Sinh 9 - Tiết 70: Kiểm tra học kì II

doc 2 trang hoaithuong97 9260
Bạn đang xem tài liệu "Sinh 9 - Tiết 70: Kiểm tra học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh_9_tiet_70_kiem_tra_hoc_ki_ii.doc

Nội dung text: Sinh 9 - Tiết 70: Kiểm tra học kì II

  1. PHÒNG GD&ĐT NINH SƠN Tiết 70 : KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN MÔN: SINH - LỚP 9. (ĐỀ 2) Năm học: 2020 – 2021 I.Trắc nghiệm. (3 điểm) Hãy chọn một đáp án A;B;C hoặc D em cho là hợp lý nhất Câu 1. Nhân tố sinh thái nào sau đây ảnh hưởng lớn nhất đến thực vật? A. Nhiệt độ B. Độ ẩm C. Ánh sáng D. Lượng nước mưa. Câu 2. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái sau đây? A. Gần điểm gây chết dưới. B. Gần điểm gây chết trên. C. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên D. Ở điểm cực thuận. Câu 3. Hiện nay, việc đốt rừng lấy đất trồng trọt là A. làm tăng diện tích trồng trọt đáp ứng nhu cầu dân số tăng nhanh. B. làm xói mòn đất, gây hạn hán, mất cân bằng sinh thái. C. đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội. D.mở rộng diện tích đất nông nghiệp Câu 4. Gặp điều kiện bất lợi: thiếu thức ăn, nơi ở, các cá thể trong quần thể có hiện tượng A. cạnh tranh dẫn đến tách đàn. B. hổ trợ, chia sẻ nguồn thức ăn C. cạnh tranh, sau đó hổ trợ để cùng chung sống D.cạnh tranh dẫn đến diệt vong bầy đàn Câu 5.Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong rừng mưa nhiệt đới là A. hệ sinh thái. B.quần thể sinh vật. C. quần xã sinh vật D.các sinh vật được bảo tồn Câu 6. Các nhân tố sinh thái vô sinh tác động nhiều đến đa số sinh vật là A. Đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí. B. Nước, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí, các loài sâu bọ. C. Cây xanh, nước, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí. D.Nước, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí, cây xanh. Câu 7. Các khí thải trong không khí gây ô nhiễm môi trường chủ yếu có nguồn gốc từ A. hoạt động hô hấp của động vật và con người. B. quá trình đốt cháy các nhiên liệu. C. quá trình phân giải xác hữu cơ của vi khuẩn D. quang hợp của thực vật Câu 8. Giải pháp nào sau đây để phát triển bền vững? (1) khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên (2) bảo vệ đa dạng sinh học (3) sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật (4) sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên A(3).(4) B.(2).(3). C.(1).(4) D(1).(2) Câu 9. Thời kì xã hội công nghiệp, con người có tác động tiêu cực đến môi trường là (1.) làm mất nhiều loài sinh vật (2). Xói mòn, thoái hóa đất (3). Phục hồi và trồng mới rừng (4). Ô nhiễm môi trường A.(1).(2).(3) B.(1).(2).(4) C.(1).(2).(3).(4) D.(1).(3).(4) Câu 10. Thời kì xã hội công nghiệp, con người có tác động tích cực đến môi trường là (1.) bảo vệ sinh vật hoang dã (2). Xói mòn, thoái hóa đất (3). Phục hồi và trồng mới rừng (4) cải tạo giống cây trồng, vật nuôi A.(1).(2).(3) B.(1).(2).(4) C.(1).(3).(4) D.(2).(3).(4) Câu 11.Biện pháp nào sau đây không phù hợp để hạn chế ô nhiễm nguồn nước? A.Xây dựng công viên cây xanh, trồng rừng. B.Tạo bể lắng và lọc chất thải. C.Sản xuất lương thực, thực phẩm an toàn. D.Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. Câu 12: Đặc điểm nào sau không phải là quần thể? A. Cá sống trong cùng một ao nuôi B. Các cây bông giấy trong sân trường C. Các cá thể kiến vàng trên 1 cây bàng D.Chim sâu trong vườn trường II. Tự luận: (7 điểm) Câu 13. (2điểm) Thế nào là ô nhiễm môi trường? Tác hại của ô nhiễm môi trường? Em đã làm gì để môi trường giảm ô nhiễm? Câu 14. (2điểm) Có 2 loài gấu, gấu trắng bắc cực và gấu đen ở Việt nam. Nhiệt độ ở hai vùng đã ảnh hưởng đến hình thái và tập tính của gấu như thế nào? Có thể đưa gấu Bắc cực về nuôi ở rừng Việt nam không? Vì sao? Câu 15. (1điểm). Xét 2 quần thể sinh vật trong sân trường THCS Trần Quốc Toản: Quần thể sâu ăn lá và quần thể chim sâu. Biến động số lượng cá thể giữa 2 quần thể này diễn ra như thế nào? Vai trò của chim sâu trong hệ sinh thái vườn trường? Câu 16. (2điểm) Trình bày ý nghĩa và các biện pháp để khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã?
  2. ÔN TẬP Trắc nghiệm khách quan. Hãy chọn đáp án A;B;C hoặc D em cho là đúng nhất. Câu 1. Virus corona (covid – 19) phát triển được trong môi trường nào sau đây? A.Tất cả các môi trường B. Trong nước C.Trong cơ thể người D. Trong không khí Câu 2. Nhân tố sinh thái là A. Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm của môi trường. B. Những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. C. Tất cả các yếu tố hữu sinh của môi trường. D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng có lợi cho sinh vật. Câu 3. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái sau đây? A. Gần điểm gây chết dưới. B. Gần điểm gây chết trên. C. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. D. Ở điểm cực thuận Câu 4. Mối qnan hệ dinh dưỡng có các mắt xích chung hình thành nên khái niệm sinh học nào sau đây? A. Lưới thức ăn B. Chuổi thức ăn C. Quần thể sinh vật D. Hệ sinh thái Câu 5. Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất, cơ bản được phân chia bao gồm: A. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn B. hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái nông nghiệp C. hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt D. hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước Câu 6. Các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường khi A. nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật. B. nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn. C. đó là nơi sinh sống của sinh vật. D. nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật. Câu 7. Một trong các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường là A. tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng B. tăng cường sử dụng các tác nhân gây đột biến nhằm tăng năng suất trong nông nghiệp C. không khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh mất cân bằng sinh thái D. dùng các biện pháp hóa sinh hiện đại nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên Câu 8. Biến động số lượng cá thể trong quần thể muỗi ở một cộng đồng dân cư là hiện tượng nào sau đây? A.Theo chu kì mùa B. Không theo chu kì C.Theo chu kì trăng D. Theo chu kì năm Câu 9. Giải pháp nào sau đây để phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên? (1) khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên (2) bảo vệ đa dạng sinh học (3) sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật (4) sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên A(1).(2) B.(2).(3). C.(1).(3) D(1).(4) Câu 10. Thời kì xã hội công nghiệp, con người có tác động tiêu cực đến môi trường là (1.) làm mất nhiều loài sinh vật (2). Xói mòn, thoái hóa đất (3). Phục hồi và trồng mới rừng (4). Ô nhiễm môi trường A.(1).(2).(3) B.(1).(2).(4) C.(1).(2).(3).(4) D.(1).(3).(4) Câu 11. Thời kì xã hội công nghiệp, con người có tác động tích cực đến môi trường là (1.) bảo vệ sinh vật hoang dã (2). Xói mòn, thoái hóa đất (3). Phục hồi và trồng mới rừng (4) cải tạo giống cây trồng, vật nuôi A.(1).(2).(3) B.(1).(2).(4) C.(1).(3).(4) D.(2).(3).(4) Câu 12. Để cải tạo đất nghèo đạm người ta thường trồng các cây họ đậu vì A.một số loại vi khuẩn sống ở nốt sần rễ đậu cố định được đạm từ không khí B.trồng cây họ đậu làm cho đất mát mẻ giúp các vi sinh vật cố định được đạm C.trồng cây họ đậu làm nhiệt độ môi trường hạ xuống, phù hợp cho các vi khuẩn hoạt động D.thân các cây họ đậu có thể chứa nhiều ni tơ hút từ sinh vật trong đất