Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học phổ thông

pptx 11 trang hoaithuong97 3720
Bạn đang xem tài liệu "Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxto_chuyen_mon_va_to_truong_chuyen_mon_trong_truong_trung_hoc.pptx

Nội dung text: Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn trong trường trung học phổ thông

  1. TỔ CHUYÊN MÔN VÀ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  2. B. TỔ CHUYÊN MÔN (TCM) Theo Thông tư số 12/2011/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học Như vậy theo qui định của Điều lệ có thể hiểu: - Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường - Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học. Trong trường trung học có 2 loại tổ chuyên môn phổ biến: Tổ đơn môn và tổ ghép môn
  3. 1. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn - Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ. - Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường. - Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên thuộc tổ quản lý. - Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành - Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. - Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.
  4. 2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 2.1. Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học. Được đánh giá qua các minh chứng: - Có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác; - Có kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém; - Có kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; - Có cập nhật các văn bản của lãnh đạo nhà trường về việc nhận xét thực hiện các nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn; Các minh chứng khác (nếu có).
  5. 2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 2.2. Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác - Có minh chứng là các biên bản sinh hoạt chuyên môn của tổ hoặc nhóm chuyên môn; - Có sổ nhật ký hoặc biên bản đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ; - Có biên bản đánh giá, xếp loại giáo viên; Các thông tin, minh chứng khác liên quan đến chỉ số. (Chú ý đánh giá chất lượng của các buổi sinh hoạt chuyên môn).
  6. 2.Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn 2.3. Hằng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công Minh chứng là các biên bản rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao của tổ chuyên môn, biên bản chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới, các biện pháp mới vào kế hoạch. (Chú ý đánh giá hiệu quả các hoạt động cải tiến, điều chỉnh tăng hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của tổ).
  7. B. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (TTCM) VÀ QUẢN LÝ (TCM) 1. Tổ trưởng chuyên môn TTCM là người đứng đầu tổ chuyên môn, do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.
  8. 2. Vị trí và vai trò của TTCM - Tổ trưởng chuyên môn ở trường trung học theo quy định do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của tổ trưởng chuyên môn theo từng năm học, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường. - Sau khi có quyết định bổ nhiệm của Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của giáo viên trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phân công đảm trách. - Tổ trưởng chuyên môn là một cán bộ quản lý được hưởng phụ cấp chức vụ theo các phân hạng loại trường và các văn bản pháp luật hiện hành.
  9. 3. Tiêu chuẩn TTCM a) Về phẩm chất - Có phẩm chất đạo đức tốt. - Có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh. - Vững vàng về tư tưởng chính trị. - Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. - Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh và đồng nghiệp. - Đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp. - Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Công bằng, trung thực và có sức khỏe tốt.
  10. 3. Tiêu chuẩn TTCM b) Về năng lực - Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên. - Có năng lực lãnh đạo, quản lý (tập hợp lực lượng, định hướng dẫn dắt, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ) - Có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn. - Có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. - Có năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn. - Có năng lực kiểm tra đánh giá chuyên môn. - Có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo trường
  11. 4. Nhiệm vụ của TTCM a) Quản lý giảng dạy của giáo viên b) Quản lý học tập của học sinh c) Quản lý cơ sở vật chất của tổ chuyên môn