Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải thích các tượng thực tế thông qua thí nghiệm hóa học

doc 22 trang mainguyen 7520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải thích các tượng thực tế thông qua thí nghiệm hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai_thich_cac_tuong_thu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải thích các tượng thực tế thông qua thí nghiệm hóa học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Huyện Thuận Thành 1. Tên sáng kiến: “Phương pháp giải nhanh một số bài tập hóa học.”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Hóa Học 8, 9 3. Tác giả sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Xuân - Trường THCS An Bình - Địa chỉ: Xã An Bình – Thuận Thành – Bắc Ninh - Điện thoại: 0919580884 - Email: hoaxuan08123@gmail.com 4. Các tài liệu kèm theo: 5. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến An Bình, ngày 20 tháng 4 năm 2018 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Xuân 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến “Giúp học sinh giải thích các hiện tượng thực tế thông qua thí nghiệm hóa học”. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 29/8/2017 3. Các thông tin cần bảo mật (nếu có): Không 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm Giáo viên thường dạy không có thí nghiệm hóa học đối với bài có thí nghiệm nên học sinh khó tiếp thu kiến thức và không có hứng thú học tập bộ môn 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: Các thí nghiệm hóa học giúp học sinh tiếp thu kiến thức đúng với quy luật nhận thức và hứng khởi trong học tập, tạo tiền đề cho các em học tập bộ môn tốt hơn. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến : Thực hiện đổi mới phương pháp học tập hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, từng bước nâng cao hiệu quả học tập môn Hóa học. 7. Nội dung: 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến Bước 1 : Hướng dẫn học sinh nghiên cứu tài liệu, quan sát thí nghiệm. Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động và quan sát nghiên cứu tài liệu. Bước 3: Tổ chức cho học sinh quan sát nghiên cứu tài liệu. Bước 4; Học sinh báo cáo kết quả quan sát thí nghiệm. Bước 5: Rút ra được nội dung kiến thức từ hoạt động trên. Kết quả của sáng kiến: 2
  3. Đầu học kì 1 năm học 2017 – 2018 khối 8 Đầu học kì 1 năm học 2017 – 2018 khối 9 Giỏi Khá TB Y Giỏi Khá TB Y 12 38 35 11 15 44 31 6 12.5% 39.6% 36,5% 11.4% 15,6% 45,8% 32,3% 6,3% 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến : Sáng kiến được áp dụng tại trường cho hiệu quả tốt. Học sinh đã có hứng thú hơn đối với môn học. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến : - Góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường theo hướng tích cực hoạt động của học sinh. - Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát và làm các thí nghiệm hóa học. - Góp phần vào nâng cao chất lượng bộ môn. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) (Chữ ký và họ tên) 3
  4. MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. Mục đích của sáng kiến 05 2. Tính mới và ưu điểm của sáng PHẦN 1. MỞ ĐẦU kiến 06 Chương I: Thực trạng vấn đề mà sáng kiến tập trung giải quyết. 07 Chương II: Những biện pháp được áp dụng 09 PHẦN 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Giải pháp thứ nhất 09 2. Giải pháp thứ hai 12 Chương III: Kết quả thực hiện 19 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 4
  5. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm. Trong những năm gần đây đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục. Biên soạn lại sách giáo khoa cho các bậc học theo phương pháp tích cực. Hoạt động của học sinh được yêu cầu cao hơn để giúp người học tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dựng linh hoạt vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực, đồng thời phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong quá trình dạy học. Qua thực tiễn giảng dạy bộ môn hóa học cấp THCS, tôi nhận thấy hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn hóa học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ và yêu thích khoa học. Như chúng ta đã biết những biến đổi hóa học vô cùng phong phú, một số phản ứng hóa học có kèm theo hiện tượng kì lạ như phát ra tiếng kêu hoặc tiếng nổ, tự bốc cháy hay tự phát ra ánh sáng, tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi, làm màu sắc biến đổi khôn lường như có phép “thần thông biến hóa”. Với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy môn hóa nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Giúp học sinh giải thích các tượng thực tế thông qua thí nghiệm hóa học” 5
  6. 2. Tính mới và ưu điểm của sáng kiến. - Nghiên cứu lí luận và mục tiêu dạy học nói chung và bộ môn hóa học nói riêng trên cơ sở đó thực hiện một số thí nghiệm hóa học vui để gây hứng thú cho việc học tập bộ môn hóa học. - Từ việc nghiên cứu “ Tính chất của chất và sự biến đổi của chất” mà học sinh giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên, đời sống và sản xuất. - Nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh. Hình thành lòng say mê, yêu thích môn học từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng kiến thức ở học sinh. - Ngoài ra đề tài còn có thể là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn đồng nghiệp. 3. Đóng góp của sáng kiến để nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học - Hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung còn nhiều học sinh lười học, lười tư duy trong quá trình học tập. - Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận muộn và kiến thức khá trừu tượng. Do đó, chưa định hướng phương pháp học tập hợp lí để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Trong những năm gần đây các trường THCS đã có những chuyển đổi tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Học sinh cũng đã chủ động nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức xong chỉ dừng lại ở việc giải những bài tập định tính và định lượng đơn giản. - Vấn đề thực hiện các thao tác làm thí nghiệm hóa học và vận dụng vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết là hết sức khó khăn. 6
  7. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN TẬP TRUNG VÀO GIẢI QUYẾT. - Quy luật của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Song quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao hay không, có bền vững hay không còn phụ thuộc vào tính tích cực, chủ động sáng tạo của chủ thể. - Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên là đang có xu hướng vươn lên làm người lớn, muốn tự mình tìm hiểu, khám phá trong quá trình nhận thức. Ở lứa tuổi học sinh THCS có điều kiện thuận lợi cho khả năng tự điều chỉnh hoạt động học tập và tự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác nhau. Các em có nguyện vọng muốn có các hình thức học tập mang tính chất “Người lớn”. Tuy nhiên nhược điểm của các em là chưa biết cách thực hiện nguyện vọng của mình, chưa nắm được cách thức học tập mới cho bộ môn mà mình được tiếp cận năm học lớp 8. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật sư phạm của thầy cô. Trong lí luận về phương pháp dạy học cho thấy, sự thống nhất giữa sự hướng dẫn của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động. Dạy học theo phương pháp mới phải làm cho học sinh chủ động suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức hóa học. Quan điểm dạy hóa học là phải dạy suy nghĩ, dạy khả năng quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên để từ đó phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa . Trong đó phân tích tổng hợp có vai trò trung tâm, tự mình phát hiện và phát biểu vấn đề dự đoán được các kết quả và chứng minh được dự đoán đó. . 7
  8. CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG Dựa trên kiến thức hóa học cơ bản trong chương trình hóa 8, 9 tôi xây dựng hệ thống thí nghiệm vui giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, phân tích tổng hợp các hiện tượng từ thí nghiệm. Từ đó khái quát hóa kiến thức mà mình được học vào giải quyết một số vấn đề liên quan trong thực tế. I. Giải pháp 1. Trong chương trình hóa học 8: I. 1 Thí nghiệm dựa vào kiến thức bài “ Sự biến đổi của chất” Núi lửa phun Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kĩ và đổ vào một chút ít nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thức sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét. Sau 10 – 12 phút núi lử tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ. Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS. Fe + S t0 FeS Phản ứng tỏa nhiệt mạnh làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh, làm cả khối “sôi” trào ra ngoài. I.2. Thí nghiệm dựa vào kiến thức điều chế oxi trong phòng thí nghiệm: * Nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm là nhiệt phân các hợp chất giàu nguyên tử oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. 8
  9. Pháo hoa từ miệng ống nghiệm Trộn nửa thìa kali pemanganat KMnO4 và cũng chừng ấy than gỗ nghiền nhỏ. Đổ cả hỗn hợp ấy vào một ống nghiệm, kẹp chặt và đốt nóng. Một lúc sau, từ miệng ống nghiệm sẽ bắn ra những tia lửa sáng rực nhưu chùm hoa. Giải thích: Khi đun nóng KMnO4 bị nhiệt phân giải phóng ra oxi. t0 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 Oxi được giải phóng sẽ “đốt cháy” các hạt than rất nhỏ đã được đun nóng. Khí oxi thoát ra từu trong hỗn hợp làm bắn tung các hạt than đang cháy lên II. Giải pháp 2. Trong chương trình hóa học 9: II.1. Thí nghiệm dựa trên tính háo nước của axit sunfuric (H2SO4): Mực bí ẩn Dựa trên tính háo nước của axit sunfuric (H2SO4) để làm mực bí ẩn. Lấy đũa thủy tinh chấm dung dịch H 2SO4 loãng để viết lên giấy một bức thư ngắn, nét chữ sẽ không có màu. Hơ bức thư lên bếp than hoặc bàn là, nước ở nét chữ sẽ bay hơi làm cho H2SO4 trở nên đậm đặc, nó sẽ chiếm nước của chất xenlulozơ là thành phần chính của giấy và giải phóng cacbon, làm cho nét chữ hóa đen. H2SO4 đặc (C6H10O5)n 6n CO2 + 5n H2O II.2. Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của kim loại: Biến đồng thành “bạc” Ai cũng biết bạc là kim loại quý, thế mà ta có thể biến đồng thành “bạc” như một nhà giả kim thuật thời Trung Cổ. Lấy một vật nào đó bằng đồng, ví dụ cái chìa khóa. Nhúng chìa khóa vào dung dịch HNO3 loãng, sau đó rửa sạch bằng nước ( không để lâu vì HNO 3 hòa tan đồng). 9
  10. II.3. Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của nhôm: Làm nước “sôi” bằng một sợi dây kim loại Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức ” nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt,mờ cả ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào nó lại sôi sùng sục. Cách làm và giải thích: Dùng dung dịch axit HCl làm nước và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là sợi dây nhôm. Khi nhúng nhôm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H 2 thoát ra rất mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. II.4. Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học của axetylen: Đốt nước đá cháy Lấy một nắm nước đá bỏ vào ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật quẹt diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kỳ lạ! Nước đã bốc cháy. Cách làm và giải thích: Trong ống bơ bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxicacbua CaC 2. Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ tác dụng với nước giải phóng khí C2H2. CaC2 + 2 H2O C2H2 + Ca(OH)2 Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy vậy. II.5. Thí nghiệm dựa trên tính chất hóa học Đèn không ngọn Lấy một sợi dây đồng ( có thể dùng sợi dây điện loại nhỏ, cạo sạch lớp sơn cách điện) uốn thành một lò xo hình ruột gà, dài khoảng 3cm, rồi cắm lên đèn cồn, sao cho bấc của đèn nằm gọn trong lòng lò xo. 10
  11. Châm lửa cho ngọn đèn cháy. Khi dây đồng đã nóng đỏ bạn tắt ngọn lửa và nhanh chóng úp lên đèn một chuông thủy tinh (có thể dùng chai thủng đáy hoặc bóng đèn chai). Điều chỉnh luồng không khí đi vào trong chuông để cung cấp vừa đủ lượng oxi cho phản ứng bằng cách hé mở nhiều hay ít miệng chuông thủy tinh. Nếu không khí vào nhiều quá hoặc ít quá đèn đều có thể bị tắt. Khi không khsi vào vừa đủ, dây đồng sẽ đỏ rực liên tục đến khi trong đèn hết cồn mới thôi. Giải thích: Trong thí nghiệm trên xảy ra phản ứng oxi hóa rượu etylic thành anđehit etylic bởi có oxi của không khí với đồng làm xúc tác. Phương trình phản ứng xảy ra như sau: t0 2Cu + O2 2CuO t0 CH3 – CH2 – OH + CuO CH3 – CHO + H2O + Cu Phản ứng oxi hóa rượu etylic là phản ứung tỏa nhiệt. Nhiệt lượng đó làm cho dây đồng luôn đỏ rực. Ngoài những thí nghiệm đã được quan sát, tôi còn hướng dẫn các em học sinh vận dụng kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng và cách xử lí một số tình huống gặp phải trong đời sống. * Ví dụ 01: Vì sao cồn có thể sát khuẩn? ( Bài Rượu Etylic hóa 9) Cồn là dung dịch Ancol etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu rất cao, có thể xuyên qua màng tế bào tiến sâu vào trong gây đông tụ protein làm cho tế bào bị chết (Do protein là cơ sở sự sống của tế bào). Thực tế thấy rằng chỉ có cồn 75% là có khả năng sát trùng tốt nhất, vì nếu cồn > 75% thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein bị đông tụ nhiều, làm protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng hình thành một lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào nên vi khuẩn không bị chết. Nếu cồn quá loãng (< 75%) thì hiệu quả sát trùng kém. * Ví dụ 02: Vì sao lại không dùng xăng pha chì nữa?( Bài Nhiên liệu Hóa 9) 11
  12. Xăng pha chì là thêm Tetraetyl chì có tác dụng tiết kiệm 30% xăng dầu khi sử dụng. Nhưng khí cháy trong động cơ, chì oxit bám vào các ống xả, thành xi lanh nên thực tế xăng còn hoà tan thêm vào Dibrom etan thì chì oxit sẽ bị chuyển thành Chì bromua (PbBr2), dễ bay hơi, thoát ra khỏi xi lanh, ống xả, thải vào không khí làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì chì sẽ ở trong môi trường khí, tồn tại trong thực vật, động vật nên khi tiếp xúc với khí thải, động thực vật bị bệnh sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra hơi Brom bay ra gây nguy hiểm tới đường hô hấp, làm bỏng da. Hiện nay, nước ta đã không sử dụng xăng pha chì. * Ví dụ 03: Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”, câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào? ( Bài Các hợp chất của Cacbon – Hóa 9) Theo vật lí: Nước chảy làm bào mòn đá Theo hóa học: Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO3 Có thể giải thích nguyên nhân khác: Vì trong nước có lẫn khí CO2 nên sẽ xảy CaCO CO H O Ca HCO ra phản ứng: 3 2 2 3 2 . Khi nước chảy sẽ cuốn Ca(HCO3)2 trôi theo, qua thời gian đá sẽ bị mòn dần * Ví dụ 04: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ với những hình dạng phong phú đa dạng như thế nào?( Bài Hợp chất của Cacbon - Hóa 9) Trong đá thông thường chủ yếu là CaCO 3, khi trời mưa, trong không khí có CO2 tạo môi trường axit làm tan được đá vôi, những giọt nước mưa rơi xuống như vô vàn mũi dao nhọn, sắc khắc vào đá những đường nét khác nhau CaCO3 CO2 H2O Ca(HCO3 )2 – Theo thời gian dần tạo ra các hang động khi nước có Ca(HCO 3)2 ở đất đá do áp suất nhiệt độ đột nhiên thấp nên khi giọt nước nhỏ từ từ có tồn tại phương trình: Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O Lớp CaCO3 lưu lại ngày càng nhiều, dày gọi đó là nhũ có màu, hình thù đa dạng. 12
  13. * Ví dụ 05: Tại sao nước máy lại có mùi clo? ( Bài Clo – Hóa 9) Khi sục vào nước một lượng nhỏ Clo vào nước có tác dụng sát trùng do clo tan 1 phần (gây mùi) và phản ứng 1 phần với nước: H2O Cl2 ƒ HCl HClO Ion ClO- trong HClO có tính oxi hoá mạnh và có khả năng diệt khuẩn * Ví dụ 06: Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu? “Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3 (Photphin) khi có lẫn một chút khí P 2H4 (Diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí P2H4 2PH3 4O2  P2O5 3H2O Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính. * Ví dụ 07: Tại sao phải ăn muối có Iod? Ăn muối để bổ sung hàm lượng Iod cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng thành có chứa 20 – 50 mg Iod chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu Iod trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu Iod dẫn dến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 mcrogam Iod. * Ví dụ 08: Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm? Vì trong đậu, thịt chứa protein, vốn có tính keo khi gặp những chất điện ly mạnh, sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá * Ví dụ 09: Vì sao nước biển lại mặn? Các con sông, suối, Các dòng nước trên lục địa đều chảy về biển, đại d- ương và hoà tan mọi vật thể có thể hoà tan. Do quá trình bay hơi, các nguyên tố, hợp chất tụ tập trong nước biển ngày càng nhiều theo thời gian, vị mặn của nước 13
  14. biển chủ yếu do NaCl gây nên. Trong nước biển có khoảng hơn 80 nguyên tố, các halogen có nhiều trong nước biển, nguyên tố Br có trong nước biển tới 99% tổng l- ượng tồn tại và chiếm 0,065% trong nước biển. * Ví dụ 10: Dấm ăn là gì? Có ích gì? ( Bài Axit Axetic – Hóa 9 ) Trong dấm ăn có vị chua vì có 3 - 5% là Axit axetic (CH 3COOH). Dấm ăn có tác dụng tạo vị chua và có tác dụng làm cho cơ thể có cảm giác muốn ăn và tiêu hoá tốt, có khả năng tiêu độc, sát khuẩn. * Ví dụ 11: Vì sao có thể đánh cảm bằng dây bạc và khi đó dây bạc bị hóa đen? Để dây bạc trắng sáng trở lại, người ta sẽ ngâm vào nước tiểu? Người bị cảm trong cơ thể thường sinh ra những hợp chất dạng sunfua (S 2−) vô cơ hay hữu cơ đều có tính độc. Khi đánh cảm bằng bạc, do S có ái lực mạnh với Ag nên xảy ra phản ứng tạo Bạc sunfua (Ag 2S) kết tủa màu đen. Do đó loại được chất độc ra khỏi cơ thể và cũng làm cho dây bạc chuyển thành màu đen ( Ag S Ag2S  ) Trong nước tiểu có NH3, khi ngâm dây bạc vào thì sẽ xảy ra phản ứng: Ag S 4NH 2 Ag NH S 2 2 3 3 2 Nên Ag2S bị hoà tan, bề mặt dây bạc lại trở nên sáng bóng. * Ví dụ 12: Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt? ( Bài Tinh bột – Hóa 9) Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của ngư- ời có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây ngọt theo sơ đồ: C H O Amilaza,H2O C H O Mantaza,H 2O C H O 6 10 5 n 12 22 11 6 12 6 TB Mantozo Glucozo * Ví dụ 13: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên nhiên (CH4 ) và không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị ngạt? ( Bài Không khí sự cháy – Hóa 8) 14
  15. Trong các giếng đào đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng thường có khí độc CO, CH4 và không có O2. Mà người dân chúng ta hay có thói quen xuống giếng thau giếng hoặc vì lấy gầu múc nước Đã có nhiều trường hợp bị tử vong một lúc nhiều mạng người vì gặp phải giếng có khí độc (CO) gây đông máu, CH4 và không có O2 gây ngạt trong tíc tắc, làm người xuống cứu cũng chết. Để tránh, tốt nhất không nên xuống các giếng đào, nếu có xuống phải đeo bình oxi. * Ví dụ 14;Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà? Ban ngày, do có ánh sáng mặt trời nên cây xanh tiến hành quá trình quang hợp, hấp thụ CO2 và giải phóng khí O2. as 6nCO2 5nH2O clorophin (C6 H10O5 )n 6nO2  Nhưng ban đêm, do không có ánh sáng mặt trời, cây xanh không quang hợp, chỉ có quá trình hô hấp nên cây hấp thụ khí O 2 và thải ra khí CO2 làm cho phòng thiếu khí O2 và quá nhiều khí CO2. * Ví dụ 15: Làm cá bớt tanh bằng phương pháp nào? Khi nấu canh cá thì cho thêm chất chua (me, giấm, ) để làm giảm mùi tanh của cá. Chất chua (axit lactic có trong nước dưa, me, axit axetic có trong giấm, axit citric có trong chanh ) nâng cao hương vị và hạn chế mùi tanh của cá. Trong chất tanh của cá, có chứa hỗn hợp các amin [(CH 3)2NH và (CH3)3N], có tính bazơ yếu. Các chất chua dùng để nấu canh cá đều là axit hữu cơ, chúng có phản ứng với các amin tạo thành muối. Do đó làm giảm hoặc làm mất vị tanh của cá. * Ví dụ 16: Nhôm lại được dùng làm dây dẫn điện cao thế? Còn dây đồng lại được dùng làm dây dẫn điện trong nhà? Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm nhẹ hơn đồng. Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho 15
  16. chịu được trọng lực của dây điện. Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế. Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn lắm. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ THỰC HIỆN Sau khi học sinh được trang bị kiến thức cơ bản thông qua việc học lí thuyết kết hợp với thực hành. Các em quan sát hiện tượng, giải thích được nguyên nhân, từ đó dẫn đến sự hứng thú học tập bộ môn. Qua thực nghiệm tôi thấy có một số rất phấn khởi như sau: - Khi chưa thực hiện các thí nghiệm vui xen kẽ vào trong phần vào bài mới hoặc củng cố thì hầu hết học sinh cảm thấy uể oải khi học tập, làm cho mức độ tư duy của các em cũng hạn chế. Dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập gặp nhiều bế tắc. - Sau đó, tôi thực hiện các thí nghiệm vui hóa học vào trong quá trình giảng dạy đã tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh đối với bộ môn hóa học. Các em tự mình giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống, sản xuất trên cơ sở kiến thức hóa học. - Bước đầu xây dựng cho học sinh sự ham tìm hiểu, học hỏi để khám phá những điều lí thú diễn ra xung quanh mình. Mặc khác, giúp các em có định hướng rõ ràng trong việc đưa ra cách học sao cho phù hợp, nâng cao khả năng tư duy trong việc tiếp thu kiến thức để vận dụng vào giải các bài tập được hiệu quả hơn. Vì không có điều kiện trình bày nhiều thí nghiệm vui, tôi chỉ xin trình bày một số thí nghiệm vui đơn giản minh họa cho chuyên đề của mình. C. KẾT LUẬN - Học sinh trung học cơ sở còn ở tuổi thiếu niên, việc tư duy của các em, khả năng khái quát hóa còn rất hạn chế. Do đó để học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức trừu tượng tốt là cả một công việc nặng nề đối với các em, nhất là vận dụng vào giải bài tập. Vì vậy, phương pháp dạy (mới hay cũ) đều là công cụ dạy học; sử 16
  17. dụng công cụ đó như thế nào cho có hiệu quả phụ thuộc vào chuyên môn và nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. - Thời gian qua, tôi đã dùng một số thí nghiệm vui nêu trên nhằm giúp cho học sinh yêu thích và say mê bộ môn hóa học hơn, giúp cho các em mở rộng và đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rất sâu sắc và phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm này trong giảng dạy nội khóa và giảng dạy ngoại khóa, đặt biệt là biểu diễn trong các ngày hội vui hóa học, các ngày lễ, các ngày kỷ niệm, biểu diễn xen kẽ với các tiết mục văn nghệ - Tuy nhiên vì điều kiện thời gian và năng lực bản thân có hạn, nên việc thực hiện đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong các đồng nghiệp trao đổi và đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn chỉnh chuyên đề này và có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy trên tinh thần “ Mọi cuộc trao đổi đều có lợi – trong đó học sinh hưởng phần lợi nhiều nhất”. CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Qua nhiều năm dạy môn Hóa học, và trong năm học áp dụng sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, cùng với sự kết hợp khai thác các thí nghiệm. Tôi thấy việc đổi mới đã có tác động tích cực lên hoạt động học tập của học sinh. Giúp các em thể hiện được vai trò tích cực của mình. Kết quả đạt được so với thời gian áp dụng sáng kiến. Cuối học kì 2 năm học 2017 – 2018 khối 8 Cuối học kì 2 năm học 2017 – 2018 khối 9 Giỏi Khá TB Y Giỏi Khá TB Y 16 43 28 9 18 51 24 3 16.7% 47.7% 29.2% 9.4% 18.8% 53.1% 25.0% 3.1% 17
  18. PHẦN 3: KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng được đề cập trong sáng kiến. Trong thời gian áp dụng còn ngắn của sáng kiến “ Giúp học sinh giải thích các hiện tượng thực tế thông qua thí nghiệm hóa học. Đã đề cập đến những vấn đề cơ bản sau: - Trình bày được con đường cơ bản trong tư duy nhận thức của bộ môn Hóa học nói riêng cũng như các bộ môn khác là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. - Ý nghĩa của việc quan sát và tiến hành các thí nghiệm ở môn Hóa học đối với việc đổi mới phương pháp bộ môn. - Những yêu cầu cần lưu ý khi áp dụng phương pháp quan sát các thí nghiệm khi giảng dạy. - Phân tích kết quả học tập để nhận thấy tác dụng của phương pháp trong giảng dạy bộ môn Hóa học. 2. Hiệu quả của sáng kiến . Khi sáng kiến áp dụng ở cơ sở đã có các lợi ích sau: - Góp phần quan trọng vào đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Hóa học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. - Hình thành và rèn luyện kỹ năng quan sát và thực hành thí nghiệm Hóa học. - Rèn luyện phương pháp tự quan sát nghiên cứu tài liệu thí nghiệm. - Góp phần vào nâng cao hiệu quả môn Hóa học ở bậc học THCS. 3. Kiến nghị với các cấp quản lí. - Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo mở các chuyên đề để chúng tôi có thêm điều kiện để trao đổi và học hỏi thêm. - Muốn đổi mới phương pháp dạy học, còn phải nói tới vai trò của người quản lý giáo dục trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp, từ nội dung chương trình cho đến cách thức kiểm tra thi cử cũng như tăng 18
  19. cường những phương tiện cần thiết cho nhà trường. Nên rất mong nhà trường xem xét xây dựng phòng thí nghiệm chuyên biệt đối với bộ môn hóa học. An Bình , ngày 20 tháng 4 năm 2018 Xác nhận của cơ quan Tác giả sáng kiến (Chữ ký, dấu) ( Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Xuân 19
  20. PHẦN 4. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Tác giả Nhà xuất bản - Nguyễn Cương 01. Phương pháp dạy học hóa học - Nguyễn Mạnh Dung NXB Giáo dục - Nguyễn Thị Sửu PGS – TS. Nguyễn Xuân NXB KH & KT 02. Hóa học vui Trường Hà Nội PGS – TS. Nguyễn Xuân 03. Bài tập nâng cao hóa học 8, 9 NXB Giáo dục Trường Đổi mới phương pháp dạy học 04. PGS – TS. Trần Kiều NXB Giáo dục ở trường THCS Hình thành kĩ năng giải bài tập 05. Cao Thị Thặng NXB Hà Nội hóa học THCS Chuyên đề bồi dưỡng hóa học Nguyễn Đình Độ 06. NXB Đà Nẵng 8, 9 Phương pháp giảng dạy hóa - Lê Văn Dũng 07. NXB Huế học trong trường phổ thông - Nguyễn Thị Kim Cúc 20
  21. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THUẬN THÀNH TRƯỜNG THCS AN BÌNH SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ Ở CẤP HUYỆN TÊN SÁNG KIẾN: “ Giúp học sinh giải thích các hiện tượng thực tế thông qua thí nghiệm hóa học.” Tên tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Xuân Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS An Bình Bộ môn: Hóa học An Bình, tháng 4 năm 2018 21