không trùng với AB. Tiếp tuyến của đường tròn (O; R) tại B cắt các đường thẳng AC và AD lần lượt tại E và F. 1 – CMR: BE.BF = 4R2. 2 – CMR: Tứ giác CEFD nội tiếp. 3 – Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác CEFD. CMR: Tâm I luôn nằm tren một đường tròn cố định. (Bộ đề thi Toán vào 10 – Hà Văn Chương) Bài 37: Cho tam giác nhọn ABC, AB < AC và nội tiếp đường tròn (O). D là điểm đối xứng với A qua O. Tiếp tuyến với (O) tại D cắt BC tại E. Đường thẳng DE lần lượt cắt các đường thẳng AB, AC tại K, L. Đường thẳng qua A song song với EO cắt DE tại F. Đường thẳng qua D song song với EO lần lượt cắt AB, AC tại M, N. Chứng minh rằng: a) Tứ giác BCLK nội tiếp. b) Đường thẳng EF tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tam giác BCF. c) D là trung điểm của đoạn thẳng MN. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Trường Chuyên – Năng khiếu) Bài 38: Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ hai tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (O). Một đường thẳng d đi qua A cắt đường tròn (O) tại hai điểm B và C (AB < AC, d không đi qua tâm O). 1) Chứng minh tứ giác AMON nội tiếp. 2) Chứng minh: AN2 = AB.AC. Tính độ dài đoạn thẳng BC khi AB = 4cm, AN = 6cm. 3) Gọi I là trung điểm BC. Đường thẳng NI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai T. Chứng minh MT//AC. 4) Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B và C cắt nhau tại K. Chứng minh K thuộc một đường thẳng cố định khi d thay đổi và thỏa mãn điểu kiện đầu bài. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Trường Chuyên – Năng khiếu)
  3. Bài 39: Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm O, các đường cao AD, BE cắt nhau tại H nằm trong tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là giao điểm của AD, BE với đường tròn tâm O. a) Chứng minh rằng 4 điểm A, E, D, B cùng thuộc một đường tròn. b) Chứng minh MN // DE. c) Chứng minh CO vuông góc DE. d) Cho AB cố định xác định C trên cung lớn AB để diện tích tam giác ABC lớn nhất (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 tỉnh Nghệ An) Bài 40: Cho hai đoạn thẳng AB và AC vuông góc với nhau (AB < AC). Vẽ đường tròn tâm O đường kính AB và đường tròn tâm O’ đường kính AC. Gọi D là giao điểm thứ 2 của hai đường tròn đó. a) Chứng minh ba điểm B, D, C thẳng hàng. b) Gọi giao điểm của OO’ với cung tròn AD của (O) là N. Chứng minh AN là phân giác của góc DAC. c) Tia AN cắt đường tròn tâm O’ tại M, gọi I là trung điểm MN. Chứng minh tứ giác AOO’I nội tiếp đường tròn. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 tỉnh Nghệ An) Bài 41: Cho nữa đường tròn tâm O đường kính AB = 2 R. M là một điểm bất kỳ trên nữa đường tròn đó sao cho cung AM lớn hơn cung MB (M # B). Qua M kẻ tiếp tuyến d của nữa đường tròn nói trên. Kẻ AD; BC vuông góc với d trong đó D,C thuộc đường thẳng d. a) Chứng minh M là trung điểm CD. b) Chứng minh AD.BC = CM2. c) Chứng minh đường tròn đường kính CD tiếp xúc với đường thẳng AB. d) Kẻ MH vuông góc với AB (H thuộc AB) Hãy xác định vị trí M để diện tích tam 1 giác DHC bằng diện tích tam giác AMB. 4 (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 tỉnh Nghệ An) Bài 42: Cho nữa đường tròn tâm O, đường kính AB. Điểm H nằm giữa hai điểm A và B (H không trùng với O ). Đường thẳng vuông góc với AB tại H, cắt nữa đường tròn trên tại điểm C. Gọi D và E lần lượt là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AC và BC. a) Tứ giác HDCE là hình gì? Vì sao? b)Chứng minh ADEB là tứ giác nôi tiếp. c) Gọi K là tâm đương tròn ngoại tiêp tư giác ADEB . Chưng minh DE = 2KO. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 tỉnh Nghệ An)
  4. Bài 43: Cho nửa đường tròn (O) có đường kính AB = 2R. CD là dây cung thay đổi của nửa đường tròn sao cho CD = R và C thuộc cung AD (C khác A và D khác B). AD cắt BC tại H; hai đường thẳng AC cắt BD cắt nhau tại F. a) Chứng minh tứ giác CFDH nội tiếp. b) Chứng minh CF.CA = CH.CB c) Gọi I là trung điểm của HF. Chứng minh OI là tia phân giác của COD d) Chứng minh điểm I thuộc một đường tròn cố định khi CD thay đổi. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 – Vũng Tàu) Bài 44: Cho đường tròn (O; R) cố định có đường kính AB cố định và CD là một đường kính thay đổi không trùng với AB. Tiếp tuyến của đường tròn (O;R) tại B cắt AC và AD lần lượt tại E,F. a) Chứng minh CACE.+= DA . DF 4 R2 . b) Chứng minh tứ giác CEFD nội tiếp trong một đường tròn. c) Gọi I là tâm của đường tròn ngoại tiếp tứ giác CEFD. Chứng minh điểm I nằm trên một đường thẳng cố định (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 – Vũng Tàu) Bài 45: Cho điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Từ A kẻ hai tiếp tuyến AB, AC và cát tuyến ADE tới đường tròn (B, C là hai tiếp điểm; D nằm giữa A và E). Gọi H là giao điểm của AO và BC. a) Chứng minh rằng ABOC là tứ giác nội tiếp b) Chứng minh rằng AH.AO = AD.AE c) Tiếp tuyến tại D của đường tròn (O) cắt AB, AC theo thứ tự tại I và K. Qua điểm O kẻ đường thẳng vuông góc với OA cắt tia AB tại P và cắt tia AC tại Q. Chứng minh rằng IP + KQ PQ. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 tỉnh Nghệ An) Bài 46 Cho ABC (AC > AB, góc BAC > 900), I, K theo thứ tự là các trung điểm của AB, AC. Các đường tròn đường kính AB, AC cắt nhau tại điểm thứ hai D, tia BA cắt đường tròn (K) tại điểm thứ hai E, tia CA cắt đường tròn (I) tại điểm thứ hai F. a) Chứng minh ba điểm B, C, D thẳng hàng. b) CHứng minh tứ giác BFEC nội tiếp được. c) CHứng minh ba đường thẳng AD, BF, CE đồng qui. d) Gọi H là giao điểm thứ hai của tia DF với đường tròn ngoại tiếp AEF. Hãy so sánh độ dài các đoạn thẳng DH, DE (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 TP. Hà Nội)
  5. Bài 47: Cho đường tròn (O; R), điểm M nằm ngoài đường tròn. Vẽ các tiếp tuyến MC, MD (C, D là các tiếp điểm) và cắt tuyến MAB đi qua tâm O của đường tròn (A ở giữa M và B). a) Chứng minh: MC2 = MA . MB. b) Gọi K là giao điểm của tia BD và tia CA. Chứng minh 4 điểm B, C, M, K nằm trên một đường tròn. c) Tính độ dài BK theo R khi góc CMD bằng 600. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Ninh Bình) Bài 48: Cho đường tròn (O ; R), hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Lấy điểm M nằm giữa A và O. Đường thẳng CM cắt đường tròn tại điểm thứ hai N. Kẻ tiếp tuyến Nx với đường tròn (O ; R) tại N . Đường thẳng vuông góc với AB tại M cắt Nx tại P. 1 / Chứng minh : a/ Tứ giác OMND nội tiếp được đường tròn và P thuộc đường tròn đó. b/ Tứ giác CMPO là hình bình hành. c/ CM . CN = 2 R2 2/ Tiếp tuyến đường tròn (O;R) tại A và F cắt nhau ở E. Tính phần diện tích giới hạn bởi AE ,DE và cung nhỏ AD của đường tròn ( O;R) theo R (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Ninh Bình) Bài 49: Cho đường tròn (O) với tâm O có bán kính R đường kính AB cố định, M là một điểm di động trên (O) .sao cho M không trùng với các điểm A và B .Lấy C là điểm đối xứng với O qua A .Đường thẳng vuông góc với AB tại C cắt đường thẳng AM tại N đường thẳng BN cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai E .các đường thẳng BM và CN cắt nhau tại F a) Chứng minh ba điểm A; E ; F thẳng hàng và tứ giác MENF nội tiếp b) Chứng minh : AM .AN = 2R2 c)Xác định vị trí của điểm M trên đường tròn (O)để tam giá BNF có diện tích nhỏ nhất (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Ninh Bình) Bài 50 Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB và C là một điểm trên nửa đường tròn( Ckhác A và B). Trên cung AC lấy điểm D ( D khác A và C). Gọi H là hình chiếu vuông góc của C trên AB và E là giao điểm của BD và CH. a) Chứng minh ADEH là tứ giác nộ itiếp. b) Chứng minh rằng ACO= HCB và AB.AC =AC.AH + CB.CH c) Trên đọan OC lấy điểm M sao cho OM = CH. Chứng minh rằng khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho thĩ M chạy trên một đường tròn cố định (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Nam Định)
  6. Bài 51: Cho đường tròn (O) với tâm O có bán kính R đường kính AB cố định, M là một điểm di động trên (O) .sao cho M không trùng với các điểm A và B .Lấy C là điểm đối xứng với O qua A .Đường thẳng vuông góc với AB tại C cắt đường thẳng AM tại N đường thẳng BN cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai E .các đường thẳng BM và CN cắt nhau tại F a) Chứng minh ba điểm A; E ; F thẳng hàng và tứ giác MENF nội tiếp b) Chứng minh : AM .AN = 2R2 c) Xác định vị trí của điểm M trên đường tròn (O)để tam giá BNF có diện tích nhỏ nhất (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Nam Định) Bài 52: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB và C là một điểm trên nửa đường tròn( Ckhác A và B). Trên cung AC lấy điểm D ( D khác A và C). Gọi H là hình chiếu vuông góc của C trên AB và E là giao điểm của BD và CH. a) Chứng minh ADEH là tứ giác nộ itiếp. b) Chứng minh rằng ACO= HCB và AB.AC =AC.AH + CB.CH c) Trên đọan OC lấy điểm M sao cho OM = CH. Chứng minh rằng khi C chạy trên nửa đường tròn đã cho thì M chạy trên một đường tròn cố định. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Phú Thọ) Bài 53: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O; R). Gọi I là giao điểm AC và BD. Kẻ IH vuông góc với AB; IK vuông góc với AD ( H AB; K AD). a) Chứng minh tứ giác AHIK nội tiếp đường tròn. b) Chứng minh rằng IA.IC = IB.ID. c) Chứng minh rằng tam giác HIK và tam giác BCD đồng dạng. d) Gọi S là diện tích tam giác ABD, S’ là diện tích tam giác HIK. S' HK 2 Chứng minh rằng: S4. AI 2 (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Phú Thọ) Bài 54 Trên đường tròn (O; R) lấy hai điểm A và B, trong đó A là điểm cố định, B là điểm di động. Gọi H là hình chiếu của B xuống tiếp tuyến Ax của đường tròn (O) tại điểm A. Đường phân giác của góc AOB cắt BH tại M và Ax tại Q. a) Chứng minh 4 điểm A, B, Q và O cùng nằm trên 1 đường tròn. b) Chứng minh tứ giác OBMA là một hình thoi. c) Khi B di động trên đường tròn (O) thì M di động trên đường nào? (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Khánh Hòa)
  7. Bài 55: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và AB r). Vẽ các đường kính AOB của đường tròn (O) và AO’C của đường tròn (O’). Dây DE của đường tròn (O) vuông góc với BC tại trung điểm K của BC. a) Chứng minh tứ giác BDCE là hình thoi. b) Gọi I là giao điểm của EC với đường tròn (O’). Chứng minh ba điểm D, A, I thẳng hàng. c) Chứng minh KI là tiếp tuyến của đường tròn (O’) (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Khánh Hòa) Bài 58 Cho đường tròn (O) có đường kính AB = 2R và E là điểm bất kì trên đường tròn đó (E khác A và B). Đường phân giác góc AEB cắt đoạn thẳng AB tại F và cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là K. a. Chứng minh tam giác KAF đồng dạng với tam giác KEA. b. Gọi I là giao điểm của đường trung trực đoạn EF với OE, chứng minh đường tròn (I) bán kính IE tiếp xúc với đường tròn (O) tại E và tiếp xúc với đường thẳng AB tại F. c.Chứng minh MN // AB, trong đó M và N lần lượt là giao điểm thứ hai của AE, BE với đường tròn (I). d) Tính giá trị nhỏ nhất của chu vi tam giác KPQ theo R khi E chuyển động trên đường tròn (O), với P là giao điểm của NF và AK; Q là giao điểm của MF và BK. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Khánh Hòa)
  8. Bài 59: Cho đoạn thẳng AB và một điểm C nằm giữa A và B. Trên một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng AB, kẻ hai tia Ax và By cùng vuông góc với AB. Trên tia Ax lấy một điểm I. Tia vuông góc với CI tại C cắt tia By tại K. Đường tròn đường kính IC cắt IK ở P. a) Chứng minh tứ giác CPKB nội tiếp được. b) Chứng minh: AI.BK = AC.CB c) Chứng minh tam giác APB vuông. d. Giả sử A, B, I cố định. Hãy xác định vị trí của điểm C sao cho tứ giác ABKI có diện tích lớn nhất. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Khánh Hòa) Bài 60: Cho hai đường tròn (O;20cm)và (O’;15cm) cắt nhau tại A và B sao cho AB = 24 cm (O và O’ nằm về hai phía của AB) 1/ Tính độ dài đoạn nối tâm OO’. 2/ Gọi I là trung điểm OO’ và J là điểm đối xứng của B qua I. a/ Chứng minh tam giác ABJ vuông. b/ Tính diện tích hình tròn ngoại tiếp tam giác ABJ. 3/ Một cát tuyến qua B cắt (O) tại P và (O’) tại Q. Xác định vị trí của PQ để tam giác APQ có chu vi lớn nhất. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Khánh Hòa) Bài 61 Cho hai đường tròn (O) và (O ) cắt nhau tại A và B. Vẽ AC, AD thứ tự là đường kính của hai đường tròn (O) và . a) Chứng minh ba điểm C, B, D thẳng hàng. b) Đường thẳng AC cắt đường tròn tại E; đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại F (E, F khác A). Chứng minh 4 điểm C, D, E, F cùng nằm trên một đường tròn. c) Một đường thẳng d thay đổi luôn đi qua A cắt (O) và thứ tự tại M và N. Xác định vị trí của d để CM + DN đạt giá trị lớn nhất. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Khánh Hòa) Bài 62 Cho nửa đường tròn đường kính BC = 2R. Từ điểm A trên nửa đường tròn vẽ AH ⊥ BC. Nửa đường tròn đường kính BH, CH lần lượt có tâm O1; O2 cắt AB, AC thứ tự tại D và E. a) C/minh tứ giác ADHE là hình chữ nhật, từ đó tính DE biết R = 25 và BH = 10 b) Chứng minh tứ giác BDEC nội tiếp đường tròn. c) Xác định vị trí điểm A để diện tích tứ giác DEO1O2 đạt giá trị lớn nhất. Tính giá trị đó. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Khánh Hòa)
  9. Bài 63 Cho nửa đường tròn đường kính AB, trên nửa đường tròn đó lấy M. Trên đường kính AB lấy điểm C sao cho AC CB. Gọi I là trung điểm của OA. Vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I, cắt tia BC tại M và cắt đoạn AC tại P; AM cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai K. 1/ Chứng minh tứ giác BCPI nội tiếp được trong một đường tròn. 2/ Chứng minh ba điểm B, P, K thẳng hàng. 3/ Các tiếp tuyến tại A và C của đường tròn (O) cắt nhau tại Q. Tính diện tích của tứ giác QAIM theo R khi BC = R. (Trích Bộ đề thi Toán 9 vào 10 Quãng Ngãi)
  10. Bài 67 Cho nửa đường tròn đường kính BC bán kính R và điểm A trên nửa đường tròn (A khác B, C). Từ A hạ AH vuông góc với BC. Trên nửa mặt phẳng bờ BC chứa điểm A vẽ nửa đường tròn đường kính BH cắt AB tại E, nửa đường tròn đường kính HC cắt AC tại F. a. Tứ giác AFHE là hình gì? Tại sao? b. Chứng minh BEFC là tứ giác nội tiếp. c. Hãy xác định vị trí của điểm A sao cho tứ giác AFHE có diện tích lớn nhất. Tính diện tích lớn nhất đó theo R. (Trích 80 Bài tập Hình học 9) Bài 68: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB và điểm M bất kì trên nửa đường tròn ( M khác A,B). Trên nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường tròn kể tiếp tuyến Ax. Tia BM cắt Ax tại I; tia phân giác của góc IAM cắt nửa đường tròn tại E; cắt tia BM tại F tia BE cắt Ax tại H, cắt AM tại K. a) Chứng minh rằng: EFMK là tứ giác nội tiếp. b) Chứng minh rằng: AI2 = IM . IB. c) Chứng minh BAF là tam giác cân. d) Chứng minh rằng : Tứ giác AKFH là hình thoi. e) Xác định vị trí của M để tứ giác AKFI nội tiếp đợc một đường tròn (Trích 80 Bài tập Hình học 9) Bài 69: Cho đường tròn (O; R) và điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C tiếp điểm). 1) CMR: ABOC là tứ giác nội tiếp đường tròn. 2) Gọi E giao điểm của BC và OA. CMR: BE vuông góc với OA và OE.OA = R2. 3) Trên cung nhỏ BC của đường tròn (O; R) lấy điểm K bất kỳ (K khác B và C). Tiếp tuyến tại K của đường tròn (O; R) cắt AB, AC theo thứ tự P, Q. CMR: Tam giác APQ có chu vi không đổi khi K chuyển động trên cung nhỏ BC. 4) Đường thẳng qua O và vuông góc với OA cắt các đường thẳng AB, AC theo thứ tự tại các điểm M, N. Chứng minh rằng: PM + QN MN. (Bộ đề thi Toán vào 10 – Hà Văn Chương) Bài 70 Cho tam giác ABC vuông tại A, có AB = 14, BC = 50. Đường phân giác của góc ABC và đường trung trực của cạnh AC cắt nhau tại E. 1) CMR: Tứ giác ABCE nội tiếp đường tròn. Xác định tâm O của đường tròn này. 2) Tính độ dài BE. 3) Vẽ đường kính EF của đường tròn tâm (O), AE và BF cắt nhau tại P. CMR: Các đường thẳng BE, PO, AF đồng quy. 4) Tính diện tích phần hình tròn tâm (O) nằm ngoài tứ giác ABFCE. (Trích 80 Bài tập Hình học 9) Cà Mau, Mảnh đất chân “trời” góc “biển” ngày 08/ 05/ 2018. Đơn vị: Trường THCS Uminh, huyện TVT, tỉnh Cà Mau. Người soạn; Nguyễn Văn Đại