Tổng hợp ôn thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 5

doc 86 trang Hùng Thuận 25/05/2022 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp ôn thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_on_thi_hoc_sinh_gioi_mon_toan_lop_5.doc

Nội dung text: Tổng hợp ôn thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 5

  1. ∆ DAC và ∆ MCB có : DC gấp MB là 20 : 5 = 4 ( lần) Đường cao chung nên diện tích tam giác DAC gấp diện tích tam giác MCB 4 lần. Diện tích tam giác ADC là : 280 x 4 = 1120 (cm2) Bài 4 : Một thửa ruộng hình thang có diện tích là 361,8 m 2. Đáy lớn hơn đáy nhỏ là 13,5 m. Hãy tính độ dài của mỗi đáy, biết rằng nếu tăng đáy lớn thêm 5,6 m thì diện tích thửa ruộng sẽ tăng thêm 3,6 m2. Giải : Chiều cao của hình thang là : A B 33,6 x 2 : 5,6 = 12 (m) Tổng hai đáy hình thang là : 361,8 x2 : 12 = 60,3 (m) đáy nhỏ của hình thang là : (60,3 – 13,5) : 2 = 23,4 (m) Đáy lớn của hình thang là : 33,6 m2 23,4 + 13,5 = 36,9 (m). E D H C Bài 5 : Một hình thang có chiều cao là 10 m, hiệu 2 đáy là 22 m. Kéo dài đáy nhỏ bằng đáy lớn để hình đã cho thành hình chữ nhật có chiều daid bằng đáy lớn, chiều rộng bằng chiều cao hình thang. Diện tích được mở rộng thêm bằng 1/7 diện tích hình thang cũ. Phần mở rộng về phía tay phải có diện tích là 90 m2. Tính đáy lớn của hình thang ban đầu. Giải : E A B G Đáy BG của ∆ CBG là : 90 x 2 : 10 = 18 (m) 90 cm2 Đáy EA của ∆ DAE là : 22 – 18 = 4 (m) Diện tích 2 phần mở rộng là : 20 + 90 = 110 (m2) Diện tích hình thang ABCD là : 110 x 7 = 770 (m2) D C Tổng hai đáy AB và CD là : 770 x 2 : 10 = 154 (m) Đáy CD là : (154 + 22) : 2 = 88 (m) Bài 6 : Cho hình thang vuông ABCD, có đáy nhỏ AB là 40 m. Lấy E trên AD, G trên BC sao cho EG chia hình thang ABCD làm hai hình thang có đường cao AE là 30 m và ED là 10 m. Tính diện tích hình thangABGE và EGCD. Giải : Nối G với A, G với D A 40 m B Diện tích ABCD là : (40 60)x40 = 2000 (m2) 2 Diện tích ∆ GBA là : 40 m (40 x 30) : 2 = 600 (m2) Diện tich ∆ GDC là : G 60 x 10 : 2 = 300 (m2) 10 m Diện tích ∆ AGD là : D C 2000 – (600+300) = 1100 (m2) 60 m Vậy EG là: 1100 x 2 : 40 = 55 (m ) Diện tích ABGE là : (55 + 40 ) x 30 : 2 = 1425 (m2) Diện tích EGCD là: ( 60 + 55) x 10 : 2 = 575 (m2) Bài 6: Cho hình thang ABCD có diện tích là 60m2 , điểm M, N, P, Q là điểm chính giữa của các cạnh AB, BC, CD, DA Tính diện tích tứ giác MNPQ. Giải : MQ kéo dài cắt DC tại F; MN kéo dài cắt DC tại E Ta có diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác FME Diện tích ∆ MPF =diện tích ∆ MPE (đáy bằng nhau, đường cao chung) Diện tích ∆ MNP = diện tích ∆NPE A M B (đáy MN = NE, đường cao chung) Diện tích ∆PMQ = diện tích ∆PQF 31
  2. (đáy QM= QF, đường cao chung) Q N Nên diện tích MNPQ = 1/2 diện tích ∆FME . Hay diện tích MNPQ =1/2 diện tích hình thangABCD và bằngFE 60 : 2 = 30 (cm2)DPC Đáp số: 30 cm2 Bài 7: Tìm diện tích của một hình thangbiết rằng nếu kéo dài đáy bé 2m về một phía thì ta được hình vuông có chu vi 24m. Giải: Theo bài ra hình thang vuông. Đáy A B 2 m M lớn bằng cạnh hình vuông AMCD và chiều cao hình thang cũng bằng cạnh hình vuông. Cạnh hình vuông AMCD là: 24 : 4 =6 (m) Đáy bé hình thang ABCDlà: 6 – 2 = 4(m) Diện tích hình thang ABCD là: D C (6 4)x6 = 30 (m2) Đáp số :30m2 2 Bài 8 : Cho hình thang ABCD có đáy bé AB bằng 18 cm, đáy lớn CD bằng 3/2 đáy bé AB. Trên AB lấy điểm M sao cho AM = 12 cm. Nối M với C. Tìm diện tích hình thang AMCD, biết diện tích hình thang ABCD hơn diện tích hình thang AMCD là 42 cm2. Giải : Đáy lớn hình thang ABCD là : 3 18 x = 27 (cm) A M B 2 Độ dài đoạn MB là : 18 – 12 = 6 (cm) MB chính là đáy của ∆ MBC, chiều cao của ∆ MBC ( cũng là chiều cao của hình thang AMCD) 42x2 = 14 (cm) D C 6 Diện tích hình thang AMCD là : (12 27)x14 = 273 (cm2) 2 Đáp số 273 cm2 HÌNH TRÒN Bài 1 : Tìm diện tích hình vuông biết diện tích hình tròn là 50,24 cm2. Gọi r là bán kính của hình tròn Diện tích của hình tròn là : A B r x r x 3,14 Theo bài ra ta có : r x r x 3,14 = 50,24 r x r = 16 r x r = 4 x 4 r = 4 D C Số đo đoạn thẳng BD là : 4 x 2 = 8 (cm) 8x4 Diện tích tam giác ABD là : = 16 (cm2) 2 Diện tích hình vuông ABCD là : 16 x 2 = 32 (cm2) Bài 2 : Một miếng bìa hình tròn có chu vi 37,68 cm. tính diện tích miếng bìa đó : Giải : Bán kính miếng bìa là : 37,68 : 3,14 : 2 = 6 (cm) Diện tích miếng bìa là : 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) 32
  3. Đáp số 113,04 cm2 Bài 3 : Hình tròn A có chu vi 219,8 cm, hình tròn B có diện tích 113,04 cm2. Hình tròn nào có bán kính lớn hơn? Giải : Bán kính hình tròn A là : 219,8 : 3,14 : 2 = 35 (cm) = 3,5 dm. Gọi r là bán kính hình tròn B ta có : r x r = 113,04 : 3,14 = 36 (dm) r = 6 dm Vì 6 > 3,5 nên bán kính hình tròn B lớn hơn bán kính hình tròn A Bài 4 : Biết tỉ số bán kính của 2 hình tròn là 3/4.Hãy tính tỉ số 2 chu vi, 2 diện tích của 2 hình tròn đó. Giải : Gọi r1 là bán kính của hình tròn thứ nhất, r2 là bán kính của hình tròn thứ hai Gọi C1 và S1 là chu vi và diện tích của hình tròn thứ nhất Gọi C2 và S2 là chu vi và diện tích của hình tròn thứ hai thì : C1 3,14xr1x2 r1 3 = = = C2 3,14x2xr2xr2 r2 4 Tỉ số chu vi hai đường tròn bằng 3/4 S1 3,14xr1xr2 r1 r1 3 3 9 = = x = x = S2 3,14xr2xr2 r2 r2 4 4 16 V -DIỆN TÍCH XUNG QUANH, DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN, THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG, HÌNH TRỤ A – Hình hộp chữ nhật : Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là các hình chữ nhật, có 3 kích thước là chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c. Sxq = Pmđ x h = (a + b) x 2 x c STP = Sxq + S2đ = Sxq + a + b x 2 V = a x b x c B – Hình lập phương Hình lập phương có 6 mặt là các hình vuông bằng nhau. Tất cả các cạnh của hình lập phương đều bằng nhau. Sxq = a x a x 4 STP = a x a x 6 V = a x a x a C – Hình trụ hình trụ có hai đáy là hai hình tròn bằng nhau Sxq = r x 2 x 3,14 x h STP = Sxq + r x r x 3,14 x 2 V = r x r x 3,14 x h 3.2. Bài tập vận dụng Bài 1 : Có 8 hình lập phương, mỗi hình có cạnh bằng 2 cm. Xếp 8 hình đó thành 1 hình lập phương lớn. Tìm diện tích xung quanh, dioện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương lớn. Giải : 8 hình lập phương ta xếp thành hình lập phương lớn bao gồm có 2 tầng mỗi tầng có 4 hình lập phương nhỏ Cạnh của hình lập phương nhỏ là 2 nên cạnh của hình lập phương lớn là : 2 x 2 = 4 (cm) Diện tích xung quanh là : 4 x 4 x 4 = 64 (cm2) Diện tích toàn phần là : 4 x 4 x 6 = 96 (cm2) Thể tích là : 4 x 4 x 4 = 64 (cm2) Bài 2 : Có 27 hình lập phương, mỗi hình có thể tích 8 cm3. Xếp 27 hình đó thành một hình lập phương lớn. hỏi hình lập phương lớn có cạnh là bao nhiêu? Giải : Ta có : 8 = 2 x 2 x 2 Vậy mỗi hình lập phương nhỏ có đáy bằng 2 cm. Xếp 27 hình lập phương nhỏ thành một hình lập phương lớn có 3 tầng mỗi tầng có 3 hàng, mỗi hàng có 3 hình lập phương nhỏ. 33
  4. Nên cạnh của hình lập phương lớn là : 2 x 3 = 6 (cm) Đáp số 6 cm Bài 3 : Một hình lập phương có diện tích xung quanh bằng 64 cm2. Tính thể tích của hình lập phương đó. Giải : Diện tích một mặt của hình lập phương là : 64 : 4 = 16 (cm2) Ta thấy 16 = 4 x 4 cạnh của hình lập phương là 4 Thể tích của hình lập phương là : 4 x 4 x 4 = 64 (cm3) Đáp số 64 cm3 Bài 4 : Một bể chứa nước hình hộp chữ nhật, đo ở trong lòng bể thấy chiều dài bằng 2,5 m ; chiều rộng bằng 1,4 m ; chiều cao gấp 1,5 lần chiều rộng. Hỏi bể chứa đầy nước thì được bao nhiêu lít. Giải : Chiều cao của bể nước là : 1,4 x 1,5 = 2,1 (m) Thể tích bể nước là : 2,5 x 1,4 x 2,1 = 7,35 (m3) ta có : 7,35 m3 = 7350 dm3 = 7350 lít Đáp số 7350 lít Bài 5 : Một cái thùng hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông có chu vi là 20 dm. Người ta đổ vào thùng 150 lít dầu. Hỏi chiều cao của dầu trong thùng là bao nhiêu? Giải : Cạnh của đáy thùng là : 20 : 4 = 5 (dm) Diện tích đáy thùng là : 5 x 5 = 25 (dm2) Ta có : 150 lít = 150 dm3 Chiều cao của dầu trong thùng là : 150 : 25 = 6 (dm) Đáp số 6 dm. Bài 6 : Một phiến đá hình hộp chữ nhật có chu vi đáy bằng 60 dm, chiều dài bằng 3/2 chiều rộng và chiều cao bằng 1/2 chiều dài. Phiến đá cân nặng4471,2 kg. Hỏi 1 dm3 đá nặng bao nhiêu ki lô gam? Giải : Nửa chu vi phiến đá là : 60 : 2 = 30 (dm) Chiều dài của phiến đá là : 30 : (3 + 2) x 3 = 18 (dm) Chiều rộng của phiến đá là : 30 – 18 = 12 (dm) Chiều cao của phiến đá là : 18 : 2 = 9 (dm) Thể tích của phiến đá là : 18 x 12 x 9 = 1944 (dm3) 1 dm3 đá nặng là : 4471,2 : 1944 = 2,3 (kg) đáp số 2,3 kg Bài 7: Một hình chữ nhật có chiều cao 6 dm. Nếu tăng chiều cao thêm 2 dm thì thể tích hộp tăng thêm 96 dm3. Tính thể tích hộp. Giải : Diện tích đáy của hộp chữ nhật là : 96 : 2 = 48 (dm2) Thể tích hộp chữ nhật là : 48 x 6 = 228 (dm3) Cách 2 6 dm so với 2 dm thì gấp : 6 : 2 = 3 (lần) Phần tăng thêm và hình hộp chữ nhật có chung diện tích đáy và chiều cao hình hộp chữ nhật gấp 3 làan phần tăng thêm nên thể tích hình hộp chữ nhật cũng phải gấp 3 lần thể tích tăng thêm. vậy thể tích hình hộp chữ nhật là : 96 x 3 = 288 (dm3) 34
  5. Đáp số : 288 dm3 Bài 8 : Một căn phòng dài 8 m, rộng 6 m cao 5 m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và 4 mặt tường trong phòng. Trên 4 mựt tường có 2 cửa ra vào mỗi cửa rộng 1,6 m cao 2,2 m và 4 cửa sổ, mỗi cửa sổ rộng 1,2 m cao 1,5 m. Tiền thuê quét vôi 1 mét vuồng hết 1500 đồng. Hỏi tiền công quét vôi căn phòng đó hết bao nhiêu ? Giải : Diện tích 4 mặt tường của căn phòng là : (9 + 6) x 2 x 5 = 150 (m2) Diện tích trần nhà là : 9 x 6m = 54 (m2) Diện tích 4 cửa sổ là : 1,2 x 1,5 x 4 = 7,2 (m2) Diện tích 2 cửa ra vào là : 2,2 x 1,6 x 2 = 7,04 (m2) Diện tích cần quét vôi là : (150 + 54) – (7,2 + 7,04) = 189,76 (m2) Tiền công mướn quét vôi là : 1500 x 189,76 = 284640 (đồng) Đáp số 284640 đồng Bài 9 : Một phòng họp dài 8 m, rộng 5 m, cao 4 m. Hỏi phải mở rộng chiều dài ra thêm bao nhiêu để phgòng họp có thể chứa được 60 người và mỗi người có đủ 4,5 m2 không khí để đảm bảo sức khoẻ ? Giải : Thể tích của hội trường sau khi mở rộng là : 4,5 x 60 = 270 (m3) Diện tích mặt bên của hội trường là : 5 x 4 = 20 (m2) Chiều dài của hội trường sau khi mở rộng là : 270 : 20 = 13,5 (m) Chiều dài phải mở rộng thêm là : 13,5 – 8 = 5,5(m) Đáp số 5,5 m Bài 10 : Cái bể chứa nước nhà em có hình chữ nhật, đo trong lòng bể được chiều dài 1,5 m, chiều rộng là 1,2 m và chiều cao là 0,9 m. Bể đã hết nước, chị em vừa đổ vào bể 30 gánh nước mỗi gánh 45 lít. Hỏi mặt nước còn cách miệng bể bao nhiêu và cần đổ thêm bao nhiêu gánh nước nữa để đầy bể ? Giải : Số lít nước đã đổ vào bể là : 45 x 30 = 1350 (lít) = 1350 dm3 = m1,35 m3 Diện tích đáy bể là : 1,5 x 1,2 = 1,8 (m2) Mặt nước cách đáy bể là : 1,35 : 1,8 = 0,75 (m) Mặt nước trong bể cách miệng bể là : 0,9 – 0,75 = 0,15 (m) Thể tích bể là : 1,8 x 0,9 = 1,62 (m3) = 1620 lít Số gánh nước cần đổ đầy bể là : 1620 : 45 = 36 (gánh) Để đầy bể cần đổ thêm là : 36 – 30 = 6 (gánh) Đáp số 0,15 m và 6 gánh. Bài 11 : Xếp 8 hình lập phương nhỏ có cạnh 4 cm thành một hình lập phương lớn rồi sơn tất cả các cạnh của hình lập phương lớn. Hỏi mỗi hình lập phương nhỏ có mấy mặt được sơn và diện tích được sơn của mỗi HLP nhỏ là bao nhiêu? Giải : Xếp 8 HLP nhỏ thành 1 HLP lớn gồm 2 tầng, mỗi tầng gồm 4 hình lập phương nhỏ, vì thế mỗi HLP nhỏ đều có 3 mặt được ghép với các hình lập phương khác. Các mặt được ghép không được sơn. Vì HLP có 6 mặt nên số mặt được sơn là : 6 – 3 = 3 (mặt) Diện tích một mặt của HLP nhỏ là : 4 x 4 = 16 (cm2) Diện tích mỗi HLP nhỏ được sơn là : 16 x 3 = 48 (cm2) 35
  6. Đáp số 48 cm2 Bài 12 : Người ta xẻ 1 khúc gỗ hình trụ dài 5 m có đường kính đáy 0,6 m thành 1 khối hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông và đường chéo của đáy bằng đường kính của khúc gỗ. Tính thể tích của 4 tấm bìa gỗ được xẻ ra? Giải : Ta chia đáy của khúc gỗ HHCN thành 2 tam giác có diện tích bằng nhau. Mỗi tam giác có một cạnh đáy bằng đường kính của khúc gỗ và chiều cao của tam giác ứng với cạnh đáy đó bằng 0,6 : 2 = o,3 (m) Diện tích tam giác là : 0,6x0,3 = 0,09 (m2) 2 Diện tích của khúc gỗ HHCN là : 0,09 x 2 = 0,18 (m2) Thể tích khối gỗ HHCN là : 0,18 x 5 = 0,9 (m3) Thể tích khúc gỗ hình trụ là : 0,3 x 0,3 x 3,14 x 5 = 1,413 (m3) Thể tích 4 tấm được xẻ ra là : 1,413 – 0,9 = 0,513 (m3) Đáp số 0,513 m3 Bài 13 : Diện tích toàn phần 1 cái hộp không có nắp hình lập phương là 500 cm 2. Tính cạnh cái hộp đó. Nếu tăng cạnh hộp này lên 2 lần thì diện tích toàn phần tăng lên mấy lần ? Giải : Diện tích 1 mặt là : 500 : 5 = 100 (cm2) Vì 100 = 10 x 10 nên cạnh HLP là 10 cm : Cạnh hộp khi tăng lên 2 lần là : 10 x 2 = 20 (cm) Diện tích toàn phần của hộp mới là : (20 x 20) x 5 = 2000 (cm2) So với trước diện tích toàn phần tăng số lần là : 2000 : 500 = 4 (lần) Đáp số 4 lần. Bài 14 : Tính thể tích hình lập phương biết diện tích toàn phần và diện tích xung quanh của hình đó là 128 cm2. Giải : Hiệu diện tích toàn phần và diện túch xung quanh bằng 2 lần diện tích đáy. Vậy diện tích đáy là: 128 : 2 = 64 (cm2) Vì 64 = 8 x 8 cạnh HLP là 8 cm : Thể tích hình lập phương là : 8 x 8 x 8 = 512 (cm3) Đáp số 512 cm3 Bài 9 : Cho (1), (2), (3), (4) là các hình thang vuông có kích thước bằng nhau. Biết rằng PQ = 4 cm. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD. Bài giải : Vì các hình thang vuông PQMA, QMBC, QPNC, PNDA bằng nhau nên : MQ = NP = QP = 4 cm và CN = AD. Mặt khác AD = NP + QM = 4 + 4 = 8 (cm) Do đó : CN = AD = 8 cm. Diện tích hình thang vuông PQCN là : (CN + PQ) x NP : 2 = (8 + 4) x 4 : 2 = 24 (cm2) Suy ra : Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 24 x 4 = 96 (cm2) 36
  7. Bài 15 : Một thửa ruộng hình chữ nhật được chia thành 2 mảnh, một mảnh nhỏ trồng rau và mảnh còn lại trồng ngô (hình vẽ). Diện tích của mảnh trồng ngô gấp 6 lần diện tích của mảnh trồng rau. Chu vi mảnh trồng ngô gấp 4 lần chu vi mảnh trồng rau. Tính diện tích thửa ruộng ban đầu, biết chiều rộng của nó là 5 mét. Bài giải : Diện tích mảnh trồng ngô gấp 6 lần diện tích mảnh trồng rau mà hai mảnh có chung một cạnh nên cạnh còn lại của mảnh trồng ngô gấp 6 lần cạnh còn lại của mảnh trồng rau. Gọi cạnh còn lại của mảnh trồng rau là a thì cạnh còn lại của mảnh trồng ngô là a x 6. Vì chu vi mảnh trồng ngô (P 1) gấp 4 lần chu vi mảnh trồng rau (P2) nên nửa chu vi mảnh trồng ngô gấp 4 lần nửa chu vi mảnh trồng rau. Nửa chu vi mảnh trồng ngô hơn nửa chu vi mảnh trồng rau là : a x 6 + 5 - (a + 5) = 5 x a. Ta có sơ đồ : Độ dài cạnh còn lại của mảnh trồng rau là : 5 x 3 : (5 x a - 3 x a) = 7,5 (m) Độ dài cạnh còn lại của mảnh trồng ngô là : 7,5 x 6 = 45 (m) Diện tích thửa ruộng ban đầu là : (7,5 + 4,5) x 5 = 262,5 (m2) Bài 24 : Một khu vườn hình chữ nhật có chu vi 120 m. Người ta mở rộng khu vườn như hình vẽ để được một vườn hình chữ nhật lớn hơn. Tính diện tích phần mới mở thêm. Bài giải : Nếu ta “dịch chuyển” khu vườn cũ ABCD vào một góc của khu vườn mới EFHD ta được hình vẽ bên. Kéo dài EF về phía F lấy M sao cho FM = BC thì diện tích hình chữ nhật BKHC đúng bằng diện tích hình chữ nhật FMNK. Do đó phần diện tích mới mở thêm chính là diện tích hình chữ nhật EMNA. Ta có AN = AB + KN + BK vì AB + KN = 120 : 2 = 60 (m) ; BK = 10 m nên AN = 70 m. Vậy diện tích phần mới mở thêm là : 70 x 10 = 700 (m2) Bài 26 : Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Nếu tăng chiều rộng thêm 45 m thì được hình chữ nhật mới có chiều dài vẫn gấp 4 lần chiều rộng. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu. 37
  8. Bài giải : Khi tăng chiều rộng thêm 45 m thì khi đó chiều rộng sẽ trở thành chiều dài của hình chữ nhật mới, còn chiều dài ban đầu sẽ trở thành chiều rộng của hình chữ nhật mới. Theo đề bài ta có sơ đồ : Do đó 45 m ứng với số phần là : 16 - 1 = 15 (phần) Chiều rộng ban đầu là : 45 : 15 = 3 (m) Chiều dài ban đầu là : 3 x 4 = 12 (m) Diện tích hình chữ nhật ban đầu là : 3 x 12 = 36 (m2) Bài 27: Bạn An đã có một số bài kiểm tra, bạn đó tính rằng : Nếu được thêm ba điểm 10 và ba điểm 9 nữa thì điểm trung bình của tất cả các bài sẽ là 8. Nếu được thêm một điểm 9 và hai điểm 10 nữa thì điểm trung bình của tất cả các bài là 7,5. Hỏi bạn An đã có tất cả mấy bài kiểm tra ? Bài giải : Nếu được thêm ba điểm 10 và ba điểm 9 nữa thì số điểm được thêm là : 10 x 3 + 9 x 3 = 57 (điểm) Để được điểm trung bình của tất cả các bài là 8 thì số điểm phải bù thêm vào cho các bài đã kiểm tra là : 57 - 8 x (3 + 3) = 9 (điểm) Nếu được thêm một điểm 9 và hai điểm 10 nữa thì số điểm được thêm là : 9 x 1 + 10 x 2 = 28 (điểm) Để được điểm trung bình của tất cả các bài là 7,5 thì số điểm phải bù thêm vào cho các bài đã kiểm tra là : 29 - 7,5 x (1 + 2) = 6,5 (điểm) Như vậy khi tăng điểm trung bình của tất cả các bài từ 7,5 lên 8 thì tổng số điểm của các bài đã kiểm tra sẽ tăng lên là : 9 - 6,5 = 2,5 (điểm) Hiệu hai điểm trung bình là : 8 - 7,5 = 0,5 (điểm) Vậy số bài đã kiểm tra của bạn An là : 2,5 : 0,5 = 5 (bài) Bài 28 : Bạn hãy cắt một hình vuông có diện tích bằng 5 / 8 diện tích của một tấm bìa hình vuông cho trước. Bài giải : Chia cạnh tấm bìa hình vuông cho trước làm 4 phần bằng nhau (bằng cách gấp đôi liên tiếp). Sau đó cắt theo các đường AB, BC, CD, DA. Các miếng bìa AMB, BNC, CPD, DQA xếp trùng khít lên nhau nên AB = BC = 38
  9. CD = DA (có thể kiểm tra bằng thước đo). Dùng êke kiểm tra các góc của tấm bìa ABCD ta thấy các góc là vuông. Nếu kẻ bằng bút chì các đường chia tấm bìa ban đầu thành những ô vuông như hình vẽ thì ta có thể thấy : + Diện tích tấm bìa MNPQ là 16 ô vuông (ghép 2 hình tam giác với nhau thì được hình chữ nhật gồm 3 hình vuông). Do đó diện tích hình vuông ABCD là 16 – 6 = 10 (ô vuông) nên diện tích ô vuông ABCD bằng 10 / 16 = 5 / 8 diện tích tấm bìa ban đầu. Bài 29 : Một mảnh đất hình chữ nhật được chia thành 4 hình chữ nhật nhỏ hơn có diện tích được ghi như hình vẽ. Bạn có biết diện tích hình chữ nhật còn lại có diện tích là bao nhiêu hay không ? Bài giải : Hai hình chữ nhật AMOP và MBQO có chiều rộng bằng nhau và có diện tích hình MBQO gấp 3 lần diện tích hình AMOP (24 : 8 = 3 (lần)), do đó chiều dài hình chữ nhật MBQO gấp 3 lần chiều dài hình chữ nhật AMOP (OQ = PO x 3). (1) Hai hình chữ nhật POND và OQCN có chiều rộng bằng nhau và có chiều dài hình OQCN gấp 3 lần chiều dài hình POND (1). Do đó diện tích hình OQCN gấp 3 lần diện tích hình POND. Vậy diện tích hình chữ nhật OQCD là : 16 x 3 = 48 (cm2). Bài 30 : Cho A = 2004 x 2004 x x 2004 (A gồm 2003 thừa số) và B = 2003 x 2003 x x 2003 (B gồm 2004 thừa số). Hãy cho biết A + B có chia hết cho 5 hay không ? Vì sao ? Bài giải : A = (2004 x 2004 x x 2004) x 2004 = C x 2004 (C có 2002 thừa số 2004). C có tận cùng là 6 nhân với 2004 nên A có tận cùng là 4 (vì 6 x 4 = 24). B = 2003 x 2003 x x 2003 (gồm 2004 thừa số) = (2003 x 2003 x 2003 x 2003) x x (2003 x 2003 x 2003 x 2003). Vì 2004 : 4 = 501 (nhòm) nên B có 501 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thừa số 2003. Tận cùng của mỗi nhóm là 1 (vì 3 x 3 = 9 ; 9 x 3 = 27 ; 27 x 3 = 81). Vậy tận cùng của A + B là 4 + 1 = 5. Do đó A + B chia hết cho 5. Bài 31 : Biết rằng số A chỉ viết bởi các chữ số 9. Hãy tìm số tự nhiên nhỏ nhất mà cộng số này với A ta được số chia hết cho 45. Bài giải : Cách 1 : A chỉ viết bởi các chữ số 9 nên: Vậy A chia cho 45 dư 9. Một số nhỏ nhất mà cộng với A để được số chia hết cho 45 thì số đó cộng với 9 phải bằng 45. Vậy số đó là : 45 - 9 = 36. Cách 2 : Gọi số tự nhiên nhỏ nhất cộng vào A là m. Ta có A + m là số chia hết cho 45 hay chia hết cho 5 và 9 (vì 5 x 9 = 45 ; 5 và 9 không cùng chia hết cho một số số nào đó khác 1). Vì A viết bởi các chữ số 9 nên A chia hết cho 9, do đó m chia hết cho 9. A + m chia hết cho 5 khi A + m có tận cùng là 0 hoặc 5 mà A có tận cùng là 9 nên m có tận cùng là 1 hoặc 6. Số nhỏ nhất có tận cùng là 1 hoặc 6 mà chia hết cho 9 là 36. Vậy m = 36. 39
  10. Bài 32 : Cho một hình thang vuông có đáy lớn bằng 3 m, đáy nhỏ và chiều cao bằng 2 m. Hãy chia hình thang đó thành 5 hình tam giác có diện tích bằng nhau. Hãy tìm các kiểu chia khác nhau sao cho số đo chiều cao cũng như số đo đáy của tam giác đều là những số tự nhiên. Bài giải : Diện tích hình thang là : (3 + 2) x 2 : 2 = 5 (m2) Chia hình thang đó thành 5 tam giác có diện tích bằng nhau thì diện tích một tam giác là : 5 : 5 = 1 (m 2). Các tam giác này có chiều cao và số đo đáy là số tự nhiên nên nếu chiều cao là 1m thì đáy là 2 m. Nếu chiều cao là 2 m thì đáy là 1 m. Có nhiều cách chia, TTT chỉ nêu một số cách chia sau : Bài 33 : Bạn hãy tính chu vi của hình có từ một hình vuông bị cắt mất đi một phần bởi một đường gấp khúc gồm các đoạn song song với cạnh hình vuông. Bài giải : Ta kí hiệu các điểm như hình vẽ sau : Nhìn hình vẽ ta thấy : CE + GH + KL + MD = CE + EI = CI. 40
  11. EG + HK + LM + DA = ID + DA = IA. Từ đó chu vi của hình tô màu chính là : AB + BC + CE + EG + GH + HK + KL + LM + MD + DA = AB + BC + (CE + GH + KL + MD) + (EG + HK + LM + DA) = AB + BC + CI + IA = AB x 4. Vậy chu vi của hình tô màu là : 10 x 4 = 40 (cm). Bài 34 : Cho băng giấy gồm 13 ô với số ở ô thứ hai là 112 và số ở ô thứ bảy là 215. Biết rằng tổng của ba số ở ba ô liên tiếp luôn bằng 428. Tính tổng của các chữ số trên băng giấy đó. Bài giải : Ta chia các ô thành các nhóm 3 ô, mỗi nhóm đánh số thứ tự như sau : Tổng các số của mỗi nhóm 3 ô liên tiếp là 428. Như vậy ta thấy các số viết ở ô số 1 là 215, ở ô số 2 là 112, ở ô số 3 là : 428 - (215 + 112) = 101. Ta có băng giấy ghi số như sau : Tổng các chữ số của mỗi nhóm 3 ô là : 2 + 1 + 5 + 1 + 1 + 2 + 1 + 0 + 1 = 14. Có tất cả 4 nhóm 3 ô và một số ở ô số 1 nên tổng các chữ số trên băng giấy là : 14 x 4 + 2 + 1 + 5 = 64. Bài 35 : Tuổi của em tôi hiện nay bằng 4 lần tuổi của nó khi tuổi của anh tôi bằng tuổi của em tôi hiện nay. Đến khi tuổi của em tôi bằng tuổi của anh tôi hiện nay thì tổng số tuổi của hai anh em là 51. Hỏi hiện nay anh tôi, em tôi bao nhiêu tuổi ? Bài giải : Hiệu số tuổi của hai anh em là một số không đổi. Ta có sơ đồ biểu diễn số tuổi của hai anh em ở các thời điểm : Trước đây (TĐ), hiện nay (HN), sau này (SN) : Giá trị một phần là : 51 : (7 + 10) = 3 (tuổi) Tuổi em hiện nay là : 3 x 4 = 12 (tuổi) 41
  12. Tuổi anh hiện nay là : 3 x 7 = 21 (tuổi) Bài 36 : Tham gia SEA Games 22 môn bóng đá nam vòng loại ở bảng B có bốn đội thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn một lượt và tính điểm theo quy định hiện hành. Kết thúc vòng loại, tổng số điểm các đội ở bảng B là 17 điểm. Hỏi ở bảng B môn bóng đá nam có mấy trận hòa ? Bài giải : Bảng B có 4 đội thi đấu vòng tròn nên số trận đấu là : 4 x 3 : 2 = 6 (trận) Mỗi trận thắng thì đội thắng được 3 điểm đội thua thì được 0 điểm nên tổng số điểm là : 3 + 0 = 3 (điểm). Mỗi trận hòa thì mỗi đội được 1 điểm nên tổng số điểm là : 1 + 1 = 2 (điểm). Cách 1 : Giả sử 6 trận đều thắng thì tổng số điểm là : 6 x 3 = 18 (điểm). Số điểm dôi ra là : 18 - 17 = 1 (điểm). Sở dĩ dôi ra 1 điểm là vì một trận thắng hơn một trận hòa là : 3 - 2 = 1 (điểm). Vậy số trận hòa là : 1 : 1 = 1 (trận) Cách 2 : Giả sử 6 trận đều hòa thì số điểm ở bảng B là : 6 x 2 = 12 (điểm). Số điểm ở bảng B bị hụt đi : 17 - 12 = 5 (điểm). Sở dĩ bị hụt đi 5 điểm là vì mỗi trận hòa kém mỗi trận thắng là : 3 - 2 = 1 (điểm). Vậy số trận thắng là : 5 : 1 = 5 (trận). Số trận hòa là : 6 - 5 = 1 (trận). Bài 37 : Một cửa hàng có ba thùng A, B, C để đựng dầu. Trong đó thùng A đựng đầy dầu còn thùng B và C thì đang để không. Nếu đổ dầu ở thùng A vào đầy thùng B thì thùng A còn 2/5 thùng. Nếu đổ dầu ở thùng A vào đầy thùng C thì thùng A còn 5/9 thùng. Muốn đổ dầu ở thùng A vào đầy cả thùng B và thùng C thì phải thêm 4 lít nữa. Hỏi mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu ? Bài giải : So với thùng A thì thùng B có thể chứa được số dầu là : 1 - 2/5 = 3/5 (thùng A). Thùng C có thể chứa được số dầu là : 1 - 5/9 = 4/9 (thùng A). Cả 2 thùng có thể chứa được số dầu nhiều hơn thùng A là : (3/5 + 4/9) - 1 = 2/45 (thùng A). 2/45 số dầu thùng A chính là 4 lít dầu. Do đó số dầu ở thùng A là : 4 : 2/45 = 90 (lít). Thùng B có thể chứa được là : 90 x 3/5 = 54 (lít). Thùng C có thể chứa được là : 90 x 4/9 = 40 (lít). Bài 38 : Hải hỏi Dương : “Anh phải hơn 30 tuổi phải không ?”. Anh Dương nói : “Sao già thế ! Nếu tuổi của anh nhân với 6 thì được số có ba chữ số, hai chữ số cuối chính là tuổi anh”. Các bạn cùng Hải tính tuổi của anh Dương nhé. Bài giải : Cách 1 : Tuổi của anh Dương không quá 30, khi nhân với 6 sẽ là số có 3 chữ số. Vậy chữ số hàng trăm của tích là 1. Hai chữ số cuối của số có 3 chữ số chính là tuổi anh. Vậy tuổi anh Dương khi nhân với 6 hơn tuổi anh Dương là 100 tuổi. Ta có sơ đồ : Tuổi của anh Dương là : 42
  13. 100 : (6 - 1) = 20 (tuổi) Cách 2 : Gọi tuổi của anh Dương là (a > 0, a, b là chữ số) Vì không quá 30 nên khi nhân với 6 sẽ được số có ba chữ số mà chữ số hàng trăm là 1. Ta có phép tính : Vậy tuổi của anh Dương là 20. Bài 39 : ở SEA Games 22 vừa qua, chị Nguyễn Thị Tĩnh giành Huy chương vàng ở cự li 200 m. Biết rằng chị chạy 200 m chỉ mất giây. Bạn hãy cho biết chị chạy 400 m hết bao nhiêu giây ? Bài giải : Kết quả thi đấu ở SEA Games 22 đã cho biết : Chị Nguyễn Thị Tĩnh chạy cự li 400 m với thời gian là 51 giây 82. Nhận xét : Dụng ý của người ra đề là muốn các bạn giải toán lưu ý đến tính thực tế của đề toán. Đề toán đọc lên cứ như là loại toán về tương quan tỉ lệ thuận. Đa số các bạn đều tưởng như vậy nên đã giải sai, ra đáp số là giây (!). Bài 40 : Hãy khám phá “bí mật” của hình vuông rồi điền nốt bốn số tự nhiên còn thiếu vào ô trống. Bài giải : “Bí mật” của hình vuông là tổng các số hàng ngang, hàng dọc và đường chéo của hình vuông đều bằng 34 (các bạn tự kiểm tra lại). Gọi các số cần tìm ở 4 góc của hình vuông là a, b, c, d. ở hàng ngang đầu tiên, ta có : a + 3 + 2 + b = 34, từ đó a + b = 34 - 5 = 29 (1). ở cột dọc đầu tiên ta có : a + 5 + 9 + d = 34, từ đó a + d = 34 - 14 = 20 (2). Từ (1) và (2) ta có : a + b - (a + d) = 29 - 20 = 9 hay b - d = 9 (3). ở một đường chéo, ta lại có : b + 6 + 11 + d = 34, từ đó b + d = 34 - 17 = 17 (4). Từ (3) và (4) ta có : (b - d) + (b + d) = 9 + 17 hay b + b = 26 ; b = 13. Vì b + d = 17 nên d = 17 - 13 = 4. Vì a + b = 29 nên a = 29 - 13 = 16. ở đường chéo thứ hai, ta có a + 10 + 7 + c = 34 hay a + c = 34 - 17 = 17. Từ đó c = 17 - 16 = 1. Thay a, b, c, d bằng các số vừa tìm được ta có hình vuông sau : Nhận xét : Hình vuông trên gọi là hình vuông kì ảo (hoặc ma phương) cấp 4. Người ta đã nhìn thấy nó lần đầu tiên trong bản khắc của họa sĩ Đuy-rơ năm 1514. Các bạn có thể thấy : Tổng bốn số trong bốn ô ở bốn góc cũng bằng 34. 43
  14. Bài 41 : Bạn có thể cắt hình này : thành 16 hình: Bạn hãy nói rõ cách cắt nhé ! Bài giải : Tổng số ô vuông là : 8 x 8 = 64 (ô) Khi ta cắt hình vuông ban đầu thành các phần nhỏ (hình chữ T), mỗi phần gồm 4 ô vuông thì sẽ được số hình là : 64 : 4 = 16 (hình) Ta có thể cắt theo nhiều cách khác nhau. Xin nêu một cách cắt như sau : Bài 42 : Cho hình vuông như hình vẽ. Em hãy thay các chữ bởi các số thích hợp sao cho tổng các số ở các ô thuộc hàng ngang, cột dọc, đường chéo đều bằng nhau. Bài giải : Vì tổng các số ở hàng ngang, cột dọc, đường chéo đều bằng nhau nên ta có : a + 35 + b = a + 9 + d hay 26 + b = d (cùng trừ 2 vế đi a và 9). Do đó d - b = 26. b + g + d = 35 + g + 13 hay b + d = 48. Vậy b = (48 - 26 ) : 2 = 11, d = 48 - 11 = 37. d + 13 + c = d + 9 + a hay 4 + c = a (cùng trừ 2 vế đi d và 9). Do đó a - c = 4, a + g + c = 9 + g +39 hay a + c = 9 + 39 (cùng trừ 2 vế đi g), do đó a + c = 48. Vậy c = (48 - 4) : 2 = 22, a = 22 + 4 = 26. 35 + g + 13 = a + 35 + b = 26 + 35 + 11 = 72. Do đó 48 + g = 72 ; g = 72 - 48 = 24. Thay a = 26, b = 11, c = 22, d =37 , g = 24 vào hình vẽ ta có : 44
  15. Bài 43 : Số chữ số dùng để đánh số trang của một quyển sách bằng đúng 2 lần số trang của cuốn sách đó. Hỏi cuốn sách đó có bao nhiêu trang ? Bài giải : Để số chữ số bằng đúng 2 lần số trang quyển sách thì trung bình mỗi trang phải dùng hai chữ số. Từ trang 1 đến trang 9 có 9 trang gồm một chữ số, nên còn thiếu 9 chữ số. Từ trang 10 đến trang 99 có 90 trang, mỗi trang đủ hai chữ số. Từ trang 100 trở đi mỗi trang có 3 chữ số, mỗi trang thừa một chữ số, nên phải có 9 trang để “bù” đủ cho 9 trang gồm một chữ số. Vậy quyển sách có số trang là : 9 + 90 + 9 = 108 (trang). Bài 44 : Người ta ngăn thửa đất hình chữ nhật thành 2 mảnh, một mảnh hình vuông, một mảnh hình chữ nhật. Biết chu vi ban đầu hơn chu vi mảnh đất hình vuông là 28 m. Diện tích của thửa đất ban đầu hơn diện tích hình vuông là 224 m2. Tính diện tích thửa đất ban đầu. Bài giải : Nửa chu vi hình ABCD hơn nửa chu vi hình AMND là : 28 : 2 = 14 (m). Nửa chu vi hình ABCD là AD + AB. Nửa chu vi hình AMND là AD + AM. Do đó : MB = AB - AM = 14 (m). Chiều rộng BC của hình ABCD là : 224 : 14 = 16 (m) Chiều dài AB của hình ABCD là : 16 + 14 = 30 (m) Diện tích hình ABCD là : 30 x 16 = 480 (m2). Bài 45 : Trong một hội nghị có 100 người tham dự, trong đó có 10 người không 45
  16. biết tiếng Nga và tiếng Anh, có 75 người biết tiếng Nga và 83 người biết Tiếng Anh. Hỏi trong hội nghị có bao nhiêu người biết cả 2 thứ tiếng Nga và Anh ? Bài giải : Cách 1 : Số người biết ít nhất 1 trong 2 thứ tiếng Nga và Anh là : 100 - 10 = 90 (người). Số người chỉ biết tiếng Anh là : 90 - 75 = 15 (người) Số người biết cả tiếng Nga và tiếng Anh là : 83 - 15 = 68 (người) Cách 2 : Số người biết ít nhất một trong 2 thứ tiếng là : 100 - 10 = 90 (người). Số người chỉ biết tiếng Nga là : 90 - 83 = 7 (người). Số người chỉ biết tiếng Anh là : 90 - 75 = 15 (người). Số người biết cả 2 thứ tiếng Nga và Anh là : 90 - (7 + 15) = 68 (người) Bài 46 : Một hình chữ nhật đã bị cắt đi một hình vuông ở một góc. Chỉ cần một nhát cắt thẳng, bạn hãy chia phần còn lại thành 2 phần có diện tích bằng nhau. Giải : Chỉ cần các bạn biết được tính chất: Mọi đường thẳng đi qua tâm của hình chữ nhật để chia hình chữ nhật thành hai hình có diện tích bằng nhau. Có thể chia được bằng nhiều cách: Bài 47 : Cho biết : 4 x 396 x 0,25 : (x + 0,75) = 1,32. Hãy tìm cách đặt thêm một dấu phẩy vào chỗ nào đó trong đẳng thức trên để giá trị của x giảm 297 đơn vị. Bài giải : 46
  17. Theo đề bài : 4 x 396 x 0,25 : (x + 0,75) = 1,32 ; vì 4 x 0,25 = 1 nên ta có : 396 : (x + 0,75) = 1,32 hay x + 0,75 = 396 : 1,32 = 300. Khi x giảm đi 297 đơn vị thì tổng x + 0,75 cũng giảm đi 297 đơn vị, tức là x + 0,75 = 300 - 297 = 3 hay x = 3 - 0,75 = 2,25. Trong đẳng thức x + 0,75 = 396 : 1,32 ; để x = 2,25 thì phải thêm dấu phẩy vào số 396 để có số 3,96. Như vậy cần đặt thêm dấu phẩy vào giữa chữ số 3 và 9 của số 396 để x giảm đi 297 đơn vị. Các bạn có thể thử lại. Bài 48 : Điền đủ 9 chữ số : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 vào 9 ô trống sau để được phép tính đúng : Bài giải : Bài toán chỉ có bốn cách điền như sau : 2 x 78 = 156 = 39 x 4 4 x 39 = 156 = 78 x 2 3 x 58 = 174 = 29 x 6 6 x 29 = 174 = 58 x 3 Bài 49 : Tính tuổi của ông biết: Thời niên thiếu chiếm 1/5 quãng đời của ông, 1/8 quãng đời còn lại là tuổi sinh viên, 1/7 số tuổi còn lại ông được học ở trường quân đội. Tiếp theo ông được rèn luyện 7 năm liền và sau đó được vinh dự trực tiếp đánh Mĩ. Như vậy thời gian đánh Mĩ vừa tròn 1/2 quãng đời của ông. Bài giải : Phân số chỉ số tuổi còn lại sau thời niên thiếu của ông là : 1- 1/5 = 1/4 (số tuổi ông) Thời sinh viên của ông có số năm là : 4/5 x 1/8 = 1/10 (số tuổi ông) Số năm còn lại sau thời sinh viên của ông là : 4/5 - 1/10 = 7/10 (số tuổi ông) Số năm học ở trường quân đội của ông là : 7/10 x 1/7 = 1/10 (số tuổi ông) Do đó: 7 năm rèn luyện của ông là : 1 - (1/5 + 1/10 + 1/10 + 1/2) = 1/10 (số tuổi ông) Suy ra số tuổi của ông là : 7: 1/10 = 70 (tuổi). Bài 50 : Một miếng bìa hình chữ nhật, có chiều rộng 30 cm, chiều dài 40 cm. Người ta muốn cắt đi một hình chữ nhật nằm chính giữa miếng bìa trên sao cho cạnh của hai hình chữ nhật song song và cách đều nhau, đồng thời diện tích cắt đi bằng 1/2 diện tích miếng bìa ban đầu. Hỏi hai cạnh tương ứng của hai hình chữ nhật ban đầu và cắt đi cách nhau bao nhiêu ? 47
  18. Bài giải : Chia miếng bìa ABCD thành các ô vuông, mỗi ô vuông có cạnh là 5 cm. Số ô vuông của miếng bìa đó là : 8 x 6 = 48 (ô vuông). Số ô vuông của hình chữ nhật MNPQ là : 6 x 4 = 24 (ô vuông) Vì 48 : 24 = 2 (lần) nên hình chữ nhật MNPQ có diện tích đúng bằng diện tích hình cắt đi. Mặt khác các cạnh của hình chữ nhật MNPQ song song và cách đều các cạnh tương ứng của miếng bìa ABCD. Vì vậy hình MNPQ đúng là hình chữ nhật bị cắt đi. Mỗi cặp cạnh tương ứng của hình ABCD và MNPQ cách nhau 5 cm. Bài 51 : Tìm 4 số tự nhiên có tổng bằng 2003. Biết rằng nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ nhất ta được số thứ hai. Nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ hai ta được số thứ ba. Nếu xóa bỏ chữ số hàng đơn vị của số thứ ba ta được số thứ tư. Bài giải : Số thứ nhất không thể nhiều hơn 4 chữ số vì tổng 4 số bằng 2003. Nếu số thứ nhất có ít hơn 4 chữ số thì sẽ không tồn tại số thứ tư. Vậy số thứ nhất phải có 4 chữ số. Gọi số thứ nhất là abcd (a > 0, a, b, c, d 7 vì nếu b nhỏ hơn hoặc bằng 7 thì bbb + cc + d nhỏ hơn 892 ; b 892. Suy ra b chỉ có thể bằng 8. Thay b = 8 vào ( ) ta được : 888 + cc + d = 892 cc + d = 892 - 888 cc + d = 4 Từ đây suy ra c chỉ có thể bằng 0 và d = 4. Vậy số thứ nhất là 1804, số thứ hai là 180, số thứ ba là 18 và số thứ tư là 1. Thử lại : 1804 + 180 + 18 + 1 = 2003 (đúng) Bài 52 : Một người mang ra chợ 5 giỏ táo gồm hai loại. Số táo trong mỗi giỏ lần lượt là : 20 ; 25 ; 30 ; 35 và 40. Mỗi giỏ chỉ đựng một loại táo. Sau khi bán hết một giỏ táo nào đó, người ấy thấy rằng : Số táo loại 2 còn lại đúng bằng nửa số táo loại 1. Hỏi số táo loại 2 còn lại là bao nhiêu ? 48
  19. Bài giải : Số táo người đó mang ra chợ là : 20 + 25 + 30 + 35 + 40 = 150 (quả) Vì số táo loại 2 còn lại đúng bằng nửa số táo loại 1 nên sau khi bán, số táo còn lại phải chia hết cho 3. Vì tổng số táo mang ra chợ là 150 quả chia hết cho 3 nên số táo đã bán phải chia hết cho 3. Trong các số 20, 25, 30, 35, 40 chỉ có 30 chia hết cho 3. Do vậy người ấy đã bán giỏ táo đựng 30 quả. Tổng số táo còn lại là : 150 - 30 = 120 (quả) Ta có sơ đồ biểu diễn số táo của loại 1 và loại 2 còn lại : Số táo loại 2 còn lại là : 120 : (2 + 1) = 40 (quả) Vậy người ấy còn lại giỏ đựng 40 quả chính là số táo loại 2 còn lại. Đáp số : 40 quả Bài 53 : Không được thay đổi vị trí của các chữ số đã viết trên bảng : 8 7 6 5 4 3 2 1 mà chỉ được viết thêm các dấu cộng (+), bạn có thể cho được kết quả của dãy phép tính là 90 được không ? Bài giải : Có hai cách điền : 8 + 7 + 65 + 4 + 3 + 2 + 1 = 90 8 + 7 + 6 + 5 + 43 + 21 = 90 Để tìm được hai cách điền này ta có thể có nhận xét sau : Tổng 8 + 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 36 ; 90 - 36 = 54. Như vậy muốn có tổng 90 thì trong các số hạng phải có một hoặc hai số là số có hai chữ số. Nếu số có hai chữ số đó là 87 hoặc 76 mà 87 > 54, 76 > 54 nên không thể được. Nếu số có hai chữ số là 65 ; 65 + 36 - 6 - 5 = 90, ta có thể điền : 8 + 7 + 65 + 4 + 3 + 2 + 1 - 90. Nếu số có hai chữ số là 54 thì cũng không thể có tổng là 90 được vì 54 + 36 - 5 - 4 < 90. Nếu số có hai chữ số là 43 ; 43 < 54 nên cũng không thể được. Nếu trong tổng có 2 số có hai chữ số là 43 và 21 thì ta có 43 + 21 - (4 + 3 + 2 + 1) = 54. Như vậy ta có thể điền : 8 + 7 + 6 + 5 + 43 + 21 = 90. Bài 54 : Cho phân số M = (1 + 2 + + 9)/(11 + 12 + +19). Hãy bớt một số hạng ở tử số và một số hạng ở mẫu số sao cho giá trị phân số không thay đổi. Tóm tắt bài giải : M = (1 + 2 + + 9)/(11 + 12 + +19) = 45/135 = 1/3. 49
  20. Theo tính chất của hai tỉ số bằng nhau thì 45/135 = (45 - k)/(135 - kx3)(k là số tự nhiên nhỏ hơn 45). Do đó ở tử số của M bớt đi 4 ; 5 ; 6 thì tương ứng ở mẫu số phải bớt đi 12 ; 15 ; 18. Bài 55 : Chỉ có một chiếc ca Đựng đầy vừa một lít Bạn hãy mau cho biết Đong nửa lít thế nào ? Bài giải : Ai khéo tay tinh mắt Nghiêng ca như hình trên Sẽ đạt yêu cầu liền Trong ca : đúng nửa lít ! Bài 56 : Điền số thích hợp theo mẫu : Bài giải : Bài này có hai cách điền : Cách 1 : Theo hình 1, ta có 4 là trung bình cộng của 3 và 5 (vì (3 + 5) : 2 = 4). Khi đó ở hình 2, gọi A là số cần điền, ta có A là trung bình cộng của 5 và 13. Do đó A = (5 + 13) : 2 = 9. ở hình 3, gọi B là số cần điền, ta có 15 là trung bình cộng của 8 và B. Do đó 8 + B = 15 x 2. Từ đó tìm được B = 22. Cách 2 : Theo hình 1, ta có 3 x 3 + 4 x 4 = 5 x 5. Khi đó ở hình 2 ta có : 5 x 5 + A x A = 13 x 13. suy ra A x A = 144. Vậy A = 12 (vì 12 x 12 = 144). ở hình 3 ta có : 8 x 8 + 15 x 15 = B x B. suy ra B x B = 289. Vậy B = 17 (vì 17 x 17 = 289). 50
  21. Bài 57 : Cả lớp 4A phải làm một bài kiểm tra toán gồm có 3 bài toán. Giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo với nhà trường rằng : cả lớp mỗi em đều làm được ít nhất một bài, trong lớp có 20 em giải được bài toán thứ nhất, 14 em giải được bài toán thứ hai, 10 em giải được bài toán thứ ba, 5 em giải được bài toán thứ hai và thứ ba, 2 em giải được bài toán thứ nhất và thứ hai, có mỗi một em được 10 điểm vì đã giải được cả ba bài. Hỏi rằng lớp học đó có bao nhiêu em tất cả ? Bài giải : Mỗi hình tròn để ghi số bạn giải đúng một bài nào đó. Vì chỉ có một bạn giải đúng 3 bài nên điền số 1 vào phần chung của 3 hình tròn. Số bạn giải đúng bài I và bài II là 2 nên phần chung của hai hình tròn này mà không chung với hình tròn còn lại sẽ được ghi số 1 (vì 2 - 1 = 1). Tương tự, ta ghi được các số vào các phần còn lại. Số học sinh lớp 4A chính là tổng các số đã điền vào các phần : 13 + 5 + 1 + 1 + 4 + 8 + 0 = 32 (HS) Bài 58 : Bạn hãy điền các số từ 1 đến 9 vào các ô trống để các phép tính đều thực hiện đúng (cả hàng dọc và hàng ngang). Bài giải : Ta đặt tên cho các số phải tìm như trong bảng. Các số điền vào ô trống là các số có 1 chữ số nên tổng các số lớn nhất chỉ có thể là 17. ở cột 1, có A + D : H = 6, nên H chỉ có thể lớn nhất là 2. Cột 5 có C + G : M = 5 nên M chỉ có thể lớn nhất là 3. * Nếu H = 1 thì A + D = 6 = 2 + 4, do đó M = 3 và H + K = 2 x 3 = 6 = 1 + 5. 51
  22. K = 5 thì B x E = 4 + 5 = 9, như thế chỉ có thể B hoặc E bằng 1, điều đó chứng tỏ H không thể bằng 1. * Nếu H = 2 thì M phải bằng 1 hoặc 3; nếu M = 1 thì H + K = 2, như vậy K = 0, điều này cũng không thể được. Vậy M = 3 ; H + K = 6 thì K = 4. H = 2 thì A + D = 12 = 5 + 7 ; như vậy A = 5, D = 7 hoặc D = 5, A = 7. K = 4 thì B x E = 4 + 4 = 8 = 1 x 8 ; như vậy B = 1, E = 8 hoặc E = 1, B = 8. M = 3 thì C + G = 15 = 6 + 9 ; như vậy C = 6, G = 9 hoặc G = 6, C = 9 ; G chỉ có thể bằng 9 vì nếu G = 6 thì D + E = 10, mà trong các số 1, 5, 7, 8 không có hai số nào có tổng bằng 10. Vậy C = 6 và A + B = 8, như vậy B chỉ có thể bằng 1, A = 7 thì D = 5 và E = 8. Các số điền vào bảng như hình sau. Bài 59 : S = 1/2 + 1/3 + 1/4 + 1/5 + 1/6 + 1/7 + 1/8 có phải là số tự nhiên không ? Vì sao ? Bài giải : Các bạn đã giải theo 3 hướng sau đây : Hướng 1 : Tính S = 1 201/280 Hướng 2 : Khi qui đồng mẫu số để tính S thì mẫu số chung là số chẵn. Với mẫu số chung này thì 1/2 ; 1/3 ; 1/4 ; 1/5 ; 1/6 ; 1/7 sẽ trở thành các phân số mà tử số là số chẵn, chỉ có 1/8 là trở thành phân số mà tử số là số lẻ. Vậy S là một phân số có tử số là số lẻ và mẫu số là số chẵn nên S không phải là số tự nhiên. Hướng 3 : Chứng minh 5/4 6 x 1/8 = 3/4 nên S > 3/4 + 1/2 = 5/4 Mặt khác : 1/4 + 1/5 + 1/6 + 1/7 < 4 x 1/4 = 1 nên S < 1 + 1/2 + 1/3 + 1/8 = 1 + 1/2 + 11/24 <2 Vì 5/4 < S < 2 nên S không phải là số tự nhiên. Bài 60 : Cho hai hình vuông ABCD và MNPQ như trong hình vẽ. Biết BD = 12 cm. Hãy tính diện tích phần gạch chéo. Bài giải : Diện tích tam giác ABD là : (12 x (12 : 2))/2 = 36 (cm2) Diện tích hình vuông ABCD là : 36 x 2 = 72 (cm2) Diện tích hình vuông AEOK là : 52
  23. 72 : 4 = 18 (cm2) Do đó : OE x OK = 18 (cm2) r x r = 18 (cm2) Diện tích hình tròn tâm O là : 18 x 3,14 = 56,92 (cm2) Diện tích tam giác MON = r x r : 2 = 18 : 2 = 9 (cm2) Diện tích hình vuông MNPQ là : 9 x 4 = 36 (cm2) Vậy diện tích phần gạch chéo là : 56,52 - 36 = 20,52 (cm2) Bài 61 : Bạn Toàn nhân một số với 2002 nhưng “đãng trí” quên viết 2 chữ số 0 của số 2002 nên kết quả “bị” giảm đi 3965940 đơn vị. Toàn đã định nhân số nào với 2002 ? Bài giải : Vì "đãng trí" nên bạn Toàn đã nhân nhầm số đó với 22. Thừa số thứ hai bị giảm đi số đơn vị là : 2002 - 22 = 1980 (đơn vị). Do đó kết quả bị giảm đi 1980 lần thừa số thứ nhất, và bằng 3965940 đơn vị. Vậy thừa số thứ nhất là : 3965940 : 1980 = 2003. Bài 62 : Người ta cộng 5 số và chia cho 5 thì được 138. Nếu xếp các số theo thứ tự lớn dần thì cộng 3 số đầu tiên và chia cho 3 sẽ được 127, cộng 3 số cuối và chia cho 3 sẽ được 148. Bạn có biết số đứng giữa theo thứ tự trên là số nào không ? Bài giải : 138 là trung bình cộng của 5 số, nên tổng 5 số là : 138 x 5 = 690. Tổng của ba số đầu tiên là : 127 x 3 = 381. Tổng của ba số cuối cùng là : 148 x 3 = 444. Tổng của hai số đầu tiên là : 690 - 444 = 246. Số ở giữa là số đứng thứ ba, nên số ở giữa là : 381 - 246 = 135. Bài 63 : Cho bảng ô vuông gồm 10 dòng và 10 cột. Hai bạn Tín và Nhi tô màu các ô, mỗi ô một màu trong 3 màu : xanh, đỏ, tím. Bạn Tín bảo : "Lần nào tô xong hết các ô cũng có 2 dòng mà trên 2 dòng đó có một màu tô số ô dòng này bằng tô số ô dòng kia". Bạn Nhi bảo : "Tớ phát hiện ra bao giờ cũng có 2 cột được tô như thế". Nào, bạn hãy cho biết ai đúng, ai sai ? Bài giải : Giả sử số ô tô màu đỏ ở tất cả các dòng đều khác nhau mà mỗi dòng có 10 ô nên số ô được tô màu đỏ ít nhất là : 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 45 (ô). Lí luận tương tự với màu xanh, màu tím ta cũng có kết quả như vậy. Do đó bảng sẽ có ít nhất 45 + 45 + 45 = 135 (ô). Điều này mâu thuẫn với bảng chỉ có 100 ô. 53
  24. Chứng tỏ ít nhất phải có 2 dòng mà số ô tô bởi cùng một màu là như nhau. Đối với các cột, ta cũng lập luận tương tự như trên. Do đó cả hai bạn đều nói đúng. Bài 64 : Bạn hãy điền đủ các số từ 1 đến 14 vào các ô vuông sao cho tổng 4 số ở mỗi hàng ngang hay tổng 5 số ở mỗi cột dọc đều là 30. Bài giải : Tổng các số từ 1 đến 14 là : (14 + 1) x 14 : 2 = 105. Tổng các số của 4 hàng là : 30 x 4 = 120. Tổng bốn số ở bốn ô có dấu * là : 120 - 105 = 15. Cặp bốn số ở bốn ô có dấu * là một trong các trường hợp sau : 15 = 1 + 2 + 3 + 9 (1) = 1 + 2 + 4 + 8 (2) = 1 + 2 + 5 + 7 (3) = 1 + 3 + 4 + 7 (4) = 1 + 3 + 5 + 7 (5) = 2 + 3 + 4 + 6 (6) Từ mỗi trường hợp này có thể tạo nên nhiều cách sắp xếp các số khác nhau. Bài 65: Căn phòng có 4 bức tường, trên mỗi bức tường treo 3 lá cờ mà khoảng cách giữa 3 lá cờ trên một bức tường là như nhau. Bạn có biết căn phòng treo mấy lá cờ không ? Bài giải: Để đơn giản, ta sẽ treo tất cả các lá cờ ở độ cao ngang nhau trên cả 4 bức tường. Khi đó cách treo cờ sẽ giống như bài toán trồng cây. Ta có 5 cách trồng ứng với số lá cờ là 8, 9, 10, 11, 12 lá cờ như sau (coi mỗi lá cờ là một điểm chấm tròn): 54
  25. Nếu các lá cờ được treo ở độ cao khác nhau trên mỗi bức tường thì vị trí 3 lá cờ trên một bức tường sẽ tạo thành 3 đỉnh của một hình tam giác đều. Khi đó ta sẽ có các cách treo khác ứng với số lá cờ là 6,] 7, 8, 9, 10, 11, 12 lá cờ. Xin nêu ra 2 cách treo ứng với số lá cờ là 6 lá và 7 lá như sau: Vậy số lá cờ trong căn phòng có thể từ 6 đến 12 lá cờ. Bài 66: Lọ Lem chia một quả dưa (dưa đỏ) thành 9 phần cho 9 cụ già. Nhưng khi các cụ ăn xong, Lọ Lem thấy có 10 miếng vỏ dưa. Lọ Lem chia dưa kiểu gì ấy nhỉ ? Bài giải: Có nhiều cách bổ dưa, Lo Lem đã bổ dưa như sau: Cắt ngang quả dưa làm 3 phần, sau đó lại bổ dọc quả dưa làm 3 phần sẽ được 9 miếng dưa (như hình vẽ) chia cho 9 cụ, sau khi ăn xong sẽ có 10 miếng vỏ dưa. Vì riêng miếng số 5 có vỏ ở 2 đầu, nên khi ăn xong sẽ có 2 miếng vỏ. Bài 67: Bạn hãy điền đủ các số từ 1 đến 10 vào các ô vuông sao cho tổng các số ở nét dọc (1 nét) cũng như ở nét ngang (3 nét) đều là 16. Bài giải: Tất cả các bạn đều nhận ra một phương án điền số: a = 1; b = 9; c = 5; d = 4; e = 6; g = 10; h = 3; i = 1; k = 8; l = 7. Từ đó sẽ có các phương án khác bằng cách: 55
  26. 1) Đổi các ô b và c. 2) Đổi các ô k và l. 3) Đổi các ô d và h. 4) Đổi đồng thời cả 3 ô a, b, c cho 3 ô i, k, l. Như vậy các bạn sẽ có 16 cách điền số khác nhau. Bài 68: Trong một cuộc thi tài Toán Tuổi thơ có 51 bạn tham dự. Luật cho điểm như sau: + Mỗi bài làm đúng được 4 điểm. + Mỗi bài làm sai hoặc không làm sẽ bị trừ 1 điểm. Bạn chứng tỏ rằng tìm được 11 bạn có số điểm bằng nhau. Bài giải: Thi tài giải Toán Tuổi thơ có 5 bài. Số điểm của 51 bạn thi có thể xếp theo 5 loại điểm sau đây: + Làm đúng 5 bài được: 4 x 5 = 20 (điểm). + Làm đúng 4 bài được: 4 x 4 - 1 x 1 = 15 (điểm). + Làm đúng 3 bài được: 4 x 3 - 1 x 2 = 10 (điểm). + Làm đúng 2 bài được: 4 x 2 - 1 x 3 = 5 (điểm). + Làm đúng 1 bài được: 4 x 1 - 1 x 4 = 0 (điểm). Vì 51 : 5 = 10 (dư 1) nên phải có ít nhất 11 bạn có số điểm bằng nhau. Bài 69: Vũ Hữu cùng với Lương Thế Vinh Hai nhà toán học, một năm sinh Thực hành, tính toán đều thông thạo Vẻ vang dân tộc nước non mình Năm sinh của hai ông là một số có bốn chữ số, tổng các chữ số bằng 10. Nếu viết năm sinh theo thứ tự ngược lại thì năm sinh không đổi. Bạn đã biết năm sinh của hai ông chưa? Bài giải: Gọi năm sinh của hai ông là abba (a ≠ 0, a 99% nên ngày thứ nhất bán được nhiều cam hơn ngày thứ ba. Bài 71: Cu Tí chọn 4 chữ số liên tiếp nhau và dùng 4 chữ số này để viết ra 3 số gồm 4 chữ số khác nhau. Biết rằng số thứ nhất viết các chữ số theo thứ tự tăng dần, số thứ hai viết các chữ số theo thứ tự giảm 56
  27. dần và số thứ ba viết các chữ số theo thứ tự nào đó. Khi cộng ba số vừa viết thì được tổng là 12300. Bạn hãy cho biết các số mà cu Tí đã viết. Bài giải : Gọi 4 số tự nhiên liên tiếp từ nhỏ đến lớn là a, b, c, d. Số thứ nhất cu Tí viết là abcd, số thứ hai cu Tí viết là dcba. Ta xét các chữ số hàng nghìn của ba số có tổng là 12300: a là số lớn hơn 1 vì nếu a = 1 thì d = 4, khi đó số thứ ba có chữ số hàng nghìn lớn nhất là 4 và tổng của ba chữ số này lớn nhất là: 1 + 4 + 4 = 9 12; như vậy tổng của ba số lớn hơn 12300. a chỉ có thể nhận 3 giá trị là 2, 3, 4. - Nếu a = 2 thì số thứ nhất là 2345, số thứ hai là 5432. Số thứ ba là: 12300 - (2345 + 5432) = 4523 (đúng, vì số này có các chữ số là 2, 3, 4, 5). - Nếu a = 3 thì số thứ nhất là 3456, số thứ hai là 6543. Số thứ ba là : 12300 - (3456 + 6543) = 2301 (loại, vì số này có các chữ số khác với 3, 4, 5, 6). - Nếu a = 4 thì số thứ nhất là 4567, số thứ hai là 7654. Số thứ ba là: 12300 - (4567 + 7654) = 79 (loại). Vậy các số mà cu Tí đã viết là : 2345, 5432, 4523. Bài 72: Với 4 chữ số 2 và các dấu phép tính bạn có thể viết được một biểu thức để có kết quả là 9 được không? Tôi đã cố gắng viết một biểu thức để có kết quả là 7 nhưng chưa được. Còn bạn? Bạn thử sức xem nào! Bài giải: Với bốn chữ số 2 ta viết được biểu thức có giá trị bằng 9 là: 22 : 2 - 2 = 9. Không thể dùng bốn chữ số 2 để viết được biểu thức có kết quả là 7. Bài 73: Với 36 que diêm đã được xếp như hình dưới. 1) Bạn đếm được bao nhiêu hình vuông? 2) Bạn hãy nhấc ra 4 que diêm để chỉ còn 4 hình vuông được không? Bài giải : 1) Nhìn vào hình vẽ, ta thấy có 2 loại hình vuông, hình vuông có cạnh là 1 que diêm và hình vuông có cạnh là 2 que diêm. Hình vuông có cạnh là 1 que diêm gồm có 13 hình, hình vuông có cạnh là 2 que diêm gồm có 4 hình. Vậy có tất cả là 17 hình vuông. 2) Mỗi que diêm có thể nằm trên cạnh của nhiều nhất là 3 hình vuông, nếu nhặt ra 4 que diêm thì ta bớt đi nhiều nhất là : 4 x 3 = 12 (hình vuông), còn lại 17 - 12 = 5 (hình vuông). Như vậy không thể nhặt ra 4 que diêm để còn lại 4 hình vuông được. Bài 74: Có 7 thùng đựng đầy dầu, 7 thùng chỉ còn nửa thùng dầu và 7 vỏ thùng. Làm sao có thể chia cho 3 người để mọi người đều có lượng dầu như nhau và số thùng như nhau ? Bài giải: Gọi thùng đầy dầu là A, thùng có nửa thùng dầu là B, thùng không có dầu là C. 57
  28. Cách 1: Không phải đổ dầu từ thùng này sang thùng kia. Người thứ nhất nhận: 3A, 1B, 3C. Người thứ hai nhận: 2A, 3B, 2C. Người thứ ba nhận: 2A, 3B, 2C. Cách 2: Không phải đổ dầu từ thùng này sang thùng kia. Người thứ nhất nhận: 3A, 1B, 3C. Người thứ hai nhận: 3A, 1B, 3C. Người thứ ba nhận: 1A, 5B, 1C. Cách 3: Đổ dầu từ thùng này sang thùng kia. Lấy 4 thùng chứa nửa thùng dầu (4B) đổ đầy sang 2 thùng không (2C) để được 2 thùng đầy dầu (2A). Khi đó có 9A, 3B, 9C và mỗi người sẽ nhận được như nhau là 3A, 1B, 3C. Bài 75: Hãy vẽ 4 đoạn thẳng đi qua 9 điểm ở hình bên mà không được nhấc bút hay tô lại. Bài giải: Cái khó ở bài toán này là chỉ được vẽ 4 đoạn thẳng và chỉ được vẽ bằng một nét nên cần phải “tạo thêm” hai điểm ở bên ngoài 9 điểm thì mới thực hiện được yêu cầu của đề bài. Xin nêu ra một cách vẽ với hai “đường đi” khác nhau (bắt đầu từ điểm 1 và kết thúc ở điểm 2 với đường đi theo chiều mũi tên) như sau: Khi xoay hoặc lật hai hình trên ta sẽ có các cách vẽ khác. Bài 76: Chiếc bánh trung thu Nhân tròn ở giữa Hãy cắt 4 lần Thành 12 miếng Nhưng nhớ điều kiện Các miếng bằng nhau Và lần cắt nào Cũng qua giữa bánh Bài giải: Có nhiều cách cắt được các bạn đề xuất. Xin giới thiệu 3 cách. Cách 1: Nhát thứ nhất chia đôi theo bề dầy của chiếc bánh và để nguyên vị trí này cắt thêm 3 nhát (như hình vẽ). 58
  29. Lưu ý là AM = BN = DQ = CP = 1/6 AB và IA = ID = KB = KC = 1/2 AB. Các bạn có thể dễ dàng chứng minh được 12 miếng bánh là bằng nhau và cả 3 nhát cắt đều đi qua đúng tâm bánh. Cách 2: Cắt 2 nhát theo 2 đường chéo để được 4 miếng rồi chồng 4 miếng này lên nhau cắt 2 nhát để chia mỗi miếng thành 3 phần bằng nhau (lưu ý: BM = MN = NC). Cách 3: Nhát thứ nhất cắt như cách 1 và để nguyên vị trí này để cắt thêm 3 nhát như hình vẽ. Lưu ý: AN = AM = CQ = CP = 1/2 AB. Bài 77: Mỗi đỉnh của một tấm bìa hình tam giác được đánh số lần lượt là 1; 2; 3. Người ta chồng các tam giác này lên nhau sao cho không có chữ số nào bị che lấp. Một bạn cộng tất cả các chữ số nhìn thấy thì được kết quả là 2002. Liệu bạn đó có tính nhầm không? Bài giải: Tổng các số trên ba đỉnh của mỗi hình tam giác là 1 + 2 + 3 = 6. Tổng này là một số chia hết cho 6. Khi chồng các hình tam giác này lên nhau sao cho không có chữ số nào bị che lấp, rồi tính tổng tất cả các chữ số nhìn thấy được phải có kết quả là số chia hết cho 6. Vì số 2002 không chia hết cho 6 nên bạn đó đã tính sai. Bài 78: Bạn hãy điền đủ 12 số từ 1 đến 12, mỗi số vào một ô vuông sao cho tổng 4 số cùng nằm trên một cột hay một hàng đều như nhau. Bài giải: Tổng các số từ 1 đến 12 là: (12+1) x 12 : 2 = 78 Vì tổng 4 số cùng nằm trên một cột hay một hàng đều như nhau nên tổng số của 4 hàng và cột phải là một số chia hết cho 4. Đặt các chữ cái A, B, C, D vào các ô vuông ở giữa (hình vẽ). Khi tính tổng số của 4 hàng và cột thì các số ở các ô A, B, C, D được tính hai lần. Do đó để tổng 4 hàng, cột chia hết cho 4 thì tổng 4 số của 4 ô A, B, C, D phải chia cho 4 dư 2 (vì 78 chia cho 4 dư 2). Ta thấy tổng của 4 số có thể là: 10, 14, 18, 22, 26, 30, 34, 38, 42. Ta xét một vài trường hợp: 1) Tổng của 4 số bé nhất là 10. Khi đó 4 số sẽ là 1, 2, 3, 4. Do đó tổng của mỗi hàng (hay mỗi cột) là: (78 + 10) : 4 = 22. Xin nêu ra một cách điền như hình dưới: 59
  30. 2) Tổng của 4 số là 14. Ta có: 14 = 1 + 2 + 3 + 8 = 1 + 2 + 4 + 7 = 1 + 3 + 4 + 6 = 2 + 3 + 4 + 5. Do đó tổng của mỗi hàng (hay mỗi cột) là: (78 + 14) : 4 = 23. Xin nêu ra một cách điền như hình sau: Các trường hợp còn lại sẽ cho ta kết quả ở mỗi hàng (hay mỗi cột) lần lượt là 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30. Có rất nhiều cách điền đấy! Các bạn thử tìm tiếp xem sao? Bài 79: Một đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi 3 môn Văn, Toán, Ngoại ngữ do thành phố tổ chức đạt được 15 giải. Hỏi đội tuyển học sinh giỏi đó có bao nhiêu học sinh? Biết rằng: Học sinh nào cũng có giải. Bất kỳ môn nào cũng có ít nhất 1 học sinh chỉ đạt 1 giải. Bất kỳ hai môn nào cũng có ít nhất 1 học sinh đạt giải cả hai môn. Có ít nhất 1 học sinh đạt giải cả 3 môn. Tổng số học sinh đạt 3 giải, 2 giải, 1 giải tăng dần. Bài giải: Gọi số học sinh đạt giải cả 3 môn là a (học sinh) Gọi số học sinh đạt giải cả 2 môn là b (học sinh) Gọi số học sinh chỉ đạt giải 1 môn là c (học sinh) Tổng số giải đạt được là: 3 x a + 2 x b + c = 15 (giải). Vì tổng số học sinh đạt 3 giải, 2 giải, 1 giải tăng dần nên a 15 (loại). Do đó a < 2, nên a = 1. Ta có: 3 x 1 + 2 x b + c = 15 suy ra: 2 x b + c = 12. Nếu b = 3 thì c = 12 - 2 x 3 = 6 (đúng). Nếu b = 4 thì c = 12 - 2 x 4 = 4 (loại vì trái với điều kiện b < c) Vậy có 1 bạn đạt 3 giải, 3 bạn đạt 2 giải, 6 bạn đạt 1 giải. Đội tuyển đó có số học sinh là: 1 + 3 + 6 = 10 (bạn). Bài 80: Điền số Sử dụng các số 3, 5, 8, 10 và các dấu +, - , x để điền vào mỗi ô còn trống ở bảng sau: ( Chỉ được điền một dấu hoặc một số vào mỗi hàng hoặc mỗi cột. Điền từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) 60
  31. Bài giải: Bạn đọc có thể xét các tổng theo từng hàng, từng cột và không khó khăn lắm sẽ có kết quả sau: Bài 81: 20 Giỏ dưa hấu Trí và Dũng giúp bố mẹ xếp 65 quả dưa hấu mỗi quả nặng 1kg, 35 quả dưa hấu mỗi quả nặng 2kg và 15 quả dưa hấu mỗi quả nặng 3kg vào trong 20 giỏ. Mọi người cùng đang làm việc, Trí chạy đến bàn học lấy giấy bút ra ghi ghi và Trí la lên: “Có xếp thế nào đi chăng nữa, chúng ta luôn tìm được 2 giỏ trong 20 giỏ này có khối lượng bằng nhau”. Các bạn hãy chứng tỏ là Trí đã nói đúng. Bài giải: Tổng khối lượng dưa là: 1 x 65 + 2 x 35 + 3 x 15 = 180 (kg). Giả sử khối lượng dưa ở mỗi giỏ khác nhau thì tổng khối lượng dưa ở 20 giỏ bé nhất là: 1 + 2 + 3 + + 19 + 20 = 210 (kg). Vì 210 kg > 180 kg nên chắc chắn phải có ít nhất 2 giỏ trong 20 giỏ có khối lượng bằng nhau. Vậy Trí đã nói đúng. Bài 82: Hoàng mua 6 quyển vở, Hùng mua 3 quyển vở. Hai bạn góp số vở của mình với số vở của bạn Sơn, rồi chia đều cho nhau. Sơn tính rằng mình phải trả các bạn đúng 800 đồng. Tính giá tiền 1 quyển vở, biết rằng cả ba bạn đều mua cùng một loại vở. Bài giải: Vì Hoàng và Hùng góp số vở của mình với số vở của Sơn, rồi chia đều cho nhau, nên tổng số vở của ba bạn là một số chia hết cho 3. Số vở của Hoàng và Hùng đều chia hết cho 3 nên số vở của Sơn cũng là số chia hết cho 3. 61
  32. Số vở của Sơn phải ít hơn 6 vì nếu số vở của Sơn bằng hoặc nhiều hơn số vở của Hoàng (6 quyển) thì sau khi góp vở lại chia đều Sơn sẽ không phải trả thêm 800 đồng. Số vở của Sơn khác 0 (Sơn phải có vở của mình thì mới góp chung với các bạn được chứ!), nhỏ hơn 6 và chia hết cho 3 nên Sơn có 3 quyển vở. Số vở của mỗi bạn sau khi chia đều là: (6 + 3 + 3) : 3 = 4 (quyển) Như vậy Sơn được các bạn đưa thêm: 4 - 3 = 1 (quyển) Giá tiền một quyển vở là 800 đồng. Bài 83: Hãy điền các số từ 1 đến 9 vào các ô trống để được các phép tính đúng Bài giải: Đặt các chữ cái vào các ô trống: Theo đầu bài ta có các chữ cái khác nhau biểu thị các số khác nhau. Do đó: a ≠ 1; c ≠ 1; d ≠ 1; b > 1; e > 1. Vì 9 = 1 x 9 = 3 x 3 nên b ≠ 9 và e ≠ 9; và 7 = 1 x 7 nên b ≠ 7 và e ≠ 7. Do đó: b = 6 và e = 8 hoặc b = 8 và e = 6. Vì 6 = 2 x 3 và 8 = 2 x 4 nên a = b : c = e : d = 2. Trong các ô trống a, b, c, d, e đã có các số 2, 3, 4, 6, 8; do đó chỉ còn các số 1, 5, 7, 9 điền vào các ô trống g, h, i, k. * Nếu e = 6 thì g = 7 và h = 1. Do đó a = i - k = 9 - 5 = 42 (loại). * Nếu e = 8 thì g = 9 và h = 1. Do đó a = i - k = 7 - 5 = 2 (đúng). Khi đó: b = 6 và c = 3. Kết quả: 62
  33. Bài 84: Có 13 tấm bìa, mỗi tấm bìa được ghi một chữ số và xếp theo thứ tự sau: Không thay đổi thứ tự các tấm bìa, hãy đặt giữa chúng dấu các phép tính + , - , x và dấu ngoặc nếu cần, sao cho kết quả là 2002. Bài giải: Bài toán có rất nhiều cách đặt dấu phép tính và dấu ngoặc. Xin nêu một số cách: Cách 1: (123 + 4 x 5) x (6 + 7 - 8 + 9 + 1 - 2 - 3 + 4) = 2002 Cách 2: (1 x 2 + 3 x 4) x (5 + 6) x [(7 + 8 + 9) - (1 + 2 x 3 + 4)] = 2002 Cách 3: (1 + 2 + 3 + 4 x 5) x (6 x 7 + 8 + 9 - 1 + 23 - 4) = 2002 Bài 85: Hai bạn Huy và Nam đi mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo để đến lớp liên hoan. Huy đưa cho cô bán hàng 2 tờ 100000 đồng và được trả lại 72000 đồng. Nam nói: “Cô tính sai rồi”. Bạn hãy cho biết Nam nói đúng hay sai? Giải thích tại sao? Bài giải: Vì số 18 và số 12 đều chia hết cho 3, nên tổng số tiền mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo phải là số chia hết cho 3. Vì Huy đưa cho cô bán hàng 2 tờ 100000 đồng và được trả lại 72000 đồng, nên số tiền mua 18 gói bánh và 12 gói kẹo là: 100000 x 2 - 72000 = 128000 (đồng). Vì số 128000 không chia hết cho 3, nên bạn Nam nói “Cô tính sai rồi” là đúng. Bài 86: Có hai cái đồng hồ cát 4 phút và 7 phút. Có thể dùng hai cái đồng hồ này để đo thời gian 9 phút được không? Bài giải: Có nhiều cách để đo được 9 phút: Bạn có thể cho cả 2 cái đồng hồ cát cùng chảy một lúc và chảy hết cát 3 lần. Khi đồng hồ 4 phút chảy hết cát 3 lần (4 x 3 = 12(phút)) thì bạn bắt đầu tính thời gian, từ lúc đó đến khi đồng hồ 7 phút chảy hết cát 3 lần thì vừa đúng được 9 phút (7 x 3 - 12 = 9(phút)); hoặc cho cả hai đồng hồ cùng chảy một lúc, đồng hồ 7 phút chảy hết cát một lần (7 phút), đồng hồ 4 phút chảy hết cát 4 lần (16 phút). Khi đồng hồ 7 phút chảy hết cát ta bắt đầu tính thời gian, từ lúc đó đến lúc đồng hồ 4 phút chảy hết cát 4 lần là vừa đúng 9 phút (16 - 7 = 9 (phút)); Bài 87: Vui xuân mới, các bạn cùng làm phép toán sau, nhớ rằng các chữ cái khác nhau cần thay bằng các chữ số khác nhau, các chữ cái giống nhau thay bằng các chữ số giống nhau. NHAM + NGO = 2002 Bài giải: 63
  34. - Vì A≠G mà chữ số hàng chục của tổng là 0 nên phép cộng có nhớ 1 sang hàng trăm nên ở hàng trăm: H + N + 1 (nhớ) = 10; nhớ 1 sang hàng nghìn. Do đó H + N = 10 - 1 = 9. - Phép cộng ở hàng nghìn: N + 1 (nhớ) = 2 nên N = 2 - 1 = 1. Thay N = 1 ta có: H + 1 = 9 nên H = 9 - 1 = 8 - Phép cộng ở hàng đơn vị: Có 2 trường hợp xảy ra: * Trường hợp 1: Phép cộng ở hàng đơn vị không nhớ sang hàng chục. Khi đó: M + O = 0 và A + G = 10. Ta có bảng: (Lưu ý 4 chữ M, O, A, G phải khác nhau và khác 1; 8) * Trường hợp 2: Phép cộng ở hàng đơn vị có nhớ 1 sang hàng chục. Khi đó: M + O = 12 và A + G = 9. Ta có bảng: Vậy bài toán có 24 đáp số như trên. Bài 88: Hãy xếp 8 quân đôminô vào một hình vuông 4x4 sao cho tổng số chấm trên các hàng ngang, dọc, chéo của hình vuông đều bằng 11. Lời giải: Có ba cách giải cơ bản sau: Từ ba cách giải cơ bản này có thể tạo nên nhiều phương án khác, chẳng hạn: 64
  35. Bài 89: Sử dụng các con số trong mỗi biển số xe ô tô 39A 0452, 38B 0088, 52N 8233 cùng các dấu +, -, x, : và dấu ngoặc ( ), [ ] để làm thành một phép tính đúng. Lời giải: * Biển số 39A 0452. Xin nêu ra một số cách: (4 x 2 - 5 + 0) x 3 = 9 5 x 2 - 4 + 3 + 0 = 9 45 : 9 - 3 - 2 = 0 (9 + 2 - 3) x 5 = 40 (4 + 5) : 9 + 2 + 0 = 3 9 : 3 - ( 5 - 4 + 2) = 0 3 - 9 : (4 + 5) - 0 = 2 9 : (4 + 5) + 2 + 0 = 3 (9 + 5) : 2 - 4 + 0 = 3 9 + 3 : (5 - 2) + 0 = 4 5 + 2 - 9 : 3 - 0 = 4 (9 : 3 + 0) + 4 - 2 = 5 (9 + 3) : 4 + 0 + 2 = 5 . . . . * Biển số 38B 0088. Có nhiều lời giải dựa vào tính chất “nhân một số với số 0” 38 x 88 x 0 = 0 hoặc tính chất “chia số 0 cho một số khác 0” 0 : (38 + 88) = 0 Một vài cách khác: (9 - 8) + 0 - 8 : 8 = 0 8 : 8 + 8 + 0 + 0 = 9 . . . . * Biển số 52N 8233. Xin nêu ra một số cách: 5 x 2 - 8 + 3 - 3 = 2 8 : (5 x 2 - 3 - 3) = 2 [(23 - 3) : 5] x 2 = 8 (5 + 2 + 2) - (3 : 3) = 8 (8 : 2 - 3) x (3 + 2) = 5 [(8 + 2) x 3 : 3] : 2 = 5 (5 x 2 + 3 + 3) : 2 = 8 3 x 3 - 5 + 2 + 2 = 8 . . . . Bài 90: Một chiếc đồng hồ đang hoạt động bình thường, hiện tại kim giờ và kim phút đang không trùng nhau. Hỏi sau đúng 24 giờ (tức 1 ngày đêm), hai kim đó trùng nhau bao nhiêu lần? Hãy lập luận để làm đúng sáng tỏ kết qu đó. Lời giải: Với một chiếc đồng hồ đang hoạt động bình thường, cứ mỗi giờ trôi qua thì kim phút quay được một vòng, còn kim giờ quay được 1/12 vòng. Hiệu vận tốc của kim phút và kim giờ là: 1 - 1/12 = 11/12 (vòng/giờ) Thời gian để hai kim trùng nhau một lần là: 1 : 11/12 = 12/11 (giờ) Vậy sau 24 giờ hai kim sẽ trùng nhau số lần là : 24 : 12/11 = 22 (lần). Bài 91: Có ba người dùng chung một két tiền. Hỏi phải làm cho cái két ít nhất bao nhiêu ổ khoá và bao nhiêu chìa để két chỉ mở được nếu có mặt ít nhất hai người? Lời giải: Vì két chỉ mở được nếu có mặt ít nhất hai người, nên số ổ khoá phải lớn hơn hoặc bằng 2. a) Làm 2 ổ khoá. + Nếu làm 3 chìa thì sẽ có hai người có cùng một loại chìa; hai người này không mở được két. 65
  36. + Nếu làm nhiều hơn 3 chìa thì ít nhất có một người cầm 2 chìa khác loại; chỉ cần một người này đã mở được két. Vậy không thể làm 2 ổ khoá. b) Làm 3 ổ khoá + Nếu làm 3 chìa thì cần phải có đủ ba người mới mở được két. + Nếu làm 4 chìa hoặc 5 chìa thì ít nhất có hai người không mở được két. + Nếu làm 6 chìa (mỗi khoá 2 chìa) thì mỗi người cầm hai chìa khác nhau thì chỉ cần hai người bất kỳ là mở được két. Vậy ít nhất phải làm 3 ổ khoá và mỗi ổ khoá làm 2 chìa. Bài 92 : Có 4 tấm gỗ dài và 4 tấm gỗ hình cung tròn. Nếu sắp xếp như hình bên thì được 4 chuồng nhốt 4 chú thỏ, nhưng 1 chú lại chưa có chuồng. Bạn hãy xếp lại các tấm gỗ để có đủ 5 chuồng cho mỗi chú thỏ có một chuồng riêng. Bài giải : Bài toán có nhiều cách xếp. Xin nêu ra ba cách xếp như sau: Bài 93: Một phân xưởng có 25 người. Hỏi rằng trong phân xưởng đó có thể có 20 người ít hơn 30 tuổi và 15 người nhiều hơn 20 tuổi được không? Bài giải: Vì chỉ có 25 người, mà trong đó có 20 ít hơn 30 tuổi và 15 người nhiều hơn 25 tuổi, nên số người được điểm 2 lần là: (20 + 15) - 25 = 10 (người) Đây chính là số người có độ tuổi ít hơn 30 tuổi và nhiều hơn 20 tuổi (từ 21 tuổi đến 29 tuổi). Số người từ 30 tuổi trở lên là: 25 - 20 = 5 (người) Số người từ 20 tuổi trở xuống là: 25 - 15 = 10 (người) Số người ít hơn 30 tuổi là: 10 + 10 = 20 (người) Số người nhiều hơn 20 tuổi là: 10 + 5 = 15 (người) 66
  37. Vậy có thể có 20 người dưới 30 tuổi và 15 người trên 20 tuổi; trong đó từ 21 đến 29 tuổi ít nhất có hai người cùng độ tuổi. Bài 94: Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp có tích là 3024 Bài giải: Giả sử cả 4 số đều là 10 thì tích là 10 x 10 x 10 x 10 = 10000 mà 10000 > 3024 nên cả 4 số tự nhiên liên tiếp đó phải bé hơn 10. Vì 3024 có tận cùng là 4 nên cả 4 số phải tìm không thể có tận cùng là 5. Do đó cả 4 số phải hoặc cùng bé hơn 5, hoặc cùng lớn hơn 5. Nếu 4 số phải tìm là 1; 2; 3; 4 thì: 1 x 2 x 3 x 4 = 24 < 3024 (loại) Nếu 4 số phải tìm là 6; 7; 8; 9 thì: 6 x 7 x 8 x 9 = 3024 (đúng) Vậy 4 số phải tìm là 6; 7; 8; 9. Bài 95: Có 3 loại que với số lượng và các độ dài như sau: - 16 que có độ dài 1 cm - 20 que có độ dài 2 cm - 25 que có độ dài 3 cm Hỏi có thể xếp tất cả các que đó thành một hình chữ nhật được không? Bài giải: Một hình chữ nhật có chiều dài (a) và chiều rộng (b) đều là số tự nhiên (cùng một đơn vị đo) thì chu vi (P) của hình đó phải là số chẵn: P = (a + b) x 2 Tổng độ dài của tất cả các que là: 1 x 16 + 2 x 20 + 3 x 25 = 131 (cm) Vì 131 là số lẻ nên không thể xếp tất cả các que đó thành một hình chữ nhật được. Bài 96: Hãy phát hiện ra mối liên hệ giữa các số rồi sử dụng mối liên hệ đó để điền số hợp lý vào (?) Bài giải: Để cho gọn, ta ký hiệu các số trên những ô tròn theo bảng sau: Lấy A chia cho K: 72 : 9 = Lấy G chia cho C: 8 : 1 = Lấy B chia cho H: 16 : 2 = Lấy E chia cho D: 24 : 3 = đều cho cùng một kết quả ở ô Đ. Vậy (?) là 8. Bài 97: Cô giáo yêu cầu: “Các con lấy 6 điểm trên một đường tròn, nối các điểm đó bởi các đoạn thẳng tô bởi mực xanh hoặc mực đỏ”. 67
  38. Bạn lớp trưởng tập hợp các hình vẽ lại và xem, bạn thốt lên: “Bạn nào cũng vẽ được 1 tam giác mà 3 cạnh cùng màu mực”! Bạn hãy thử làm lại xem. Ai có thể lập luận để làm rõ tính chất này? Bài giải: Có nhiều cách giải, đây là một trong các cách giải bài này: Ta gọi 6 điểm nằm trên đường tròn là A 1, A2, A3, A4, A5, A6. Bằng bút xanh và đỏ ta nối A1 với 5 điểm còn lại ta được 5 đoạn thẳng có hai màu xanh hoặc đỏ. Theo nguyên lý Điríchlê có ít nhất 3 đoạn thẳng cùng màu. Không làm mất tính tổng quát, ta nối 3 đoạn A1A2, A1A3, A1A4 bằng bút màu đỏ. Ta nối tiếp A 2A4 và A2A3. Để tam giác A1A2A3 và tam giác A1A2A4 có 3 cạnh không cùng màu thì A2A4 và A2A3 phải tô màu xanh. Bây giờ ta tiếp tục nối A 3A4, ta thấy A3A4 được tô bằng bất kỳ màu xanh hoặc đỏ thì ta cũng được ít nhất một tam giác có 3 cạnh cùng màu (hoặc A 1A3A4 có 3 cạnh đỏ hoặc A2A3A4 có 3 cạnh màu xanh). Bài 98: Thi bắn súng Hôm nay Dũng đi thi bắn súng. Dũng bắn giỏi lắm, Dũng đã bắn hơn 11 viên, viên nào cũng trúng bia và đều trúng các vòng 8;9;10 điểm. Kết thúc cuộc thi, Dũng được 100 điểm. Dũng vui lắm. Còn các bạn có biết Dũng đã bắn bao nhiêu viên và kết quả bắn vào các vòng ra sao không? Bài giải: Số viên đạn Dũng đã bắn phải ít hơn 13 viên (vì nếu Dũng bắn 13 viên thì Dũng được số điểm ít nhất là: 8 x 11 + 9 x 1 + 10 x 1 = 107 (điểm) > 100 điểm, điều này vô lý). Theo đề bài Dũng đã bắn hơn 11 viên nên số viên đạn Dũng đã bắn là 12 viên. Mặt khác 12 viên đều trúng vào các vòng 8, 9, 10 điểm nên ít nhất có 10 viên vào vòng 8 điểm, 1 viên vào vòng 9 điểm, 1 viên vào vòng 10 điểm. Do đó số điểm Dũng bắn được ít nhất là: 8 x 10 + 9 x 1 + 10 x 1 = 99 (điểm) Số điểm hụt đi so với thực tế là: 100 - 99 = 1 (điểm) Như vậy sẽ có 1 viên không bắn vào vòng 8 điểm mà bắn vào vòng 9 điểm; hoặc có 1 viên không bắn vào vòng 9 điểm mà bắn vào vòng 10 điểm. Nếu có 1 viên Dũng không bắn vào vòng 9 điểm mà bắn vào vòng 10 điểm thì tổng cộng sẽ có 10 viên vào vòng 8 điểm và 2 viên vào vòng 10 điểm (loại vì không có viên nào bắn vào vòng 9 điểm). Vậy sẽ có 1 viên không bắn vào vòng 8 điểm mà bắn vào vòng 9 điểm, tức là có 9 viên vào vòng 8 điểm, 2 viên vào vòng 9 điểm và 1 viên vào vòng 10 điểm. Bài 99: Ai xem ca nhạc? Một gia đình có năm người: bà nội, bố, mẹ và hai bạn Chi, Bảo. Một hôm gia đình được tặng 2 vé mời xem ca nhạc. Năm ý kiến của năm người như sau: a) “Bà nội và mẹ đi” b) “Bố và mẹ đi” c) “Bố và bà nội đi” d) “Bà nội và Chi đi” e) “Bố và Bảo đi” Sau cùng, mọi người theo ý kiến của bà nội và như vậy trong ý kiến của mọi người khác đều có một phần đúng. Bà nội đã nói câu nào? 68
  39. Bài giải: Một bài toán lôgíc cơ bản và khó, sau đây là lời giải. Ta ký hiệu theo thứ tự “đi xem” ca nhạc: n (Bà nội), m (mẹ), b (Bố), C (Chi) và B (Bảo) và năm người trên khi họ “không đi” là n, m, b, C và B. Như vậy theo ý kiến của năm người là: a) n và m b) b và m c) b và n d) n và C e) b và B. Có lẽ cần phải nhấn mạnh rằng: Mỗi trong năm ý trên đều có một phần đúng và một phần sai (trừ ý của bà!). Câu mà bà nội nói là đúng với cả năm ý trên. - Nếu chọn câu a) thì không có e tức b và B. - Nếu chọn câu b) thì không có d tức n và C. - Nếu chọn câu c) thì các ý kiến khác có một phần đúng. Bà nội đã nói câu c) Nếu học sinh thích thú lôgíc Toán thì còn tìm thêm được nhiều cách giải khác. Bài 100: Chơi bốc diêm Trên mặt bàn có 18 que diêm. Hai người tham gia cuộc chơi: Mỗi người lần lượt đến phiên mình lấy ra một số que diêm. Mỗi lần, mỗi người lấy ra không quá 4 que. Người nào lấy được số que cuối cùng thì người đó thắng. Nếu bạn được bốc trước, bạn có chắc chắn thắng được không? Bài giải: Giả sử rằng A và B tham gia cuộc chơi mà A lấy diêm trước. Để chắc thắng thì trước lần cuối cùng A phải để lại 5 que diêm, trước đó A phải để lại 10 que diêm và lần bốc đầu tiên A để lại 15 que diêm, khi đó dù B có bốc bao nhiêu que thì vẫn còn lại số que để A chỉ cần bốc một lần là hết.Muốn vậy thì lần trước đó A phải để lại 10 que diêm , khi đó dù B bốc bao nhiêu que vẫn còn lại số que mà A có thể bốc để còn lại 5 que . Tương tự như thế thì lần bốc đầu tiên A phải để lại 15 que diêm . Với " chiến lược" này bao giờ A cũng là người thắng cuộc. Bài 101: Tô màu Hình bên gồm 6 đỉnh A, B, C, D, E, F và các cạnh nối một số đỉnh với nhau. Ta tô màu các đỉnh sao cho hai đỉnh được nối bởi một cạnh phải được tô bởi hai màu khác nhau. Hỏi phải cần ít nhất là bao nhiêu màu để làm việc đó? Bài giải: Tất cả các đỉnh A, B, C, D, E đều nối với đỉnh F nên đỉnh F phải tô màu khác với các đỉnh còn lại. Với 5 đỉnh còn lại thì A và C tô cùng một màu. B và D tô cùng một màu, E tô riêng một màu, như vậy cần ít nhất 3 màu để tô 5 đỉnh sao cho 2 đỉnh được nối bởi một cạnh được tô bởi 2 màu khác nhau. Vậy cần ít nhất 4 màu để tô 6 đỉnh của hình theo yêu cầu của đề bài. Bài 102: Điền số trên đường tròn Điền 6 số chẵn từ 2 đến 12 vào các chấm trên 3 vòng tròn sao cho tổng 3 số nằm trên mỗi vòng tròn đều bằng 18. 69
  40. Bài giải: Sáu số chẵn đó là: 2, 4, 6, 8, 10, 12. Ta có: 18 = 2 + 4 + 12 18 = 2 + 6 + 10 18 = 4 + 6 + 8 Trên hình vẽ ta thấy cứ hai đường tròn lại có một điểm chung. Như vậy số nào điền vào điểm chung đó sẽ thuộc hai tổng đã cho. Ta thấy số 2, số 4, số 6 đều lặp lại hai lần nên ba số đó được điền vào ba điểm chung. Các số đã cho được điền vào hình vẽ như sau: Bài 103 : Tìm hai số biết rằng tổng của chúng gấp 5 lần hiệu của chúng và tích của chúng gấp 4008 lần hiệu của chúng. Bài giải : Coi hiệu của hai số là 1 phần thì tổng của chúng là 5 phần. Do đó số lớn là (5 + 1) : 2 = 3 (phần). Số bé là : 3 - 1 = 2 (phần). Tích của hai số là : 2 x 3 = 6 (phần), mà tích hai số là 4008 nên giá trị một phần là : 4008 : 6 = 668. Số bé là : 668 x 2 = 1336 ; số lớn là : 668 x 3 = 2004. Bài 104 : Trong kho của một đơn vị dân công còn lại đúng một bao gạo chứa 39 kg gạo. Bác cấp dưỡng cần lấy ra 11/13 số gạo đó. Hỏi chỉ với một chiếc cân loại cân đĩa và một quả cân 1 kg, bác cấp dưỡng phải làm thế nào để chỉ sau 3 lần cân lấy ra đủ số gạo cần dùng. Bài giải : Số gạo bác cấp dưỡng cần lấy ra là : 39 x 11/13 = 33 (kg) Số gạo còn lại sau khi bác cấp dưỡng lấy là : 39 - 33 = 6 (kg) Cách thực hiện cân như sau : Lần 1 : Đặt quả cân lên một đĩa cân, đổ gạo vào đĩa cân bên kia đến khi cân thăng bằng, được 1 kg gạo. Lần 2 : Đặt quả cân sang đĩa có 1 kg gạo vừa cân được rồi đổ gạo vào đĩa cân trống đến khi cân thăng bằng, được 2 kg gạo. Lần 3 : Đặt cả 3 kg gạo cân được ở hai lần trên vào một đĩa cân, đĩa cân kia đổ gạo vào cho đến khi cân thăng bằng, được mỗi bên 3 kg gạo. Như vậy số gạo có được sau ba lần cân là 6 kg. Số gạo còn lại trong bao chính là số gạo mà bác cấp dưỡng cần dùng. Bài 105 : Lan nói một số có 4 chữ số bất kì sẽ bằng 1/5 số viết theo thứ tự ngược lại. Đố bạn biết Lan nói đúng hay sai ? Bài giải : Gọi số đó là (a > 0 ; a, b, c, d < 10). Số viết theo thứ tự ngược lại là Theo đầu bài ta có : Nhưng d x 5 có tận cùng là 0 hoặc 5 (khác 1) nên không tìm được giá trị của a hoặc d. Vậy bạn Lan nói sai. Bài 106 : Bác Phong có một mảnh đất hình chữ nhật, chiều rộng mảnh đất dài 8 m. Bác ngăn mảnh đó thành hai phần, một phần để làm nhà, phần còn lại để làm vườn. Diện tích phần đất làm nhà bằng 1/2 70
  41. diện tích mảnh đất còn chu vi phần đất làm nhà bằng 2/3 chu vi mảnh đất. Tính diện tích mảnh đất của bác. Bài giải : Có hai cách chia mảnh đất hình chữ nhật thành hai phần có diện tích bằng nhau. Cách chia 1 : như hình 1. Hình 1 Gọi mảnh đất hình chữ nhật là ABCD và phần đất làm nhà là AMND. Vì diện tích phần đất làm nhà bằng nửa diện tích mảnh đất nên M, N lần lượt là điểm chính giữa của AB và CD. Do đó AM = MB = CN = ND. Chu vi của phần đất làm nhà là : (AM + AD) x 2 = (AM + 8) x 2 = = AM x 2 + 8 x 2 = AB + 16. Chu vi của mảnh đất là : (AB + AD) 2 = (AB + 8) x 2 = = AB x 2 + 8 x 2 = AB x 2 + 16. Hiệu chu vi mảnh đất và chu vi phần đất làm nhà là : (AB x 2 + 16) - (AB + 16) = AB. Hiệu này so với chu vi mảnh đất thì chiếm : 1 - 2/3 = 1/3 (chu vi mảnh đất) Do đó ta có : AB x 3 = AB x 2 + 16 AB x 3 - AB x 2 = 16 AB x (3 - 2) = 16 AB = 16 (m). Vậy diện tích mảnh đất là : 16 x 8 = 128 (m2) Cách chia 2 : như hình 2. Hình 2 Lập luận tương tự trường hợp trên, ta tìm được AB = 4 m. Điều này vô lí vì AB là chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật, đương nhiên phải lớn hơn 8 m. Do đó trường hợp này bị loại. Bài 107 : Cho một phép chia hai số tự nhiên có dư. Tổng các số : số bị chia, số chia, số thương và số dư là 769. Số thương là 15 và số dư là số dư lớn nhất có thể có trong phép chia đó. Hãy tìm số bị chia và số chia trong phép chia. Bài giải : Số dư trong phép chia là số dư lớn nhất nên kém số chia 1 đơn vị. Ta có sơ đồ sau : Theo sơ đồ, nếu gọi số chia là 1 phần, thêm 1 đơn vị vào số dư và số bị chia thì tổng số phần của số chia, số bị chia và số dư (mới) gồm : 15 + 1 + 1 + 1 = 18 (phần) như vậy. Khi đó tổng của số chia, số bị chia và số dư (mới) là : 769 - 15 + 1 + 1 = 756. Số chia là : 756 : 18 = 42 71
  42. Số dư là : 42 - 1 = 41 Số bị chia là : 42 x 15 + 41 = 671 Bài 108 : Số táo của An, Bình và Chi là như nhau. An cho đi 17 quả, Bình cho đi 19 quả thì lúc này số táo của Chi gấp 5 lần tổng số táo còn lại của An và Bình. Hỏi lúc đầu mỗi bạn có bao nhiêu quả táo ? Bài giải : Nếu coi số táo của Chi gồm 5 phần thì tổng số táo của An và Bình là 10 phần. Số táo mà An và Bình đã cho đi là : 17 + 19 = 36 (quả) Vì số táo của Chi gấp 5 lần tổng số táo còn lại của An và Bình nên số táo còn lại của hai bạn gồm 1 phần. Như vậy An và Bình đã cho đi số phần là : 10 - 1 = 9 (phần) Vậy số táo của Chi là : (36 : 9) x 5 = 20 (quả) Vì ba bạn có số táo bằng nhau nên mỗi bạn lúc đầu có 20 quả. Bài 109 : Con số nào trong các số 2, 3, 4, 5 cần thay vào dấu chấm hỏi (?) để hợp lôgic ? Bài giải : Gọi số thay vào hình tròn là a, số thay vào tam giác là b và số thay vào hình vuông là c, ta có : a + 3 x b = 22. Vì 3 x b chia hết cho 3 ; 22 chia cho 3 dư 1 nên a chia cho 3 dư 1 (*). Ta lại có 2 x a + 2 x c = 10, c nhỏ nhất là 2 nên a lớn nhất là (10 - 2 x 2) : 2 = 3 ( ). Từ (*) và ( ) ta có a = 1. Do đó 1 + 3 x b = 22 ; b = (22 - 1) : 3 = 7 ; c = (10 - 2 x 1) : 2 = 4. Vậy số cần thay vào dấu chấm hỏi để hợp lôgic là số 4. Bài 110 : Hãy dùng tất cả các chữ số, mỗi chữ số một lần để viết năm số tự nhiên, trong đó có một số lần lượt bằng 1/2 ; 1/3 ; 1/4 và 1/5 các số còn lại. Bài giải : Gọi 5 số tự nhiên xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là A ; B ; C ; D ; E. Nếu A có 1 chữ số thì E không vượt quá 9 x 5 = 45. Như thế có 4 số có không quá 2 chữ số nên mới chỉ dùng không quá 9 chữ số (2 x 4 + 1 = 9). Vậy A có nhiều hơn 1 chữ số. Nếu E có 3 chữ số thì A có ít nhất 2 chữ số (vì 100 : 5 = 20). Như vậy có 4 số có 2 chữ số và 1 số có 3 chữ số nên phải dùng nhiều hơn 10 chữ số (2 x 4 + 3 = 11). Vậy cả 5 số phải là các số có 2 chữ số và E lớn hơn 45 chia hết cho 5. Vậy E có thể là : 95 ; 90 ; 85 ; 80 ; 75 ; 70 ; 65 ; 60 ; 55 ; 50. Ta có bảng lựa chọn sau : Số thứ nhất là 18, số thứ hai là 36, số thứ ba là 54, số thứ tư là 72 và số thứ 5 là 90. Bài 111 : Bạn hãy xóa những chữ số nào đó để được phép tính đúng : 151 x 375 = 450. 72
  43. Bài giải : Hai thừa số ở vế trái đẳng thức chỉ có các chữ số lẻ nên dù xóa các chữ số như thế nào thì kết quả phép nhân cũng là một số lẻ. Vậy vế phải chỉ có thể là 45 hoặc 5. Trường hợp 1 : Kết quả phép nhân là 45 ta có một cách xóa : Trường hợp 2 : Kết quả phép nhân là 5 ta có hai cách xóa : Bài 112 : Có hai tấm bìa hình vuông mà số đo các cạnh là số tự nhiên chia hết cho 3. Đặt tấm bìa hình vuông nhỏ lên tấm bìa hình vuông lớn thì diện tích phần tấm bìa không bị chồng lên là 63 cm 2. Tìm cạnh của mỗi tấm bìa đó. Bài giải : Ta đặt tấm bìa hình vuông nhỏ lên tấm bìa hình vuông lớn sao cho cạnh hình vuông nhỏ trùng khít với cạnh hình vuông lớn. Gọi hai hình vuông là ABCD và AEGH. Diện tích phần tấm bìa không bị chồng lên bao gồm hai hình chữ nhật BCKE và DKGH. Hai hình chữ nhật này có BE = DH (chính là hiệu số đo các cạnh của hai hình vuông). Chuyển hình chữ nhật BCKE xuống bên cạnh hình chữ nhật DKGH ta được hình chữ nhật GKMN. Khi đó ta có diện tích hình chữ nhật HDMN là 63 cm2. Ta thấy hình chữ nhật HDMN có chiều dài và chiều rộng chính là tổng và hiệu số đo hai cạnh hình vuông. Vì hai hình vuông đều có số đo các cạnh là số tự nhiên chia hết cho 3, nên tổng và hiệu số đo hai cạnh hình vuông cũng phải là số chia hết cho 3. Do đó chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật HDMN đều là số chia hết cho 3. Vì 63 = 1 x 63 = 3 x 21 = 7 x 9 nên chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật HDMN phải là 21 cm và 3 cm. Vậy độ dài cạnh của tấm bìa hình vuông nhỏ là : (21 - 3) : 2 = 9 (cm) Độ dài cạnh của tấm bìa hình vuông lớn là : 9 + 3 = 12 (cm) Bài 113 : So sánh M và N biết : Bài giải : 73
  44. Bài 114 : Một bảng ô vuông gồm 3 dòng và 8 cột như hình vẽ. Trên mỗi dòng ta điền các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 8 vào mỗi ô theo thứ tự tùy ý (mỗi ô một số và mỗi số chỉ điền một lần) sao cho tổng các số ở 8 cột đều bằng nhau. Bạn Nhi cho rằng có thể làm được còn bạn Tín khẳng định không điền được. Hỏi ai đúng, ai sai ? Bài giải : Giả sử có thể điền được theo yêu cầu bài toán (Bạn Nhi nói đúng). Tổng các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 8 là : 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 = 36. Mỗi dòng điền các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 8 nên tổng các số trên 3 dòng trong bảng ô vuông đó là : 36 x 3 = 108. Vì tổng các số ở 8 cột đều bằng nhau nên tổng tất cả các số trong bảng ô vuông phải là một số chia hết cho 8. Nhưng 108 không chia hết cho 8 nên điều giả sử ở trên là sai tức là bạn Nhi nói sai và bạn Tín nói đúng. Bài 115 : Nếu đếm các chữ số ghi tất cả các ngày trong năm 2004 trên tờ lịch treo tường thì sẽ được kết quả là bao nhiêu ? Bài giải : Năm 2004 là năm nhuận có 366 ngày. Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 9 ngày từ mùng 1 đến mùng 9 là những ngày được viết bằng các số có 1 chữ số. Như vậy số ngày được viết bằng số có 1 chữ số là : 9 x 12 = 108 (ngày). Số ngày còn lại trong năm được viết bằng số có 2 chữ số là : 366 - 108 = 258 (ngày). Vậy đếm các chữ số ghi tất cả các ngày của năm 2004 trên tờ lịch thì ta được : 1 x 108 + 2 x 258 = 624 (chữ số). Bài 116 : Cho : Hãy so sánh S và 1/2. Bài giải : Bài 117 : Cho một số tự nhiên, nếu viết thêm một chữ số vào bên phải số đó ta được số mới hơn số đã cho đúng 2004 đơn vị. Tìm số đã cho và chữ số viết thêm. Bài giải : 74
  45. Cách 1 : Khi viết thêm một chữ số nào đó vào bên phải một số tự nhiên đã cho ta được số mới bằng 10 lần số tự nhiên đó cộng thêm chính chữ số viết thêm. Gọi chữ số viết thêm là a, ta có sơ đồ : 9 lần số đã cho là : 2004 - a. Số đã cho là : (2004 - a) : 9. Vì số đã cho là số tự nhiên nên 2004 - a phải chia hết cho 9, số 2004 chia 9 dư 6 nên a chia cho 9 phải dư 6, mà a là chữ số nên a = 6. Số tự nhiên đã cho là (2004 - 6) : 9 = 222. Cách 2 : Gọi số tự nhiên đã cho là A chữ số viết thêm là x thì số mới là . Ta có - A = 2004 A x 10 + x - A = 2004 (phân tích số) A x 10 - A + x = 2004 A x (10 - 1) + x = 2004 (một số nhân với một tổng) A x 9 + x = 2004 Vì A x 9 chia hết cho 9 ; 2004 chia 9 dư 6 nên x chia cho 9 phải dư 6. Vì x là chữ số nên x = 6. Ta có : A x 9 + 6 = 2004 A x 9 = 2004 - 6 A x 9 = 1998 A = 1998 : 9 A = 222. Vậy số tự nhiên đã cho là 222 ; chữ số viết thêm là 6. Bài 118 : Một tờ giấy hình vuông có diện tích là 72 cm2 thì đường chéo của tờ giấy đó dài bao nhiêu ? Bài giải : Gọi tờ giấy hình vuông là ABCD. Nối hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O (hình vẽ). Hình vuông được chia thành 4 tam giác vuông nhỏ có diện tích bằng nhau. Diện tích tam giác AOB là : 72 : 4 = 18 (cm2). Vì diện tích tam giác AOB bằng (OA x OB) : 2, do đó (OA x OB) : 2 = 18 (cm2). Suy ra OA x OB = 36 (cm2). Vì OA = OB mà 36 = 6 x 6 nên OA = 6 (cm). Vì AC = 2 x OA nên độ dài đường chéo của tờ giấy đó là : 6 x 2 = 12 (cm). Bài 119 : Trong đợt trồng cây đầu năm, lớp 5A cử một số bạn đi trồng cây và trồng được 180 cây, mỗi học sinh trồng được 8 hoặc 9 cây. Tính số học sinh tham gia trồng cây, biết số học sinh tham gia là một số chia hết cho 3. Bài giải : Nếu mỗi bạn trồng 9 cây thì số người tham gia sẽ ít nhất và chính là : 180 : 9 = 20 (người). Vì 180 : 8 = 22 (dư 4) nên số người tham gia nhiều nhất là 22 người và khi đó có 4 người trồng 9 cây, còn lại mỗi người trồng 8 cây. Theo đầu bài số người tham gia là một số chia hết cho 3 nên có 21 bạn tham gia. Bài 120 : Chứng minh rằng không thể thay các chữ bằng các chữ số để có phép tính đúng : - = 2004 Bài giải : 75
  46. Cách 1 : Đặt tính : Xét chữ số hàng đơn vị : Có 2 trường hợp xảy ra : Trường hợp 1 : I > C. Khi đó phép trừ ở hàng đơn vị không có nhớ sang hàng chục. ở chữ số hàng chục : U - O = 0 hay U = O. ở chữ số hàng trăm : V - H = 0 hay V = H. Do đó (vì ở chữ số hàng nghìn C < I). Trường hợp 2 : I < C. Khi đó phép trừ ở hàng đơn vị có nhớ 1 sang hàng chục. Do đó ở hàng chục : U - O - 1 = 0 hay U - O = 1 nên O < U. Phép trừ không có nhớ sang hàng trăm. ở hàng trăm : V - H = 0 hay V = H. Vì thế (vì ở chữ số hàng chục nghìn O < U). Vậy ta không thể thay thế các chữ bằng các chữ số để có phép tính như đã cho. Cách 2 : Dùng tính chất chia hết của một hiệu : Ta thấy 2 số và có tổng các chữ số bằng nhau nên cả 2 số sẽ có cùng số dư khi chia cho 9, do đó hiệu của hai số chắc chắn sẽ chia hết cho 9. Mà 2004 không chia hết cho 9, do đó hiệu của hai số không thể bằng 2004. Nói cách khác ta không thể thay các chữ bằng các chữ số để có phép tính đúng. Bài 121 : Số chữ số dùng để đánh số trang của một quyển sách là một số chia hết cho số trang của cuốn sách đó. Biết rằng cuốn sách đó trên 100 trang và ít hơn 500 trang. Hỏi cuốn sách đó có bao nhiêu trang ? Bài giải : Vì cuốn sách đó trên 100 trang và ít hơn 500 trang nên số trang của cuốn sách đó là một số có 3 chữ số. Gọi số trang của cuốn sách đó là với a, b, c là các chữ số và a khác 0. Các số trang của cuốn sách là các số tự nhiên từ 1 đến . Có 9 trang có 1 chữ số nên cần 9 chữ số để đánh số trang cho các trang này. Có 90 trang có 2 chữ số nên cần 2 x 90 = 180 (chữ số) để đánh số trang cho các trang này. Số trang có 3 chữ số là - 99 trang. Số chữ số dùng để đánh số trang có 3 chữ số là : 3 x ( - 99) Số chữ số dùng để đánh số trang của cuốn sách đó là : 9 + 180 + 3 x ( - 99) = 189 + 3 x - 297 = 3 x - 180. Vì số chữ số dùng để đánh số trang của cuốn sách là số chia hết cho số trang của cuốn sách đó nên chia hết cho hay 108 chia hết cho . Suy ra chính bằng 108. Vậy cuốn sách đó có 108 trang. Bài 122 : Cha hiện nay 43 tuổi. Nếu tính sang năm thì tuổi cha vừa gấp 4 tuổi con hiện nay. Hỏi lúc con mấy tuổi thì tuổi cha gấp 5 lần tuổi con ? Có bao giờ tuổi cha gấp 4 lần tuổi con không ? Vì sao ? Bài giải : Tuổi của cha sang năm là : 43 + 1 = 44 (tuổi) Tuổi của con hiện nay là : 44 : 4 = 11 (tuổi) Tuổi cha hơn tuổi con là : 43 - 11 = 32 (tuổi) Khi tuổi cha gấp 5 lần tuổi con thì cha vẫn hơn con 32 tuổi. Ta có sơ đồ khi tuổi cha gấp 5 lần tuổi con như sau : Nhìn vào sơ đồ ta thấy : Tuổi con khi đó là : 32 : (5 - 1) = 8 (tuổi) 76
  47. Nếu tuổi cha gấp 4 lần tuổi con, khi đó tuổi con là 1 phần thì tuổi cha là 4 phần như thế. Tuổi cha hơn tuổi con số phần là : 4 - 1 = 3 (phần), khi đó cha cũng vẫn hơn con 32 tuổi ; 32 không chia hết cho 3 nên không bao giờ tuổi cha gấp 4 lần tuổi con (vì ta coi tuổi con hàng năm là một số tự nhiên). Bài 123 : Có 4 bình (đánh số là 1, 2, 3, 4) đựng số lượng các hòn bi bằng nhau. Lấy ra từ bình thứ nhất một số viên bi, lấy gấp đôi số đó từ bình thứ hai, lấy gấp ba số đó từ bình thứ ba và cuối cùng lấy gấp bốn số đó từ bình thứ tư. Khi đó tổng số bi còn lại trong cả bốn bình là 40 viên và bình thứ tư còn lại đúng 1 viên bi. Hỏi ban đầu số lượng bi trong bốn bình là bao nhiêu ? Bài giải : Số bi lấy ra từ bình 1 là : (40 - 1 x 4) : (3 + 2 + 1) = 6 (viên). Lúc đầu số lượng bi trong bốn bình là : (6 x 4 + 1) x 4 = 100 (viên). Bài 124 : Từ một tờ giấy kẻ ô vuông, bạn Khang cắt ra một hình sao bốn cánh như hình bên. Hình sao này có diện tích bằng mấy ô vuông ? Bài giải : Có nhiều cách làm, xin giới thiệu 2 cách để các bạn tham khảo. Cách 1 : Diện tích hình sao đúng bằng diện tích hình vuông gồm 16 ô vuông trừ đi diện tích bốn hình tam giác bằng nhau. Mỗi tam giác này có diện tích là 2 ô vuông. Do đó diện tích hình sao là : 16 - 2 x 4 = 8 (ô vuông). Cách 2 : Cắt ghép để từ hình sao ta có hình mới mà hình này diện tích đúng bằng 8 ô vuông. Bài 125 : Một đoàn tàu hỏa dài 200 m lướt qua một người đi xe đạp ngược chiều với tàu hết 12 giây. Tính vận tốc của tàu, biết vận tốc của người đi xe đạp là 18 km/giờ. Bài giải : Đoàn tàu hỏa dài 200 m lướt qua người đi xe đạp hết 12 giây, có nghĩa là sau 12 giây tổng quãng đường tàu hỏa và xe đạp đi là 200 m. Như vậy tổng vận tốc của tàu hỏa và xe đạp là : 200 : 12 = 50/3(m/giây), 50/3 m/giây = 60 km/giờ. Vận tốc của xe đạp là 18 km/giờ, thì vận tốc của tàu hỏa là : 60 - 18 = 42 (km/giờ). Bài 126 : Cho số gồm bốn chữ số có chữ số hàng trăm là 9 và chữ số hàng chục là 7. Tìm số đã cho biết số đó chia hết cho 5 và 27. Bài giải : Gọi số phải tìm là (a khác 0 ; a ; b <10) 77
  48. Vì chia hết cho 5 nên b = 0 hoặc b = 5. Vì chia hết cho 27 nên chia hết cho 9. Thay b = 0 ta có chia hết cho 9 nên a = 2. Thử 2970 : 27 = 110 (đúng). Thay b = 5 ta có chia hết cho 9 nên a = 6. Thử 6975 : 27 = 258 (dư 9) trái với điều kiện bài toán. Vậy số tìm được là 2970. Bài 127 : Ba lớp 5A, 5B và 5C trồng cây nhân dịp đầu xuân. Trong đó số cây của lớp 5A và lớp 5B trồng được nhiều hơn số cây của 5B và 5C là 3 cây. Số cây của lớp 5B và 5C trồng được nhiều hơn số cây của 5A và 5C là 1 cây. Tính số cây trồng được của mỗi lớp. Biết rằng tổng số cây trồng được của ba lớp là 43 cây. Bài giải : Cách 1 : Vì số cây lớp 5A và lớp 5B trồng được nhiều hơn số cây của lớp 5B và 5C là 3 cây nên số cây của lớp 5A hơn số cây của lớp 5C là 3 cây. Số cây của lớp 5B và 5C trồng được nhiều hơn số cây của lớp 5A và 5C là 1 cây nên số cây của lớp 5B trồng được nhiều hơn số cây của lớp 5A là 1 cây. Ta có sơ đồ : Ba lần số cây của lớp 5C là : 43 - (3 + 3 + 1) = 36 (cây) Số cây của lớp 5C là : 36 : 3 = 12 (cây). Số cây của lớp 5A là : 12 + 3 = 15 (cây). Số cây của lớp 5B là : 15 + 1 = 16 (cây). Cách 2 : Hai lần tổng số cây của 3 lớp là : 43 x 2 = 86 (cây). Ta có sơ đồ : Số cây của lớp 5A và 5C trồng được là : (86 - 3 - 1 - 1) : 3 = 27 (cây). Số cây của lớp 5B là : 43 - 27 = 16 (cây). Số cây của lớp 5B và 5C là : 27 + 1 = 28 (cây). Số cây của lớp 5C là : 28 - 16 = 12 (cây). Số cây của lớp 5A là : 43 - 28 = 15 (cây). Bài 128 : Một dãy có 7 ô vuông gồm 3 ô đen và 4 ô trắng được sắp xếp như hình vẽ. 78
  49. Cho phép mỗi lần chọn hai ô tùy ý và đổi màu chúng (từ đen sang trắng và từ trắng sang đen). Hỏi rằng nếu làm như trên nhiều lần thì có thể nhận được dãy ô vuông có màu xen kẽ nhau như sau hay không ? Bài giải : Nhìn vào hình vẽ ta thấy ở hình ban đầu có 3 ô đen và 4 ô trắng, còn hình lúc sau có 4 ô đen và 3 ô trắng. Khi chọn hai ô tùy ý để đổi màu của chúng (từ đen sang trắng và từ trắng sang đen) thì có ba khả năng xảy ra : - Chọn hai ô trắng : Khi đó hai ô trắng được chọn sẽ đổi thành hai ô đen, do đó số ô đen tăng lên 2 ô. - Chọn hai ô đen : Khi đó hai ô đen được chọn sẽ đổi thành hai ô trắng, do đó số ô đen giảm đi 2 ô. - Chọn một ô đen và một ô trắng : Khi đó ô trắng đổi thành ô đen và ô đen đổi thành ô trắng, do đó số ô đen giữ nguyên. Do vậy khi thực hiện việc chọn hai ô để đổi màu của chúng thì số lượng ô đen hoặc tăng lên 2 ô, hoặc giảm đi 2 ô, hoặc giữ nguyên. Điều đó có nghĩa là nếu chọn hai ô tùy ý và đổi màu chúng nhiều lần thì số ô đen vẫn luôn luôn là một số lẻ. Vì hình sau có 4 ô đen nên không thể thực hiện được. Bài 129 : Một tờ giấy hình chữ nhật được gấp theo đường chéo như hình vẽ. Diện tích hình nhận được bằng 5/8 diện tích hình chữ nhật ban đầu. Biết diện tích phần tô màu là 18 cm2. Tính diện tích tờ giấy ban đầu. Bài giải : Khi gấp tờ giấy hình chữ nhật theo đường chéo (đường nét đứt) thì phần hình tam giác được tô màu bị xếp chồng lên nhau. Do đó diện tích hình chữ nhật ban đầu lớn hơn diện tích hình nhận được chính là diện tích tam giác được tô màu. Diện tích hình chữ nhật ban đầu giảm đi bằng 1 - 5/8 = 3/8 diện tích hình chữ nhật ban đầu. Do vậy diện tích tam giác tô màu bằng 3/8 diện tích hình chữ nhật ban đầu, hay 3/8 diện tích hình chữ nhật ban đầu bằng 18 cm2. Vậy diện tích hình chữ nhật ban đầu là : 18 : 3/8 = 48 (cm2) Bài 130. Chứng tỏ rằng kết quả của phép nhân sau 3 x 3 x 3 x x 3 (2000 thừa số 3) là số có ít hơn 1001 chữ số. Lời giải. Trong tích số A = 3 x 3 x 3 x x 3 gồm 2000 thừa số 3, kết hợp từng cặp số 3 được A = (3 x 3) (3 x 3) (3 x 3) = 9 x 9 x x 9 gồm 1000 thừa số 9. Xét số B = 9 x 10 x x 10 thừa số 10 nên số B = 90 0 có 999 chữ số 0 và 1 chữ số 9, nghĩa là có 1000 chữ số. Vì 9 < 10 nên A = 9 x 9 x x 9 < B = 9 x10 x x 10 Vậy số A có ít hơn 1001 chữ số. 79
  50. Bài 131. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD. Biết rằng diện tích phần màu vàng là 20cm2 và I là điểm chia AB thành 2 phần bằng nhau. Lời giải. Kí hiệu S là diện tích của một hình. Nối D với I. Qua I và C vẽ các đường thẳng IP và CQ vuông góc với BD, IH vuông góc với DC. Ta có SADB = SCDB = 1/2 SABCD SDIB = 1/2 SADB (vì có chung đường cao DA, IB = 1/2 AB), SDIB = 1/2 SDBC. Mà 2 tam giác này có chung đáy DB Nên IP = 1/2 CQ. SIDK = 1/2 SCDK (vì có chung đáy DK và IP = 1/2 CQ) SCDI = SIDK + SDKC = 3SDIK. Ta có : SADI = 1/2 AD x AI, SDIC = 1/2 IH x DC Mà IH = AD, AI = 1/2 DC, SDIC = 2SADI nên SADI = 3/2 SDIK 2 Vì AIKD là phần được tô màu vàng nên SAIKD = 20(cm ) 2 SDAI + SIDK = 20(cm ) 2 SDAI + 2/3 SADI = 20(cm ) 2 SDAI = (3 x 20)/5 = 12 (cm ) Mặt khác SDAI = 1/2 SDAB (cùng chung chiều cao DA, AI = 1/2 AB) 2 = 1/4 SABCD suy ra SABCD = 4 x SDAI = 4 x 12 = 48 (cm ). Bài 132. Nếu trong một tháng nào đó mà có 3 ngày thứ bảy đều là các ngày chẵn thì ngày 25 của tháng đó sẽ là ngày thứ mấy ? Lời giải. Cách 1. Trong một tháng nào đó có ba ngày thứ bảy là ngày chẵn thì chắc chắn còn có hai ngày thứ Bảy là ngày lẻ. Năm ngày thứ Bảy đó sắp xếp như sau : Thứ Bảy (1) chẵn Thứ Bảy (2) lẻ Thứ Bảy (3) chắn Thứ Bảy (4) lẻ Thứ Bảy (5) chẵn Số ngày nhiều nhất trong một tháng là 31 ngày. Tháng này có 4 tuần và 3 ngày. Nếu thứ bảy đầu tiên là ngày mùng 4 thì tháng đó sẽ có số ngày là: 4 + 7 x 4 = 32 (ngày) ; trái với lịch thông thường. Vì thế thứ bảy đầu tiên (1) phải là ngày mùng 2 ; thứ 7 thứ tư sẽ là ngày: 2 + 7 x 3 = 23 Vậy ngày 25 của tháng đó là ngày thứ hai. Cách 2. Lập bảng theo tuần lễ : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Trong 3 cột đầu tiên chỉ có cột 2 thích hợp với đầu bài toán. Cột này có 5 ngày thứ bảy. Vì ngày 23 là thứ bảy, nên ngày 25 là thứ hai. Bài 133. Bốn bạn Xuân, Hạ, Thu, Đông có tất cả 61 viên bi. Xuân có số bi ít nhất, Đông có số bi nhiều nhất và là số lẻ, Thu có số bi gấp 9 lần số bi của Hạ. Hãy cho biết mỗi bạn có bao nhiêu viên bi ? 80
  51. Lời giải. + Số bi của Thu gấp 9 lần số bi của Hạ nên tổng số bi của Thu và Hạ là một số chẵn. Tống số bi của bốn bạn là số lẻ, số bi của Đông là số lẻ, tổng số bi của Hạ và Thu là số lẻ ; do đó số bi của Xuân phải là số chẵn. + Số bi của Hạ phải là số bé hơn 4 vì nếu số đó là 4 thì số bi của Thu là 4 x 9 = 36. Khi đó ít nhất Đông có số bi là 37 thì chỉ riêng tổng số bi của Thu và Đông đã vượt quá tổng số bi của bốn bạn (36 + 37 = 73 > 61). + Nếu số bi của Xuân là 2 thì số bi của Hạ là 3, số bi của Thu là 27 (3 x 9 = 27) Số bi của Đông là : 61 - (2 + 3 + 27) = 29 (viên). Bài 134. Thay các chữ cái dưới đây bởi các chữ số (chữ cái khác nhau thì thay bởi các chữ số khác nhau) sao cho kết quả các phép tính dưới đây đạt giá trị lớn nhất. CHUC + MUNG + THAY + CO + NHAN + NGAY - 20 - 11 Lời giải. Vì N xuất hiện ở những hàng cao nhất và nhiều lần nhất nên N phải bằng 9 để kết quả lớn nhất. Tiếp đó C xuất hiện ở hàng cao nhất còn lại giống M và T nhưng C còn ở hai hàng khác nữa nên C bằng 8. Nếu M là 7 thì T là 6 và ngược lại, kết quả của phép toán không thay đổi. Với lập luận như trên thì H bằng 5, U bằng 4 và G là 3. Từ đó A bằng 2, Y bằng 1 và O là 0. Vậy ta có 2 đáp số : 8548 + 6493 + 7521 + 80 + 9529 + 9321 - 20 - 11 = 41461 và 8548 + 7493 + 6521 + 80 + 9529 + 9321 - 20 - 11 = 41461 Bài 135 : Thăng đố Long biết được số học sinh của trường Thăng cuối năm học vừa rồi có bao nhiêu học sinh được nhận thưởng ? Biết rằng số học sinh được nhận thưởng là số có ba chữ số và rất thú vị là chữ số hàng trăm, chữ số hàng đơn vị giống nhau. Nếu nhân số này với 6 thì được tích là số cũng có ba chữ số và trong tích đó có một chữ số 2. Bài giải : Gọi số phi tìm là aba(a khác b;a ; b nhỏ hoặc bằng 9). Theo đầu bài ta có: aba x 6 = deg (d khác 0 ; d; e; g nhỏ hơn hoặc bằng 9). Nếu a lớn hơn hoặc bằng 2 thì tích nhiều hơn 3 chữ số.Vậy a = 1. Ta có 1b1x 6 = deg ( deg có một chữ số 2). Do đó : g = 1 x 6 = 6 và d lớn hơn hoặc bằng 6. Vì thế : e = 2 Vì b x 6 = nên b = 2 hoặc b = 7. Nếu b = 2 thì 121 x 6 = 726 (Đúng) Nếu b = 7 thì 171 x 6 = 1026 (Loại) Vậy số học sịnh nhận thưởng là 121 bạn. Bài 136 : Em hãy di chuyển hai que diêm lại đúng vị trí để kết quả phép tính là đúng : Bài giải : Cách 1 : Ta chuyển que diêm ở giữa chữ số 8 để có chữ số 0. Lấy que diêm đó 81
  52. ghép vào chữ số 5 của số 502 để được số 602. Lấy 1 que diêm ở chữ số 3 của số 2003 và đặt vào vị trí khác của chữ số 3 đó để chuyển số 2003 thành số 2002, ta có phép tính đúng : Cách 2 : Ta chuyển que diêm ở giữa số 8 để có chữ số 0. lấy que diêm đó ghép vào chữ số 5 của số 502 để được số 602. Lấy 1 que diêm ở chữ số 2 của số 602 và đặt vào vị trí khác của chữ số 2 đó để chuyển số 602 thành số 603, ta có phép tính đúng : Bài 137 : Một bạn chọn hai số tự nhiên tuỳ ý, tính tổng của chúng rồi lấy tổng đó nhân với chính nó. Bạn ấy cũng làm tưng tự đối với hiệu của hai số mà mình đã chọn đó. Cuối cùng cộng hai tích tìm được với nhau. Hỏi rằng tổng của hai tích đó là số chẵn hay số lẻ ? Vì sao ? Bài giải : Sẽ xảy ra một trong hai trường hợp : C hai số đều chẵn (hoặc đều lẻ) ; một số chẵn và một số lẻ. a) Hai số chẵn (hoặc hai số lẻ). Tổng, hiệu của hai số đó là số chẵn. Số chẵn nhân với chính nó được số chẵn. Do đó cộng hai tích (là hai số chẵn) phải được số chẵn. b) Một số chẵn và một số lẻ. Tổng, hiệu của chúng đều là số lẻ. Số lẻ nhân với chính nó được số lẻ. Do đó cộng hai tích (là hai số lẻ) phải được số chẵn. Vậy theo điều kiện của bài toán thì kết quả của bài toán phải là số chẵn. Bài 138 : a) Hãy phân tích 20 thành tổng các số tự nhiên sao cho tích các số tự nhiên ấy cũng bằng 20. b) Bạn có thể làm như thế với bất kì số tự nhiên nào được không ? Bài giải : Phân tích 20 thành tích các số tự nhiên khác 1. 20 = 2 x 2 x 5 = 4 x 5 = 10 x 2 Trường hợp : 2 x 2 x 5 = 20 thì tổng của chúng là : 2+ 2 + 5 = 9. Vậy để tổng bằng 20 thì phải thêm vào : 20 - 9 = 11, ta thay 11 bằng tổng của 11 số 1 khi đó tích sẽ không thay đổi. Lí luận tương tự với các trường hợp : 20 = 4 x 5 và 20 = 10 x 2. Ta có 3 cách phân tích như sau : Cách 1 : 20 = 2 x 2 x 5 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1. 20 = 2 + 2 + 5 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1. Cách 2 : 20 = 4 x 5 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1. 20 = 4 + 5 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1. Cách 3 : 20 = 10 x 2 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1 x 1. 20 = 10 + 2 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1. b) Một số chia hết cho 1 và chính nó sẽ không làm được như trên vì tích của 1với chính nó luôn nhỏ hơn tổng của 1 với chính nó. Bài 139 : Tìm số tự nhiên a nhỏ nhất sao cho a chia cho 2 dư 1, chia cho 5 dư 1, chia cho 7 dư 3 và chia hết cho 9. Bài giải : Vì a chia cho 2 dư 1 nên a là số lẻ. Vì a chia cho 5 dư 1 nên a có tận cùng là 1 hoặc 6. Do đó a phải có tận cùng là 1. - Nếu a là số có hai chữ số thì do a chia hết cho 9 nên a = 81, loại vì 81 : 7 = 11 dư 4 (trái với điều kiện của đề bài). - Nếu a là số có ba chữ số thì để a nhỏ nhất thì chữ số hàng trăm phải là 1. Khi đó để a chia hết cho 9 thì theo 82
  53. dấu hiệu chia hết cho 9 ta có chữ số hàng chục phi là 7 (để 1 + 7 + 1 = 9 9). Vì 171 : 7 = 24 dư 3 nên a = 171. Vậy số phải tìm nhỏ nhất thỏa mãn điều kiện của đề bài là 171. Bài 140 : Số này nằm trong phạm vi các số tự nhiên từ 1 đến 58. Khi viết "nó" không sử dụng các chữ số 1 ; 2 ; 3. Ngoài ra "nó" là số lẻ và không chia hết cho các số 3 ; 5 ; 7. Vậy "nó" là số nào ? Bài giải : Nó là số lẻ nằm trong phạm vi các số tự nhiên từ 1 đến 58, khi viết nó không sử dụng các chữ số 1 ; 2 ; 3 nên nó có thể là : 5 ; 7 ; 9 ; 45 ; 47 ; 49 ; 55 ; 57 ; 59. Nhưng nó không chia hết cho 3 ; 5 ; 7 nên trong các số trên chỉ có số 47 là thỏa mãn. Vậy nó là số 47. Bài 141 : Bạn Tân thực hiện phép chia một số cho 12 thì dư 1 và chia số đó cho 14 thì dư 2. Bạn hãy chứng tỏ Tân đã làm sai ít nhất một phép tính. Bài giải : A = 12 x p + 1 = 14 x q + 2 (với p ; q là số tự nhiên) Ta thấy : 12 x p là số chẵn nên A = 12 x p + 1 là số lẻ. 14 x q là số chẵn nên A = 14 x q + 2 là số chẵn. A không thể vừa lẻ vừa chẵn nên chắc chắn có ít nhất một phép tính sai. Bài 142 : Vườn cây bà Thược có số cây chưa đến 100 và có 4 loại cây : xoài, cam, mít, bưởi. Trong đó số cây xoài chiếm 1/5 số cây, số cây cam chiếm 1/6 số cây, số cây bưởi chiếm1/4 số cây và còn lại là mít. Hãy tính xem mỗi loại có bao nhiêu cây ? Bài giải : Số cây xoài chiếm 1/5 số cây, số cây cam chiếm 1/6 số cây, số cây bưởi chiếm 1/4 số cây nên số cây trong vườn phải chia hết cho 4, 5, 6. Mà 6 = 2 x 3 nên số cây trong vườn phải chia hết cho 3, 4, 5. Số nhỏ hơn 100 chia hết cho 3, 4, 5 là 60. Vậy số cây trong vườn là 60 cây. Số cây xoài trong vườn là : 60 : 5 = 12 (cây) Số cây cam trong vườn là : 60 : 6 = 10 (cây) Số cây bưởi trong vườn là : 60 : 4 = 15 (cây) Số cây mít trong Vườn là : 60 - (12 + 10 + 15) = 23 (cây) Đáp số : xoài : 12 cây ; cam : 10 cây ; bưởi : 15 cây ; mít : 23 cây Bài 143 : Bạn hãy chia tấm bìa bên dưới thành 6 phần giống hệt nhau về hình dạng và mỗi phần có một bông hoa. Bài giải : Ta chia tấm bìa thành các ô vuông nhỏ bằng nhau như trong hình vẽ sau : 83
  54. Nhìn hình vẽ ta thấy tổng số ô vuông nhỏ là 18 ô. Do đó khi chia tấm bìa thành 6 phần giống hệt nhau về hình dạng thì mỗi phần sẽ có số ô là : 18 : 6 = 3 (ô) và hình dạng mỗi phần phải có dạng hình chữ L. Ta có cách chia như sau : (cắt theo đường màu) Bài 144 : Cho dãy các số chẵn liên tiếp : 2 ; 4 ; 6 ; 8 ; ; 998 ; 1000. Sau khi điền thêm các dấu + hoặc dấu - vào giữa các số theo ý mình, bạn Bình thực hiện phép tính được kết quả là 2002 ; bạn Minh thực hiện phép tính được kết quả là 2006. Ai tính đúng ? Bài giải : Từ 2 đến 1000 có : (1000 - 2) : 2 + 1 = 500 (số chẵn) Tổng các số đó : N = (1000 + 2) x 500 : 2 = 250500. Số này chia hết cho 4. Khi thay + a thành - a thì N bị giảm đi a x 2 cũng là số chia hết cho 4. Do đó kết quả cuối cùng phải là số chia hết cho 4. Bình tính được 2002, Minh tính được 2006 đều là số không chia hết cho 4. Vậy cả hai bạn đều tính sai. Bài 145 : Trường Tiểu học Xuân Đỉnh tham gia hội khỏe Phù Đổng, có 11 học sinh đoạt giải, trong đó có 6 em giành ít nhất 2 giải, có 4 em giành ít nhất 3 giải và có 2 em giành mỗi người 4 giải. Hỏi trường đó đã giành được bao nhiêu giải ? Bài giải : Có 11 em đoạt giải, trong đó có 6 em giành ít nhất 2 giải nên số học sinh giành mỗi em 1 giải là : 11 - 6 = 5 (em). Có 6 em giành ít nhất 2 giải, trong đó có 4 em giành ít nhất 3 giải nên số em giành mỗi em 2 giải là : 6 - 4 = 2 (em). Có 4 em giành ít nhất 3 giải trong đó có có 2 em giành mỗi em 4 giải nên số em giành mỗi em 3 giải là : 4 - 2 = 2 (em). Số em giành từ 1 đến 4 giải là : 5 + 2 + 2 + 2 = 11 (em). Do đó không có em nào giành được nhiều hơn 4 giải. Vậy số giải mà trường đó giành được là : 1 x 5 + 2 x 2 + 3 x 2 + 4 x 2 = 23 (giải). Bài 146 : Tính nhanh tổng sau : Bài giải : Đặt tổng trên bằng A ta có : 84
  55. Bài 147 : Tìm số tự nhiên a để biểu thức : A = 4010 - 2005 : (2006 - a) có giá trị nhỏ nhất. Bài giải : Để A có giá trị nhỏ nhất thì số trừ 2005 : (2006 - a) có giá trị lớn nhất không vượt quá 4010. Để 2005 : (2006 - a) có giá trị lớn nhất thì số chia (2006 - a) có giá trị nhỏ nhất lớn hơn 0. Vậy 2006 - a = 1 a = 2006 - 1 a = 2005. Bài 148 : Một lớp có 29 học sinh. Trong một lần kiểm tra chính tả. bạn Xuân mắc 9 lỗi, còn các bạn trong lớp mắc ít lỗi hơn. Chứng minh rằng : Trong lớp có ít nhất 4 bạn có số lỗi bằng nhau (kể cả trường hợp số lỗi bằng 0). Bài giải : Vì các bạn trong lớp đều có ít lỗi hơn Xuân, nên các bạn chỉ có số lỗi từ 0 đến 8. Trừ Xuân ra thì số bạn còn lại là : 29 - 1 = 28 (bạn). Nếu chia các bạn còn lại thành các nhóm theo số lỗi thì tối đa có 9 nhóm. Nếu mỗi nhóm có không quá 3 bạn thì 9 nhóm sẽ có không quá 3 x 9 = 27 (bạn). Điều này mâu thuẫn với số bạn còn lại là 28 bạn. Chứng tỏ ít nhất phải có một nhóm có quá 3 bạn tức là trong lớp có ít nhất có 4 bạn có số lỗi bằng nhau. Bài 149 : Hợp tác xã Hòa Bình dự định xây dựng một khu vui chơi cho trẻ em trong xã. Vì thế họ đã mở rộng một mảnh đất hình chữ nhật để diện tích gấp ba lần diện tích ban đầu. Chiều rộng mảnh đất chỉ có thể tăng lên gấp đôi nên phải mở rộng thêm chiều dài. Khi đó mảnh đất trở thành hình vuông. Hãy tính diện tích khu vui chơi đó. Biết rằng chu vi mảnh đất ban đầu là 56 m. Bài giải : Gọi mảnh đất hình chữ nhật lúc đầu là ABCD, khi mở rộng mảnh đất hình chữ nhật để được mảnh đất hình vuông APMN có cạnh hình vuông gấp 2 lần chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật ABCD và diện tích gấp 3 lần diện tích mảnh đất hình chữ nhật ấy. Khi đó diện tích của các mảnh đất hình chữ nhật ABCD, DCHN, BPMH bằng nhau. Mảnh đất hình chữ nhật BPMH có độ dài cạnh BH gấp 2 lần độ dài cạnh AD nên 85
  56. Nửa chu vi mảnh đất ban đầu là 56 m nên AD + AB = 56 : 2 = 28 (m). Ta có : Chiều rộng mảnh đất ban đầu (AD) là : 28 : (3 + 4) x 3 = 12 (m). Cạnh hình vuông APMN là : 12 x 2 = 24 (m). Diện tích khu vui chơi là : 24 x 24 = 576 (m2). 86